Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tuần 11 - Tiết 11: Ôn tập

Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 C, từ đó biết đồng bằng Bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

- HS khá giỏi giải thích được vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB; nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

-GDHS có ý thức tìm hiểu về h.độmg s/x của người dân ở ĐBBB,yêu k.quả lao động

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tuần 11 - Tiết 11: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 12
Ngày dạy: 7/11/2012
Tiết 12 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. 
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20∙C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- HS khá, giỏi : Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ và nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
-GD SDNLTKHQ: Với các bài nêu trên việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả có thể đựoc thực hiện ở một số khía cạnh:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá.
+ Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra ác sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công
- GD HS yêu quý các miên quê Việt Nam
 II. CHUẨN BỊ: 
 -Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
 -Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu: 
-Các tiết Địa lí trước, chúng ta đã tìm hiểu về vùng núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.. . Chúng ta sẽ tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, nơi có Thủ đô của cả nước, xem đồng bằng này có những đặc điểm gì về mặt tự nhiên, về các hoạt động sản xuất & việc cải tạo tự nhiên của người dân nơi đây.
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: HS biết vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam
-GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh & cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết được vị trí, giới hạn và đặc điểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ
-Đồng bằng Bắc Bộ đã được hình thành như thế nào?
-Đồng bằng có diện tích là bao nhiêu km vuông, có đặc điểm gì về diện tích?
-Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi ở mục 2
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông Hồng ,sông Thái Bình của đồng bằng Bắc Bộ.
-Sông Hồng có đặc điểm gì?
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc; vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh & đổ ra biển bằng nhiều cửa.
-Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên hay hạ xuống?
-Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
-Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân
*Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được hệ thống và tác dụng của đê ở đồng bằng Bắc Bộ
-Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
-Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.
-Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
-GV nói thêm về vai trò của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đối với việc bồi đắp đồng bằng, sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
-HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
HS trả lời các câu hỏi của mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
-HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí, giới hạn & mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, nguồn gốc hình thành & đặc điểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ.
-HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
-Dâng lên
- HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi.
-HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng sông Hồng & hệ thống đê ven sông
 -Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
 -Sưu tầm tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ để chuẩn bị cho buổi thuyết trình
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 13
Ngày: 14/11/2012
Tiết 13 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 	 I. MỤC TIÊU : 
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. 
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân dân ở đồng bằng Bắc Bộ .HS khá, giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ : để tránh gió bão, nhà được dựng vững chắc. 
-GDSDNLTKHQ: Với các bài nêu trên việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả có thể đựoc thực hiện ở một số khía cạnh:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá.
+ Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra ác sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công
 	-GD học sinh tôn trọng các thành quả của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ: 
 -Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
 -SGK
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu: 
 Sau khi KT bài cũ, GV chuyển ý: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
-Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: HS biết được đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc kinh và là nơi đông dân
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
- Nơi đây có đặc điểm gì về mật độ dân số? Vì sao?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết được một số đặc điểm của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ
- Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà, làng được xây dựng ở đâu?)
-Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ? Cửa chính có hướng gì?)? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
-Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
-GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
 GV liên hệ giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng để làm nhà đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
*Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
Mục tiêu: Giúp HS hiểu một số lễ hội và hoạt động lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ
-GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
-Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? 
-Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
-Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- HS trả lời
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 -Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 14
Ngày dạy: 21/11/2012
Tiết 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 C, từ đó biết đồng bằng Bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- HS khá giỏi giải thích được vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB; nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
-GDHS có ý thức tìm hiểu về h.độmg s/x của người dân ở ĐBBB,yêu k.quả lao động
 II. CHUẨN BỊ: 
 -Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
 -Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu: 
 - Chúng ta đã biết về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bài học này sẽ giúp các em biết hoạt động sản xuất của người dân nơi đây có gì khác với người dân miền núi.
Trồng lúa gạo là công việc chính của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ có nhiều thuận lợi nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa (nơi trồng nhiều lúa) thứ hai của cả nước.
*Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
- Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước?
-Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
-GV giải thích thêm về đặc điểm sinh thái của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất ra lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo, sự công phu, vất vả của những người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo.
*Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
*Hoạt động 3: Làm việc nhóm
-Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
Quan sát bảng số liệu & trả lời câu hỏi trong SGK.
-Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
-Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? (GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ)
-GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
- HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
 3. Củng cố - Dặn dò:
-GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
 -Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 15
Ngày dạy: 28/11/2012
Tiết 15: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ(tt)
 I. MỤC TIÊU : 
 - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
 - HS khá giỏi biết khi nào 1 làng trở thành làng nghề, biết quy trình sản xuất đồ gốm.
 	- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
	- GDHS yêu quý nghề thủ công truyền thống. 
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
 - Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu: 
*Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết nghề thủ công của người dân đồng bằng bắc bộ
-Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (số lượng nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, thời gian làm nghề thủ công, vai trò của nghề thủ công)
-Khi nào một làng trở thành làng nghề? -Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
-Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
-GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV chuyển ý: để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần & trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: HS nêu được các công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm của người dân ở Bát Tràng
-Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu các công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm của người dân ở Bát Tràng?
-GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp là nhờ việc tráng men.
-GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
-Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá nào có nhiều? Vì sao?
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân như quần áo, giày dép, cày cuốc
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 16
Ngày dạy: 5/12/2012
Tiết 16 THỦ ĐÔ HÀ NỘI
 I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
- HS khá , giỏi : Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa , đường phố,).
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
 II. CHUẨN BỊ: 
 Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam.
 Bản đồ Hà Nội.
 Tranh ảnh về Hà Nội. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: :
 	1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
 Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Diện tích, dân số của Hà Nội?
GV kết luận: Đây là thành phố lớn nhất miền Bắc.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
Vị trí của Hà Nội ở đâu?
- GV treo bản đồ giao thông Việt Nam.
Từ Hà Nội có thể đi tới các nơi khác (tỉnh khác & nước ngoài) bằng các phương tiện & đường giao thông nào?
Từ tỉnh (thành phố) em có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm nào? Khi đó kinh đô có tên là gì? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
- Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
- Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố)
- Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột)
GV treo bản đồ Hà Nội.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị
+ Trung tâm kinh tế lớn
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- HS đọc SGK & trả lời
- HS quan sát bản đồ hành chính & trả lời
- HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời
-Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trên
- HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới.
- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV treo bản đồ Hà Nội
 - (HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.)
 - Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 17
Ngày dạy: 12/12/2012
Tiết 17: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
 I.MỤC TIÊU:
- HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
- Có ý thức giữ gìn môi trường và bản sắc văn hoá các dân tộc
 II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Lược đồ khung Việt Nam treo tường & cá nhân. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra:
 Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 + Trung tâm chính trị quan trọng của cả nước
 + Trung tâm kinh tế 
 + Trung tâm văn hoá, khoa học
 + Đầu mối giao thông quan trọng
 2.Bài mới: 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: HS điền đúng tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt , đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống 
- GV phát cho HS bản đồ
- GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi : Điền tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – 

File đính kèm:

  • docdia ly tuan 11- 18.doc