Bài giảng Lớp 4 - Môn Địa lý - Dãy Hoàng Liên Sơn

Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh & các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Địa lý - Dãy Hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, ĐăkLăk, Lâm Viên, DiLinh.
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt:mùa mưa, mùa khô.
 - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: KonTum, 
 Plây Ku, ĐăkLăk, Lâm Viên, DiLinh.
 -Giáo dục HS: Cần trồng rừng và bảo vệ rừng để ngăn lũ lụt, hạn hán bảo vệ môi 
 trường sống của con người.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Trung du Bắc Bộ
Mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
Tại sao trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng chè & cây ăn quả?
Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam?
GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên
Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc.
Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum
Nhóm 3: cao nguyên Di Linh.
Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng.
-GV nhận xét, kết luận:
GV gợi ý:
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu)
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giúp HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
Củng cố - Dặn dò: 
-Giáo dục HS: Cần trồng rừng và bảo vệ rừng để ngăn lũ lụt, hạn hán bảo vệ môi trường sống của con người.
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên ở lược đồ hình 1 
HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
-Các nhóm thảo luận , trả lời.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả
HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi
HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
Địa lí
 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 -Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê – đê, Ba – na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 -Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của moat số dân tộc Tây Nguyên:
 Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
 II.CHUẨN BỊ:
 Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của 
 Tây Nguyên
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Tây Nguyên
Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ Việt Nam?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Quan sát hình 1 & kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
Kể các hoạt động lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
HS trả lời
HS nhận xét
HS kể
HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi.
Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 -Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
 +Trồng cây công nghiệp lâu năm(cao su,càphê,hồ tiêu, chè,) trên đất badan.
 +Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.
 -Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi,trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
 -Quan sát hình,nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn MaThuột
 - Giáo dục HS về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục & sinh hoạt?
Mô tả nhà rông? Nhà rông được dùng để làm gì?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
 + Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào?
 + Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây?
 + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
 + Đất ba-dan được hình thành như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. Dưới tác dụng của nắng mưa kéo dài hàng triệu năm, các lớp đá trên bề mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba-dan.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
 + Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
 + Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
 + Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên?
 + Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
 + Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc có sừng)
Dặn dò: 
- Giáo dục HS về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)
HS trả lời
HS nhận xét
HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý
Quan sát lược đồ hình 1
Quan sát bảng số liệu
Đọc mục 1, SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
HS xem tranh ảnh
Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
- HS nêu
HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 để trả lời các câu hỏi
Vài HS trả lời
Địa lí
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 Như tiết 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Kể tên những loại cây trồng & vật nuôi ở Tây Nguyên?
Dựa vào điều kiện đất đai & khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi & khó khăn gì?
Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
 + Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
 + Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi)
 + Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
 + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
 + Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
 + Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
 + Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh & các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
 + Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
 + Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
 + Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
 + Thế nào là du canh, du cư?
 + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (khai thác sức nước, khai thác rừng)
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV
HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Đà Rằng, Đồng Nai) & 2 nhà máy thủy điện (Ya-li, Đa Nhim) trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS quan sát hình 6, 7 & trả lời các câu hỏi 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
 + Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, 
 thác nươcù,
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
 + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
 - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về Đà Lạt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
-HS đọc SGK và TLCH:
 + Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
 + Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
 + Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
 + Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
 + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
GV nhận xét sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giải thích thêm: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, người ta thường đi nghỉ mát ở vùng núi. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không có gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 + Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
 + Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
 + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
 + Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
 + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
 + Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời
HS nhận xét
Một số HS trả lời
HS khác nhận xét
-HS lắng nghe
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được
Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Địa lí
ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bả đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập (Lược đồ trong SGK)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV phát phiếu học tập cho HS 
HS tô màu da cam vào vị trí miền núi & trung du trên lược đồ.
HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt.
GV nhận xét, điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 4, 5
GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền
-GV nhận xét
Củng cố:
-GV nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ.
-HS làm bài
-HS nhận xét
HS các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
Địa lí
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tích hợp: GD BVMT)
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, nay là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
 + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
 - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
 * GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đê ven sông, ngăn lũ lụt, hạn hán,
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh & cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
 + Đồng bằng Bắc Bộ đã được hình thành như thế nào?
 + Đồng bằng có diện tích là bao nhiêu km vuông, có đặc điểm gì về diện tích?
 + Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
+ Sông Hồng có đặc điểm gì?
 + Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên hay hạ xuống?
 + Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
 + Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
GV nói thêm về vai trò của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đối với việc bồi đắp đồng bằng, sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đê ven sông, ngăn lũ lụt, hạn hán,
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
HS trả lời các câu hỏi của mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
Các nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau 

File đính kèm:

  • docdia ly lop 4ki 1.doc