Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 5: Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
. HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu:
- GV Cho HS quan sát vật mẫu.
? Nhận xét các đường khâu.
(- Đường khâu và các mũi khâu cách đều nhau, mặt phải 2 mảnh vải úp vào nhau, đường khâu ở mặt trái)
- Đường khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm nào?
TUẦN 6: Ngày soạn: 14/9/2013 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2013 Buổi chiều: Lớp 4A: T1: HĐGD Đạo đức Tiết 5: BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T2) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. Đồ dùng dạy học: Chép sẵn tình huống ở hoạt động 1 III. Các hoạt động dạy - học. Khëi ®éng Gv giíi thiÖu bµi – Hs ghi ®Çu bµi vµo vë §äc môc tiªu: B- Hoạt động thực hành: 1/ HĐ1: Trò chơi "có -không" - GV cho Hs thảo luận nhóm và cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không? 1) Đúng 2) Sai 3) Đúng 4) Sai 5) Đúng 6) Sai - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? * Kết luận: Giáo viên chốt ý trên. 2/ Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào? - Yêu cầu Hs thảo luận - Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện - Khi bày tỏ ý kiến, các em có thái độ như thế nào? * Kết luận: 3/ Hoạt động 3: Trò chơi"phỏng vấn" - Cho Hs thảo luận về các vấn đề : +Tình hình vệ sinh lớp em, trường em + Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp + Những công việc em muốn tham gia ở trường + Những nơi mà em muốn đi thăm * Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. B. Hoạt động ứng dụng: - Cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan với những người trong gia đình em. ****************************** T2: Luyện Tiếng Viêt: Tiết 21: Luyện chữ: BÀI 6: HẠT GIỐNG I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn 2 bài Hạt giống. Biết viết hoa đúng các chữ đầu mỗi dòng thơ và tên riêng. - Luyện viết đúng cách và nhớ cách viết những chữ có âm dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết chữ đẹp. III. Các hoạt động dạy học: Khëi ®éng Gv giíi thiÖu bµi – Hs ghi ®Çu bµi vµo vë §äc môc tiªu: A. Hoạt động cơ bản: 1. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài - GV đọc bài chép một lần ? Ai có tấm lòng ngay thẳng? ? Những chữ đầu dòng thơ phải viết ntn? - GV đọc - HS viết bảng con: Ngàn hoa, Lòng, Chuyện bé Thật. - GV nhận xét - Đối với bài chính tả tập chép muốn viết đúng các em phải làm gì? - Nêu cách trình bày bài viết 2.2. Học sinh chép bài vào vở - GV quan sát HS chép bài B. Hoạt động ứng dụng: Các em viết bài ứng dụng chữ nghiêng ở nhà. ********************************** T3: Luyện toán: Tiết 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ Đà HỌC I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về Viết số liền trước, liền sau của một số - Đổi đơn vị đo khối lượng - Giải toán về tìm số trung bình cộng II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: Khëi ®éng Gv giíi thiÖu bµi – Hs ghi ®Çu bµi vµo vë §äc môc tiªu: A. Hoạt động thực hành: - Hai đơn vị đo khối lượng kế tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào? - GV nhận xét. Bài 1: Viết vào chỗ trống để được ba số tự nhiên liên tiếp: a) ... ; 1 326 457; ... b) ... ; ... ; 78 654 310 c) ... ; ...; 56 214 307 d) 301 000 500 ; ... ; ... - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 2 tấn 5 kg = ... kg b) 2098 kg = ... tấn ... yến ... kg - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 210 tạ muối, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 30 tạ muối. Ngày thứ ba bán được số muối bằng trung bình cộng số muối của 2 ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu tạ muối? - Yêu cầu HS đọc đề toán. - GV hướng dẫn HS phân tích đề và làm bài. B. Hoạt động ứng dụng: Ôn lại những gì em đã học. Ngày soạn: 15/9/2013 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng: Lớp 4A: T1: Toán Tiết 27: BÀI 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ Đà HỌC (TIẾT 2) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu B. Hoạt động thực hành: (Như tài liệu) (Từ HĐ5) C. Hoạt động ứng dụng: (Như tài liệu) ************************************ T2: Tiếng Việt Tiết 43: BÀI 6A: DŨNG CẢM NHẬN LỖI (T3) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu B. Hoạt động thực hành: (Như tài liệu) ( Từ HĐ 2) C. Hoạt động ứng dụng: (Như tài liệu) ************************************** T3: Tiếng Việt: Tiết 44: BÀI 6B: KHÔNG NÊN NÓI DỐI (T1) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động cơ bản: (Như tài liệu) *********************************** T4: Thể dục: Tiết 11: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, TRÁI . TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi "Kết bạn". - Tập hợp và dàn hàng nhanh, biết thực hiện đúng các động tác nhanh nhẹn trong trò chơi, hào hứng, nhiệt tình. II. Địa điểm - phương tiện: - Địa điểm: Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: 1 còi, 2 khăn III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học. - Đội hình tập hợp x x x x x x x x x x - Cho HS khởi động: Xoay các khớp. - Trò chơi "Diệt các con vật có hại" B. Phần cơ bản: 1. Đội hình đội ngũ. - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. - Cán sự lớp điều khiển. - GV quan sát - sửa sai - Chia theo tổ tập luyện - Cho từng tổ thi đua trình diễn - Cán sự lớp cho ôn lại. 2. Trò chơi vận động. - Trò chơi "Kết bạn" - Cán sự điều khiển. - GV quan sát - nx C. Phần kết thúc: - GV cho lớp tập hợp, hát và vỗ tay. - Nhận xét đánh giá tiết học. - GV hệ thống bài. Về nhà ôn lại động tác đã học. ********************************** Buổi chiều: Lớp 4B: T1: Luyện toán: Tiết 17: ÔN BÀI 16: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ Đà HỌC (T2) I Mục tiêu Củng cố kiến thức về tìm số trung bình cộng và giải toán có liên quan đến trung bình cộng II Hoạt động dạy học Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu Hoạt động thực hành: Luyện tập Bài 1: Tìm TBC của các số sau : a)20;21;22;23;24;25;26 b)35;40;45;50;55 c)11,19,15,17,13 d)1,2,3,4,5,6,.......,100,101,102,103 Bài 2 : TBC của hai số là 26 ,biết một trong hai số đó là 32 tìm số còn lại Bài 3:Trong đợt tôi ,Dũng và Hùng đi câu cá .Dũng câu được 15 con cá ,Hùng câu được 11con cá còn tôi câu được số cá đúng băng TBCsố cá của ba chúng tôi.Đố bạn biết tôi câu được mấy con cá? ********************************** T2: HĐGD Kỹ thuật Tiết 6: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - HS biết được cách ghép hai mép vải bằng mũi khâu. - Nắm được thao tác khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện KN khâu thường để áp dụng vào c/s. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải. Vật liệu và các dụng cụ cần thiết. - HS: Đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy - học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động cơ bản: 1. HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu: - GV Cho HS quan sát vật mẫu. ? Nhận xét các đường khâu. (- Đường khâu và các mũi khâu cách đều nhau, mặt phải 2 mảnh vải úp vào nhau, đường khâu ở mặt trái) - Đường khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm nào? (- Đường ráp của tay áo, cổ áo,... túi đựng, áo gối) 2. HĐ2: Thao tác kỹ thuật -Cho HS quan sát H1, 2, 3 - Nêu thao tác vạch dấu - Nêu cách khâu lược. ? Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường phải lưu ý đặc điểm gì? (- Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp.) - GV cho HS thực hiện lại - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ ở cuối bài. ****************************** T3: Luyện Tiếng Việt: (Đã soạn ở thứ 2 - tiết 3 - lớp 4A) Ngày soạn: 16/9/2013 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 18 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng: Lớp 4B: T1: Toán Tiết 28: BÀI 17: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 1) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động cơ bản: (Như tài liệu) ************************************ T2+3: Tiếng Việt Tiết 45+46: BÀI 6B: KHÔNG NÊN NÓI DỐI (T2+3) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu B. Hoạt động thực hành: (Như tài liệu) C. Hoạt động ứng dụng: (Như tài liệu) ************************************* T4: Địa lý: Tiết 5: BÀI 2: TRUNG DU BẮC BỘ (TIẾT 1) I. Đồ dùng Gv: Hs: Tài liệu II. Các hoạt động dạy học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu B. Hoạt động cơ bản: (Như tài liệu) ********************************** Buổi chiều: Lớp 4A: T 1: HĐGD Mỹ thuật Tiết 6: BÀI 6: VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU I .Mục tiêu. - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc của một số loại quả dạng hình cầu. - Học sinh biết cách vẽ quả dạng hình cầu - Vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích. - Học sinh yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Chuẩn bị tranh, ảnh về một số loại quả có dạng hình cầu. - Một số loại quả dạng hình cầu, có màu sắc đậm nhạt khác nhau. - Bài vẽ của học sinh năm trước. Học sinh: - Sách giáo khoa. - Một số loại quả dạng hình cầu. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ. III. Các hoạt động. Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số loại quả có hình dáng khác nhau để học sinh thấy được các đặc điểm riêng của từng loại quả. + Các em hãy kể tên một số loại quả? + Hình dáng các quả có giống nhau không? + Màu sắc của các loại quả như thế nào? Hoạt động 2: Cách vẽ. - Giáo viên dùng hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ quả. - Giáo viên hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy. - Giáo viên nhắc học sinh có thể vẽ bằng chì đen hoặc màu Hoạt động 3: Thực hành. - Nhắc học sinh quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm mẫu trước khi vẽ. - Gợi ý học sinh nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn. Nhắc họcï sinh xác định khung hình và sắp xếp tờ hình vẽ cân đối với tờ giấy. - Trong khi học sinh vẽ Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn học sinh. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét. + Bố cục bài vẽ nào đúng và đẹp? + Cách vẽ hình bài vẽ nào đúng và đẹp hơn? + Những bài vẽ nào có nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ. + Những ưu điểm cần phát huy. - Giáo viên cùng học sinh xếp loại các bài đã nhận xét. B. Hoạt động ứng dụng: - Quan sát hình dáng các loại quả và màu sắc của chúng. - Chuẩn bị tranh, ảnh về đề tài phong cảnh quê hương cho bài sau. *************************** T2: Luyện Tiếng Việt: Tiết 21: ÔN BÀI 6B: KHÔNG NÊN NÓI DỐI Luyện đọc: Chị em tôi I. Mục tiêu: - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật. - Hiểu nội dung chuyện: Cô chị hay nói dối, đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên học sinh không được nói dối, nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. III. Các hoạt động dạy - học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động thực hành: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - GV sửa giọng, chữa lỗi phát âm cho HS (nếu có) Chú ý câu văn: Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện/ nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ. ? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? c, Đọc diễn cảm: - 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. - Gọi HS đọc bài. - Tổ chức cho HS thi đọc phân vai. - Nhận xét và tuyên dương HS đọc hay. Ngày soạn: 17/9/2013 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2013 Buổi chiều: Lớp 4A + 4B: T1: Lớp 4A: Luyện toán Tiết 18: ÔN BÀI 17: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 2) I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ. II.Các hoạt động: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động thực hành: Bài 1 : Đặt tính rồi tính -Cho hs đọc yêu cầu của bài a.150 287 + 4995 .b. 490052 +94005 50505 + 950909 1000000 +222 222 -Yêu cầu hs làm bài bảng con -Nhận xét, chữa bài Bài 2 Tìm x -Cho hs nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng phép tính -Yêu cầu hs làm bài vào vở -Chấm chữa bài x – 425 = 625 x-2003 = 2004+ 2005 x = 625+425 x - 2003 = 4009 x = 1050 x = 4009 + 2003 x= 6012 *************************************** T2: Lớp 4B: Luyện Tiếng Việt: Tiết 23: ÔN BÀI 6C: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG (TIẾT 1) LTVC: MRVT: Trung thực - Tự trọng (Ôn lại nội dung học buổi sáng trong tài liệu) *************************************** T3: Lớp 4A: Luyện Tiếng Việt: ( Như tiết trên) Ngày soạn: 18/9/2013 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2013 Buổi chiều: Lớp 4B: T1: HĐGD Mỹ thuật: ( Đã soạn ở thú tư - lớp 4A - tiết 1) ************************************ T2: Luyện Tiếng Việt: Tiết 24: ÔN BÀI 6C: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG (TIẾT 2) Ôn kể chuyện: Ba lưỡi rìu I. Mục tiêu: 1. Rèn kn nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình câu chuyện Ba lưỡi rìu - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn. III. Các hoạt động dạy - học: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động thực hành: a, Kể chuyện trong nhóm: - GV chia nhóm 6. b, Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện: - Tổ chức cho HS thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - GV nhận xét, cho điểm. - Yêu cầu HS bình chọn: + Bạn có câu chuyện hay nhất? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất? - GV tuyên dương HS B. Hoạt động ứng dụng: Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. ************************************* T3: HĐGDNGLL Tiết 6: GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG I.Mục tiêu: Giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, biết cách đánh răng để đảm bảo cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. II. Chuẩn bị: Mô hình răng, bàn chải đánh răng. III.Các hoạt động: Khởi động : Gv giới thiệu bài – Hs ghi đầu bài vào vở Đọc mục tiêu A. Hoạt động thực hành: Giáo viên nêu yêu cầu của buổi hoạt động. ? Nêu tác dụng của việc giữ vệ sinh răng miệng? HS nêu. Cho HS xem mô hình răng và hướng dẫn cách chải răng cho đúng: + Chọn bàn chải phù hợp với lứa tuổi, chọn bàn chải nhỏ, đầu bàn chải tròn và sợi lông mềm. + Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. + Mỗi lần chải 2 phút, chú ý chải mặt nhai và các răng sau nơi sâu răng thường phát triển đầu tiên. + Không dùng chung bàn chải. + Dùng một lượng kem đánh răng nhỏ có chứa fluor, súc miệng sạch và nhổ hết chất kem ra sau khi chải răng. Hướng dẫn chải mẫu tren mô hình răng. 4 - 5 HS lên thực hành.
File đính kèm:
- Tuan 6 VNEN.doc