Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 4 - Quyền và bổn phận của trẻ em chủ đề 1: Tôi là một đứa trẻ

GV nhận xét và nhắc HS cần ghi nhớ:

* Trẻ em có quyềnđược hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và tinh thần của gia đình và xã hội.

* Trẻ em được hưởng quyền an toàn xã hội.

* Trẻ em không phải làm những công việc nặng nhọc, được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 4 - Quyền và bổn phận của trẻ em chủ đề 1: Tôi là một đứa trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 1: tôi là một đứa trẻ
Một con người có ích, 
có quyền và bổn phận như mọi người.
I . Mục tiêu 
1 . Kiến thức:
 - HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền: có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch, và tiếng nói riêng; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
 - HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2 . Thái độ :
 - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.
3 . Kĩ năng :
 - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.
 - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh.
II . Đồ dùng học tập.
Phiếu bài tập trắc nghiệm.
Bài hát tập thể : Em là bông hồng nhỏ.
Cây hoa dân chủ.
III . Hoạt động dạy – học. 
TG - ND
GV
HS
1. Giới thiệu bài 
(2’)
2. Hoạt động 1 : Kể chuyện : “ Đứa trẻ không tên” (10’)
3. Hoạt động 3 : Trả lời trên phiếu học tập. (10’)
4 . Hoạt động 3 : Chuyện kể
(8’)
5 .Hoạt động 4 – Trò chơi : Hái hoa dân chủ. (8’)
6. Củng cố – Dặn dò (2’)
- GV giới thiệu mục tiêu của bài và viết lên bảng bài học - 
Chủ đề 1 : “Tôi là một đứa trẻ”.
- GV gọi HS kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe.
- Ai là nhân vật chính trong câu truyện này?
- Tại sao đứa trẻ không tên luôn buồn bã, không thích chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi?
- Vì sao mọi người thay đổi thái độ đối với đứa trẻ không tên sau sự việc em nhảy xuống hồ cứu bé gái bị ngã?
- Em cảm thấy sẽ như thế nào nếu em không có tên gọi ?
 - Nếu em phải xa bố mẹ, xa gia đình như Kà Nu em sẽ như thế nào ?
 - Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ?
KL : Trẻ em tuy còn nhỏ, nhưng là một con người, ai cũng có họ tên, co chamẹ, gia đình, quê hương, có quốc tịch, có nguyện vọng và sở thích riêng. TRểm, tuy còn nhỏ, nhưng cũng là một con người co ích cho xã hội
GV chia nhóm , YC học sinh thảo luận., điền dấu(x) vào các ô trống những quyền nào của trẻ em mà các em cho là đúng. 
YC các nhóm trả lời
KL nhắc lại các ý đúng và nhấn mạnh : Đó là các quyền cơ bản của trẻ em mà mọi người cần tôn trọng. 
- GV gọi HS kể chuyện về bạn Ngân
 - GV cho HS thảo luận
 -- Các bạn trong lớp lúc đầu đã có thái độ như thế nào đối với Ngân ?
-Bạn Ngân có đáng bị các bạn đối xử như thế không ? Tại sao ?
-Bạn Ngân có quyền được giữ giọng quê hương của mình không?
KL: Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, không bị lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, có quyền giữ bản sắc dân tộc, tiếng nói riêng của dân tộc mình
GV chuẩn bị trước mảnh giấy làm “bông hoa” để cài trên cành cây.
Gv nhận xét, khen ngợi HS.
GV tóm tắt, nhấn mạnh nội dung của bài học về quyền và bổn phận của trẻ em qua chủ đề 1 : Tôi là một đứa trẻ.
GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” 
HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi thảo luận. 
-Nhân vật chính là đứa trẻ không tên 
-Vì em bị lạc bố mẹ ở một nơi xa lạ không người thân, không hiểu ngôn ngữ của các bạn
-Vì em là một người tốt, dám sẵn sàng xả thân cứu người khác.
 - HS nối tiếp trả lời.
HS lắng nghe.
-Chia thành 6 nhóm và thảo luận.
-Nhóm trưởng trả lời
-Cả lớp nhận xét
-HS nối tiếp nhau nhắc lại các ý đúng.
1 HS kể chuyện
HS thảo luận và báo cáo kết quả.
-Một số bạn nhại lại và trêu trọc Ngân. Các bạn còn gọi Ngân là “Người thổ”
-HS nối tiếp trả lời.
-Bạn Ngân có quyền được giữ giọng quê hương của mình.
HS lắng nghe.
- HS lần lượt lên hái hoa và thực hiện những điều ghi trong mỗi bông hoa.
Ví dụ : 
-Hát một bài hát mà bạn yêu thích.
-Kể một câu truyện mà bạn thích.
-Tự giới thiệu về mình khi gặp khi một người bạn mới.
-Kể ra 3 quyền cơ bản của trẻ em mà em biết
HS lắng nghe.
- Cả lớp hát.
Tiết 4 Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 2 : Gia đình
Nơi nuôi dưỡng, dạy bảo, yêu thương và che chở em.
Bổn phận của em đối với gia đình
I Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được em là một thành viên trong gia đình; gia đình là nơi emđược nuôi dưỡng, dạy bảo và yêu thương.
- Hiểu được những quyền được hưởng và bổn phận của em đối với gia đình.
2 Thái độ :
 -Yêu quí, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và các anh chị em trong gia đình
- Có thái độ đúng với những quyền mình được hưởng, không yêu cầu đòi hỏi quá mức so với điều kiện thực tế của gia đình mình.
3. Kĩ năng :
- Có thói quen chào hỏi lễ độ; có thái độ tôn trọng những người trong gia đình.
- Có thói quen quan tâm, chăm sóc đối với những người trong gia đình.
II . Đồ dùng :
Ba tranh, ảnh về gia đình tiêu biểu.
Ba bức tranh về trạng thái gia đình: 
-HS chuẩn bị đóng vai 2 tiểu phẩm :“Gia đình bạn Hoa” và “Bé trai không ngưng khóc”
III. Hoạt động dạy – học. 
TG - ND
GV
HS
1. Giới thiệu bài 
(2’)
2 . Hoạt động 2 :Xem tranh và nói nội dung.
(7’)
3 . Hoạt động 2 : Tiểu phẩm : Gia đình bạn Hoa.
(10’)
4. Hoạt động 3 - Kể chuyện : “ Bé trai không ngưng khóc”.
(10’)
5 . Hoạt động 4 – Thảo luận nội dung tranh.
(8’)
6. Củng cố – Dặn dò(2’)
1 . Giới thiệu bài :
- GV cho cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
Qua bài hát GV giới thiệu và viết bảng : Chủ đề 2: Gia đình.
GV treo ba bức tranh về ba mô hình gia đình. Gọi HS chỉ từng bức tranh giới thiệu nhưng người trong tranh theo ý các em. 
- Các bức tranh mà các em vừa xem có đúng thể hiện hình ảnh một gia đình không ?
KL : Gia đình bao gồm những người thân thiết, đó là cha mẹ và các con. Họ cùng chung sống với nhau.
GV gọi HS lên diễn tiểu phẩm.
--Câu chuyện mà chúng ta vừa xem nói về điều gì ?
--Khi Hoa bị ốm, bố mẹ Hoa có thái độ như thế nào ?
- -Sau khi khỏi bệnh, Hoa có ý nghĩ như thế nào ? Suy nghĩ của Hoa có đúng không ? Vì sao ?
KL : Gia đình là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em. Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹvà hưởng sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.
- Gọi HS diễn lại ND câu chuyện
GV nêu các câu hỏi để HS trao đổi về nội dung câu chuyện.
-Vì sao em bé lại khóc mặc dù đã được các con thú cho ăn và dỗ dành chu đáo ?
-ý kiến của bác cú đưa ra có đúng không? Vì sao?
-Ai có trách nhiệm chăm sóc đứa bé?
-Em có suy nghĩ gì khi xem xong câu truyện này ?
GV treo ba tranh
-Trong tranh gđ hạnh phúc, các con được chăm sóc đối xử như thế nào ? Đó là thể hiện quyền gì ?
-Trong tranh gđ không hạnh phúc bố mẹ hay đánh nhau, cãi nhau con cái sẽ như thế nào? Như thế trẻ em không được hưởng quyền gì?
-Trẻ em nếu không có gia đình thì sẽ như thế nào ? Đó là những đứa trẻ bị mất quyền gì?
KL: Trẻ em có quyền có cha mẹ, có quyềnđược hưởng sự chăm sóc của cha mẹ. Cả cha mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng con
- GV nhắc lại nội dung tiết học
- Dặn HS ghi nhớ quyền và bổn phận của trẻ em. 
Cả lớp hát.
-HS quan sát tranh và giới thiệu theo tranh.
-Các bức tranh đều thể hiện hình ảnh một gia đình.
HS lắng nghe.
-6 HS lên đóng vai (Bố, mẹ Hoa, Hoa, Bác sĩ, các bạn của Hoa ).Cả lớp theo dõi tiểu phẩm, nhận xét và trả lời các câu hỏi.
-Bạn Hoa bị ốm
-Bố mẹ rất lo lắng và hết lòng chăm sóc Hoa.
-Sau khi khỏi bệnh, Hoa cảm động và hứa với bố mẹ sẽ học thật giỏi để cha mẹ vui lòng. 
-HS lắng nghe.
-HS đóng vai diễn lại câu chuyện.
-HS nối tiêp trả lời.
-Cha mẹ và những người thân có trách nhiệm chăm sóc đứa bé.
HS trả lời.
-HS quan sát và thảo luận.
-Đại diện nhón trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình :
 -Trẻ em nếu không có gia đình rất thiệt thòi. Những đứa trẻ không được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ.
HS nhắc lại 3 ý cơ bản của bài học về quyền và bổn phận của tẻ em.
Tiết 4 Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng
Nơi em cùng mọi người như một gia đình lớn
Bổn phận của em đối với đất nước và cộng đồng.
I . Mục tiêu :
1 . Kiến thức :
- HS hiểu được khái niệm đất nước, cộng đồng; hiểu được quyền của các em được hưởng sự quan tâm chăm sóc của, cộngđồng.
- HS hiểu được trách nhiệm của em đối với đất nước và cộng đồng.
2. Thái độ :
- HS biết yêu quê hương, đất nước, quí mến những người sống xung quanh mình, phục vụ mình.
- HS biết tôn trọng pháp luật và những qui định của cộng đồng. Co thái độ bất bình với những việc làm sai trái, xâm phạm đến quyền trẻ em. 
3. Kĩ năng :
- HS biết tự giác thực hiện nếp sống văn minh,giữ gìn trật tự công cộng, vệ sinh môi trương, luật an toàn giao thông.
- HS biết tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
II . Đồ dùng dạy học.
Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng.
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học 
TG - ND
GV
HS
1. Giới thiệu bài 
(4’)
2. Hoạt động 1: Nhận biết về cộng đồng và đất nước.
 –.(12’)
3 . Hoạt động 2 : Trả lời trên phiếu học tập.
(8’)
4. Hoạt động 3 - Kể chuyện : “ Câu chuyện trên đường phố"
(12’)
5. Củng cố – Dặn dò (2’)
-Cho HS hát bài: Bốn phương trời ta về đây chung vui.
-GV giới thiệu và viết lên bảng:
 Chủ đề 3: Đất nước và Cộng đồng.
-Treo tranh về sinh hoạt XH nơi HS đang sống
-Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ trả lời về nội dung mỗi tranh (Tranh mô tả hoạt đông gì? Nói rõ về nhiệm vụ của cơ quan đó. Hoạt động đó co cần cho cuộc sống không của mọi người không?...).
*KL: Cộng đồng là bao gồm tất cả các cá nhân và tập thể( như trường học, bệnh viện, công an, nhà máy) cùng chung sống, có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Cộng đồng có chung truyền thống. tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quánvà cùng chung sống trên mảnh đất lâu đời, đó là dân tộc, đất nước.
Gv phát phiếu học tập cho các nhóm
GV nhận xét và nhắc HS cần ghi nhớ: 
* Trẻ em có quyềnđược hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và tinh thần của gia đình và xã hội.
* Trẻ em được hưởng quyền an toàn xã hội.
* Trẻ em không phải làm những công việc nặng nhọc, được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng
-GV gọi HS kể chuyện
-GV đặt câu hỏi để HS trao đổi – Thảo luận.
-Câu chuyện trên đường phố mà bạn em vừa kể nói lên điều gì ?
Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì ?
GVKL: Trẻ em có quyền được mọi người quan tâm, chăm sóc, nhưng trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật, tuân theo những qui định của cộng đồng như giữ gìn nếp sống văn minh, trật tự, vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông
GV nhắc lại nội dung bài học.
Cho cả lớp hát bài: Thế giới này là của chúng mình.
Cả lớp hát.
- HS ghi bài.
-HS quan sát tranh 
-HS thảo luận theo nhóm..
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chia thành 4 nhóm. Thảo luận rồi cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-1 HS kể chuyện Câu chuyện trên đường phố.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS thảo luận.
- Trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật và trật tự an toàn giao thông
- HS nối tiếp trả lời.
- HS lắng nghe và nhắc lại
Cả lớp cùng nhau hát.
Tiết 4 Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 4: Trường học
Nơi em học tập, vui chơi và giúp trưởng thành.
Nhiệm vụ của em ở trường học
I . Mục tiêu 
1 . Kiến thức:
- HS hiểu được đi học là một quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em.
- HS hiểu các hoạt động ở nhà trường là nhằm giúp các em trưởng thành, do đó các em phải có bổn phận chăm học, vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo.
2. Thái độ :
- HS có thái độ yêu quí bạn bè, kính trọng thầy, cô giáo.
3. Kĩ năng :
- HS biết cách chào hỏi thầy, cô giáo, biết cách giao tiếp với bạn bè.
- HS biết giữ trật tự, biết giữ gìn vệ sinh trong lớp, trong trường.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh trường Tiểu học( quang cảnh chung, cảnh lớp học, cảnh HS vui chơi)
Chuyện kể : Bạn Nam không muốn đi học.
 III . Hoạt động dạy học.
TG - ND
GV
HS
1. Giới thiệu bài 
(4’)
2 . Hoạt động 2 – Kể chuyện : Bé Nam không muốn học
(12’)
3. Hoạt động 2 : Thảo luận qua tranh (ảnh ) về nhà trường.
(8’)
 4. Hoạt động 3 : Vẽ tranh (ảnh ) về nhà trường.
5. Củng cố – Dặn dò
-Cho HS hát bài: “ Em yêu trường em” và “ Đi học vui”
GV giới thiệu và viết lên bảng: 
Chủ đề 4: Trường học.
- Gọi HS đóng vai diễn lại truyện 
GV cho HS thảo luận :
- Vì sao bạn Nam đói bụng mà lại vào cửa hiệu bán thuốc?
- Vì sao bạn Nam không giúp được cụ già ?
- Vì sao bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học ?
GV treo tranh YC học sinh quan sát các hoạ động của trường.
- Vì sao mọi trẻ em đều phải đến trường học ?
- ở trường các em làm những việc gì ? Ai dạy bảo các em ở trường ?
- Em ước mơ sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ?
- Để đạt được ước mơ đó, các em phải làm gì từ bây giờ ?
KL: Đi học vừa là quyền lợi và cũng là nhiệm vụ của trẻ em. Trường học là nơi học tập, vui chơi và rèn luyện của trẻ em.
- Gv cho Hs ra sân, chia nhóm và YC Hs tự vẽ cảnh hoặc người theo ý nghĩ của em về trường em.
- GV nhận tranh và gọi 4 HS đại diện lên giới thiệu về các bức của nhóm mình.
- GV nhận xét.
KL: * Trường học là nơi trẻ em học tập và vui chơi. rèn luyện sức khoẻ và tài năng để trở thành con người có ích .Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường học tập
* Bổn phận của trẻ em là phải đi học, chăm học, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, phải vâng lời thầy cô giáo. 
GV nhắc lai nội dung bài học.
Cho cả lớp cùng hát bài : Đi học vui.
Dặn HS ghi nhớ bài học.
HS hát 2 bài hát.
-1HS dẫn truyện, HS đóng vai: Nam, người bán hàng, cụ già, các bạn của Nam
-Cả lớp theo dõi nội dung câu chuyện.
- Vì bạn Nam không biết đọc nên vào nhầm cửa hiệu bán thuốc.
- Bạn Nam không giúp được cụ già vì bạn Nam không đọc được.
- Bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học vì Nam hiểu rằng không biết chữ thì không làm được việc gì 
HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Đến trường để học chữ, học tính toánđược vui chơi và tham gia các hoạt động khác
- ở trường en học tập và vui chơi Thầy, cô giáo là người dạy bảo em.
- HS tự nói lên ý muốn của mình.
- Để đạt được ước mơ đó, em phải chăm học và thực hiện những điều thầy, cô giáo dạy bảo
- HS lắng nghe.
-HS chia 4 nhóm, nhận giấy, bút và vẽ tranh.
-HS giới thiệu tranh.
-HS lắng nghe và nhắc lại.
- Cả lớp cùng hát.
Tiết 4 Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 5 : ý kiến của em cũng quan trọng
ý kiến của em cũng quan trọng,
cần được mọi người tôn trọng.
I . Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được mọi trẻ emcó quyền có ý kiến riêng và những ý kiến đó cần được mọi người tôn trọng.
- HS cần biết ý kiến được mọi người tôn trọng phải là những ý kiến chân thực, thẳng thắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của gia đình nhà trường và xã hội.
2 . Thái độ :
- HS có thái độ mạnh dạn, tự tin vaò bản thân mình. Có thái độ thẳng thắn, thành thật khi nói lên ý kiến của mình.
3. Kĩ năng :
- HS biết cách nói năng thưa gửi khi nói lên ý kiến của mình với người lớn tuổi.
- HS biết cách diễn đạt những ý nghĩ, đề nghị của mình. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II . Đồ dùng dạy học.
Chuẩn bị phiếu làm hoa dân chủ. một cành cây làm cây hoa.
Một nhóm HS đóng tiểu phẩm : “ Một buổi tối ở gia đình bạn Lan ”
III . Hoạt động dạy – học.
TG - ND
GV
HS
1. Giới thiệu bài 
(4’)
2. Hoạt động 1 : Trò chơi phóng viên
(12’)
3 . Hoạt động 2 : Trò chơi hái hoa dân chủ.
(10’)
4 . Hoạt động 3: Tiểu phẩm.
(12’)
5. Củng cố – Dặn dò (2’)
- Cho cả lớp hát bài : Chào người bạn mới đến
- GV giới thiệu và viết lên bảng
 Chủ đề 5 : ý kiến của em cũng quan trọng.
- Trẻ em có quyền được nói lên ý kiến của mình không ?
- GV giới thiệu trò chơi phóng viên phỏng vấn về việc học tập và vui chơi của các em.
- Tôi là phóng viên báoTNTP, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn về dự định của bạn về mùa hè này ?
- Tôi là phóng viên báoTNTP, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn về trường bạn ?
- Tôi là phóng viên báoTNTP, bạn có ý kiến gì về hoạt động của Đội TNTP HCM ở lớp bạn, trường bạn ?
KL: Qua trò chơi cho thấy ý kiến của các em rất hay, rõ ràng là các em có đủ hiểu biết và thông minh để bày tỏ ý kiến của mình về những việc có liên quan đến bản thân và tập thể của mình. 
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ.
- GV gọi HS xung phong lên hái hoa và nêu ý kiến của mình về nội dung được hỏi.
 –Em muốn được tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường, em sẽ nói lên mong muốn của mình như thế nào?
-ở lớp em bị cô giáo hiểu lầm là em chép bài của bạn. Em sẽ nói với cô giáo như thế nào ?
KL: ý kiến của các em muốn được tôn trọng, được người lớn chấp nhận cần phải chân thực, thẳng thắn, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình ,xã hội.
-Cho HS diễn tiểu phẩm : “ Một buổi tối ở gia đình bạn Lan ”
-YC HS theo dõi và thảo luận.
-Em nghĩ gì về ý kiến của Mẹ Lan và của bố Lan về việc học của Lan?.
-Lan đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? Cách giải quyết đó của bạn Lan có phù hợp với thực tế không ?
-Nếu ở trong trường hợp của Lan, em có cách giải quyết như thế nào ?
KL Trẻ em có quyền có ý kiến riêng, quan điểm riêng, được quyền phát triển những quan điểm riêng đó.
* Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan của trẻ.
GV hệ thống lại nội dung bài học
Cho cả lớp cùng nhau hát bài : Chào người bạn mới đến.
Cả lớp hát
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau trả lời ( trẻ em có quyền được nói lên ý kiến riêng của mình ).
-1 HS làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp.
-HS nối tiếp trả lời :
 + Mình muốn được đi du lịch
 + Mình muốn được về quê thăm ông bà.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS tham gia trò trơi hái hoa dân chủ.
-Em sẽ gặp cô giáo nêu nguyện vọng, mong muốn của mình.
-Em sẽ găp cô giáo và giải thích rõ cho cô giáo hiểu
HS lắng nghe và ghi nhớ.
-3 HS lên thể hiện tiểu phẩm (Nhân vật có: Bố, mẹ Lan và Lan )
-Lan đã có ý kiến giúp đỡ gia đình: Lan sẽ đi học một buổi còn một buổi thì giúp mẹ làn bánh, đồng thời Lan sẽ thức khuya để học bài.
-HS nối tiếp trả lời.
HS lắng nghe.
- Cả lớp cùng hát.

File đính kèm:

  • docquyen tre em du.doc