Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 24 - Giữ gìn các công trình công cộng ( tiết 2 )

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (TK 15) như năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, năm 981 cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất

- Kể lại 1 trong những sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (TK 15)

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 24 - Giữ gìn các công trình công cộng ( tiết 2 ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt trời đội biển nhô màu mới .
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi .
4). . nói lên công việc của người đánh cá :
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi .
 mặt trời
- Lắng nghe .
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những con người lao động trên biển 
- 2 HS lặp lại .
- 5 HS đọc tiếp nối nhua .
+ Họ làm việc rất khẩn trương và luôn vui vẻ.
+  vui vẻ , nhịp nhàng , khẩn trương .
- 2 HS cùng bàn luyện đọc .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
- Lắng nghe .
Toán
TIẾT 117 	 PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU
- Biết trừ 1 phân số cùng mẫu 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Sử dụng hình vẽ SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 3
- Nhận xét – cho điểm HS .
B. BÀI MỚI 
1/Giới thiệu bài :Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết các thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số 
 Ghi tựa : Phép trừ phân số 
2/HD HĐ với đồ dùng trực quan 
 Hoat động 1 :Thực hành trên giấy 
- GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị sẵn, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần. Còn bao nhiêu phần của băng giấy. ?
- Cho HS cắt lấy giấy, đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. Còn lại bao nhiêu phần băng giấy? 
Hoạt động 2: Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số. 
- Ghi bảng:. Hãy thực hiện phép trừ để được kết quả. ?
+ Hai phân số trên có cùng mẫu số là 6 , muốn thực hiện phép trừ này ta làm như sau :
 =
+ Vậy muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta thực hiện ntn ?
- Ghi lên bảng ghi nhớ : 
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. 
3/Thực hành. 
 Bài 1: 
- Cho lớp thực hiện từng phép tính vào bảng con.
* Nhận xét lớp thực hiện tính trừ .
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm .
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- GV ghi bảng và hỏi:
+ Có thể đưa hai phân số trên về hai phân số có cùng mẫu số bằng cách nào?
* -GV chốt lại lời giải đúng
- Y/c HS làm vào vở .
- Gọi 2 HS lên làm .
Nhận xét – cho điểm HS .
Hỏi kết quả làm của HS dưới lớp ?
 Bài 3 
- Gọi HS đọc đề bài toán và tóm tắt ?.
- Y/c lớp tự làm bài vào vở .1 HS lên làm 
+ Cho HS nhận xét bài bạn 
* -GV chốt lại lời giải đúng – cho điểm HS 
* Chấm 1 số vở và nhận xét 
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học 
- Về ghi nhớ cách thực hiện và học thuộc ghi nhớ, xem lại các bài tập đã làm .
- Chuẩn bị tiết sau : Phép trừ phân số .tt 
- 1 HS thực hiện , lớp theo dõi nhận xét .
- HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị sẵn
- Còn 1 phần của băng giấy.
- Còn lại băng giấy. 
- HS trả lời. 
-HS : Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. 
- HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
- lớp thực hiện vào bảng con .
- 4 HS lên bảng thực hiện .
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên làm bài 
- Lớp nhận xét và chữa bài.
- HS khá giỏi
-HS đọc đề toán, nêu tóm tắt đề toán. 
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm 
- HS khác nhận xét kết quả của bạn. 
Buổi chiều
Chính tả
TIẾT 24	 HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng bài văn xuôi
- Làm đúng bái tập chính tả phương ngữ 2 a/b
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2 b.
- Một số tờ giấy trắng phát cho học sinh làm BT3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - Cho HS viết các từ : Hoạ sĩ , lang thang , bán sỉ , lướt thướt , bức tranh .
 - Nhận xét chữ viết của HS .
 B . BÀI MỚI :
1/. Giới thiệu bài :
 - Cho HS quan sát chân dung trong SHK/ 56 .
 - Đây là chân dung hoạ sĩ Tô Ngọc Vân – 1 hoạ sĩ bậc thầy trong nền Mĩ Thuật Đông Dương , ông sinh năm 1906 – mất năm 1954 . Ong là người con ưu tú của dân tộc đã tham gia Cách Mạng , chiến đấu bằng tài năng hội họa của mình . Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài văn Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và làm các bài tập .
 Ghi tựa : Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
2/. Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Tìm hiểu nội dung :
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
+ Đoạn văn nói điều gì
 b . HD viết từ khó :
- Y/c HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết ?
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con 
 c. HS nghe viết chính tả:
 * HS cần chú ý : Những chữ cần viết hoa : Tô Ngọc Vân , Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương , Cách mạng tháng Tám ,Anh mặt trời , Thiếu nữ bên hoa huệ , Thiếu nữ bên hoa sen , Điện Biên Phủ .
- Giáo viên đọc cho HS viết 
- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 d. Chấm và chữa bài.
- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
 * Giáo viên nhận xét chung 
 3/. HS làm bài tập chính tả .
 Bài 2 ( lựa chọn b ).
- Gọi HS đọc y/c bài 
+ Giáo viên giao việc : Làm theo nhóm đôi -sau đó thi tiếp sức. Cả lớp làm vào vở . 
- Dán phiếu khổ to lên bảng – gọi HS lên thi đua làm 
- Gọi HS nhận xét ..
* Nhận xét và chốt lại lời giải đúng :
 - Mở hộp ..toàn mỡ
 - Nó .tranh cãi ,..cải tiến .
 - Anh nghĩ ngơi ,..phải nghỉ đến 
 Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
+ Tổ chức trò chơi như :
 o. Mỗi nhóm 4 em 
 o. 1 em làm quản trò .
 o. Quản trò đọc câu đố xong , các nhóm giơ tay trả lời , nhóm trả lời đúng chơi tiếp , nhóm trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi .
 o. Nhóm thắng là nhóm trả lời được nhiều câu hỏi.
- Cho 4 nhóm cùng tham gia chơi .
* Nhận xét – tuyên dương nhóm thắng .
 a. Nho – nhỏ - nhọ .
 b. Chi - chì - chỉ - chị
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả. 
- Về sửa lỗi viết sai .HTL câu đố .
- Chuẩn bị bài sau : Khuất phục tên cướp biển .
- Lớp viết bảng con.
- Quan sát chân dung .
- Lắng nghe .
- HS theo dõi trong SGK 
+Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến.
HS tìm từ và nêu lên .
- Phân tích từ khó , lớp viết vào bảng con.
: hoả tuyến, ngã xuống, hội hoạ. 
- Lắng nghe và nhớ .
- HS viết chính tả. 
- HS rà soát lại bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 2b. 
- HĐ nhóm đôi .
- Cả lớp làm vào vở .
- 3 HS lên thi đua nhau làm bài .
- Nhận xét bạn làm .
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- 1 HS đọc to y/c bài .
- HS HĐ nhóm 4 em , lắng nghe GV phổ biến cách chơi 
- 4 nhóm tham gia chơi .
- Lớp theo dõi nhận xét .
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- Lắng nghe .
Lịch sử 
Tiết 24 	 ÔN TẬP
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (TK 15) như năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, năm 981 cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất
- Kể lại 1 trong những sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (TK 15)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu học tập. Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A . KIỂM TRA BÀI CŨ
- Cho HS - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- Nhận xét việc học bài –cho điểm HS.
 B. BÀI MỚI 
1/Giới thiệu bài:Tiết học này chúng ta cùng ôn lại các kiến thức lịch sữ đã học tử bài 7 à 19. Ghi tựa : Ôn tập .
2/. Hướng dẫn ôn tập :
Hoạt động1: Các giai đoạn và sự kiện lịch sữ tiêu biểu từ năm 938 đến thế kĩ XV.
 - Phát phiếu học tập cho nhóm TL và trình bày vào .
 Phiếu học tập
 Nhóm :
1/. Hãy ghi tên các giai đoạn lịch sữ đã học từ bài 7à19
 938 1009 1226 1400 thế kỉ XV
2/Buổi đầu độc lập thời Lý . Trần , Hậu Lê đóng đô ở đâu ? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì ? 
- GV gắn lên bảng bảng thời gian và yêu cầu HS ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian
- Gọi HS trình bày .
* Nhận xét – kết luận ý đúng - tuyên dương nhóm ghi đầy đủ và đúng .
Hoạt động 2: Thi kể chuyện .
- HD thi kể chuyện :Các em sẽ xung phong thi KC về 
Các sự kiện – nhân vật lịch sử mình đã chọn :
+ Sự kiện đó là sự kiện gì ? Xãy ra lúc nào ? Ở đâu ?
Diển biến chính của sự kiện đó ra sao ? Ý nghĩa sự kiện đó đối với lịch sữ dân tộc ta ntn ?
 + Kể về nhân vật lịch sữ : Tên nhân vật lịch sữ đó là ai ? nhân vật đó sống ỡ thời kì nào ? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sữ nước nhà ?
- Cho HS thi kể chuyện .
* Nhận xét – tổng kết cuộc thi KC – tuyên dương HS kể tốt , động viên những em chưa kể ở tr6en lớp thì về nhà kể cho người thân nghe . 
 C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
* - Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
- - Nhận xét tiết học .
- Học ôn lại và ghi nhớ tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của 4 giai đoạn vừa học .
- Chuẩn bị bài sau : Trịnh – Nguyễn phân tranh 
- 2 HS thực hiện .
Thảo luận nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm báo cáo
- HS theo dõi - nhận xét bổ sung ýkiến
Hoạt động cá nhân. 
- Lắng nghe GV HD cách thi KC .
- HS xung phong thi KC trước lớp theo đúng y/c bằng ngôn ngữ của mình.
- Lắng nghe
Luyện từ và câu 
TIẾT 47 	 CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn (BT1 mục 3); Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2 mục 3)
II ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC 
- Bảng phụ viết ghi nhớ. Ảnh gia đình của mỗi HS.
- Giấy khổ to ghi từng phần a, b, c ở bài tập 1 (P.luyện tập) 
III . HOẠT ĐỘNG DAỴ VÀ HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS thực hiện các y/c sau :
 + HTL 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp .
 + Nêu trường hợp có thề sử dụng tục ngữ ấy ?
 - Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn 
- Nhận xét – cho điểm HS .
- Nhận xét lớp .
B . BÀI MỚI :
1/. Giới thiệu bài : Câu kể Ai là gì ?
2/. Tìm hiểu nhận xét 
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau từng phần của phần nhận xét .
 Câu 1 - 2
- Gọi HS đọc 3 câu văn in nghiêng ..
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi và cho biết :
 o. Câu nào dùng để giới thiệu về bạn Diệu Chi ?
 o. Câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi ?
* Nhận xét câu trả lời HS – chốt ý đúng 
 o. Câu 1,2 à là câu giới thiệu. 
 o. Câu 3 à là câu nhận định.
 Câu 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
* Để tìm câu hỏi trả lời cho câu hỏi Ai ? các em haỹ gạch 1 gạch dưới nó . Để tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì ? Các em hãy gạch 2 gạch dưới nó . Sau đó cùng đặt các câu hỏi .
- Y/c HS TL nhóm đôi và làm bài .
- Gọi HS trình bày .
* Nhận xét – kết luận lời giải đúng .
 Câu 4 
- Các em hãy suy nghĩ phân biệt 3 kiểu câu đã học Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? để thấy chúng và khác nhau ở những điểm nào ?
- Cho HS trình bày .
* Nhận xét – kết luận lời giải đúng và hỏi :
 + Câu kể Ai là gì ? gồm có những bộ phận nào ? Chúng có tác dụng gì ?
 + Vậy câu kế Ai là gì ? dùng để làm gì ?
 3 / Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ /57 .
- Y/c HS đặt câu kể Ai là gì ? nói rõ CN , VN của câu ?
Nhận xét – khen ngợi HS chú ý bài giảng .
4. Luyện tập
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài .
- Y/c HS tự làm bài theo nhóm đôi .
- Phát giấy khổ to cho 3 HS khá giỏi làm và trình bày trên bảng 
* - GV nhắc HS chú ý: BT yêu cầu là tìm câu kể Ai là gì và nêu tác dụng của câu tìm được.
* - GV chốt lại lời giải đúng
 Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài 
- HS HĐ theo cặp
- Cho HS trình bày .
GV nhận xét và chữa bài cho HS. 
Cho điểm những HS có đoạn giới thiệu hay .
 C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nêu lại ghi nhớ SGK / 57 .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu: “Ai - là gì?”
- 2 HS thực hiện .
- Nhận xét bạn trả lời .
- SGK / 57 .
- 4 HS đọc lần lượt từng yêu cầu trong SGK.
- 1HS đọc 3 câu văn in nghiêng ..
- HĐ nhóm đôi theo y.c :- Nhận xét:
o. Câu giới thiệu :
 + Đây là Diệu Chi , bạn mới của lớp ta .
 + Bạn Diệu Chi là HS cũ của trường Tiểu học Thành Công .
 o. Câu nhận định :
 + Bạn ấy là 1 hoạ sĩ nhỏ ấy .
- 1 HS đọc to y/c .
- Chú ý lắng nghe 
- 2 HS cùng bàn TL trao đổi nhau 
- HS đặt và trả lời câu hỏi.
o. Bạn Diệu Chi // là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công . 
 Các câu hỏi :
 - Ai là HS cũ ở trường ..Thành Công ?
 - Bạn Diệu Chi là ai ? 
o. Bạn ấy // là một hoạ sĩ nhỏ ấy .
 Các câu hỏi :
Ai là hoạ sĩ nhỏ ?
 Bạn ấy là ai ?
- Lắng nghhe để thực hiện .
+gồm 2 bộ phận CN và VN , Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ). Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi Là gì ?
- .. dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về 1 ngưới , 1 vật nào đó .
- 5 HS đọc ghi nhớ./ 57
 - 2-3 HS tiếp nối nhua đọc câu mình đặt .
 Bố em // là Bác Sĩ .
 Chích bông // là con chim rất đáng yêu 
 Hoa đào , Hoa mai // là bạn của mùa xuân .
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm .
- 3 HS nhận giấy và trình bày vào , xong dán lên bảng .
- Lớp cùng nhận xét và chữa bài .
- HS đọc nối tiếp bài của mình. 
Câu a: câu 1: giơi thiệu câu 2: nhận định
Câu b:1,2,3,4,7,8 nhận định
Câu c: câu đầu tiên chủ yếu là nhận định, bao hàm cả ý giới thiệu. 
- Đại diện 2, 3 nhóm trình bày.
- HS đọc yêu cầu
HS làm bài
- 2 hs nhắc lại .
- Lắng nghe .
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
Buổi sang
Toán 
TIẾT 118 	 PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo)
I – MỤC TIÊU 
- Biết trừ 2 phân số khác mẫu số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Sử dụng hình vẽ SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS Làm lại bài tập 2/129 .
- HS dưới lớp nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số 
- Nhận xét HS làm bài và trả lời – cho điểm .
 B BÀI MỚI 
1/Giới thiệu bài: Các em đã biết cách thực hiện phép trừ 2 phân số cùng mẫu số , bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thưc hiện trừ 2 phân số khác mẫu số .
 Ghi tựa : Phép trừ phân số tt .
2/.Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK / 130 
 Ghi bảng: 
+ Để biết cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường chúng ta thực hiện phép tính gì ? 
+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? 
* Phép trừ hai phân số khác mẫu số cũng giống phép cộng 2 phân số cùng mẫu số .
* Vậy muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm ntn?
Gọi HS lên bảng thực hiện .
* Nhận xét – chốt ý và ghi lên bảng :
-Cho HS nhắc lại ghi nhớ trang SGK / 130 .
3/Thực hành
 Bài 1
- Y/c HS tự làm vào bảng con ..
- Cho từng HS lên thực hiện trên bảng .
GV nhận xét bảng con của lớp thực hiện. 
 Bài 2
- Ghi bảng 20/16 3/3
- Y/c HS thực hiện trừ .
*Gợi ý HS: các em có thể rút gọn phân số 20/16 rồi trừ
Vì cách làm này cho ta những phân số đơn giản hơn.
* HD cách làm :5/4 3/4 2/4
+ Phần còn lại lớp tự làm bài theo nhóm đôi .
- Gọi Đại diện 3 nhóm lên trình bày .
-GV chốt lại lời giải đúng – cho điểm HS .
- Hỏi HS dưới lớp kết quả của mình .
* Nhận xét –tuyên dương HS .
 Bài 3
- Gọi HS đọc y/c đề bài , tóm tắt .
- Y/c cả lớp tự làm vào vở .
- Gọi HS lên bảng làm
+ Cho Hs nhận xét bài bạn làm .
* -GV chốt lại lời giải đúng – cho điểm HS .
* Chấm 1 số vở và nhận xét lớp .
 C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học .
- Về ghi nhớ cách thực hiện phép cộng 2 phân số khác mẫu số .
- Xem lại các bài tập đã làm .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
- 2 HS thực hiện.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ /129. 
- lắng nghe .
-HS nêu ví dụ trong SGK / 130 
-HS trả lời :..phép tính trừ .
- HS quy đồng hai phân số- Rồi tính:
* Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó. 
- 2 HS thực hiện , lớp theo dõi .
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ .
- Lớp thực hiện vào bảng con .
- Lần lượt từng HS lên bảng làm
- HS khá giỏi
- Lắng nghe và nhớ để thực hiện đúng .
- HĐ nhóm đôi 3 bài còn lại .
- 3 HS lên thực hiện . lớp chú ý theo 
dõi bạn làm .
- HS khác nhận xét bạn làm . 
- 1 HS nêu bài toán, tóm tắt,
- Lớp tự làm bài vào vở .1 HS lên làm . 
- Nhận xét – chữa bài .
- Lắng nghe .
Khoa học 
TIẾT 48	 ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (TT)
I- MỤC TIÊU
Nêu được vai trò của ánh sáng:
- Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe
- Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Hình trang 96,97 SGK. Bảng phụ ghi sẳn các câu hỏi TL .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
A . KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi HS trả lời câu hỏi 
+ Anh sáng có vai trò gì đối với đời sống TV ?
+ Nhu cầu cần ánh sáng của TV ntn ? Và nêu ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt. ?
- Nhận xét – cho điểm HS .
 B. BÀI MỚI 
1/Giới thiệu bài :Không có ánh sáng TV sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống . Con người và – ĐV cần ánh sáng cho sự sống của mình ntn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn .
 Ghi tựa : Ánh sáng cần cho sự sống tt . 
2/Tìm hiều bài 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người .
 - Y/c HS TL nhóm 4 trả lời câu hỏi sau :
+ Anh sáng có vai trò ntn đối với sự sống của con người ? 
+ Tìm ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người ?
Giảng thêm :
Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sống nhờ
vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời .Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại tia khác nhau. Trong đó có một loại tia có thể giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
 + Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời ?
* Kết luận: Vậy con người sẽ không sống được nếu không có ánh sáng .
Hoạt động 2:Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật :
- Treo bảng phụ có ghi sẳn câu hỏi :
-Chia nhóm và phát phiếu thảo luận:
1/Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2/ .Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
3/. Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
4./ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
* Nhận xét trình bày các nhóm – cho điểm và Kết luận: 
 ( Như mục “Bạn cần biết” / 97 ).
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết / 97 .
 C CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Chuẩn bị bài sau : Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
- 2HS thực hiện .
+ giúp cây duy trì sự sống và phát triển .
+ Mỗi loài TV có nhu cầu cần ánh sáng mạnh yếu – ít nhiều khác nhau , nên người ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao .
- SGK / 96 .
- Mỗi nhóm 4 em cùng thảo luận trao đôi nhau các câu hỏi GV .
+ Anh sáng giúp ta nhìn thấy mọi vật , phân biệt được màu sắc – kẻ thù , phân biệt được thức ăn –nước uống , nhìn thấy được các hình ảnh trong cuộc sống .
+ Ánh sáng giúp con ngưòi khoẻ mạnh , có thức ăn , sưởi ấm cho cơ thể  nhìn thấy mọi vật, có ánh sáng để làm việc.Hs viết vào bảng con.
+Nêu những bảng con lên cho cả lớp xem.
- Lắng nghe và nhớ .
+ . Thì Trái Đất sẽ tối như mực , con người sẽ không thấy mọi vật , không tìm được thức ăn – nước uống , ĐV sẽ tấn công con người , bệnh tật sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết .
-Các nhóm thảo luận, thư kí ghi lại.
1/Tên một số động vật mà em biết : chim , chó mèo , gà , rắn, trâu , bò . Những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác tránh rét – tránh nóng – tìm thức ăn nước uống – chạy trốn kẻ thù .
2/+ Động vật kiếm ăn vào ban đêm: sư tử , chó sói , mèo , chuột , cú mèo , dơi , ếch nhái , côn trùng , rắn ,
+ Động vật kiếm ăn ban ngày:gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, tê giác , thỏ , khỉ ,..
3/ . Các loài ĐV khác nhau thì có nhu cầu ánh sáng khác nhau , có loài cần ánh sáng , có loài ưa bóng tối .
4./ .Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày , kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân , đẻ nhiều trứng .
 - Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- Lắng nghe .
Buổi chiều
Kĩ thuật 
Tiết 24 	 CHĂM SÓC RAU HOA ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU 
- HS biết mục đích tác dụng,cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc cây rau ,hoa.
- Làm được 1 số công việc chăm sóc rau hoa như:tưới nước, làm cỏ ,vun xới đất.
- Có ý thức bảo vệ chăm sóc cây rau hoa. 
 Giáo dục BVMT: Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vật liệu và dụng cụ : Dao sắc , kéo cắt cành ,dầm xới,cuốc,bình tưới nước,rổ đựng cỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Trồng cây rau,hoa: gv nêu câu hỏi:
 + Nêu các thao tác trồng cây rau-hoa
 + Nêu ghi nhớ về cách trồng cây rau-hoa?
 - GV nhận xét .cho 

File đính kèm:

  • docTUAN 24.doc