Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 19 - Kính trọng , biết ơn người lao động (tiếp)

Theo em , vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh ?

* Kết luận : Năm 1400 , Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ . Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kh1o khăn .Tuy do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược . Nhà Hồ sụp đỗ, nước ta rơi vào ách đô hộ nhà Minh .

 

doc26 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 19 - Kính trọng , biết ơn người lao động (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau đọc bài thơ .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
- Thi đọc diễn cảm từng khổ , cả bài .
Toán
Tiết 92	 LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
II. CHUẨN BỊ
- Phấn màu.bảng phụ ghi KTBC 
- SGK, V3, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập 
1/. Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 7 m2 = ..dm2
 5km2 = .m2
 400dm2= .m2
 2m215cm2= .cm2
- Nhận xét – cho điểm HS 
 B . BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài:Trong tiết học này các em sẽ được rèn luyện kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích và làm các bài tóan có liên quan. Ghi tựa :Luyện tập 
2. Hứơng dẫn luyện tập :
 Bài 1.
- Gọi 3 HS lên bảng thi đua làm bài .
* Nhận xét – cho điểm HS .
 Bài 2 (HS khá giỏi)
- Gọi HS đọc y/c đề bài .
- Lớp làm vào nháp .
Gọi 2 HS lên bảng làm
 Bài 3b
- Y/c HS quan sát bài trong SGK và nêu miệng .
 Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi)
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Y/c lớp làm vào vở .
- 1 HS lên bảng làm .
Nhận xét – cho điểm HS .
Bài 5 
+ Hướng dẫn HS đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi .
* Nhận xét câu trả lời của HS .
 C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
-Nhận xét lớp. 
- Về làm lại các bài đã làm .
-Chuẩn bị :Hình bình hành.
-2 HS thực hiện .
 lớp theo dõi nhận xét .
Hoạt động lớp , SGK / 100
-3 HS lên thi đua làm,lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp quan sát bài và nêu miệng .
- 1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK.
- Lớp làm vào nháp .
- 2 HS lên bảng thực hiện .
 Giải 
 a/. Diện tích hình chữ nhật là :
 5 x 4 = 20 ( km2 ).
 b/. 8000 m = 8 km .
 Diện tích hình chữ nhật là : 
 8 x 2 = 16 ( km 2).
 Đáp số : a/.20 km2 . b/.16 km 2
- 1 HS đọc to .
- Lớp làm vào vở .
- 1 HS lên làm trên bảng .
 Giải 
Chiều rộng của khu đất đó là:3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất đó là :3 x 1 = 3 (km2)
 Đáp số : 3 km2 
- Đọc kĩ từng câu của bài toán, quan sát kĩ biểu đồ để tự tìm ra câu trả lời trong SGK .
- Từng HS trình bày .
- HS khác nhận xét – bổ sung 
- Lắng nghe .
Buổi chiều
Chính tả
Tiết 19	 KIM TỰ THÁP AI CẬP
I.MỤC TIÊU
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2)
* GD BVMT:Giúp HS nhận thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn , có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới ..
II.CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài học 
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 .
III. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A. KIỂM TRA BI CŨ 
 Nhận xét lớp qua bài thi CK I
B . BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
 -Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 - Tiết chính tả hôm nay, thầy sẽ đưa các em đi thăm Kim Tự Tháp Ai Cập . Đó là những lăng mộ của các Hoàng Đế Ai Cập cổ đại . Sau đó làm các bài tập .
 Ghi tựa : Kim tự tháp Ai Cập .
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả .
a/. GV đọc đoạn văn .
– Y/c HS đọc thầm bài và cho biết :
 + Kim Tự Tháp Ai Cập là lăng mộ của ai?
 + Kim Tự tháp được xây dựng ntn ?
 + Đoạn văn nói lên điều gì ?
 * GD BVMT : Giúp HS nhận thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn , có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới ..
b/. Y/c HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết bài .
 -Cho HS phân tích từ khó và luyện viết vào bảng con 
c/. GV đọc từng câu cho HS viết bài .
 - Xong , đọc lại cho HS soát lại bài . 
d/.- Chấm , chữa - bài .
 - Thu 7 – 10 bài chấm và chữa bài .
 - Nêu nhận xét chung 
3. Luyện tập chính tả
 Bài 2 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.(Lớp cùng đọc thầm bài tập) 
+ Dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; phát bút dạ ; mời 3 em lên bảng thi làm bài tiếp sức .
* Nhận xét – chốt ý đúng - tuyên dương HS thực hiện đúng:
 Sinh , biết , biết , sáng , tuyệt , xứng 
Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh .
 Bài 3 : ( lựa chọn b ) 
- Gọi HS nêu y/c bài tập .
+ Dán 2 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT ; mời 2 em lên bảng thi làm bài .
Từ ngữ viết đúng đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả .
Nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
+ Nếu còn thời gian – cho HS đặt câu với những từ ngữ viết đúng chính tả .
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai .
- Chuẩn bị bài sau : “ Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp ”.
- ..tranh vẽ các Kim Tự Tháp ở Ai Cập . 
Lắng nghe .
- Lặp lại .
SGK / 5 -Hoạt động cả lớp
- Theo dõi GV đọc đoạn văn.
- Lớp cùng đọc thầm bài và trả lời :
+ ..là lăng mộ của các Hoàng Đế Ai Cập
+ được xây dựng bằng toàn đá tảng , từ cửa Kim Tự Táhp đi vào là một hành lang tối và hẹp , đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu – phòng chứa quan tài – buồng để đồ 
+ ca ngợi Kim Tự Tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp .
- Lắng nghe .
- HS tìm từ khó và nêu lên trước lớp .
- HS phân tích từ khó và ghi vào con những từ khó: kiến trúc , nhằng nhịt , chuyên chở .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại, chữa bài .
-HS đổi tập để soát lỗi .
Hoạt động tổ nhóm
- 1 HS đọc to y/c bài .
- Đọc thầm đoạn văn .
- 3 HS 3 dãy lớp lên thi đua nhau làm bài .
- Lớp theo dỏi nhận xét – bổ sung .
- Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- HS đọc to , lớp lắng nghe .
- 2 HS lên làm trên phiếu .
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Lắng nghe
Lịch sử 
Tiết 19	 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU
- Nắm được 1 số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: Vua quan ăn chơi sa đọa, trong triều 1 sớ quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước; Nông dân và nô tỳ nổi dậy đấu tranh; 
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- 1 đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu
- HS khá giỏi: Nắm được cài cách của Hồ Quý Ly và lý do chính dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
Nhận xét về bài làm của HS tuần trước
B.BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: 
 Trong gần 2 thế kỉ trị vì nước ta , nhà Trần đã lập được nhiều công lớn , chấn hưng xây dựng nền kinh tế nước nhà , 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên .nhưng tiếc rằng ,đến cuối thời Trần – vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc , nhân dân cơ cực . Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không ? Chgúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Ghi tựa :Nước ta cuối thời Trần .
2.Tìm hiểu bài :
a/. Tình hình nước ta cuối thời Trần .
- Gọi HS đọc bài trong SGK / 42
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ .
- Phát phiếu học tập cho các nhóm với nội dung sau :
 Phiếu học tập.
 Nhóm ..
1/. Viết tiếp vào chỗ chấm các câu cho đủ ý :
- Vua quan 
- Những kẻ có quyền thế ..của nhân dân làm giàu .
- Đời sống của nhân dân 
- Thái độ của nhân dân .
- Bất bình phẩn nộ trước thói xa hoa của vua quan , nông dân và nô tì đã ..
- Một số quan cũng bất bình ,..dâng sớ xin chém 7 tên quan lấn át quyền vua , coi thường phép nước .
2/. Trả lời câu hỏi : Theo em , nhà Trần có đủ sức để gánh vác công việc trị vì nước ta nữa hay không ?
Nhận xét các nhóm trình bày .
Gọi HS nêu khái quát tình hình nước ta cuối 
Thời Trần ?
b/. Nhà Hồ thay thế nhà Trần .
- Gọi HS đọc đoạn : “ Trong tình hình phức tạp ..nhà Minh đô hộ ”
- HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau :
 + Em biết gì về Hồ Quý Ly ?
 + Triều Trần chấm dứt năm nào ? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào ?
 + Theo em , việc Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Theo em , vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh ?
* Kết luận : Năm 1400 , Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ . Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kh1o khăn .Tuy do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược . Nhà Hồ sụp đỗ, nước ta rơi vào ách đô hộ nhà Minh .
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK / 44.
 C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 - Theo em , nguyên nhân nào làm sụp đỗ cả một triều đại phong kiến ?
 -Nhận xét lớp. 
- Về đọc lại bài và học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Chiến thắng Chi Lăng.
- Lắng nghe .
Lặp lại .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 HS đọc to , lớp theo dõi trong SGK .
- Các nhóm làm bài trên phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV .
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung.
+ Giữa thế kĩ 14 , nhà Trần bước và thời kì suy yếu , vua quan ăn chơi sa đoạ , bóc lột nhân dân tàn khốc, nhân dân cực khổ căm giận nổi dậy đấu tranh , giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- HĐ nhóm đôi các câu hỏi GV :
+ Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần .
+Năm 1400 , nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần , xây thành Tây Đô , đổi tên nước là Đại Ngu .
+Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa , không quan tâm đến phát triển đất nước , nhân dân đói khổ, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi , cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang san .
+ vì nhà Hồ chỉ dựa quân đội , chưa đủ thời gian thu phục lòng dân , dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp XH.
- Lắng nghe và nhớ .
- 2 HS đọc to .
- do vua quan lao vào ăn chơi sa đoạ , không quan tâm đến đời sống của dân không lo phát triển đất nước – nên các triều đại bị sụp đỗ .
- Lắng nghe .
Luyện từ và câu 
Tiết 37	 CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I MỤC TIÊU
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ(CN) trong câu kể Ai làm gì?(Nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định được bộ phận CN trong câu (BT1 mục 3); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,BT3)
II.CHUẨN BỊ
- bảng phụ ghi sẳn đoạn văn ở phần Nhận xét và Luyện tập . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Nhận xét việc kiểm tra LTVC HKI 
B . BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài: Ở HK I , các em đã được học về Vị ngữ– tìm hiểu VN trong kiểu câu Ai làm gì ?Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em hiểu về bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này .
 Ghi tựa:Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
2.Phần Nhận xét.
 - Gọi Hs đọc đoạn văn .
- Các em vừa đọc xong đoạn văn , nhiệm vụ các em là thảo luận nhóm đôi tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên ?
* Nhận xét- chốt lại các câu trong đoạn văn : có 5 câu kể 
- Gọi HS đọc y/c câu 2 .
- Y/c HS tự làm bài –Gạch chéo ranh giới CN và VN 
- Treo bảng phụ đã viết nội dung đoạn văn , mời HS lên bảng làm bài .
* Nhận xét – chốt ý đúng :
Câu 1: CN là : Một đàn ngỗng .
Câu 2: CN là : Hùng.
Câu 3: CN là : Thắng .
Câu 5: CN là : Em.
Câu 6: CN là : Đàn ngỗng .
+ Các CN trong câu kể ai làm gì trên có ý nghĩa ntn ?
+ CN trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
* Nhận xét chốt ý đúng .
3 . Ghi nhớ .
 - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK / 7 và cho ví dụ ?
 4 : Luyện tập .
 Bài 1 
- Gọi HS đọc y/c bài tập – và đọc ý a-b .
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài ý a-b .
- Gọi HS lên bảng phụ dùng phấn màu gạch dưới CN 
* Nhận xét – chốt ý đúng :
 Có 5 câu kể và :
Câu 1 :Trong rừng , chim chóc / hót véo von
Câu 2 : Thanh niên / lên rẫy .
Câu 3 : Phụ nữ / giặt giũ bên . nước 
Câu 4 : Em nhỏ / đùa vui trước .sàn .
Câu 5 : Các cụ già / chụm đầu bên cần..
 Bài 2 : 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
+ Bài tập cho 3 cụm từ – nhiệm vụ các em đạt câu , mỗi câu có 1 cụm từ cho trước làm CN .
- Gọi HS trình bày .
* Nhận xét – chốt các câu HS đặt đúng .
 Bài 3 : 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Treo tranh phóng to và y/c HS quan sát tranh sau đó đặt câu với mỗi người và vật được miêu tả trong bức tranh .
- Gọi HS làm mẫu .
Y/c HS tự làm bài .
Nhận xét chốt các câu văn HS đặt đúng.
 C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- HS nhăc lại ghi nhớ .
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn BT3 vào vở .
-Chuẩn bị bài sau : “ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?”
- Lắng nghe 
Hoạt động nhóm , cá nhân .
- 1 em đọc nội dung đoạn văn .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi theo cặp , lần lượt nêu các câu kể .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 HS đọc to.
- HS dùng bút chì gạch chéo ranh giới CN -VN
- 1 HS lên xác định CN trong mỗi câu .
- Lớp theo dõi nhận xét .
-.các CN trong câu kể trên chỉ người , con vật có hoạt động đượpc nói đến ở VN .
-  do danh từ và cụm danh từ tạo thành . 
- Đọc yêu cầu BT .
- HĐ nhóm đôi thảo luận nhau để tìm câu kể và xác định CN . 
- 1 HS lên làm – HS khác nhận xét bổ sung .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc to y/c .
- Mỗi em tự đặt 3 câu với các Chủ ngữ cho sẵn
- HS Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt 
- Cả lớp nhận xét – bổ sung .
- Đọc yêu cầu BT .
- Quan sát tranh.
- 1 HS làm mẫu : nói 2 , 3 câu về hoạt động được miêu tả trong tranh .
- Cả lớp suy nghĩ , làm bài cá nhân .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn .
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 93	 HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU
Nhận biết hình bình hành và 1 số đặc điểm của nó
II CHUẨN BỊ
- Phấn màu .bìa các hình bình hành
- SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - Gọi HS lên bảng làm lại bài 1 / 100.
 - Nhận xét – tuyên dương hS .
 B . BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài:
 Các em đã được học những hình nào ?
 Tiết học hôm nay các em sẽ được làm quen với 1 hình mới – đó là hình bình hành 
 Ghi tựa : Hình bình hành .
2. Giới thiệu hình bình hành .
 - Cho HS quan sát hình bình hành bằng bìa và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD ; mỗi lần cho xem hình lại giới thiệu đây là hình bình hành .
- Giới thiệu tên gọi : hình bình hành .
3. Đặc điểm hình bình hành .
- Y/c HS quan sát hình trong SGK / 102 và tìm các cạnh song song với nhau ?
- Gọi HS lên bảng đo độ dài 2 cạnh hình bình hành ?
+ Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối , AD và BC cũng gọi là 2 cạnh đối .
+ Vậy trong hình bình hành các cặp đối diện ntn với nhau ?.
Ghi bảng : hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành ?
4: Thực hành .
Bài 1 
-Y/c HS qs hình và chỉ rõ đâu là hình bình hành ?
- Vì sao khẳng định đó là hình bình hành ?
- Vì sao các hình 3 – 4 không phải là HBH ?
Bài 2 
- Vẽ lên bảng 1 hình tứ giác ABCD , và 1 hình bình hành MNPQ.
- Y/c HS nhận dạng hình có cặp cạnh đối diện // và bằng nhau ?
GV kiểm tra 1 số bài vẽ HS – nhận xét lớp
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
 C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Cho HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành 
- Nhận xét lớp.
- Về làm lại bài tập cho nhớ .
-Chuẩn bị : Diện tích hình bình hành
- 3 HS thực hiện .
- hình tứ giác , tam giác , HCN , HV 
- Lắng nghe .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình vẽ trên bảng và trong SGK rồi nhận xét hình dạng của hình các tấm bìa , từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành .
- Quan sát hình trong SGK và nêu các cạnh // 
 AB // DC , AD // BC 
- HS lên bảng đo và nêu : AB =DC , AD = BC
- Phát biểu : Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- 2 HS nhắc lại .
- Tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình.
Hoạt động lớp .SGK / 102.
- Nhận dạng hình và trả lời câu hỏi : ..hình 1 – hình 2 – hình 5 .
- vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- vì các hình này chỉ có 2 cặp cạnh // và bằng nhau .
- Quan sát hình vẽ trên bảng .
- Nhận dạng và nêu được : Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- HS khá giỏi
- 2 HS nhắc lại .
- Lắng nghe .
Khoa học 
Tiết 38	 GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I. MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số tác hại của bão: thiệt hại về người và của
- Nêu cách phòng chống: theo dõi bản tin thời tiết, cắt điện, tàu thuyền không ra khơi, đến nơi trú ẩn an toàn
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường .
II.. CHUẨN BỊ
- Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
1/. Khi nào có gió ?
2/. Dùng tranh minh họa giải thích : hiện tượng ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gío từ đất liền thổi ra biển ?
 - Nhận xét – cho điểm .
B . BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài:Tiết trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió . Vậy gió có những cấp độ nào ? Ở cấp độ gió nào sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta ? Chúng ta sẽ làm gì để phòng chống khi có gió bão ? Sau bài học hôm nay các em sẽ trả lời được các câu hỏi đó.
 Ghi tựa : Gió nhẹ , gió mạnh . Phòng chống bão .
2.Tìm hiểu bài :
a/. : Tìm hiểu về một số cấp gió .
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết ./ 76 .
+ Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
+ HS quan sát hình trong SGK / 76 .
- Phát phiếu cho các nhóm làm việc .
 ( Phiếu học tập trong SGV / 140 )
- Cho HS trình bày .
* Nhận xét – kết luận lời giải đúng :
 a- Cấp 5 : Gío khá mạnh.
 b- Cấp 9 : Gió dữ .
 c – Cấp 0 : Không có gió .
 d – Cấp 2 : Gió nhẹ .
 đ – Cấp 7 : Gió to .
 e – Cấp 12 : Bão lớn .
 Gió có khi thổi mạnh có khi thổi yếu , gió càng lớn càng gây tác hại cho con người .
b/Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão .
 - Y/c HS đọc thầm mục bạn cần biết và sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm để nói về :
 + Tác hại do bão gây ra ?
 + Một số cách phòng chống bão mà em biết ?
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4 .
- Cho HS trình bày .
* Nhận xét – kết luận – GD BVMT :
 Các hiện tượng dông bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa , cơn bão càng lớn thiệt hại về con người và của càng nhiều . Bão thường làm gãy đỗ cây cối . làm nhà cửa bị hư hại . Bão to có lốc – có thể cuốn bay người – nhà cửa – làm gãy đỗ cây cối , gây thiệt hại về mùa màng , gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền như ở 1 số tranh ảnh mà các em đã sưu tầm . Vậy phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết , tìm cách bảo vệ nhà cửa ở thành phố cần tắt điện , ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to .
c/ Trò chơi Ghép chữ vào hình .
Nêu tên trò chơi : Ghép chữ vào hình .
Nêu cách tiến hành chơi .
Gọi HS lên tham gia trò chơi .
 - Đưa 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 đã vẽ sẵn kèm lời ghi chú vào các phiếu rời.
* Nhận xét – cho điểm HS
 C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
 + Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại người và của ?.
 + Nêu một số cách phòng chống bão ?
- Nhận xét lớp. 
- Dặn HS xem kĩ lại các bài đã học. 
- Chuẩn bị :Không khí bị ô nhiễm.
- 2 HS thực hiện .
- Lắng nghe .
Hoạt động lớp , nhóm . - SGK / 76 .
- 2 HS đọc to .
+ .nghe thấy đến các cấp gió trong chương trình dự báo thời tiết .
- Lớp quan sát hình vẽ trong sách .
- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin ở trang 76 SGK rồi hoàn thành bài tập trong phiếu .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Nhóm khác bổ sung nhận xét .
- Lớp cùng đọc thầm mục bạn cần biết 
-HS thảo luận theo nhóm 4 + tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi GV .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Lắng nghe .
Hoạt động lớp , nhóm .
- lắng nghe cách phổ biến chơi .
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp . Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc .
- Lớp theo dõi – nhận xét .
- HS phát biểu .
- HS nêu cách phòng chống bão.
Buuổi chiều
To¸n (t¨ng)
LuyÖn so s¸nh c¸c sè ®o diÖn tÝch; tÝnh diÖn tÝch h×nh ch÷ nhËt
A.Môc tiªu: Cñng cè HS :
- C¸ch so s¸nh c¸c ®¬n vÞ ®o diÖn tÝch.
- BiÕt gi¶i ®óng mét sè bµi to¸n vÒ tÝnh diÖn tÝch h×nh ch÷ nhËt 
B.§å dïng d¹y häc:
- Vë bµi tËp to¸n trang 10 - b¶ng phô
C.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
 Ho¹t ®éng cña thÇy
 Ho¹t ®éng cña trß
1. æn ®Þnh:
2.Bµi míi:
-GV cho HS lµm c¸c bµi tËp trong vë bµi tËp to¸n
- GV treo b¶ng phô vµ cho HS ®äc yªu cÇu:
- ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm?
- Bµi to¸n cho biÕt g×? hái g×?
- ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm?
- Bµi to¸n cho biÕt g×? hái g×?

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc
Giáo án liên quan