Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
Hoàn thành bài này, HS biết:
- Vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Mô tả các hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Yêu quí cảnh đẹp có ý thức giữ gìn cảnh quan, phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
TUẦN 5 Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013 BUỔI SÁNG CHÀO CỜ SINH HOẠT TẬP THỂ DƯỚI SÂN TRƯỜNG ************ TOÁN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG(TIẾT 1) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************* TIẾNG VIỆT(2 TIẾT) BÀI 5A: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM (TIẾT 1 + 2) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************** BUỔI CHIỀU TIẾNG ANH(2TIẾT) Đ/C OANH DẠY ************** HĐGD ÂM NHẠC Đ/C CHINH DẠY Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013 BUỔI SÁNG TOÁN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG(TIẾT 2) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************* TIẾNG VIỆT BÀI 5A: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM(TIẾT 3) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) LỊCH SỬ BÀI 1: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (TIẾT 3) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************* ĐỊA LÍ BÀI 1: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (TIẾT 3) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************* BUỔI CHIỀU KHOA HỌC BÀI 5: BẠN ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ (TIẾT 2) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) **************** KHOA HỌC BÀI 6: CẦN ĂN THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM, CHẤT BÉO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************* HĐGD ĐẠO ĐỨC BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1) Mục tiêu: Hoàn thành bài này, HS cần: - Biết được trẻ em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác. Tài liệu và Phương tiện: GV chuẩn bị: - SGK Đạo đức lớp 4 - Thẻ mục tiêu hoạt động - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. HS chuẩn bị: SGK Đạo đức 4 Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. Tiến trình: Hoạt động cơ bản Khởi động: HS chơi trò chơi “ Diễn tả ” + Cách chơi: Chia HS thành 4 – 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật hoặc một bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật bức tranh đó. + Thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? + GV: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. HS đọc mục tiêu của bài học Xử lí tình huống Hoạt động nhóm Các nhóm trưởng bốc thăm chọn tình huống và điều hành thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau: - Em sẽ làm gì với tình huống trên? Vì sao? - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? TH1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng? TH2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? TH3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? TH4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến chung cả nhóm, giơ thẻ báo cáo kết quả hoạt động. Hoạt động chung cả lớp Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận 1 tình huống và chỉ định nhóm kế tiếp được trình bày Các nhóm khác bổ sung và đánh giá kết quả trình bày của nhóm bạn bằng cách giơ thẻ mặt cười/ mặt mếu GV đánh giá nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. Hành vi đúng, sai (BT1- SGK Đạo đức 4, trang 9). Hoạt động nhóm đôi HS từng cặp thảo luận nhận xét về những hành vi, vệc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: + Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. + Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. + Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. Hoạt động chung cả lớp Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. Tán thành hay không tán thành Hoạt động nhóm Các nhóm trưởng điều hành thảo luận theo BT 2 trang 10, SGK Đạo đức 4. Các nhóm đọc phần Ghi nhớ trang 9, SGK Đạo đức 4 GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2) Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013 BUỔI SÁNG TOÁN BÀI 14: BIỂU ĐỒ TRANH Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ****************** TIẾNG VIỆT BÀI 5B: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (TIẾT 1) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) **************** HĐGD THỂ CHẤT (2 TIẾT) Đ/C LÀNH DẠY BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆTTH CỦNG CỐ BÀI 5A HS luyện đọc diễn cảm bài “Những hạt thóc giống” Giải nghĩa các thành ngữ sau: + Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt để nói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét. + Chết vinh còn hơn sống nhục: + Chết đứng còn hơn sống quỳ: + Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng. + Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện. + Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp. + Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sa sút. + Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng. + Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài. + Thuốc đắng dã tật: Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh cho người. Lời góp ý khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm. *************** HĐGD KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2) Mục tiêu: Hoàn thành bài này, HS cần: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. -Biết cách khâu và khâu được các mẫu khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau .Đường khâu có thể bị dúm. -Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. - Giáo dục ý thức an toàn lao động. II.Tài liệu và Phương tiện: GV chuẩn bị : Tranh quy trình khâu thường, vật liệu và dụng cụ mảnh vải (20cm x 30cm). Len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch. HS chuẩn bị : Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu. III.Tiến trình: Hoạt động thực hành GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt hoạt động thực hành. Hoạt động chung cả lớp Khâu được các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Thời gian thực hành khoảng 30 phút Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. Hoạt động cá nhân Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành. Thực hành vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu. . GV quan sát và uốn nắn cho HS còn lúng túng. Trưng bày sản phẩm. GV tổ chức và chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm thực hành. Các nhóm thực hành xong giơ thẻ. GV cho các nhóm lần lượt lên trưng bày sản phẩm của nhóm vào vị trí GV đã phân công. Học sinh tự nhận xét, đánh giá. GV gọi một số HS dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn. Tổ chức đánh giá chéo nhau giữa các nhóm. HS tự đánh giá sản phẩm do mình làm được. GV nhận xét, đánh giá GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và nhận xét đánh giá kết quả HĐGD của HS theo 2 mức heo hai mức: hoàn thành (A)và chưa hoàn thành (B).Khen ngợi, đánh giá đạt ở mức hoàn thành tốt(A+) đối với những em,nhóm vạch được đường dấu trên vải( vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu, đường thẳng đẹp. Hoạt động ứng dụng vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu. Sau đó cho bố mẹ xem. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”. ****************** HĐNGLL THEO CHỦ ĐỀ LÀM ĐÈN ÔNG SAO Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLLcho học sinh lớp 4” Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT(2 TIẾT) BÀI 5B: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (TIẾT 2 + 3) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ************** TOÁN BÀI 15: BIỂU ĐỒ CỘT (TIẾT 1) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) .. HĐGD MĨ THUẬT BÀI 5: TTMT: XEM TRANH PHONG CẢNH Mục tiêu: Hoàn thành bài này, HS biết: Vẻ đẹp của tranh phong cảnh. Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. Mô tả các hình ảnh và màu sắc trong tranh. Yêu quí cảnh đẹp có ý thức giữ gìn cảnh quan, phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên. Tài liệu và Phương tiện: GV chuẩn bị : SGK, SGV. Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác. Bài vẽ của HS lớp trước. HS chuẩn bị: SGK Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. Vở tập vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy. Tiến trình: Hoạt động cơ bản Khởi động: GV dùng tranh, ảnh nêu câu hỏi tạo tình huống để giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung và lôi cuốn hấp dẫn HS HS đọc mục tiêu của bài học Giới thiệu tranh phong cảnh Hoạt động nhóm HS xem một số tranh chân dung và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: + Tranh phong cảnh là tranh vẽ những gì? (Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về những cảnh đẹp, có vẽ thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính, như: ngôi nhà, hàng cây, sông, núi, bản làng, ...) + Hình ảnh chính trên tranh phong cảnh là gì? (là những cảnh đẹp ở mọi nơi, mọi miền của đất nước). + Tranh phong cảnh vẽ bằng nhiều chất liệu gì? (sơn dầu, màu bột, màu nước, chì màu, sáp màu, ...). + Tranh phong cảnh thường được treo ở đâu? (được treo trong phòng làm việc , ở phòng khách, ... để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.) Hoạt động chung cả lớp Đại diện nhóm trả lời, GV bổ sung và nhấn mạnh: Để thưởng thức được vẻ đẹp của tranh phong cảnh, các em cần tìm hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu được thể hiện trên tranh. Xem tranh Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976) Hoạt động nhóm - GV đưa nội dung đặt câu hỏi gợi ý cho các nhóm thảo luận làm phiếu bài tập - Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm xem tranh ở trang 13 SGK thực hiện y.cầu: + Trong bức tranh có những hình ảnh nào? + Tranh vẽ về đề tài gì? + Màu sắc trong bức tranh như thế nào? có những màu gì? + H /ảnh chính trong bức tranh là gì? ngoài ra còn có những h/ ảnh nào nữa? Hoạt động chung cả lớp - Các nhóm thảo luận xong thì cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình. - GV tóm tắt: Tranh khắc gỗ Phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây), nơi có thắng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng. đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên một vẻ đẹp bình dị trong sáng. Phố cổ. Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) Hoạt động chung cả lớp GV cung cấp một số tư liệu về họa sĩ Bùi Xuân Phái để các em hiểu biết hơn. + Quê hương của hoạ sĩ thuộc huyện Quốc Oai - Hà Tây + Ông say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này. + Phong cách thể hiện của họa sĩ (có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện rất riêng); + Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996 Hoạt động nhóm - Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì? (đường phố có những ngôi nhà, ....) + Dáng vẻ của các ngôi nhà? (nhấp nhô, cổ kính) + Màu sắc của bức tranh? (Trầm ấm, giản dị) Hoạt động chung cả lớp - Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khácnhận xét, bố sung - GV kết luận: Bức tranh được vẽ với hoà sắc những màu ghi, nâu trầm, vàng nhẹ. đã thể hiện sinh động các hình ảnh, những mảnh tường nhà rêu phong, những mái ngói đỏ đã chuyển thành nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạc màunhững hình ảnh cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ khoẻ khoắn, khoáng đạt của hoạ sĩ đã diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà cổ đã có hàng trăm năm tuổi. Cầu Thê Húc: Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học) Hoạt động chung cả lớp - GV gợi ý cho HS thấy được vẻ đẹp của Hồ Gươm . không chỉ ở dáng vẻ mà còn ở ý nghĩa lịch sử. - HS xem một vài bức tranh khác cũng vẽ về đề tài này. Hoạt động nhóm Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm quan sát và tìm hiểu tranh: + Các hình ảnh trong bức tranh? (cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá ) + Màu sắc (tươi sáng, rực rỡ,....) + Chất liệu (màu bột) + Cách thể hiện (ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng) - GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn (nếu cần) - GV kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh-sạc -đẹp, không chỉ giúp con người có sức khoẻ tốt, mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. * Vì vậy chúng ta phải làm gì? (Chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.) Nhận xét đánh giá GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những nhóm và HS hoạt động tốt * Dặn dò : Chuẩn bị bài sau. Quan sát các loại quả hình cầu. Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013 BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT(2 TIẾT) BÀI 5C: Ở HIỀN GẶP LÀNH (TIẾT 1) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ******************* TOÁN BÀI 15: BIỂU ĐỒ CỘT (TIẾT 1) Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) ***************************** HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp Tuần 5 I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các nhóm trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng bạn. 1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 5 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng n/xét, đ/giá và tổng kết hoạt động của nhóm mình. -Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết đúng. - GV đánh giá chung: Nề nếp Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút, bao bọc sách vở tương đối sạch sẽ, đẹp. Đạo đức : - Đa số các em ngoan, lễ phép. -Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. - Không có hiện tượng chửi tục, gây gỗ đánh nhau. - Vẫn còn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học Học tập : Một số học sinh kỹ năng tính toán chậm Học bài, làm bài trước khi tới lớp. Tinh thần học nhóm còn hạn chế: Một số em còn viết chữ xấu, làm bài cẩu thả. Công tác khác : Tham gia SH Đội khá tốt, tổ cờ đỏ bước đầu đi vào hoạt động, ban chỉ huy chi đội làm việc tích cực đều tay. 2.Phương hướng tuần 6 : - Duy trì tốt mọi nề nếp đội quy định. - Phát huy mặt tốt, nhanh chóng khắc phục những mặt chưa đạt. - Phân công tập huấn, sinh hoạt Sao, trực cờ đỏ đều đặn, đúng lịch, đảm bảo nội dung. - Phát động phong trào “Hoa điểm10”. -Xây dựng đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm 10. -Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở, phụ đạo HS yếu Thứ bảy ngày 21 tháng 9 năm 2013 TOÁN TH (2TIẾT) CỦNG CỐ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Củng cố kiến thức tìm số trung bình cộng của nhiều số. -Vận dụng đẻ giải các bài tập có liên quan. -Phát triển tư duy. II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học. 1.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà. 2.Bài mới: *Hướng dẫn học sinh luyện tập. +Nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. *Vận dụng làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a)32, 47, 68, 53, 45. b) 57, 42, 78, 63, 55. *Yêu cầu học sinh làm nháp và bảng lớp. Bài 2: lớp 4A quyên góp được 3 quyển vở, lớp 4 B quyên góp được 28 quyển vở. Lớp 4C quyên góp được nhiều hơn 4B là 7 vở. Hỏi trung bình mỗi lớp góp được bao nhiêu quyển vở? *HS đọc đề và làm bài vào vở. *HS báo cáo kết quả. Gv chốt kq đúng: 32 quyển vở Bài 3: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong hai giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi TB mỗi giờ xe ô tô đi được bao nhiêu km? *Tiến hành tương tự bài trên. Đáp số :46 km Bài 4: Lớp 4A và lớp 4B trung bình mỗi lớp có 22học sinh tiên tiến. Hỏi 4B có bao nhiêu học sinh tiến tiến, biết 4A có 24 học sinh tiên tiến? Bài 5 (HSKG): Trung bình cộng của hai số là 50. Tìm hai số đó biết số này gấp 3 lần số kia. Bài 6 (HSKG) Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây. đội ba trồng được bằng 1/3số cây của đội một và đội hai. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? *Yêu cầu học sinh làm vở và bảng lớp. *Nhận xét , chốt kết quả đúng. IV.Hoạt động nối tiếp. -Nhận xét tiết học. -Bài tập về nhà: *Trung bình cộng của ba số là 91, tìm ba số đó, biết số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ hai gấp đôi số thứ ba. ****************** TIẾNG VIỆT TH CỦNG CỐ BÀI 5B, 5C Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”. ( Sách hướng dẫn thử nghiệm) Bài tập bổ sung: Bài 1: Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi. a)Xếp các từ trên vào hai nhóm: danh từ và không phải danh từ. b)Xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau: - Danh từ chỉ người. - Danh từ chỉ vật. - Danh từ chỉ hiện tượng. - Danh từ chỉ khái niệm. - Danh từ chỉ đơn vị. *Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài tập. *HS báo cáo kết quả - Nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2: Hãy xây dựng cốt truyện có nội dung sau: Một lần em đã có một hành động thiếu trung thực. Em rất ân hận về hành động đó của mình và đã tìm cách sửa chữa. *Đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. - Gạch chân dưới từ xây dựng cốt truyện, hành động thiếu trung thực, ân hận, cách sửa chữa. -Vài em nêu hành động mình định xây dựng cốt truyện. Nêu gợi ý: Em có hành động gì thiếu trung thực/ Tác hại của hành động đó? Em ân hận như thế nào? Em làm gì để sửa chữa? +Ghi cốt truyện. +vài em đọc cốt truyện của mình. +Dựa vào cốt truyện, viết bài văn. *Yêu cầu học sinh viết bài. +Thu chấm một số bài, nhận xét.
File đính kèm:
- TUAN 5 VNEN LOP 4.doc