Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Bài 2: Vượt khó trong học tập (tiết 2)

I. Mục tiêu:

Hoàn thành bài này, HS biết:

- Vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.

- Cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.

- Yêu quí, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Bài 2: Vượt khó trong học tập (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG 
CHÀO CỜ
Sinh hoạt tập thể dưới sân trường
**********************************************************
TOÁN
So sánh và xếp thứ tự các STN(Tiết 2)
 Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
**********************************************************
TIẾNG VIỆT(2 TIẾT)
Bài 4A: Làm người chính trực(Tiết 1+ 2)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
**************************************************
BUỔI CHIỀU TIẾNG ANH(2TIẾT)
Đ/c Oanh dạy
**************************************************
HĐGD ÂM NHẠC
Đ/c Chinh dạy
**************************************************************
 Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG 
TOÁN
Bài 7: Yến, tạ, tấn
 Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
*******************************************************
TIẾNG VIỆT
Bài 4A: Làm người chính trực(Tiết 3)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
*******************************************************
LỊCH SỬ
Bài 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước(T 2)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
**********************************************
ĐỊA LÍ
Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn(T 2) 
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
********************************************************
BUỔI CHIỀU 
KHOA HỌC
Bài 4: Các chất dinh dưỡng có vai trò gì?(T3)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
************************************************
KHOA HỌC
Bài 5: Bạn ăn như thế nào để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
***********************************************
HĐGD ĐẠO ĐỨC
Bài 2: Vượt khó trong học tập (Tiết 2)
Mục tiêu:
Hoàn thành bài này, HS cần:
- Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập .
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ .
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó .
Tài liệu và Phương tiện:
GV chuẩn bị:
- Thẻ mục tiêu hoạt động
- SGK Đạo đức 4, tranh ảnh 
- Các mẫu chuyện, tấm gương về vượt khó trong học tập.
HS chuẩn bị:
SGK Đạo đức 4
Tiến trình: 
Hoạt động thực hành
Xử lí tình huống (BT2 - SGK Đạo đức 4, trang 7)
Hoạt động nhóm
Các nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nội dung tình huống và thảo luận theo các yêu cầu sau:
Nhận xét tình huống và nêu cách giải quyết .
Trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến chung cả nhóm, giơ thẻ báo cáo kết quả hoạt động.
Hoạt động chung cả lớp
Hai nhóm trình bày kết quả thảo luận tình huống .
Các nhóm khác bổ sung và đánh giá kết quả trình bày của nhóm bạn bằng cách giơ thẻ mặt cười/ mặt mếu
GV đánh giá nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
Chia sẻ trải nghiệm(BT3 - SGK Đạo đức 4, trang 7)
Hoạt động nhóm đôi
HS từng cặp kể cho nhau nghe về các hành vi vượt khó trong học tập của bản thân cũng như của người khác, những cảm xúc khi thực hiện được hành vi đó.
Hoạt động chung cả lớp
Đại diện nhóm chia sẻ kinh nghiệm , cảm xúc khi thể hiện hành vi vượt khó trong học tập.
Gv kết luận, khen những HS đã biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Vượt qua khó khăn trong học tập(BT4 - SGK Đạo đức 4, trang 7)
Hoạt động cá nhân
HS đọc nội dung BT4 và nêu những khó khăn và biện pháp khắc phục 
Những khó khăn có thể gặp phải
Những biện pháp khắc phục
1.
2.
3.
4.
Hoạt động nhóm
Các thành viên trong nhóm đổi bài để kiểm tra, đánh giá cho nhau: Viết chữ Đ hoặc vẽ mặt cười nếu bạn nêu được những khó khăn và đề ra được nhũng biện pháp khắc phục tốt.
Cả nhóm thảo luận và thống nhất. Từng thành viên tự tính điểm và đánh giá kết quả hoạt động. Tính tổng điểm cả nhóm.
Các nhóm thông báo kết quả với GV, GV đánh giá và xếp thứ tự các nhóm theo bảng điểm.
GV kết luận: - Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
 - Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
GV hướng dẫn HS hoạt động ứng dụng
Hoạt động ứng dụng
Hoạt động với cộng đồng
Cố gắng thực hiên những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
Tìm hiểu,động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập
Sưu tầm và kể lại cho thân nghe về một tấm gương HS vượt khó mà em thấy cảm phục 
Đánh giá
GV yêu cầu những HS tự đánh giá về việc vượt khó trong học tập của bản thân
GV yêu cầu mỗi HS ghi hoặc nói một điều mới mẻ mà em vừa học thêm được về việc vượt khó trong học tập sau khi tham gia HĐGD. HS tự ghim các phiếu đó vào góc sản phẩm học tập.
******************************************************************
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG 
TOÁN
Bài 11: Bảng đơn vị đo khối lượng
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
************************************************
TIẾNG VIỆT
Bài 4B: Con người Việt Nam (Tiết 1)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
***********************************************
HĐGD THỂ CHẤT (2 TIẾT)
(Đ/c Lành dạy)
************************************************
BUỔI CHIỀU 
TIẾNG VIỆT
 Củng cố bài 4A 
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
************************************************
HĐGD KĨ THUẬT
Khâu thường (Tiết 1)
Mục tiêu: 
Hoàn thành bài này, HS cần:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
-Biết cách khâu và khâu được các mẫu khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau .Đường khâu có thể bị dúm.
-Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II.Tài liệu và Phương tiện:
GV chuẩn bị : Tranh quy trình khâu thường, vật liệu và dụng cụ mảnh vải (20cm x 30cm). Len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
HS chuẩn bị : Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
III.Tiến trình: 
Hoạt động cơ bản
Khởi động:
CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trong khoảng 1 - 2 phút.
Dẫn dắt vào bài và ghi tên bài lên bảng. Chú ý gắn kết với hai bài đã học trong chủ đề kĩ thuật cắt, khâu, thêu.
HS đọc mục tiêu của bài học.
 quan sát, khám phá hình dạng, đặc điểm của mũi khâu thường.
Hoạt động nhóm 
GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. 
 HS trong nhóm cùng nhau quan sát hình 3a, 3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
Các thành viên trong nhóm lần lượt nêu ý kiến của mình. Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm.
Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1.
Hoạt động chung cả lớp 
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV cho HS quan sát mẫu khâu mũi thường. Sau đó tập hợp các ý kiến và kết luận: Đường khâu mũi thường ở mặt phải và mặt trái giống nhau. Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu kết quả hoạt động của nhóm với kết luận của GV.
Xem hướng dẫn và làm thử
Hoạt động nhóm 
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành của HS.
GV treo tranh qui trình.
HS mở SGK kĩ thuật 4 và thực hiện những công việc sau:
+ HS quan sát tranh qui trình và đọc hướng dẫn trong từng mục của bước 1(Cách thực hiện một số thao tác cơ bản khi khâu) để thử cầm vải và cầm kim khi khâu. Làm thử theo hướng dẫn lên kim và xuống kim
+ Đọc hướng dẫn ở mục 2 (Qui trình khâu mũi thường) kết hợp với quan sát tranh qui trình để thực hiện khâu mũi khâu thường. 
HS biểu diễn thao tác vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
Hoạt động chung cả lớp
Gọi vài HS lần lượt lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
HS nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác khó.
Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả khâu mũi khâu thường của HS. Động viên, khen ngợi những HS làm đúng thao tác và khâu tương đối tốt. 
GV hướng dẫn thao tác. HS củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động chung cả lớp
GV nhắc lại cách khâu mũi khâu thường gồm 2 bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu
Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
GV thực hiện các thao tác trong qui trình khâu mũi khâu thường, trong đó tập trung hướng dẫn những thao tác khó mà HS yêu cầu GV hướng dẫn. THực hiện nhanh các thao tác mà GV quan sát thấy đa số HS tự làm được và làm đạt yêu cầu. GV nhắc lại và hướng dẫn HS một số thao tác sau:
+ Khi khâu pải khâu từ phải sang trái
+ Mũi khâu đầu tiên là phải lên kim 
+ Khi khâu được 4 – 5 mũi rút kim, kéo sợi chỉ lên, vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho phẳng trên mặt vải.
+ Khi khâu đến cuối đường dấu cần kết thúc đường khaautheo trình tự:
* Khâu lại mũi bằng cách lùi lại một mũi và xướng kim
* Nút chỉ ở mặt trái đường khâu bằng cách lật vải, sau đó luồn kim qua mũi khâu và rút chỉ lên để tạo thành vòng chỉ. Cuối cùng luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt để nút chỉ.
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Áp dụng trực tiếp
Hoạt động cá nhân
Mỗi HS thực hiên khâu mũi khâu thường theo những điểm GV vừa lưu ý khi hướng dẫn.
******************************************************
HĐNGLL THEO CHỦ ĐỀ
Tìm hiểu về biển báo giao thông đường bộ 
Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLLcho học sinh lớp 4” 
******************************************************************
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT(2 TIẾT)
Bài 4B: Con người Việt Nam (Tiết 2+3)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
*******************************************************
TOÁN
Bài 12: Giây, thế kỉ(Tiết 1)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
**************************************************
HĐGD MĨ THUẬT
Bài 3: VTT: Chép họa tiết trang trí dân tộc
Mục tiêu: 
Hoàn thành bài này, HS biết:
Vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
Cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
Yêu quí, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
Tài liệu và Phương tiện:
GV chuẩn bị : 
SGK, SGV. 
Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc (nếu có).
Một số tranh, ảnh về họa tiết trang trí dân tộc trên trang phục, đồ gốm hoặc trang trí đình, chùa, ...
Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS chuẩn bị: 
SGK
Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc (nếu có)
Giấy vẽ, vở thực hành. 
Bút chì, màu, tẩy. 
Tiến trình: 
Hoạt động cơ bản
Khởi động:
GV  sử  dụng  các họa tiết đã sưu tầm được hoặc ĐDDH nêu  câu  hỏi tạo tình huống để  giới  thiệu  cho  hấp  dẫn,  lôi  cuốn  HS  vào  nội  dung  bài học.
HS đọc mục tiêu của bài học
Tìm hiểu về họa tiết trang trí dân tộc 
Hoạt động nhóm
Các nhóm trưởng điều hành cả nhóm: Quan sát hình  ảnh về họa tiết trang trí dân tộc đã sưu tầm được và hình 1 SGK để tìm  hiểu nét đẹp của hoạ tiết dân tộc.
+  Các  họa  tiết  trang  trí  là  những  hình  gì?  (hình  hoa,  lá,  con  vật,  hình
người ).
+ Hình dáng các họa tiết trang trí thường như thế nào?  
+  Cách  sắp  xếp  họa  tiết  như thế  nào?  (cách  sắp  xếp  đối  xứng,  nhắc  lại hoặc xen kẽ).
+ Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu? (đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồgốm, vải, khăn, áo, ...).
−  GV  nhấn  mạnh:  họa  tiết  trang  trí  dân  tộc  là  di  sản  văn  hóa  quý  báu  của
ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những
di sản ấy.
Để  chép  được  hoạ  tiết  trang  trí  dân  tộc,  các  em  cần  phải  quan  sát  kĩ  hoạ
tiết mẫu và tập chép theo hướng dẫn của cô giáo.
Cách vẽ họa tiết trang trí dân tộc
Hoạt động chung cả lớp
GV  chọn  một  vài  hình  họa  tiết  trang  trí  đơn  giản  đính  lên  bảng,  giới
thiệu những nét chính về các hoạ tiết đó (hình dáng hoạ tiết, cách sắp xếp...)
GV vẽ bảng minh hoạ cách chép một hoạ tiết để HS quan sát từng bước:
+ Xác định khung hình của họa tiết;
+  Vẽ  các  đường  trục  dọc,  ngang  (nếu  có)  để  tìm  vị  trí  các  phần  của  họa
tiết;
+ Đánh dấu các điểm   chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng;
+ Sửa chữa, điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu;
+ Vẽ màu.
* Lưu ý HS:
+ Quan sát kĩ hoạ tiết mẫu trước khi vẽ;
+ Dựa vào đường trục để vẽ các bộ phận của hoạ tiết cho cân đối.
+ Không vẽ kĩ các chi tiết;
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động thực hành
Hoạt động chung cả lớp
GV yêu cầu HS chọn và vẽ  hình  họa tiết trang trí dân tộc ở SGK mẫu đã chuẩn bị.
Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ
Hoạt động cá nhân
Từng HS thực hành bài vẽ
Ước lượng, sắp xếp hình vẽ cân đối trên giấy.
Vẽ phác nét nhẹ tay.
Tẩy, sửa hình cho gần mẫu trước khi tô màu.
Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động ứng dụng
- Cho bố mẹ xem bài vẽ của mình. 
- Vẽ thêm hình họa tiết trang trí dân tộc mà em yêu thích khác với hình đã vẽ ở lớp.
Đánh giá
− Chọn một số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng.
− Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét bài về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, chưa cân đối).
+ Cách vẽ hoạ tiết (gần giống mẫu, chưa gần mẫu).
+ Cách vẽ màu: (đẹp, chưa đẹp).
− GV xếp loại các bài vẽ và nhận xét bổ sung.  Nhận xét chung tiết học.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG 
TIẾNG VIỆT(2 TIẾT)
Bài 4C: Người con hiếu thảo (Tiết 1+ 2)
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
*******************************************************
TOÁN 
Bài 12: Giây, thế kỉ(Tiết 2)
 Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
*******************************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp Tuần 4
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt: Các nhóm trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng bạn.
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng n/xét, đ/giá và tổng kết hoạt động của nhóm mình.
-Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết đúng.
- GV đánh giá chung:
Nề nếp 
 Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút, bao bọc sách vở tương đối sạch sẽ, đẹp.
Đạo đức :
- Đa số các em ngoan, lễ phép.
 -Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - Không có hiện tượng chửi tục, gây gỗ đánh nhau.
	 - Vẫn còn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học 
Học tập : 
Một số học sinh kỹ năng tính toán chậm 
Học bài, làm bài trước khi tới lớp.
Tinh thần học nhóm còn hạn chế: 
Một số em còn viết chữ xấu, làm bài cẩu thả.
Công tác khác :
 Tham gia SH Đội khá tốt, tổ cờ đỏ bước đầu đi vào hoạt động, ban chỉ huy chi đội làm việc tích cực đều tay.
2.Phương hướng tuần 4 :
- Duy trì tốt mọi nề nếp đội quy định.
- Phát huy mặt tốt, nhanh chóng khắc phục những mặt chưa đạt.
 - Phân công tập huấn, sinh hoạt Sao, trực cờ đỏ đều đặn, đúng lịch, đảm bảo nội dung.
- Phát động phong trào “Hoa điểm10”.
-Xây dựng đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm 10.
-Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở, phụ đạo HS yếu
******************************************************************
Thứ bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013
TOÁN (2TIẾT)
Củng cố về đơn vị đo khối lượng, đơn vị do thời gian
Mục tiêu
Hoàn thành bài này, HS biết và nắm vững: 
Thứ tự các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề trong bảng đơn vị đo khối lượng và biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian, chuyển đổi đơn vị đo thời gian.
Hoạt động cơ bản
Hoạt động nhóm
Nhóm trưởng điều hành cả nhóm thực hiện theo yêu cầu:
Lập lại bảng đơn khối lượng 
Nêu một số mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
Nêu một số mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian. 
Hoạt động cá nhân
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống
 	2437kg=....tấn ...tạ ...yến ....kg 5tạ =....kg 
45yến = .....kg 2tấn 5tạ =....kg 
12kg =.........g 4kg5hg =....g 
36yến =.....tạ ....yến 9hg 8dag =.....g 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống 
1giờ =...phút ; 2giờ 20 phút=.....phút ; 5giờ 15 phút =.....phút ; 1/3giờ =...phút 
1/5 thế kỉ =...năm ; 1/5 giờ =...phút ; 2giờ 30 phút =.....phút ; 120 phút =...giờ
2 ngày =....giờ ; 49 giờ =...ngày .... giờ ; 2ngày 1/3 ngày =...giờ 
Bài 3:Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 1234kg lúa ,ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 34kg nhưng lạimít hơn ngày thứ ba 89 kg .Hỏi cả ba ngày cửa hàng dó bán được bao nhiêu kg lúa ?
Bài 4: Để cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt sau cơn bão số 6 ,một kho dữ trữ Quốc gia ngày thứ nhất đã xuất ra 43tấn lúa ,ngày thứ hai xuất nhiều hơn ngày đầu 4 tấn .Ngày thứ ba xuất bằng tổng số lúa của hai ngaỳ đầu.Hỏi trong ba ngày kho dự trữ Quốc gia đó đã xuất bao nhiêu tấn lúa ? 
*******************************************************
TIẾNG VIỆT
Củng cố bài 4B + 4C 
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo mô hình “ Trường Tiểu học mới ”.
( Sách hướng dẫn thử nghiệm)
Bài tập bổ sung:
Bài 1:Tìm từ ghép và từ láy trong mỗi câu sau 
Mùa xuân/ mong ước/ đã/ đến .Đầu tiên/ từ trong vườn ,mùi /hoa hồng/ hoa huệ /sực nức /bốt lên/ .
Nước /Việt Nam/ có/ muôn ngàn/ cây lá /khác /nhau/ .Cây/ nào/ cũng/ đẹp/ ,cây /nào/ cũng /quý./Nhưng /thân thuộc/ nhất/ vẫn /là/ tre nứa ,tre /Đồng Nai ,nứa/ Việt Bắc/,tre /ngút ngàn/ Điện Biên Phủ ... 
Bài 2: Tìm mỗi kiểu từ láy 4 từ để ghi vào ô trống trong mỗi cột sau 
Láy tiếng
 Láy âm 
Láy vần 
Láy cả âm lẫn vần 
Xinh xinh
Xa xa 
Xanh xanh 
Cao cao 
Long lanh 
đẹp đẽ 
vui vẻ 
may mắn 
Bối rối 
Lò mò 
Lơ mơ 
Lề mề 
Ngoan ngoãn 
Đo đỏ 
Nhè nhẹ 
Xâu xấu 
Bài 3: Tìm hai từ láy ,hai từ ghép có các tiếng sau To ,nhỏ,xinh, xấu, mới
Tiếng 
Từ ghép 
Từ láy 
To
To lớn ,to gan 
To to ,to tát 
Nhỏ
Nhỏ bé ,nhỏ to 
Nhỏ nhắn ,nhỏ nhen 
Xinh 
Xinh đẹp ,xinh tươi 
Xinh xắn ,xinh xẻo 
Xấu
Xấu tính ,tốt xấu 
Xấu xa ,xấu xí 
Mới
Mới lạ ,mới tinh 
Mơi mới ,mới mẻ 
*******************************************************
Nhóm trưởng nhắc lại cách thực hiện, làm mẫu và hướng dẫn HS tập luyện. Lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. giáo viên quan sát, sửa sai.

File đính kèm:

  • docTUAN 4 VNEN LOP 4.doc