Bài giảng Lớp 3 - - Tiết 1 - Đạo đức: Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)

+ Hiểu được nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe

+ HSKG: Biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể. Khi thở ra, khí các bo nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Có hiểu biết để phòng tránh các bệnh về hô hấp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - - Tiết 1 - Đạo đức: Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 07/09/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 09/09/2013
Tiết 1.Đạo đức:
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số bài hát về Bác Hồ.
- Biết Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc
- Biết được tình cảm của Bác Hồ với Thiếu nhi và tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ.
- Biết và nhắc nhở bạn bè thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
+ Biết được tình cảm của Bác Hồ với Thiếu nhi và tình cảm của Thiếu nhi với Bác Hồ.
+ Biết thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
+ HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
2. Kỹ năng: Kỹ năng nhận xét, đánh giá. Kỹ năng giao tiếp.
3. Thái độ: Yêu quý, kính trong và biết ơn Bác Hồ. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3, Bài hát Ai yêu nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh. Nhớ ơn Bác Hồ
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sách vở.
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: HS biết được: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất , với dân tộc.
- Tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét
+ Em còn biết gì thêm về Bác Hồ? (Ngày tháng năm sinh, Quê quán, các tên gọi khác, tình cảm của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng. Công lao to lớn của Bác đối với đất nước với dân tộc Việt Nam là gì?)
- KL: Bác Hồ hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, Bác sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã mang nhiều tên: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba,... Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cho Tổ quốc.....
* Hoạt động 2: Kể chuyện; Các cháu vào đây với Bác.
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng và thêm kính yêu Bác Hồ.
- Tiến hành:
* Bước 1: Hoạt động nhóm
- Chia 8 nhóm
* Bước 2: Hoạt động trước lớp
- Nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm
3. Kết luận
* Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên
- Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
- Tiến hành: 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cho Tổ quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cuãng rất yêu quý Bác Hồ
- Dặn dò: Thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Nhận xét, giờ học.
- Hát
- Lấy sách vở, đồ dùng học tập
Bài tập 1: Em hãy tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh dưới đây:
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận cặp đôi theo yêu cầu bài
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu từng ảnh
- Lớp nhận xét, trình bày ý kiến riêng của tổ (nếu có)
- HS phát biểu 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Tự liên hệ bản thân và chia sẻ với bạn trong bàn
- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
Bài tập 2: Nêu yêu cầu
- HS thực hiện theo nhóm (3 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
Bài tập 3: Nêu yêu cầu
- HSKG thực hiện trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
HS đọc.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
___________________________________________________
Tiết 2. Mĩ thuật: Giáo viên chuyên dạy
_____________________________________________________
Tiết 3. Tự nhiên và Xã hội:
Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
- Vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp
- Chức năng của cơ quan hô hấp
- Hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức:
+ Nêu tên được các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
+ HSKG: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Có hiểu biết để phòng tránh các bệnh về hô hấp.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sách vở
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu
- Mục tiêu: Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Trò chơi
+ Sau khi nín thở lâu em cảm thấy mình thở như thế nào?
+ Bước 2: 
+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và khi thở ra hết sức?
+ Thở sâu có ích lợi gì?
- KL: Khi ta thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động của hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu phổi phồng lên nhậnđược nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xép xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Nêu tên được các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
+ HSKG: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết
- Tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ?
- Mỗi bộ phận này có chức năng gì?
- HSKG: Chỉ đường đi của không khí khi hít vào và thở ra trên hình 3?
- Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện
- KL: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
+ Cơ quan hô hấp bao gồm: Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
+ Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí
+ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
3. Kết luận
- Củng cố: Điều gì xảy ra néu có dị vật làm tắc đường thở?
- Dặn dò: Không ngậm, nuốt những vật có thể gây tắc đường thở. Chuẩn bị bài sau: Nên thở như thế nào?.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy SGK, Vở BT TN & XH 3
- Thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở
- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường
- Đặt tay lên ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- Khi hít vào thật sâu ta thấy lồng ngực phồng lên, khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống
- Hít vào thật sâu phổi phồng lên nhậnđược nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xép xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài
- Quan sát hình 2 trong SGK, trang 5
- Thực hiện theo cặp
- Đại diện các cặp lên bảng trình bày
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc thông tin SGK – Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
Ngày soạn: 08/09/2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 10/09/2013
Tiết 1.Tin học: Gv chuyên dạy 
__________________________________
Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội:
Bài 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
- Nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe.
- Biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể. Khi thở ra, khí các bo nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 
+ Hiểu được nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe
+ HSKG: Biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể. Khi thở ra, khí các bo nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi	 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Có hiểu biết để phòng tránh các bệnh về hô hấp.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.
 Giáo dục kỹ năng sống: 
- Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi
+ Phân tích, đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
- Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
+ Thảo luận nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ?
+ Chỉ và nói đường đi vào và đi ra của không khí trên hình vẽ?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: Hiểu tại sao nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng
- Tiến hành: 
+ Em nhìn thấy gì trong mũi của bạn?
+ Khi nào em bị chảy nước mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Trong lỗ mũi có rất nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào
- Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
- KL: Thở bằng mũi là hợp vệ vinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: 
+ HS hiểu nếu hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe.
+ HSKG biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể. Khi thở ra, khí các bo nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi
- Tiến hành:
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình vẽ 3, 4, 5 SGK trang 7 và thảo luận
+ Tranh nào thể hiện không khí trong lành, tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
+ Không khí được hít vào cơ thể để làm gì?
+ Khí khi ta thở ra có gì khác khi ta hít vào không? 
- KL: Không khí trong lành là không khí có nhiều ô – xi, ít khí các – bon – nic và khói bụi...... Khí ô – xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí các – bon – nic, khói, bụi ...... là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
3. Kết luận:
+ Em đã làm những gì để có môi trường không khí trong lành có lợi cho sức khỏe?
+ Thực hiện giữ gìn môi trường để bảo vệ bầu không khí được trong lành.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS chỉ và trình bày
- Nhận xét, đánh giá
- 2 học sinh trong bàn quay mặt vào nhau
- Quan sát phía trong mũi của bạn
- HS phát biểu - Nhận xét
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc thầm thông tin trong SGK
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- HS quan sát các hình vẽ 3, 4, 5 SGK trang 7 và thảo luận theo cặp
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- Đọc thông tin trong SGK
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
_____________________________________________________
Tiết 3. Hoạt động thư viện:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH
TRONG TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN LỚP 3
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
 Những kiến thức trong bài cần được hình thành
HS đã được nghe kể chuyện.
HS nắm được một số danh mục truyện sẽ được đọc và tìm hiểu.
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: HS nắm được một số danh mục truyện sẽ được đọc và tìm hiểu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chọn sách, truyện theo chương trình lớp.
3. Thái độ: HS yêu thích truyện, sách.
II. Đồ dùng: Một số cuốn sách, truyện theo thể loại.
III. Các hoạt động đọc truyện :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài :
- Giới thiệu để học sinh biết về chương trình sách trong tiết đọc thư viện lớp 3.
2. Phát triển bài :
* Trước khi đọc :
- Hướng dẫn HS ngồi.
*Trong khi đọc :
- GV đưa ra lần lượt các thể loại truyện và hướng dẫn HS làm quen với các danh mục truyện:
- Truyện tranh
- Truyện đạo đức
- Truyện lịch sử
- Truyện tự do.
- Truyện cổ tích.
- Truyện dân gian.
- GV hướng dẫn HS nhận biết và chọn truyện: quan sát mã màu đỏ, hình vẽ trang bìa.
- GV nói về nội dung chính trong mỗi loại truyện: 
VD: Truyện đạo đức: Nội dung truyện mang tính giáo dục nhân cách con người.
- Truyện tranh: Nội dung truyện thường kèm theo tranh minh hoạ.
- Truyện lịch sử: Nội dung nói lên lịch sử đất nước, địa phương.
* Sau khi đọc :
- Mã màu của truyện lớp mình là gì ?
- Các loại truyện lớp mình đọc là gì ?
3. Kết luận:
- Hãy chọn một cuốn truyện trong chương trình lớp mình ? 
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS ngồi theo hình vòng cung. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- HS chọn
- Nhận xét.
______________________________________
Ngày soạn: 09/09/2013
Ngày giảng: Thứ tư ngày 11/09/2013
Tiết 1. Luyện toán:
ÔN TẬP 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Củng cố thực hiện cộng, trừ các số có ba chữ số. Vận dụng vào giải các bài toán có lời văn.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số. Vận dụng vào giải toán.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ các số có ba chữ số và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 VBT Toán 3 tập 1 – Trang 4
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên: Vở BT Toán 3, tập 1, thước, phấn, ......
2. Học sinh: Vở BT Toán 3, tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức: KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài:
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT Toán 3, tập 1 – Trang 4
+ HS KG: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong VBT Toán 3, tập 1 – Trang 4. Đặt và giải một bài toán liên quan đến cộng, trừ số có ba chữ số.
* Thực hành làm bài tập - Chữa bài
- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
Bài 1: Tính.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
- Nhận xét, đánh giá
+ Đây là dạng bài toán gì?
+ Bài toán về nhiều hơn ta làm tính gì?
Bài 4: Số?
.
- Nhận xét, đánh giá
+ Đây là dạng bài toán gì?
+ Bài toán về ít hơn ta làm tính gì?
Bài 5: 
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Đặt và viết kết quả phép tính ta cần chú ý điều gì?
+ Thứ tự thực hiện phép tính từ đâu?
- Dặn dò: .
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS yếu lần lượt lên bảng thực hiện
a. 500 + 400 = 900
 900 – 400 = 500
 900 – 500 = 400
b. 700 + 50 = 750
 750 – 50 = 700
 750 – 700 = 50
c. 300 + 40 + 6 = 346
 300 + 40 = 340
 300 + 6 = 306
- Nhận xét, đánh giá
 HS yếu tiếp tục lần lượt chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa lên bảng
+ 275
314
589
- 667
317 
354
+ 524
 63
587
- 756
 42
712
- Nhận xét, đánh giá
- HSKG trả lời
- Nhận xét
- HS TB chữa lên bảng
Bài giải
Số học sinh nữ của trường Thắng Lợi là:
350 + 4 = 354(học sinh)
 Đáp số: 354 học sinh nữ.
- Nhận xét, đánh giá
- HSKG trả lời
- Nhận xét
- HS khá giỏi chữa bài
Bài giải
 Giá tiền một phong bì là:
800 – 600 = 200 (đồng)
 Đáp số: 200 đồng.
- Nhận xét, đánh giá
- Các chữ số ở các hàng phải thẳng nhau
- Từ phải sang trái.
500 + 42 = 542
542 – 42 = 500
542 – 500 = 42
_________________________________________________
Tiết 2. Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc thành tiếng, tốc độ còn chậm, ngắt nghỉ chưa đúng dấu câu, phát âm chưa đúng. Viết còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày chưa khoa học.
- Đọc đạt tốc độ 55 chữ/ phút, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Chép lại một bài tập chép khoảng 55 chữ/ 15 phút. Trình bày sạch đẹp, khoa học. 
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: 
 - Đọc lại bài tập đọc: Cậu bé thông minh – Sách TV3, tập 1.
 - Viết lại 3 khổ thơ đầu của bài thơ: Hai bàn tay em – Sách TV3, tập 1 trang 7
2.Kỹ năng:
 + Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, ngắt nghỉ đúng dấu câu. HSKG đọc diễn cảm
 + Rèn kỹ năng viết, trình bày khoa học, có thói quen viết hoa các chữ cái đầu câu và khi viết tên riêng.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
	+ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên: SGK Tiếng Việt 3, tập 1
2. Học sinh: SGK Tiếng Việt 3, tập 1, Vở ôly, bút, thước, .....
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài:
* Giao nhiệm vụ
- 15 phút đầu:
+ HS yếu, TB: Luyện đọc lại bài tập đọc: Cậu bé thông minh – 15 phút
+ HSKG: Chép lại bài thơ: Hai bàn tay em – 15 phút
- 15 tiếp theo: 
+ HS yếu, TB: Chép lại ba khổ thơ đầu bài : Hai bàn tay em
+ HSKG: Đọc bài soát lỗi, luyện viết chữ
* Thực hiện
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh cả hai nhóm
* Nhận xét, đánh giá
- Chấm và nhận xét kết quả từng nhóm
3. Kết luận:
- Củng cố: 
+ Khi nào phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: 
+ Xem lại cách viết các chữ hoa, cách nối các chữ hoa với chữ thường
+ Luyện viết thêm ở nhà.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HSKG kiểm tra lỗi bài viết của học sinh TB, yếu
- Hướng dẫn bạn chữa lỗi trong bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu, đầu đoạn và tên riêng của sự vật
____________________________________________
Tiết 3. Sinh hoạt sao:
	______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTUẦN 1. chiều.doc
Giáo án liên quan