Bài giảng Lớp 3 - Môn Tự nhiên và xã hội - Tuần 28 - Thú

Hoạt động2: Xem ảnh

- GV cho HS xem tranh; Quan sát tranh theo nhóm đôi.

- Một số HS trình bày trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.

- GV kết luận: Nước là nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tự nhiên và xã hội - Tuần 28 - Thú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS so sánh tiếp các cặp số sau và nêu nhận xét:
73 250 ... 71 699	93 273 ... 93 267
c. GV cho HS rút ra cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV cho HS tự làm vào vở; một vài HS đọc kết quả và nêu lí do.
Bài 2: GV cho HS tự làm vào vở; Cả lớp kiểm tra kết quả.
Bài 3: GV cho HS làm bài vào vở, sau đó gọi HS nêu kết quả. 
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán; nêu yêu cầu của bài. 
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 4: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
-----------------------------------------
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2014
Dạy bài thứ 3 - tuần 28
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm).
II. Đồ dùng dạy - học: Bộ mảnh bìa viết sẵn các chữ số: 0, 1, 2, 3,....,8, 9.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS làm các bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS tự nêu đề bài rồi điền số theo mẫu, GV cho HS nhận xét để rút ra quy luật viết các số tiếp theo (Số sau hơn số trước 1 đơn vị).
- Cả lớp làm bài vào vở. Sau đó mời 3 HS lên trình bày kết quả.
Bài 2: GV cho HS tự làm từng phần a, b; cả lớp thống nhất kết quả. 
+ Thực hiện phép tính
+ So sánh kết quả với số ở cột bên phải và điền dấu thích hợp .
Bài 3: Tính nhẩm.
- GV yêu cầu HS tự tính nhẩm và viết ngay kết quả. 
- Một vài HS nêu kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét. 
Bài 4: - Tìm số lớn nhất có năm chữ số (99999)
- Tìm số bé nhất có năm chữ số (10000).
- GV cho HS nhắc lại: Các số lớn nhất có: 1, 2, 3, 4 chữ số.
 Các số bé nhất có: 1, 2, 3, 4 chữ số.
- GV chốt lại rồi cho HS nhắc lại. 
Bài 5: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 
- HS làm bài cá nhân, sau đó chữa bài. GV cùng cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài.
----------------------------------------------------
 Chính tả
Nghe - viết: Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu :
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2) a/b. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: rổ, quả cầu, rễ cày, giày dép
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi SGK.
- Nhận xét: Đoạn văn trên có mấy câu?
 Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa?
- HS tập viết những từ dễ sai vào vở nháp.
b. GV đọc bài cho HS viết vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 (lựa chọn)
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài vào vở.
- GV lưa ý từ “thiếu niên” thời trước có nghĩa là thanh niên.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đúng đã điền đủ chữ cái.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS về hoàn thành BT.
--------------------------------------------------
Mĩ thuật 
Cô Hải dạy
---------------------------------------------------
Thể dục
ễN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI HOA HOẶC CỜ
 TRề CHƠI:HOÀNG ANH- HOÀNH YẾN
 A/ Mục tiờu: 
- ễn bài thể dục phỏt triển chung với hoa hoặc cờ. Yờu cầu thuộc bài và thực hiện đỳng cỏc động tỏc bài thể dục phỏt triển chung.
- Tiếp tục ụn động tỏc nhảy dõy kiểu chụm hai chõn. Yờu cầu thực hiện được ở mức tương đối chớnh xỏc và nõng cao thành tớch. 
- ễn TC “Hoàng Anh Hoàng Yến “. Yờu cầu biết cỏch chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
- GDHS rốn luyện thể lực.
 B/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sõn bói vệ sinh sạch sẽ. 
 - Cũi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 C/Cỏc hoạt động dạy học:	
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sõn tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động cỏc khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay.
2/ Phần cơ bản :
* ễn bài thể dục phỏt triển chung.
- Yờu cầu lớp làm cỏc động tỏc của bài thể dục phỏt triển chung từ 2 đến 4 lần.
- Lần 1, GV hụ để lớp tập. Lần 3,4 cỏn sự hụ tập liờn hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chuyển thành đội hỡnh đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phỏt triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
- Theo dừi nhận xột sửa sai cho học sinh.
* ễn nhảy dõy cỏ nhõn kiểu chụm hai chõn: 
- Lớp tập hợp theo đội hỡnh 2 - 4 hàng ngang thực hiện cỏc động tỏc so dõy, trao dõy, quay dõy sau đú cho học sinh chụm hai chõn tập nhảy dõy một lần. 
- Gọi lần lượt mỗi lần 3 em lờn thực hiện.
- Theo dừi nhận xột sửa sai cho học sinh.
* Chơi trũ chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến “.
- Nờu tờn trũ chơi hướng dẫn cho học sinh cỏch chơi.
- Yờu cầu tập hợp thành cỏc đội cú số người bằng nhau. 
- Cho một nhúm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thớch cỏch chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trũ chơi thử một lượt.
- Sau đú cho chơi chớnh thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chỳ ý một số trường hợp phạm qui.
- Cỏc đội khi chạy phải chạy thẳng khụng được chạy chộo sõn khụng để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thỳc:
- Yờu cầu học sinh làm cỏc thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vũng trũn vỗ tay và hỏt. 
- Giỏo viờn nhận xột đỏnh giỏ tiết học. 
- Dặn dũ học sinh về nhà ụn nhảy dõy kiểu chụm hai chõn. 
---------------------------------------------------------
Chiều thứ 4 ngày 27 tháng 3 năm 2014
Dạy bài thứ 4 - Tuần 28
Tập đọc
Cùng vui chơi
I. Mục tiêu :
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ (HSKG bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm).
- Hiểu ND, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò 
chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân,khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng theo lời Ngựa Con và nêu nội dung câu chuyện.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ: HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ.
+ GV hướng dẫn HS đọc các từ khó.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. 
- GV lưa ý HS ngắt nhịp giữa các dòng, giữa các khổ thơ. 
+ HS Đọc các từ được chú giải cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: HS luyện đọc nhóm 3. 
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn thơ, trả lời câu hỏi: 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
+ HS chơi đá cầu như thế nào?
- HS đọc khổ 4, TLCH: Em hiểu Chơi vui học càng vui là như thế nào? (Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn).
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ
- 1 HS đọc bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ. 
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài
----------------------------------------
Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
I. Mục tiêu :
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1).
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân vào vở; phát biểu ý kiến .
- GVnhận xét, chốt ý đúng: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn đang nói chuyện với nhau.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài.
- Một HS chữa bài lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: - 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- GV dán 3 tờ phiếu. Mời 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài.
-------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Đọc, viết số trong phạm vi 100 000.
- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy - học: Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số.
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phần trong bài. 
Bài 3: - 1 HS đọc đề bài. GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- HS tự làm bài vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát và tự sắp xếp hình.
- HS xếp hình như ở SGK.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài.
---------------------------------------
Chiều Sinh hoạt 26/3
----------------------------------------
Sáng Thứ năm, ngày 27 tháng 3 năm 2014
Bài soạn viết tiết 1- tiết 3
----------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước(t1)
I. Mục tiêu :
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước (HSKG: Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước).
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiểm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương (HSKG: Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước).
- KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học: Các tài liệu về nguồn nước và tình hình ô nhiểm nước ở địa phương. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Xem ảnh
- GV cho HS xem tranh; Quan sát tranh theo nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. 
- GV kết luận: Nước là nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
- GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu thảo luận cho các nhóm. 
- Các nhóm thảo luận các trường hợp đúng hay sai.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. HS thảo luận nhóm:
+ Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu hay đủ?
+ Nước sinh hoạt nơi em ở là nước sạch hay nước đã ô nhiểm?
+ ở nơi em sống người ta sử dụng nước sinh hoạt như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV và cả lớp nhận xét. GV tổng kết các ý kiến trên.
* GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài.
-------------------------------------------------
Chính tả
Nhớ - viết: Cùng vui chơi
I. Mục tiêu:
- Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Một số tờ giấy A4. Tranh ảnh ở BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:5’
 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ sau: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng. 
2. Bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả. 
a. Hướng dẫn chuẩn bị
 - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi.
 - 2 HS đọc thuộc khổ thơ cuối. 
 - HS đọc thầm 2,3 lượt các khổ thơ 2,3,4.
 - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai.
b. Yêu cầu HS gấp sách và viết bài vào vở. 
c. Chấm và chữa bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS đọc bài tập 2a, tự làm bài vào vở bài tập.
- GV phát riêng giấy A4 cho HS một HS làm để chữa. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT.
------------------------------------------
Chiều Luyện toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
Ôn tập 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số có 4 chữ số ; ôn tập tính giá trị biểu 
thức, tính chu vi hình chữ nhật.
Giải toán có hai phép tính.
II. Hoạt động dạy và học. 35’
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
6394 + 1078 	7248 - 4327 	1515 : 5	 407 x 8
HS làm bài cá nhân, sau đ 4 HS chữa bài
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
9 x ( 390 : 6) 	137 + 28 x 6
144 : 8 : 2	 427 – 135 : 5
HS ôn lại cách tính giá trị biểu đã học - GV nhắc lại thứ tự tính giá trị biểu thức
Bài 3: Tìm x
 x : 4 + 16 = 200 	X x 5 – 199 = 306
Ôn cách tìm số bị chia, thừa số chưa biết của phép tính, dưới dạng biểu thức có nhiều phép tính 
Bài 4: số
Chiều dài
19 m
20 m
12m
Chiều rộng
8m
16m
10m
Chu vi hình chữ nhật
48m
40m
Bài 5 : Trên xe buýt có 80 hành khách. Đến bến có 1/5 số khách xuống xe. Hỏi trên xe còn lại bao nhiêu hành khách?
3. Củng cố, dặn dò : Chấm và chữa bài, nhận xét chung giờ học
--------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
I. Mục tiêu :
- Luyện HS xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá.
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học: 35’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân vào vở; phát biểu ý kiến.
Bác kim giờ thận trọng
Anh kim phút lầm lì
Bé kim giây tinh nghịch
- GVnhận xét, chốt ý đúng: Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác kim đồng hồ giống như những người bạn đang nói chuyện với nhau.
Bài tập 2: Đặt 2 câu văn có sử dụng nhân hóa
- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- Hai HS chữa bài lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a, Lan chăm học để cuối năm nhận phần thưởng.
b, Mẹ tôi trồng ngô để lấy bắp.
c,Người dân trồng cây cam để lấy quả.
 HS làm bài cá nhân. 3 em chữa bài. GV và HS khác nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài.
------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Thú (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- HSKG: Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
- KNS: KN kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T106, 107 và tranh ảnh sưu tầm các loài thú rừng.
III. Các hoạt động dạy - học: 35’
Hoạt động 1: Khởi động 
- HS chơi trò chơi "Con gì đây".
- GV đọc to đặc điểm của loài thú. HS phát hiện đó là con gì.
- GV kết luận, giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình T106, 107 và thảo luận:
+ Kể tên các loại thú rừng mà bạn biết, nói rõ tên và các bộ phận của con thú đó?
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nhà? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, rút ra kết luận:
+ Thú rừng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
+ Thú nhà là những loài thú đã được nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Nêu ích lợi của các loài thú rừng?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú rừng? 
+ Liên hệ theo bản thân và tình hình địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú rừng.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Vẽ và tô màu con thú rừng mà em yêu thích.
- Yêu cầu HS lấy giấy bút chì vẽ và tô màu con thú rừng mà em yêu thích.
- HS làm việc cá nhân, sau đó trưng bày sản phẩm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương những em vẽ đẹp, đúng yêu cầu.
* GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
 ---------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2014
Tiếng Anh
---------------------------------------
Toán
Đơn vị đo diện tích. xăng-ti-mét vuông
I. Mục tiêu :
- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng- ti-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy - học: Hình vuông cạnh 1 cm (bằng bìa hoặc nhựa) cho từng HS.
III. Các hoạt động dạy - học: 35’
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng- ti- mét vuông.
- Để đo diện tích ta dùng đơn vị: Xăng - ti - mét vuông.
- Xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm (GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm, đo cạnh 1 cm. Đó là 1 xăng ti mét vuông).
- Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Luyện đọc, viết số đo diện tích xăng ti mét vuông.
Yêu cầu HS đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2.
Bài 2: HS hiểu được số đo diện tích một hình theo xăng- ti- mét vuông chính là số 
ô vuông 1cm2 có trong hình đó. (Bước đầu làm quen cách đo diện tích hình A là 6cm2)
- Dựa vào mẫu HS tính được diện tích hình B là 6cm2 (Gồm 6 ô vuông diện tích 1cm2)
- So sánh diện tích hình A bằng diện tích hình B (vì cùng bằng 6cm2).
Bài 3: Yêu cầu HS thực hịên phép tính với các số đo có đơn vị đo là cm2.
Bài 4: Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải rồi lên chữa bài.
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
-------------------------------------------
Tập làm văn
Kể lại một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu :
- Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe, tường thuật,... dựa theo gợi ý (BT1).
- Viết lại được một tin thể thao.
- KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao (SGK)
- Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài viết tiết TLV trước. GV nhận xét rút kinh nghiệm bài làm của HS.
2. Bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc HS, gợi ý các buổi thi đấu mà các em chứng kiến hay nghe kể, đọc trên sách báo...
+ Dựa theo gợi ý có thể linh hoạt thay đổi trình tự.
- Một HS giỏi kể mẫu – GV nhận xét.
- Từng cặp HS kể, một số HS kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
Bài tập 2: GV nhắc HS chú ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác 
(Cần biết tin đó từ nguồn nào : Đọc trên báo, sách, tạp chí nào, nghe từ phát thanh, chương trình ti vi nào....)
- HS viết bài; rồi đọc các mẫu tin đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo; cách dùng từ; mức độ rõ ràng; sự thú vị, mới mẻ của thông tin.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn HS suy nghĩ hoàn chỉnh lời kể một trận đấu thể thao để có một bài viết hay trong tiết tập làm văn tuần sau.
----------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội
Mặt trời
I. Mục tiêu :
- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
- HSKG: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 110, 111.
III. Các ho

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3.doc
Giáo án liên quan