Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 6 - Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số

Mục tiêu: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

II . Đồ dùng dạy học: Hình vẽ như SGK (BT4)

 III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con BT sau: Tìm của 12m (12 : 3= 4m) ; của 18 giờ (18 : 6 = 3 giờ).

 

doc61 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 6 - Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu).
- HS viết cá nhân, GV quan sát theo dõi HS viết bài, giúp đỡ những HS yếu. 
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài (10').
- GV chấm bài và chữa lỗi về : ý, dùng từ đặt câu và lỗi về chính tả
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Hoạt động 4 : củng cố, dặn dò (2').
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt.
––––––––––––––––––––––––
Tự học
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học
I. Mục tiêu:
- GV định hướng cho HS tự luyện tập theo nhóm kiến thức, nhóm trình độ HS về tất cả các môn học.
- HS nêu ra những vấn đề cần ôn luyện trong tiết tự học.
- Giải đáp ‏‎ ý kiến thắc mắc mà HS đưa ra.
 II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: ( 2').
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS tự học: 
Hoạt động 1: Phân loại HS theo nhóm: ( 5').
- GV định hướng cho HS tự nhận xét bản thân mình còn khuyết môn học nào, yếu những phần nào thì ôn luyện phần đó.
- GV chia lớp thành 3 nhóm: 
* Nhóm 1: Luyện môn Toán (Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; phép chia hết và phép chia có dư.
* Nhóm 2: Luyện về môn Tiếng Viết: (luyện đọc các bài tập đọc: Bài tập làm văn, Ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học) 
* Nhóm 3: Luyện chữ: (Nhớ lại buổi đầu đi học: đoạn 1, 2)
* Nhóm 4: Thi vẽ tranh, hát (chủ đề trường em)
Hoạt động 2: HS tự học theo nhóm đã phân công ( 24').
- Nhóm trưởng điều khiển HS ôn luyện.
- GV theo dõi và giúp đỡ 
- Đối tượng HS khá, giỏi GV ra thêm bài tập:
* Tiếng Việt: Em hãy đặt 3 câu có sử dụng biện pháp so sánh với các kiểu so sánh khác nhau.
* Toán: 
Bài 1: Tìm X.
a) X x 3 = 27 b) 46 : X = 2.
Bài 2: Lớp 3A có tổng số 21học sinh, trong đó 1/ 3 số học sinh đó là học sinh giỏi.
3. Củng cố dặn dò: ( 3').
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà tập đọc và kể chuyện: Người lính dũng cảm.
––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều 
Luyện toán
Luyện: Phép chia hết và phép chia có dư 
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết số dư bé hơn số chia. 
ii. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV yêu cầu hai em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào bảng con BT sau: đặt tính rồi tính: 36 : 6; 25 : 5; 19 : 2; 30 :4.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
Bài 1: (HS thực hiện ở bảng con) Đặt tính rồi tính:
16
16
 0
4
4
54
54
 0
6
9
35
35
 0
5
7
18
18
 0
3
6
 a, 
 18 : 3 = 6 35 : 5 = 7 54 : 6 = 9 16 : 4 = 4
 b, 25
24
 1
3
8
19
18
 1
2
9
44
40
 4
5
8
45
42
 3
6
7
b, 
 44 : 5 = 8 (dư 4) 45 : 6 = 7 (dư 3) 19 : 2 = 9 (dư 1) 25 : 3 = 8 (dư 1)
- GV dưa lần lượt từng bài cho HS thực hiện ở bảng con.
Bài 2: Một giỏ có 20 quả các loại, trong đó có 1/4 số quả là quả lê. Hỏi trong giỏ đó có bao nhiêu quả lê?
- 2 HS đọc bài toán, GV nêu câu hỏi gợi ý ‏‎.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Muốn tìm 1/4 quả lê của 20 quả các loại ta thực hiện phép tính gì? (
- 1 em lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải
Số quả lê có trong giỏ là:
20 : 4 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả lê.
Bài 3: (Nhóm)
Hãy đổi chỗ các tấm bìa:
 :
9
 6
4
=
5
Để có phép tính đúng
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi nội dung bài tập 3, yêu cầu các nhóm thảo luận. Nhóm nào hoàn hành trước nhóm đó thắng cuộc.
- Nhóm nào hoàn thành lên đính bài làm của nhóm mình lên bảng. GV, cả lớp nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- Phép tính đúng là: 54 : 6 = 9.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Hùng gấp được 24 cái thuyền, Dũng gấp được số thuyền bằng nữa số thuyền của Hùng. Hỏi cả Hùng và Dũng gấp được bao nhiêu thuyền?
GV nêu câu hỏi gợi ý: Để biết được cả Hùng và Dũng gấp được bao nhiêu cái thuyền, ta phải tìm số thuyền gấp được của ai?
Tự giải bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
Hoạt động 3 : củng cố, dặn dò (2').
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Hoạt động tập thể (ATGT)
Bài 2: Giao thông đường sắt
(đã soạn ở tuần 5)
––––––––––––––––––––––––––––––––––Tập viết
Ôn chữ hoa D, Đ 
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa D (1dòng), Đ, H (1dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa D, Đ 
- Tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra kiến thức (5')
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Chu Văn An, Chim.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.(10’)
- Luyện viết chữ hoa.
+ HS tìm các chữ viết hoa trong bài : K, D, Đ 
+ GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
+ HS tập viết từng chữ D, Đ và chữ K trên bảng con.
- Luyện viết từ ứng dụng (Tên riêng).
+ HS đọc từ ứng dụng : Kim Đồng 
+ GV giới thiệu : Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội ta.
+ HS viết trên bảng con Kim Đồng 
- Luyện viết câu ứng dụng.
+ HS đọc câu ứng dụng : Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
+ GVgiúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
+ HS tập viết trên bảng con: Dao.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết (15’).
- GV nêu yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài .
3. Củng cố - dặn dò ( 5').
- Nhận xét chung tiết học.
- GVnhắc HS về viết đúng mẫu chữ như đã viết ở vở Tập viết và học thuộc câu ứng dụng.
––––––––––––––––––––––––
Thứ hai, ngày 26 tháng 09 năm 2011
Chào cờ đầu tuần
________________________
Luyện tiếng việt
Luyện đọc - Kể chuyện: Bài tập làm văn
 I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc cho HS. Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người mẹ. Rèn kĩ năng kể câu chuyện bằng lời của mình.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: (5') 
- Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn luyện đọc, kể chuyện
Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm
- HS đọc từng đoạn: HS nối tiếp nhau 4 đoạn(2lượt) 
- HS đọc từng đoạn theo nhóm - GV theo dõi các nhóm đọc
- 4HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn - Cả lớp nhận xét
Hoạt động 2: Luyện kể chuyện
- HS lần lượt kể lại 4 đoạn câu chuyện - GV theo dõi giúp đỡ HS
- Từng cặp HS tập kể
- HS kể bằng lời của mình
- GV và HS nhận xét từng bạn kể - chọn bạn kể hay nhất
3. Củng cố, dặn dò: 
- ? Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
- GV nhận xét giờ học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu: 
 Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm bằng cho được điều muốn nói. 
 Kể chuyện: 
Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được 1 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. 
* Kĩ năng sống: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II . Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện kể SGK
III. Hoạt động dạy học
Tập đọc 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5')
- GV gọi 2 em tiếp nối đọc bài Cuộc họp của chữ viết . 1 em trả lời câu hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (Giúp đỡ Hoàng, bạn này không biết chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc). Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ Hoàng? (giao cho anh dấu chấm, yêu cầu Hoàng đọc câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu).
- 1 em nói về vai trò quan trọng của dấu chấm câu (giúp ngắt các câu văn rành mạch, rõ từng ý). 
- Giới thiệu bài tập đọc / kể chuyện.
Hoạt động 2: Luyện đọc ( 28')
 - GV đọc mẫu toàn bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + GV viết bảng: Liu-xi-a, Cô-li-a; 2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT.
+ HS đọc từng câu tiếp nối
 + Đọc từng đoạn trước lớp : Bốn em đọc 4 đoạn trước lớp, GV kết hợp giải nghĩa từ được chú giải sau bài. HS đặt câu với từ ngắn ngủn: Chiếc áo ngắn ngủn.
- Đọc đoạn trong nhóm 4 người.
- Đại diện từng nhóm thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Một em đọc cả bài.
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (12')
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời:
+ Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì? (Cô-li-a)
+ Cô giáo ra đề văn cho cả lớp như thế nào ? (Em đã làm gì giúp đỡ mẹ?)
+ Vì sao Cô-li-a khó viết bài tập làm văn ?(vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc dành thời gian cho Cô-li-a học)
- GV gọi một HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi : Thấy các bạn viết nhiều Cô-li- a làm cách gì để viết dài ra?(cố nhớ lại những việc đã làm, kể ra những việc mình chưa làm: giặt áo lót, áo sơ mi quần)
- GV gọi một HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : 
+ Vì sao khi mẹ bảo Cô - li - a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên ?
( vì bạn chưa bao giờ giặt quần áo. Lần đầu mẹ bảo làm việc này)
+ Vì sao sau đó, Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ ?( vì việc bạn đã nói trong bài TLV) 
 H: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? ( Lời nói phải đi đôi với việc làm những điều đã tự nói tốt về mình thì phải cố làm cho bằng được)
Hoạt động 4 : Luyện đọc lại (8')
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 và 4
- HS tiếp nối thi đọc đúng đoạn 3 và 4
- Một em đọc toàn bài.
- HS và GV nhận xét tuyên dương cá nhân đọc hay nhất 
Kể chuyện
 Hoạt động 5 : GV nêu nhiệm vụ và hướng dẫn kể (18')
-, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát lần lượt 4 tranh minh hoạ và sắp xếp tranh đúng thứ tự câu chuyện.
- Một số HS phát biểu thứ tự các tranh. GV nhận xét khẳng định các tranh đúng theo thứ tự là : 3- 4- 2- 1.
- Một em đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.
GV: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện, kể theo lời của em.
- Từng HS nối tiếp nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện. 
- Cả lớp và GV theo dõi nhận xét bổ sung lời kể của từng bạn, bình chọn bạn kể hay nhất. 
 Hoạt động 6 : Củng cố dặn dò (2')
 - Một em nhắc điều mà câu chuyện muốn nói với em là : Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố phải làm bằng được điều muốn nói. 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Nhắc HS về nhà tập kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
_________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
II . Đồ dùng dạy học: Hình vẽ như SGK (BT4)
 Iii. Các hoạt động dạy và học
1
6
1
3
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con BT sau: Tìm của 12m (12 : 3= 4m) ; của 18 giờ (18 : 6 = 3 giờ).
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm bạn làm ở bảng lớp.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Luyện tập (26’)
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm vào bảng con.
- Một số HS lên bảng thực hiện
1
2 
1
2
1
2
- GV nhận xét sửa chữa chốt lại đáp án đúng.
 a, của 12cm là 6cm; của 18kg là 9kg; của 10l là 5l; 
1
6
1
6
1
6
 b, của 24m là 4m; của 30 giờ là 5 giờ ; của 54 ngày là 9 ngày.
Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc thầm bài toán.
- HS tự làm vào vở. Một em lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là :
30 : 6 = 5 (bông hoa)
Đáp số : 5 bông hoa
Bài 3:- GV yêu cầu HS đọc thầm bài toán.
- HS tự làm vào vở. Một em lên bảng chữa bài
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại bài giải đúng
Bài giải
Lớp 3A có số HS đang tập bơi là :
28 : 4 = 7 (học sinh)
Đáp số : 7 học sinh
Bài 4: - GV nêu yêu cầu. HS quan sát các hình.
- HS thảo luận theo cặp : đếm số hình chia cho 5 để tìm hình đã tô màu vào số ô vuông
- Một HS nêu kết quả: đã tô màu vào số ô vuông của hình 2 và hình 4.
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (4') 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.
______________________
Thứ ba, ngày 27 tháng 09 năm 2011
Tập đọc
Nhớ lại buổi đầu đi học
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài : Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
* HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn me thích.
II. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra kiến thức (5').
- 2 HS đọc lại bài : Bài tập làm văn.
- 1 HS nêu nội dung của bài.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Luyện đọc (14')
a) GV đọc toàn bài.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) GV đọc diễn cảm toàn bài .
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc nối tiếp câu.
 - Đọc nối tiếp đoạn:
+ GV chia bài thành 3 đoạn. Nhắc nhở các em đọc đúng.
+ HS đọc các từ chú giải cuối bài. HS tập đặt câu với các từ: náo nức, bỡ ngỡ.
- Kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8').
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : Điều gì gợi tác giả nhớ lại buổi đầu tựu trường? (lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường). 
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : Trong ngày đầu tiên đến trường vì sao tác giả cảm thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? (vì cậu bé lần đầu đi học,thấy rất lạ nên nhìn mọi vật xung quanh cũng khác trước).
GV: Ngày đến trường đầu tiên với mỗi tre em và với gia đình của mỗi đều là ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ. Vì vậy, ai cũng hồi hộp trong ngày đến trường, khó có thể quên kỉ niệm của ngày đến trường đầu tiên.
 + HS đọc thầm đoạn 3, Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường? (Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, như con chimquen lớp, quen thầy).
Hoạt động 3: Luyện học thuộc lòng một đoạn văn ( 6')
- GV chọn đọc một đoạn văn.( Đoạn 1 hoặc đoạn 3)
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Gọi 3, 4 HS đọc đoạn văn.
- GV yêu cầu HS K- G : mỗi em cần thuộc lòng một trong ba đoạn của bài. Khuyến khích các HS khác cùng nhẩm đọc thuộc một trong ba đoạn. 
- HS thi đọc thuộc lòng một đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2')
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc một đoạn văn mà em thích
 - Dặn HS chuẩn bị tốt để kể về buổi đầu em đi học tiết tập làm văn tới.
___________________________
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
 I. Mục tiêu: -Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết hết ở tất cả các lượt chia)
	-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Các hoạt động dạy và học. 
1
5
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
1
6
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con BT sau: Tìm của 25km (25 : 5 = 5m) ; của 48 phút (48 : 6 = 8 phút).
 - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm bạn làm ở bảng lớp.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia 96 : 3 (10’)
- GV nêu phép chia và hướng dẫn HS đặt tính rồi tính
- GV vừa hướng dẫn vừa giải thích cách làm, trình bày như SGK.
96
9
06
 6
 0 
3
32
 96 : 3 = 32
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
Bài 1: - GV nêu yêu cầu
- Một em lên bảng làm mẫu một phép tính. - HS làm vào vở
- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của nhau
66
6
06
 6
 0
6
11
84
8
04
 4
 0
2
42
36
3
06
 6
 0
3
12
48
4
08
 8
 0
4
12
Bài 2 : - GV nêu yêu cầu .
- HS tự làm vào vở.
- Một số HS lên bảng chữa bài.
1
3
1
3
1
3
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
a, của 69kg là 23kg; của 36 là 12m; của 93l là 31 l; 
Bài 3: - 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn làm.
- HS làm vào vở
- Một HS lên làm trên bảng lớp
Bài giải
Mẹ biếu bà số quả cam là:
: 3 = 12(quả)
 Đáp số: 12 quả cam
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2') 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
________________________
Chính tả ( Nghe - viết)
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu: -Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo 
- Làm đúng BT(3) a/b .
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3b.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 5')
- 3 HS viết bảng lớp 3 tiếng có vần oam: ngoạm, oàm oạp, nhồm nhoàm
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: cái kẻng, thổi kèn, lời khen.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe viết ( 20')
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị .
- GV đọc đoạn văn tóm tắt truyện Bài tập làm văn trong SGK, hai em đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi: 
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
 + Tìm tên riêng trong bài CT? (Cô-li-a).
+Tên riêng trong bài CT được viết như thế nào? (viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt gạch nối giữa các tiếng).
- HS tập viết những chữ dễ viết sai vào vở nháp : làm văn, Cô-li-a, lúng túng, ngạc nhiên.
b) GV đọc cho HS viết vào vở.
c) Chấm chữa bài. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập (8')
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài trong VBT. 
- 3 HS thi làm bài đúng, nhanh. Sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Nhiều HS đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào VBT.
Câu a) khoeo chân Câu b) người lẻo khoẻo Câu c) ngoéo tay
Bài 3b:- HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài trong VBT. 
- 3 HS thi làm bài trên bảng, đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng là : 
Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa bao giờ đẹp thế
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ...
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2')
- GV nhận xét chung tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các câu thơ ở bài tập 3b.
_________________________
Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
II. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV yêu cầu hai em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào bảng con BT sau: đặt tính rồi tính: 69 : 3; 86 : 2.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
Bài 1: a, Đặt tính rồi tính
- HS làm vào bảng con. 2 em lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét sửa chữa chốt lại đáp án đúng.
55
5
05
 5
 0
5
11
96
9
06
 6
 0
3
32
84
8
04
 4
 0
4
21
48
4
08
 8
 0
2
24
b, Đặt tính theo mẫu. GV hướng dẫn mẫu, Hs làm bảng con. GV nhận xét.
35
35
 0
5
7
27
27
 0
3
9
48
48
 0
6
8
54
54
 0
6
9
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- GV cho HS làm bảng con. - Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
 của 20 cm là 20 : 4 = 5 (cm )
 của 40 km là 40 : 4 = 10 (km )
 của 80 kg là 80 : 4 = 20 (kg )
Bài 3:- GV yêu cầu HS đọc thầm bài toán.
- HS tự làm vào vở.
- Một em lên bảng chữa bài
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại bài giải đúng
Bài giải
My đã đọc được số trang sách là :
84 : 2 = 42 (trang sách)
Đáp số : 42 trang sách
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (5') 
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà ôn lại chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
_________________________
Luyện từ và câu
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy 
I. Mục tiêu:- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1)
 -Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2)
II. Đồ dùng dạy học: - 2 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5’)
- 2 em làm miệng bài 1 và 3 (tiết LTVC, tuần 5) (mỗi em làm 1 bài).
- GV và cả lớp nhận xét cho điểm
- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 28').
Bài 1: - Một số HS tiếp nối đọc toàn bộ yêu cầu bài tập và mẫu, cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (LÊN lớP ).
- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện BT:
+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì.
+ Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang (viết chữ in hoa), môic ô trống ghi 1 chữ cái. Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 6.doc
Giáo án liên quan