Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 3 - Ôn tập về hình học (tiếp)

HS biết cách gấp con ếch

 - Gấp được con ếch bằng giấy, nếp gấp tương đối phẳng.

II/ Chuẩn bị:

 - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu

 - Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy

 - Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu

 

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 3 - Ôn tập về hình học (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại 9 bạn lại đố cả lớp: 1 bạn giơ chữ mình cầm cao lên: chữ này tên gì đố các bạn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, lưu ý thêm những trường hợp sai chính tả. 
- Về nhà học thuộc 9 chữ mời, tìm các câu đố về đồ dùng học tập.
- Xem trước bài sau: Tập chép: Chị em
- 2 em lên bảng viết bảng lớp.
- Cả lớp viết BC.
- HS theo dõi.
- HS mở SGK trang 20.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bạn Lan mong trời mau sáng vì bạn đã làm cho mẹ và anh phải lo buồn, bạn muốn xin lỗi mẹ. 
- Bài có tên riêng là Lan. Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người phải viết hoa chữ cái đầu.
- Dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép 
- HS đọc tiếng, từ khó (cá nhân, đồng thanh)
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết.
- HS mở vở viết bài.
- 1 em lên bảng viết.
- HS dò lỗi trong bài của mình.
- HS nộp bài vài em 
- HS đổi vở bạn sửa bài.
- Điền đấu thanh hỏi, ngã.
- Bút chì, thước kẻ.
- Thảo luận nhóm đôi tìm dấu thanh cần điền.
- Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng (là cái thước kẻ)
- Tên nghe nặng trịch/Lòng dạ thẳng băng/Vành tai thợ mộc nằm ngang/Anh đi học vẽ sẵn sàng đi theo( là cái bút chì)
- HS đọc yêu cầu đề.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- gh, gi, k, l.
- HS đọc thuộc: g, gh, gi, h, i, k, kh, l, m.
- g có thể ghép với i, h để tạo thành gi, gh.
- k ghép với h tạo thành kh.
- Gọi HS đọc.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS nghe về nhà học thuộc các chữ cái đã học.
TUẦN 3
 Thứ tư ngày 10 / 9 / 2014
TẬP ĐỌC (tiết 8): QUẠT CHO BÀ NGỦ 
I/ Mục đích yêu cầu:
 1) Đọc đúng: chích choè, vẫy quạt.
 - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghĩ hơi đúng sau những dòng thơ và giữa các khổ thơ
 2) Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: thiu thiu
 KNS: GDHS Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
 - Học thuộc lòng bài thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ + bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Chiếc áo len” và trả lời câu hỏi trong sách
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài: tiếp tục chủ điểm “mái ấm”, bài thơ Quạt cho bà ngủ sẽ cho các em thấy tình cảm của 1 bạn nhỏ với bà của bạn như thế nào.
b- Luyện đọc:
- Giáo viên đọc bài thơ với giọng dịu dàng tình cảm.
- Luyện đọc câu
- HD từ khó: chích choè, vẫy quạt.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Giáo viên hướng dẫn ngắt nhịp đúng khổ thơ 1
 và 4.
- Giải nghĩa từ: thiu thiu
Cho học sinh đặt câu với từ trên 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 4
- Cho 2 nhóm đọc
- Đọc đồng thanh cả bài
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
Cho học sinh đọc thầm bài thơ, hỏi:
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
- Bà mơ thấy gì?
- Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
* Giáo viên chốt lại: Bạn nhỏ trong bài rất hiếu thảo, yêu thương chăm sóc bà. Các em đã làm gì để thể hiện sự yêu thương, chăm sóc bà như bạn nhỏ?
d- Học thuộc lòng bài thơ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ theo cách xoá dần.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ theo các hình thức:
 + 4 học sinh đại diện 4 nhóm nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. Học sinh đại diện nhóm nào đọc nối tiếp nhanh, đọc đúng, đọc hay là nhóm đó thắng.
 + Thi thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa.
 + 2 hoặc 3 học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo dục: Là cháu các em biết làm những điều thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc ông bà cha mẹ, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ
Chuẩn bị bài sau: Người mẹ 
- 2 Hs lên tiếp nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Qua câu chuyện này em nghĩ mình không nên ích kĩ, sống phải biết yêu thương nhường nhịn
- Học sinh theo dõi
- HS nối tiếp nhau - mỗi em đọc 2 dòng thơ. 2lượt 
- Cả lớp đọc đoạn thơ
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ
- 2 học sinh đọc chú giải
- Học sinh đặt câu với từ: thiu thiu
- HS thực hiện theo nhóm 4
- Cả lớp đọc đồng thanh
 - HS đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi
(quạt cho bà ngủ)
- Cốc chén nằm im, hoa cam hoa khế chín lặng trong vườn như đang ngủ
- Thấy cháu đang quạt hương thơm tới
- HS trao đổi nhóm trả lời. ( vì cháu đã quath cho bà trước khi bà ngủ thiếp đi nên bam ơ thấy cháu ngồi quạt/ vì trong giấc ngủ bà vẫn vẫn ngửi thấyh]ơng thơm của hao cam, hoa khế/ Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình)
- HS đọc lại cả bài thơ, trả lời câu hỏi:( Nghe lời bà, quạt cho bà lúc bà mệt, bà ngủ, rót nước ch bà uống.)
- Cả lớp thi đọc thuôc
- Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc.
TUẦN 3
 Thứ tư ngày 10 / 9 / 2014
TOÁN: XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Bài tập cần làm 1.2.3 	
II. Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Thùng A có 60 lít dầu, thùng B ít hơn thùng A 25 lít. Hỏi thùng B có bao nhiêu lít?
- Nhận xét – sửa bài
2.Bài mới
a. Giới thiệu
b. Ôn tập về thời gian
- 1 ngày có mấy giờ? Bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?
- 1 giờ có mấy phút? Cho HS quay kim đồng hồ
c. HD học sinh xem đồng hồ:
- GV: Quan sát kim đồng hồ 8giờ, 8giờ15và 8giờ30. Yêu cầu HS trả lời: Mỗi mặt đồng hồ cách nhau bao nhiêu phút?
- GV quay kim đồng hồ từ 4giờ đến 5giờ và hỏi là bao nhiêu thời gian?
- Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ từ 4 đến 5 giờ
- Vậy kim phút đi một vòng là bao nhiêu phút?
* GV kết luận: một giờ có 60phút
- HD HS tính: Kim phút đi 1vạch từ số này sang số kia là 5phút, 2 vạch là 10 phút..
d. Luyện tập
Bài 1/13: Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
 Cho HS làm theo nhóm đôi. Rồi nêu kết quả 
Bài 2/13: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ
 Thi quay kim đồng hồ nhanh theo tổ.
- GV quy định cùng một thời gian, các đội nhanh chóng quay đồng hồ, đội nào đúng, nhanh là thắng
Bài 3/13: Đồng hố chỉ mấy giờ?
 HS làm theo nhóm đôi
 Yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo của đồng hồ điện tử
- GV đưa từng đồng hồ lên
3. Củng cố dặn dò: 
- Yêu cầu về nhà tập xem đồng hồ. Bài sau tiếp theo
 - 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm BC
- HS nêu Một ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm nay và kết thúc lúc 12 giờ đêm hôm sau.
-1giờ có 60 phút. HS quay đồng hồ
- HS trả lời: cách nhau 5,10,15 phút
- Từ số 12 qua số 1, 2 và trở về 12 (1 vòng)
- Từ 4giờ đến 5giờ là 60phút hay còn gọi là một tiếng.
- Đồng hó đi một vòng từ trái sang phải.
- Kim phút đi một vòng là 60phút 
- Hai HS cùng bàm thảo luận và làm rồi nêu kết quả. HS nêu vị trí kim ngắn và kim dài rồi nêu giờ tương ứng trên mặt đồng hồ
- Các tổ thi quay kim đồng hồ theo yêu cầu của bài
- HS1: đồng hồ điện tử bằng kim háy bằng số? HS2: Bằng số. HS1: Đồng hồ điện tử phần nào chỉ giờ, phần nào chỉ phút? HS2: Trước dấu hai chấm chỉ giờ, sau dấu hai chỉ phút.
TUẦN 3
 Thứ tư ngày 10 / 9 / 2014
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: BỆNH LAO PHỔI (S - 12)
 I/ Mục tiêu: Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi. ( Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi)
KNS: GD cho HS biết phòng bệnh ,cần sống nơi có không khí trong lành ,ăn đủ chất phòng bệnh lao phổi 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Các hình trong SGK trang 12, 13 (phóng to)
 Học sinh : Vở bài tập, ống nghe, áo Bác sĩ
III/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập TNXH 
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến viêm đường hô hấp?
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Chính những nguyên nhân này và do hút thuốc, ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức sẽ dẫn đến bệnh lao phổi, chúng ta sẽ tìm hiểu bệnh này qua bài học hôm nay. GV ghi đề
b- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh hoạt theo nhóm 6 quan sát H1, H2, H3, H4, H5 (1 em đọc lời bác sĩ, 1 em đọc lời bệnh nhân) thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?
+ Biểu hiện của bệnh lao phổi?
+ Bệnh lao phổi lây bằng đường nào ?
+ Tác hại của bệnh lao phổi đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh
* Giáo viên nhận xét chốt ý:
+ Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây ra, người ăn uống thiếu thốn làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm lạnh 
+ Người bệnh thường ăn không ngon, sốt nhẹ buổi chiều, nặng ho ra máu không chữa trị kịp sẽ chết 
 + Lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp .
+ Sức khoẻ giảm sút, tốn tiền, lây những người trong nhà, xung quanh, ý thức giữ vệ sinh, không dùng chung đồ cá nhân, không khạc nhổ bừa bãi.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
- Cách tiến hành: Thảo luận nhóm quan sát H6, H7, H8, H9, H10, H11 kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời:
+ Kể ra ra những việc làm và điều kiện gây bệnh lao phổi?
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta đề phòng bệnh lao phổi?
- Cho đại diện nhóm báo cáo 
- GV hỏi chung cả lớp:
+ Tại sao ta không nên khạc nhổ bừa bãi?
 Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phong bện lao phổi?
- KL: Lao là một bệnh truyền nhiễm. Ngày nay có thuốc chữa, tiêm phòng. Trẻ em tiêm phòng sẽ ngừa bệnh suốt đời.
* Hoạt động 3 :Trò chơi “Bác sĩ giỏi” 
GV cho các em lên tham gia
(1 em đóng vai Bác sĩ, 2 em đóng vai bệnh nhân).
+ Bệnh nhân có triệu chứng: ho, hách xì, sổ mũi, đau họng , sốt 
+ Bệnh nhân có triệu chứng: mệt mỏi, ăn không ngon, gầy yếu sốt buổi chiều.
- Gọi HS nhận xét các bạn đóng vai 
- KL: Khi bị sốt mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời, khi đến gặp Bác sĩ, chúng ta phải nói rõ mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, phải uống thuốc đủ liều theo đơn của Bác sĩ.
3) Củng cố - dặn dò:
Cần giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa , nơi công cộng, ăn ngủ, học tập, lao động, vui chơi đúng giờ giấc và điều độ. 
- Làm bài 3/8 vở bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài: Máu và cơ quan tuần hoàn. 
- Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm...
- Quan sát hình 1, H2, H3, H4, H5/12
- Hai bạn đọc lời thoại giữa Bác sĩ và bệnh nhân .
- Thảo luận và trả lời:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do 1 loai vi khuẩn gây ra.
+ Biểu hiện: thấy người mệt mỏi, ăn không ngon, gầy đi và sốt nhẹ về chiều
+ Lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
- Các nhóm thảo luận báo cáo: mất ăn, mất ngủ, sức khỏe giảm suốt dẫn đến tều tụy cơ thể có thể lay truyền sang người xung quanh
- Nhóm khác bổ sung 
Học sinh quan sát tranh H6, H7, H8, H9, H10, H11/13 trả lời:
+ Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
+ Người thường xuyên phải lao động nặng nhọc quá sức và ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
+ Người sống trong những ngôi nhà chật chội, tối tăm không có ánh sáng hoặc ít ánh sáng mặt trời
+ Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới sinh.
+ Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, vừa sức.
+ Nhà ở sạch sẽ thoáng đãng, luôn được mặt trời chiếu sáng
- Các nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung 
+ Không khạc nhổ bừa bãi vì trong nước bọt và đờm của người bệnh chứa rât nhiều vi khuẩn lao và các mầm bệnh khác. Nếu khạc nhổ bừa bãi các vi khuẩn lao và mầm bệnh sẽ bay vào không khí, sẽ làm ô nhiễm không khí và ngưòi khác có thể nhiễm bệnh qua đường hô hấp
+ Không hút thuốc, hít khói thuốc 
Ăn uống đủ chất, lao động vừa sức 
Ở nhà thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Tiêm phòng bệnh lao cho trẻ em mới sinh
- Không khạc nhổ bừa bãi vì đờm và nước bọt có vi khuẩn (vì vi khuẩn bệnh lao sống được 15 phút)
- 3 em lên tham gia trò chơi (1 bác sĩ , 2 bệnh nhân)
- Bệnh nhân đến khám và trình bày những triệu chứng bệnh của mình.
- Bác sĩ nghe và phát hiện ra bệnh.
HS nghe và nhớ về nhà chuẩn bị bài.
TUẦN 3
 Thứ / 9 / 2014
THỦ CÔNG (tiết 1): GẤP CON ẾCH
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách gấp con ếch
 - Gấp được con ếch bằng giấy, nếp gấp tương đối phẳng.
II/ Chuẩn bị:
 - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu
 - Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy
 - Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng HS
2) Bài mới: 
a) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi: con ếch gồm có mấy phần? 
- Phần đầu có 2 mắt, nhọn dần về phía trước. Phần thân nhọn dần về phía sau. 2 chân trước và 2 chân sau ở phía dưới thân. Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thân ếch.
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
- GV yêu cầu HS lên bảng mở dần hình gấp con ếch.
- HD gấp con ếch trên quy trình từ hình 2 à hình 6.
- Cho HS so sánh về cách gấp đầu và cánh của máy bay đuôi rời.
b) HD mẫu theo các bước:
 + Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông. 
 + Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
(giống đầu và cánh thân máy bay đuôi rời)
 + Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- Dùng bút sẫm tô mắt
- Hướng dẫn HS cách làm cho ếch nhảy
- GV gọi 2 HS lên bảng làm .
- GV tổ chức cho HS gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
c) HS thực hành gấp con ếch vào giấy nháp
- GV theo dõi uốn nắn sửa sai.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp.
- Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ, cho tiết sau: “Gấp con ếch tiết 2”.
- HS chuẩn bị đồ dùng 
- HS hát bài “Chú ếch con” 
- HS quan sát 
- HS nêu: Con ếch gồm có phần đầu có 2 mắt ,phần thân nhọn dần ,có 2 chân trước và 2 chân sau 
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi
- HS thực hành trong nhóm 
TUẦN 3
 Thứ năm ngày 11 / 9 / 2014
TOÁN: XEM ĐỒNG HỒ (tt)
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo 2 cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút
- Không làm bài tập 3	
II. Chuẩn bị: 
- Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Quay kim đồng hồ 9 giờ 5 phút, 9 giờ 10 phút, 9 giờ 30 phút
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. HD học sinh xem đồng hồ:
- GV quay kim đồng hồ đến 8 giờ 35 phút
Yêu cầu HS trả lời.
- Nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút?
- Thiếu bao nhiêu phút nữa đến 9 giờ?
- HD học sinh đếm từ vạch số 7 đến số 12 gồm 5 vạch: 5 x 5 = 25 phút
- Vậy 8 giờ 35 phút còn gọi là 9 giờ kém 25 phút
- Yêu cầu HS đọc lại
- HD học sinh đọc lại các giờ trên mặt đồng hồ còn lại
c. Luyện tập
 Bài 1/15: Đồng hồ chỉ mấy giờ
 Cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời theo mẫu:
Bài 2/15: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 Tổ chức HS thi quay kim đồng hồ nhanh theo tổ
Bài 4/15: Xem tranh và trả lời câu hỏi trong tranh
- Yêu cầu HS đọc đề và quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi
3. Củng cố, dặn- Yêu cầu HS về nhà tập xem đồng hồ.Chuẩn bị bài sau luyện tập
- HS đọc quay kim đồng hồ theo yêu cầu
- HS lên chỉ trên đồng hồ 
- HS: Thiếu 25 phút nữa đến 9 giờ
- HS đọc: 9giờ kém 25 phú thay đọc là 8 giờ 35 phút
- Vài HS đọc chỉ số giờ tương ứng trên từng đồng hồ còn lại theo hai cách ( 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút - 8 giờ 55 hay 9 giờ kém 5 phút)
- Các nhóm nêu theo mẫu các đồng hồ còn lại
- Các tổ thi nhau quay kim đồng hồ theo giờ cho trước của bài
HS: Một em hỏi, một em trả lời.
- HS lắng nghe, nhớ thực hiện
TUẦN 3
 Thứ sáu ngày12 / 9 / 2014
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
 I/ Mục tiêu:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ (mô hình)
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: Vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
II/ Đồ dùng dạy học:
 HS: mỗi nhóm chuẩn bị ống nghiệm có máu lợn 
 GV: H14, H15 SGK, tiết lợn, gà, vịt chống đông để trong ống nghiệm
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
- Bệnh lao phổi là bệnh như thế nào? 
- Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi. 
- Nhận xét 
2) Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu:
+ Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ
+ Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Cách tiến hành :
*Cho HS làm việc theo nhóm quan sát hình 1, H2, H3 SGK nhận xét và trả lời:
+ Nhóm 1: Khi bị trầy da ta thấy có gì chảy ra? Khi bị đứt tay có gì chảy ra? Máu là chất lỏng hay đặc?
+ Nhóm 2: Quan sát ống máu em thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Nhóm 3: Nêu hình dạng và chức năng của huyết cầu? (ở hình 3)
+ Nhóm 4: Nêu tên cơ quan vận chuyển máu?
*Các nhóm lên báo cáo 
- GV kết luận: 
 Máu là một chất lỏng màu đỏ gồm hai thành phần: phần huyết tương (nước vàng ở trên) và huyết cầu hay tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới)
+ Có nhiều loại huyết cầu quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, có dạng như cái đĩa, rõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ôxy đi nuôi cơ thể 
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn
* GV nói thêm: Ngoài huyết cầu đỏ còn có huyết cầu trắng, tiêu diệt vi trùng xâm nhập cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
- Cách tiến hành:
*Học sinh quan sát SGK hình 4/15 làm việc theo nhóm 2
 (1 bạn hỏi 1 bạn trả lời)
+ Chỉ vào hình vẽ đâu là tim, mạch máu 
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực 
+ Chỉ vị trí tim trên lồng ngực của mình.
- GV nêu lại câu hỏi cho các nhóm đôi trả lời
- GV bổ sung và gọi một số em lên chỉ vào tranh.
- Hỏi: Cơ quan tuần hoàn gồm có những gì?
Kết luận: cơ quan tuần hoàn gồm có: tim và các mạch máu.
- Vậy máu có nhiệm vụ gì? Chúng ta cùng chơi trò chơi.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức 
- Mục tiêu : hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể 
- Cách tiến hành:
*GV nói tên trò chơi và cách chơi:
+ 2 đội có số người bằng nhau đứng hàng dọc cách đều bảng 
+ GV hô “bắt đầu” người đứng trên đầu của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. 
Khi viết xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo. 
Cùng thời gian, đội nào viết nhiều tên bộ phận của cơ thể đội đó thắng
* Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể có dủ chất dinh dưỡng và ôxy để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí cacbônic và chất thải của các cơ quan cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài
3) Củng cố - dặn dò: 
- Kể được các bộ phận và chức năng của cơ quan tuần hoàn ?
- Liên hệ: Tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng nơi không khí trong lành 
- Chuẩn bị bài: Hoạt động tuần hoàn
- 2 HS trả lời 
- HS nghe 
- HS quan sát hình 1, H2, H3 và thảo luận theo nhóm.
- Khi bị trầy da hoặc bị đứt tay ta thấy máu chảy ra.- Máu là một chất lỏng, màu đỏ.
- Gồm 2 phần: Nước vàng ở trên, phần màu đỏ lắng xuống dưới.
- Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt.
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn.
*Các nhóm lên báo cáo 
- HS quan sát hình 4/15 một em hỏi, một em trả lời.
- Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu đi khắp các bộ phận của cơ thể. 
- Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
- Mỗi đội 10 em
- HS viết: tay, chân, đầu, cổ, mắt....
- HS tham gia trò chơi 
- Các bạn ở dưới cổ động.
TUẦN 3
 Thứ sáu ngày 12 / 9 / 2014
TẬP VIẾT (bài 3): ÔN CHỮ HOA: B
	I. Mục đích
- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng
	Bầu ơi thương lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 
(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
	II.Đồ dùng học tập
- Mẫu chữ viết hoa: B, H, T 
- Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li
	III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gv kiểm tra bài viết của hs viết ở nhà (trong vở tập viết)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hd viết bảng con:
- Luyện viết chữ hoa: B, H, T
- GV: Trong bài có những chữ hoa nào?
- GV vừa v

File đính kèm:

  • docTim so chia.doc