Bài giảng Lớp 3 - Môn Tin học - Bài 5: Thực hành tổng hợp

Củng cố: (2’)

Nhắc lại các bước làm bài luyện tập T1

5. Dặn dò: (1’)

- Làm BT luyện tập T2 (SGK/38)

- HS về nhà làm lại các bài thực hành;học các bài ở 2 chương, ôn tập giữa kỳ I

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tin học - Bài 5: Thực hành tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 9
Ngµy so¹n: 14 th¸ng 10 n¨m 2013
Ngµy d¹y: Thø hai ngµy 21 th¸ng 10 n¨m 2013
Bài 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. Mục tiêu : Sau bài học này sẽ giúp HS:
- Nhớ lại các công cụ đã học
- Biết cách sử dụng và phối hợp các công cụ để vẽ được bức tranh theo yêu cầu
- Vận dụng thực hành để vẽ được những bức tranh đẹp và có ý nghĩa
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học
- Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học học
II. Đồdùng dạy học
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án	
- Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
? Em hãy kể tên các công cụ đã được học từ trước đến nay?
- 1 HS trả lời
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy và học bài mới: 30’
3.1. Giới thiệu bài: (2’)
Ở chương 2 các em đã được làm quen thêm nhiều công cụ trong CT vẽ Paint. Hôm nay các em sẽ làm thêm các bài thực hành tổng hợp để củng cố lại các kiến thức đã học
3.2. Tìm hiểu bài luyện tập T1: (14’)
- Y/c HS quan sát H45 (SGK/36)
? Bố cục bức tranh gồm mấy phần?
- Quan sát 
- Trả lời: gồm 6 phần: nền trời, ngọn núi, hàng cây, cánh đồng cỏ, con đường, xe buýt
? Tỷ lệ giữa các phần đó như thế nào?
- Trả lời: Hợp lý
? Phần nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất?
? Thứ tự vẽ các chi tiết của bức tranh ntn? Từ xa đến gần hay từ gần đến xa?
- Trả lời: Từ xa đến gần
? Em hãy liệt kê các công cụ vẽ bức tranh theo từng chi tiết:
- Ba ngọn núi
- Đỉnh núi
- Cánh đồng cỏ và con đường
- Vạch phân cách của con đường
- Cây cối
- Xe buýt (thân xe, cửa sổ, bánh xe, cửa lên xuống...)
- Dòng chữ “Cổ Loa”
- Nhận xét các câu trả lời
- Nhắc lại các công cụ hỗ trợ để vẽ các chi tiết cho bức tranh
3.3. Thực hành bài Luyện tậpT1: (14’)
- Y/c HS bật máy, khởi động chương trình Paint
- Quan sát H45 và tiến hành vẽ theo mẫu
- Nhắc nhở HS: Nếu gặp khó khăn trong quá trình vẽ có thể tham khảo hướng dẫn trong SGK
- Quan sát HS thực hành
- Sửa sai (nếu có)
- Nhận xét bài thực hành
4. Củng cố: (2’)
Nhắc lại các bước làm bài luyện tập T1
5. Dặn dò: (1’)
- Làm BT luyện tập T2 (SGK/38)
- HS về nhà làm lại các bài thực hành;học các bài ở 2 chương, ôn tập giữa kỳ I
* Các công cụ đã được học: Công cụ đường thẳng, đường cong, sao chép hình, vẽ hình vuông, hình chữ nhật, vẽ hình e-líp, hình tròn, viết chữ lên hình vẽ, phóng to hình vẽ
1. Bài luyện tập T1: 
- Chọn công cụ để vẽ 3 ngọn núi
- Chọn công cụ hoặc để vẽ các đường uốn lượn gần đỉnh núi
- Chọn công cụ để vẽ cánh đồng cỏ và con đường
- Chọn công cụ để vẽ các đường phân cách của con đường
- Tô màu thích hợp
- Chọn công cụ và màu vẽ là màu nâu để vẽ thân cây
- Chọn công cụ và màu vẽ là màu xanh để vẽ lá cây
Đến đây, em đã vẽ được bức tranh phong cảnh núi tuyết. Tiếp theo em sẽ vẽ chiếc xe buýt chạy trên con đường
- Dùng công cụ để vẽ đường viền xác định hình dạng chiếc xe
- Chọn công cụ với kiểu vẽ chỉ tô màu bên trong là màu đen để vẽ hình hai chiếc bánh xe
- Chọn công cụ để vẽ cửa lên xuống của xe buýt
- Chọn công cụ để vẽ các cửa sổ của xe buýt
- Tô màu thích hợp cho xe buý 
- Chọn công cụ để viết dòng chữ “Cổ Loa” lên xe buýt
2. Thực hành: H45 (SGK/36)
Vẽ bức tranh như hình mẫu
Ngµy so¹n: 15 th¸ng 10 n¨m 2013
Ngµy d¹y: Thø n¨m ngµy 24 th¸ng 10 n¨m 2013
Bài 5: ÔN TẬP GIỮA KỲ I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 1 và chương 2
- Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm
- Thể hiện tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án	
- Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Ổn định lớp (1’)
- Y/c HS trật tự, báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5’): 
? Em hãy trình bày các bước phóng to hình vẽ?
? Em hãy nêu các kiểu lật và quay hình vẽ?
- Nhận xét, cho điểm
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy và học bài mới: (30’)
3.1. Giới thiệu bài:1p
 3.2. Ôn tập bài 1 (Chương 1)
- HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi:
? Chương trình máy tính là gì?
? Đĩa cứng dùng để làm gì?
? Bộ phận nào của MT thực hiện các lệnh của chương trình?
3.3. Ôn tập bài 2:
? Trong MT, thông tin được lưu ở đâu?
? Để xem các tệp và thư mục em làm như thế nào?
? Để khám phá máy tính, em làm như thế nào?
3.4. Ôn tập bài 3:
? Trình bày cách mở tệp đã có trong máy tính?
? Em hãy nhắc lại thao tác lưu kết quả làm việc trên MT?
? Để tạo một thư mục mới em cần làm những gì?
3.5. Ôn tập bài 1 (Chương 2):
? Em hãy nhắc lại cách sao chép hình?
? Nêu sự khác nhau giữa việc sao chép hình có chọn biểu tượng trong suốt và sao chép hình không chọn biểu tượng trong suốt?
? Nêu sự khác nhau giữa thao tác di chuyển và sao chép hình
? Em hãy nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật?
? Em hãy trình bày cách vẽ hình vuông?
? Em hãy nhắc lại cách vẽ hình e-líp? 
? Em hãy trình bày cách vẽ hình tròn?
? Có những kiểu vẽ hình e-líp nào?
3.6. Ôn tập bài 2:
- Nhắc lại công cụ bình phun màu và các bước sử dụng bình phun màu
3.6. Ôn tập bài 3:
- Nhắc lại công cụ viết chữ và các bước thực hiện
- Cách chọn chữ viết trong Paint
? Hãy nêu hai kiểu viết chữ lên tranh?
 3.6. Ôn tập bài 4:
? Em hãy trình bày các bước phóng to hình vẽ?
? Em hãy nêu các kiểu lật và quay hình vẽ
4. Củng cố, Dặn dò: (4’)
 Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học 8 bài vừa ôn tập, tiết sau làm bài kiểm tra giữa kỳ I
* Các bước phóng to hình vẽ: 
- Chọn công cụ trong hộp công cụ, con trỏ chuột trở thành hình chiếc kính lúp 
- Chọn độ phóng 2x, 6x hoặc 8x ở phía dưới hộp công cụ hoặc nháy chuột vào hình vẽ
* Các kiểu lật và quay hình vẽ:
- Flip horizontal: lật theo chiều nằm ngang
- Flip vertical: lật theo chiều thẳng đứng
- Rotate by angel: quay 1 góc 900 hoặc 1800, 2700	
Bài 1: Những gì em đã biết 
- Là những lệnh do con người viết và được lưu trên các thiết bị lưu trữ
- Dùng để lưu kết quả làm việc như VB, hình vẽ 
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
- Các tệp được sắp xếp trong thư mục, mỗi thư mục cũng có 1 biểu tượng và tên
- Mỗi thư mục có thể chứa những thư mục con
- Để khám phá máy tính: Nháy nút phải chuột trên biểu tượng My Computer rồi nháy Explore trên danh sách hiện ra sau đó
Bài 3: Tổ chức thông tin trong máy tính
* Để mở 1 tệp đã lưu MT, em mở cửa số My Computer, tìm thư mục chứa tệp đó. Sau đó nháy đúp chuột để mở tệp đó 
* Nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + S
- Chọn thư mục em sẽ lưu kết quả:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng ổ đĩa
+ Nháy đúp chuột lên thư mục muốn lưu
+ Gõ tên tệp và nhấn Save hoặc nhấn Enter
* Mở cửa sổ My Computer, chọn ổ đĩa
- Nháy nút phải chuột vào 1 khoảng trắng trong cửa sổ, chon New, chọn Folder
- Gõ tên thư mục muốn tạo mới, nhấn phím Enter
Bài 1: Những gì em đã biết
* Thao tác sao chép hình:
- Chọn công cụ sao chép
- Chọn phần hình vẽ muốn sao chép
- Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới
- Nháy chuột ở vùng ngoài để kết thúc
* Nếu nháy chuột vào biểu tượng “trong suốt” trước khi kéo thả chuột để sao chép hay di chuyển, những phần có màu nền của phần hình được chọn trở thành trong suốt và không che lấp phần hình nằm dưới
- Hai thao tác chỉ khác nhau ở chỗ:
+ Khi di chuyển hình, em không nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột
+ Khi sao chép hình, em nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột
*Cách vẽ hình chữ nhật:
- Chọn công cụ trong hộp công cụ
- Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật ở phía dưới hộp công cụ
- Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc
* Để vẽ hình vuông, thao tác giống vẽ hình chữ nhật, nhưng lưu ý nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả chuột trước khi thả phím Shift
* Cách vẽ hình e-líp:
- Chọn công cụ trong hộp công cụ
- Nháy chuột để chọn một kiểu vẽ hình elip ở phía dưới hộp công cụ
- Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả nút chuột
* Để vẽ hình tròn, thao tác giống vẽ hình e-líp, nhưng lưu ý nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả chuột trước khi thả phím Shift
* Có các kiểu vẽ hình e-líp:
+ Chỉ vẽ đường biên
+ Vẽ đường biên và tô màu bên trong
+ Chỉ tô màu bên trong
Bài 2: Sử dụng bình phun màu
- Chọn công cụ trong hộp công cụ 
- Chọn kích cỡ vùng phun ở dưới hộp công cụ 
- Chọn màu phun
- Kéo thả chuột trên vùng muốn chọn
* Chú ý: Kéo thả nút trái chuột để phun màu bằng màu vẽ, kéo thả nút phải chuột để phun màu bằng màu nền
Bài 3: Viết chữ lên hình vẽ
* Các bước thực hiện:
- Chọn công cụ trong hộp c/ cụ
- Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ
- Gõ chữ vào khung chữ 
- Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc
* Chọn chữ viết:
- Giống bên Word
- Phông chữ: Có nhiều phông chữ để em lựa chọn, em có thể gõ Tiếng Việt như cách đã được học
- Cỡ chữ: Có nhiều cỡ chữ để em lựa chọn, em có thể chọn chữ lớn hay chữ nhỏ tùy theo bức tranh
- Kiểu chữ: Có 3 kiểu chữ để em lựa chọn: đậm, nghiêng, gạch chân
* Hai kiểu viết chữ lên tranh:
- Nếu chọn biểu tượng “không trong suốt”: màu của khung chữ sẽ là màu nền. Khung chữ có màu nền sẽ che khuất phần tranh ở phía sau
- Nếu chọn biểu tượng “trong suốt”: khung chữ sẽ trở nên không màu và trong suốt. Khi khung chữ trong suốt em có thế nhìn thấy phần tranh ở phía sau
Bài 4: Trau chuốt hình vẽ
* Các bước phóng to hình vẽ: 
- Chọn công cụ trong hộp công cụ, con trỏ chuột trở thành hình chiếc kính lúp 
- Chọn độ phóng 2x, 6x hoặc 8x ở phía dưới hộp công cụ hoặc nháy chuột vào hình vẽ
* Các kiểu lật và quay hình vẽ:
- Flip horizontal: lật theo chiều nằm ngang
- Flip vertical: lật theo chiều thẳng đứng
- Rotate by angel: quay 1 góc 900 hoặc 1800, 2700
Yªn Nh©n, ngµy 18 th¸ng 10 n¨m 2013
NGƯỜI DUYỆT

File đính kèm:

  • doctin hoc tuan 9.doc