Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1 - Đạo đức: Chia sẻ vui buồn cùng bạn

Nhóm 1: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp

+ Nhóm 2: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn

+ Nhóm 1: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1 - Đạo đức: Chia sẻ vui buồn cùng bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn: 20/11/2013
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 04/11/2013
Tiết 1. Đạo đức:
	 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (T1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- HS đã biết động viên bạn khi gặp chuyện buồn,
Học sinh hiểu được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS : 
Học sinh hiểu được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
* HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan tâm đến bạn khi gặp chuyện buồn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK.
- Tranh minh hoạ cho tình huống của HĐ1
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
2. HS: SGK,
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống 
* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
 a.Ổn định tổ chức:Hát
 b. Ôn bài cũ: 
- Nêu phần bài học của bài 4.
2. Phát triển bài
 a. GTB: GV ghi đầu bài lên bảng.
 b. Nội dung:
Hoạt động 1:
* Tiến hành:
- HS thực hiện. NX. Đánh giá.
- Hãy kể về sự chia sẻ của em với bạn khi bạn có chuyện vui hoặc buồn?
- Khi được bạn quan tâm ( hoặc khi chia sẻ) với bạn em thấy thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết ND tranh
- Học sinh chia sẻ
- HS quan sát, trả lời.
- GV giới thiệu tình huống. 
- HS chú ý nghe 
- GV cho HS thảo luận 
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả.
- Các nhóm nêu kết quả nhận xét.
* GV kết luận: Và gọi HS chốt lại 
- Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì? 
- An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
(Nhiều HS nhắc lại KL)
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
* Tiến hành: 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong các tình huống 
- HS chú ý nghe
- GV giao tình huống cho các nhóm 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- GV gọi các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS rút ra kết luận 
- HS nêu kết luận 
(Nhiều HS nhắc lại)
- GV nhận xét - kết luận 
Hoạt đông 3: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. 
* Tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ, bày tỏ từng thái độ bằng cách giơ các tấm bìa 
- GV cho HS thảo luận về lý do không tán thành 
- HS thảo luận 
- GV kết luận:
- Các ý kiến a, c,d, đ, e là đúng 
- ý kiến b là sai
A. Hướng dẫn thực hành: 
- Quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp
Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ  nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn với bạn. 
3. Kết luận:
- ND bài học?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tiết 2.Tự nhiên và Xã hội
Bài 17: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên vị trí, vai trò và chức năng các bộ phận của của cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.
- Biết những việc nên và không nên làm có lợi cho cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kình.
- Củng cố các kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Biết thực hiện những việc nên và không nên làm có lợi hay có hại cho sức khỏe của con người
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Khắc sâu những kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh. Cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh
 + Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân, kĩ năng quan sát, lắng nghe. 
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Nêu vai trò của giấc ngủ đối với cơ quan thần kinh? 
+ Em đã thực hiện việc đó như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Quan sát 
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về: Tên gọi, vị trí của các bộ phận trong các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi
+ Bước 2: Hoạt động lớp
- Nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về: Chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh
- Tiến hành: 
* Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận và điền vào bảng sau:
Tên các bộ phận của cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh)
Chức năng
Những việc nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh)
Những việc không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh)
* Bước 2: Hoạt động nhóm
- Quan sát, giúp đỡ nhóm học sinh có khó khăn
* Bước 3: Hoạt động lớp
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: Hát: Dậy đi thôi
- Dặn dò: Thực hiện giữ gìn và bảo vệ các cơ quan trên cơ thể
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS nêu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK TN & XH 3, trang 36
- Nêu yêu cầu và nhiệm vụ trang 36
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Thảo luận theo yêu cầu (3 phút)
- Đại diện các nhóm lên bảng thi chỉ và nói tên các bộ phận của các cơ quan theo hình vẽ
- Nhận xét, bổ sung
- Bầu trưởng nhóm, thư ký
+ Nhóm 1: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp
+ Nhóm 2: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn
+ Nhóm 1: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu
+ Nhóm 2: Thực hiện nêu chức năng và những việc nên, không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
Tiết 3. Mĩ thuật: Gv chuyên dạy
__________________________________________________________________
Ngày soạn: 3/11/2011
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 5/11/2013
Tiết 1. Toán
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên các đơn vị đo độ dài: mm, cm, dm, m, km
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài: mm, cm, dm, m, km
- Biết tên gọi, kí hiệu của 2 đơn vị đo độ dài: Đề - ca – mét và Héc – tô – mét
- Biết mối quan hệ giữa Đề - ca – mét và Héc – tô – mét.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Củng cố tên gọi, kí hiệu của 2 đơn vị đo độ dài: Đề - ca – mét và Héc – tô – mét. Mối quan hệ giữa Đề - ca – mét và Héc – tô – mét.
2. Kỹ năng: Thực hành kỹ năng tính và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3 tập 1 – Trang 51, 52.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy - học
1.Giáo viên: Vở BT Toán 3, tập 1, thước, phấn, bài tập để học sinh luyện tập thêm
2. Học sinh: Vở BT Toán 3, tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2 VBT Toán 3, tập 1 trang 51. 
+ HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 1 trang 51, 52. 
* Thực hành làm bài tập
- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
* Chữa bài
Bài 1: 
HS nêu yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá
Bài 2: 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
HS nêu yêu cầu rồi tự tìm kết quả.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: 
HS đọc đề toán, 1 hs làm bảng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố:
+ Có những đơn vị đo độ dài nào?
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu?
- Dặn dò: .
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của 
giáo viên
- HS yếu, TB lần lượt lên bảng thực hiện
1hm = 100m
1hm = 10dam
1dam= 10m
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1dm = 10cm
1cm = 10mm
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
2dam = 20m
6dam = 60m
8dam = 80m
4dam = 40m
5hm = 500m
3hm = 300m
7hm = 700m
9hm = 9500m
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
a. 9dam + 4dam = 13dam.
 6dam + 15dam = 21dam.
 52dam + 37dam = 89dam.
 48hm + 23hm = 71hm.
b. 18hm – 6hm = 12hm
 16hm – 9hm = 7hm
 63hm – 18hm = 45hm
 76dam -25dam = 41dam.
- Nhận xét, đánh giá
- HS KG chữa bài lên bảng
Bài giải
Cuộn ni lông dài là:
2 x 4 = 8 (dam)
 Đáp số: 8dam.
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu – Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
Tiết 2. Tiếng Việt
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết kể được một vài ý về một người hàng xóm thân thích.
- Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân yêu nhất.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân yêu nhất.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết, dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.	
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TV3, tập 1.
2. Học sinh: Vở ô ly, bút viết, SGK TV3, tập 1.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân yêu nhất.
 + Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét, hướng dẫn cách viết, trình bày bài trong vở cho học sinh.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Giáo viên nhận xét và đánh giá bài của học sinh.
+ Nhận xét về trình tự kể của học sinh (xuôi, ngược) thời gian.
+ Dùng từ, đặt câu, cách trình bày.
3. Kết luận
- Củng cố: 
- HS đọc bài văn hay, hoàn chỉnh
- Dặn dò: Viết tiếp và sửa lại bài ở nhà.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Đọc đề bài
- Xác định yêu cầu của bài văn
- 1 hoặc 2 học sinh khá giỏi kể miệng trước lớp
- Nhận xét
- HS viết bài vào vở ô ly (15 phút)
- Nối tiếp đọc bài viết
- Nhận xét, đánh giá bài của bạn
- HS đọc bài văn
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 9 chiều.doc
Giáo án liên quan