Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tiết 1 - Luyện viết: Bài 8

Nên ngủ đúng giờ đủ thời gian để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí vừa phải: Chơi trò chơi điện tử, xem biểu diễn văn nghệ giúp cơ quan thần kinh bớt căng thẳng, tuy nhiên không nên chơi quá sức sẽ có hại cho cơ quan thần kinh

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tiết 1 - Luyện viết: Bài 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 26/10/2013
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 28/10/2013
Tiết 1. Luyện viết: Bài 8
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên, cách viết các chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ, chữ viết đứng, đều nét
- Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm.
- Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: 
 Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết.
3. Thái độ:
 + Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
	+ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa
2. Học sinh: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3, tập 1, bảng con, phấn, bút
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hướng dẫn viết các chữ hoa
* Luyện viết
- GV quan sát, uốn nắn
- Chú ý luyện viết cho học sinh giỏi 
* Chấm bài
- Chấm bài – Nhận xét
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: 
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở vở luyện viết 
- Nêu tên các chữ cái được viết hoa
- Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài
- Nêu cách viết từng chữ hoa
- Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu tư thế ngồi viết
- HS luyện viết theo bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu và là tên riêng
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................._________________________________________________
Tiết 2.Tự nhiên và Xã hội
Bài 15: VỆ SINH THẦN KINH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên vị trí, vai trò và chức năng các bộ phận của của cơ quan thần kinh.
- Biết một số việc nên và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 
 Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh. Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. 
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
Giáo dục KNS:
* Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Quản lý thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
 Giáo dục môi trường - Mức độ tích hợp: Bộ phận
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan thần kinh,
- Học sinh biết một số việc làm có hai cho cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ HS 1: Não có vai trò gì trong cơ quan thần kinh? Lấy ví dụ cụ thể?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Làm việc theo nhóm và thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Hình vẽ gì?
+ Việc làm này có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? Có lợi hay có hại như thế nào?
+ Hằng ngày bạn hiện việc đó ra sao?
+ Bước 2: Hoạt động lớp
- Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến đã thảo luận 
+ Theo em nên và không nêm làm những việc gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh? 
- KL: + Nên ngủ đúng giờ đủ thời gian để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí vừa phải: Chơi trò chơi điện tử, xem biểu diễn văn nghệ giúp cơ quan thần kinh bớt căng thẳng, tuy nhiên không nên chơi quá sức sẽ có hại cho cơ quan thần kinh
+ Không nên thức quá khuya điều này sẽ làm cho thần kinh mỏi mệt làm việc kém hiệu quả
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh
- Tiến hành: 
+ Trạng thái tâm lý nào có lợi cho cơ quan thần kinh? Vì sao?
+ Trạng thái tâm lý nào có hại cho cơ quan thần kinh? Vì sao?
- KL: Trạng thái tâm lý vui vẻ có lợi cho cơ quan thần kinh.
+ Những trạng thái tâm lý: lo lắng, sợ hãi, tức giận sẽ có hại cho cơ quan thần kinh
* Bước 3: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Biết một số thức ăn có lợi hoặc có hại cho cơ quan thần kinh
- Tiến hành: 
+ Những thức ăn đồ uống nào có lợi cho cơ quan thần kinh? Vì sao?
+ Những thức ăn đồ uống nào có hại cho cơ quan thần kinh? Vì sao?
3. Kết luận
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- Mục tiêu: Củng cố bài học.
- Tiến hành: 
- Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS nêu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK TN & XH 3, trang 32
- Nêu yêu cầu và nhiệm vụ trang 32
- Thảo luận theo câu hỏi gợi ý (3 phút)
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu đầu trang 33
- Quan sát hình vẽ và mô tả những trạng trái tâm lý theo các hình
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu 3
- Quan sát hình 9 nêu tên các thức ăn đồ uống có trong hình
- Mở VBT trang 20
- Đọc yêu cầu và làm bài tập 1, 2, 3
- Nêu câu trả lới đúng
- Nhận xét, bổ sung
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................._________________________________________________
Thứ 3: GV buổi 2 dạy
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 28/10/2013
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 30/10/2013
Tiết 1.Toán:
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết cách tìm khi gấp, giảm một số đi nhiều lần.
- Củng cố cách thực hiện khi gấp, giảm một số đi nhiều lần.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện khi gấp, giảm một số đi nhiều lần.
2. Kỹ năng: Thực hành kỹ năng tính và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3 tập 1 – Trang 46.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy - học
1.Giáo viên: Vở BT Toán 3, tập 1, thước, phấn, bài tập để học sinh luyện tập thêm
2. Học sinh: Vở BT Toán 3, tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3 VBT Toán 3, tập 1 trang 46. 
+ HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 1 trang 46. 
* Thực hành làm bài tập
- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
 * Chữa bài
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
Học sinh khá giỏi tự làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố:
+ Muốn gấp (giảm) một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?
- Dặn dò: .
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS yếu, TB lần lượt lên bảng thực hiện
 gấp 6 lần giảm 3 lần
 2 12 4
 gấp 8 lần giảm 6 lần
 3 24 4
 gấp 7 lần giảm 2 lần
 6 42 21
 giảm 7 lần gấp 6 lần
 35 5 30
- Nhận xét, đánh giá
Học sinh làm vào vở một học sinh lên bảng.
Bài giải
Bác Liên còn lại số quả gấc là:
42 : 7 = 6 (quả)
 Đáp số: 6 quả.
- Nhận xét, đánh giá
Học dinh đọc bài toán
- HS TB chữa bài lên bảng
a. Bài giải
1/5 số cam đó là:
35 : 5 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả.
b. Bài giải
1/7 số cam đó là:
35 : 7 = 5 (quả)
 Đáp số: 5 quả.
- Nhận xét, đánh giá
- HS KG chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- Học sinh phát biểu ý kiến.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________
Tiết 2. Tiếng Việt:
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
 Biết kể được một vài ý về một người hàng xóm thân thích.
Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết, dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.	
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TV3, tập 1.
2. Học sinh: Vở ô ly, bút viết, SGK TV3, tập 1.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm mà em quý nhất.
 + Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét, hướng dẫn cách viết, trình bày bài trong vở cho học sinh.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Giáo viên nhận xét và đánh giá bài của học sinh.
+ Nhận xét về trình tự kể của học sinh (xuôi, ngược) thời gian.
+ Dùng từ, đặt câu, cách trình bày.
3. Kết luận
- Củng cố: 
- HS đọc bài văn hay, hoàn chỉnh
- Dặn dò: Viết tiếp và sửa lại bài ở nhà.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Đọc đề bài
- Xác định yêu cầu của bài văn
- 1 hoặc 2 học sinh khá giỏi kể miệng trước lớp
- Nhận xét
- HS viết bài vào vở ô ly (15 phút)
- Nối tiếp đọc bài viết
- Nhận xét, đánh giá bài của bạn
- HS đọc bài văn
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Sinh hoạt sao:
_______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTUẦN 8 Chiều.doc