Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc - Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường (tiếp)

GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống:

a, Bao giờ sau bứa ăn, Hương cũng nhanh nhen rót nước, lấy tăm cho ông bà, cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi, Hương nhổ tóc sâu, đọc báo cho ông bà nghe.

 

doc40 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc - Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính:
 29 : 3 ; 80 : 8 ; 48 : 5 ; 38 : 4.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài.
Hoạt động 2 : Luyện tập (25’)
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả của phép tính. GV ghi lên bảng.
7 x 2 = 14 7 x 7 = 49 7 x 8 = 56 7 x 1 = 7
7 x 10 = 70 7 x 9 = 63 7 x 3 = 21 0 x 7 = 0
7 x 6 = 42 7 x 5 = 35 7 x 4 = 28 7 x 0 = 0
Bài 2: -HS nêu yêu cầu: Tính:
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở luyện toán.
- HS và GV nhận xét các bạn làm ở bảng lớp.
a, 7 x 8 + 25 = 56 + 25 b, 7 x 6 + 28 = 42 + 28
 = 81 = 70
 7 x 7 + 24 = 49 + 24 7 x 9 + 27 = 63 + 27
 = 73 = 90
Bài 3: Mỗi túi ngô có 7kg ngô. Hỏi một chục túi như thế có bao nhiêu ki-lô-gam ngô?
- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng làm rồi chữa bài. Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng trình bày bài giải.
Bài giải
1 chục = 10
Số kg ngô trong 10 túi là:
7 x 10 = 70 (kg)
Đáp số: 70kg ngô
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi)
 Trong một phép chia, số chia là 4, thương là 12 và số dư là số lớn nhất có thể được của phép chia đó. Hãy tìm số bị chia.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm .
- GV hướng dẫn.
Bài giải
Số chia là 4 nên số dư lớn nhất là 3
Số bị chia là:
12 x 4 + 3 = 51
Đáp số: 51
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (5’)
- 2 HS đọc bảng nhân 7.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
I. Mục tiêu:
- HS biết chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp, tổ mình phụ trách.
- Có ý thức chăm cây và trồng cây.
II. Chuẩn bị: Cuốc,liềm, bình nước tưới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thao tác kỉ thuật chăm sóc bồn hoa cây cảnh:
- Tưới nước cho cây: Tưới nước bằng vòi phun làm cho đất và không khí xung quanh cây đủ ẩm. Tưới bằng vòi hoa sen nhẹ nhàng, dễ thực hiện.
- Tứa cây: GV hướng dẫn cách tỉa cây và lưu ý chỉ nhổ tỉa những cây cong queo hoặc nhỏ yếu
- Làm cỏ: + ở nhà em nào thường nhổ cỏ cho bồn hoa cây cảnh bằng cách nào?
 + Làm cỏ có tác dụng gì?
- Vun xới đất: GV đặt câu hỏi cho HS nêu tác dụng của việc vun xới đất cho hoa.
3. Hướng dẫn thực hành:
 GV lưu ý HS cách sử dụng các vật dụng để thực hành
- GV chia theo bồn hoa và cây cảnh.
- Các tổ thi đua làm theo sự chỉ đạo của tổ trưởng.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Tuyên dương tổ làm tốt.
- Nhận xét tiết học.
___________________________
Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: -Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán. 
-Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- BT cần làm: Bài 1 (cột 1,2); Bài 2 (cột 1,2,3); Bài 3; Bài 4 (a,b).
II. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (7’)
- 3 HS nêu quy tắc gấp một số lên nhiều lần.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con BT sau: 
Gấp 6kg lên 4 lần ; Gấp 4 giờ lên 2 lần.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Thực hành (25’)
Bài 1: - GV nêu yêu cầu. 
- Một HS đọc mẫu GV cùng HS phân tích mẫu.
gấp 8 lần
24
40
5
gấp 6 lần
4
gấp 7 lần
gấp 5 lần
35
42
6
7
- HS tiếp nối lên bảng viết số thích hợp vào ô trống. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: - GV yêu cầu HS làm vào bảng con
- Một số HS lên thực hiện trên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng .
x
x
x
 12 14 35 
 6 7 6 
 72 98 210 
Bài 3: - Một HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm.
- GV cùng HS phân tích đề toán
- HS tự giải vào vở. 1 em lên bảng chữ bài.
- Từng cặp HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Số bạn nữ tập múa là:
6 x 3 = 18 ( bạn )
 Đáp số: 18 bạn
Bài 4: - GV nêu yêu cầu
- HS tự vẽ các đoạn thẳng theo yêu cầu vào vở.
a, Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.
b, Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi (gấp 2 lần) đoạn thẳng AB.
- GV tổ chức cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (3') 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài tập vừa làm.
___________________________
Chính tả ( Nghe - viết)
	Bận 
I. Mục tiêu:- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. 
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/ oen(BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b (chọn 4 trong 6 tiếng).
II. Đồ dùng dạy học
Bảng viết nội dung bài tập 2 (2lần).
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 5')
- Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con những từ sau: tròn trĩnh, giếng nước, dâng lên, viên phấn.
- 1 HS đọc thuộc lòng tên 11 chữ cuối bảng chữ (quy, e-rờ,). 1 HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự tên 38 chữ.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe viết ( 22')
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị .
- GV đọc khổ 2 và 3 của bài thơ Bận, hai em đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi: 
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ? (thơ 4 chữ)
+ Những chữ nào cần viết hoa? (các chữ đầu mỗi dòng thơ). 
- HS tập viết những chữ dễ viết sai vào vở nháp 
b) GV đọc cho HS viết vào vở.
c) Chấm chữa bài. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập (6')
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài trong VBT. 
- 2 HS lên bảng thi giải BT. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là: nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát
Bài tập 3a.- HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm bài CN trong VBT. 
- HS tiếp nối nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
 - GV sửa chữa, chốt lại lời giải đúng thứ tự là :
trung
chung
trung thành, trung kiên, trung bình, trung tâm, trung hậu, trung trực, trung dũng, trung hiếu...
chung thuỷ, chung sức, chung sống, chung chung, chung lòng...
trai
chai
con trai, gái trai, ngọc trai,
chai sạn, chai tay, chai lọ, cái chai,
trống
chống
cái trống, trống trải, trống trơn, trống rỗng, gà trống,.
chống chọi, chống đỡ, chống trả, chèo chống, 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2')
- GV nhận xét chung tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà luyện viết thêm vào vở luyện viết.
_____________________________
Đạo đức.
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (t1)
I. Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. 
II. Tài liệu, phương tiện.
Phiếu giao việc ở HĐ 3 tiết 1.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: HS hát tập thể bài: Cả nhà thương nhau.
GV hỏi: Bài hát nói lên điều gì? 
- Giới thiệu bài: Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết đạo đức hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó.
* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ dành cho mình.
 - GV nêu yêu cầu; Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghevêg việc mình đã làm được ông bà, bố mẹ, yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào. 
 - HS trao đổi theo nhóm nhỏ.
 - Một số HS kể trước lớp.
 - Thảo luận:
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em?
- Em nghĩ gì về những người bạn thiệt thòi hơn chúng ta?
Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gđ và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gđ. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ.
* Hoạt động 2: Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất.
- GV kể chuyện (sử dụng tranh minh họa). HS lắng nghe.
- Thảo luận:
 + Chị em Ly đã làm gì nhân sinh nhật mẹ? (tặng mẹ bó hoa).
 + Vì sao mẹ nói với chị em Ly đây là bó hoa đẹp nhất?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Kết luận:+ Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gđ.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gđ.
* Hoạt động 3: Đánh giá hành vi:
- GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống:
a, Bao giờ sau bứa ăn, Hương cũng nhanh nhen rót nước, lấy tăm cho ông bà, cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi, Hương nhổ tóc sâu, đọc báo cho ông bà nghe.
b, Sâm đang chơi với các bạn ở đầu ngõ thì thấy bà ngoại ở quê ra chơi. Sâm vội chạy đến lục túi bà tìm quà rồi quay lại chơi tiếp với các bạn.
c, Mờy hôm nay bố Phong bận việc ở cơ quan. Vừa ăn tối xong, bố lại phải ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy, Phong vặn nhỏ ti vi và dỗ dành em bé để em khỏi vào quấy bố.
d, Hôm nay bố mẹ đi làm vắng, chỉ có Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi nhảy dây với bạn để em bé ngã sưng cả trán.
đ, Thấy mẹ bị ốm, Hồng không đi chơi. Em quanh quẩn bên mẹ: lúc rót nước, lúc lấy thuốc, lúc lại thay khăn chờm trán cho mẹ
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một trường hợp).
Hỏi: Các em có làm được những việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm?
Kết luận: + Việc làm của Hương, Phong, Hồng là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ.
+ Việc làm của các bạn Sâm, Linh là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ.
3. Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao chuẩn bị cho tiết 2.
___________________________
Buổi chiều
Thủ công
Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 1)
I. Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh quy trình các bước gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. 
- Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh 
- Giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Giấy thủ công, hồ dán, kéo thủ công
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (8')
- GV giới thiệu mẫu một số bông hoa5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ gấy màu, yêu cầu HS quan sát và nêu một số nhận xét: các bông hoa cáo màu sắc như thế nào? các cánh của bông hoa có giống nhau không? khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?...
- HS nhận xét về đặc điểm của các bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh, sau đó liên hệ với thực tế.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu ( 20').
 a) Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: 
- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét.
- Hướng dẫn HS gấp, cắt bông hoa 5 cánh theo các bước sau:
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô;
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh: Cánh gấp giống như gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh;
+ Vẽ đường cong hình 1;
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (H2). Ví dụ: H3a,b; H4a,b
 GV: Tùy từng cách vẽ và cắt lượn theo đường cong sẽ được bông 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau.
 b) Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 4 cánh:
+ Cắt các tờ giấy hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau;
+ Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau (H5a) . Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau (H5b);
+ Vẽ đường cong (H5b);
+ Dùng kéo cắt theo đường cong để được bông hoa 4 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (H5c).
 - Hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh: gấp đôi H5b được 16 phần bằng nhau (H6a). Sau đó cắt lượn theo đường cong được bông hoa 8 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (H6b). 
 c) Dán các hình bông hoa:
- Bố trí các bông hoa vừa cắt được vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng.
- Nhấc từng bông hoa ra, lật mặt sau để bôi hồ, sau đó dán vào đúng vị trí đã định.
- Vẽ thêm cành, lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tùy ý thích của mình (H7).
 GV gọi 2 HS thực hiện thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Sau đó tổ chức tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy, hồ, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công để tiếp tục thực hành gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
________________________
Luyện toán
Luyện: Gấp một số lên nhiều lần
I. Mục tiêu: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (Bằng cách nhân số đó với số lần). 
-Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
iI. Các hoạt động dạy và học. 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài ( 5')
- GV gọi 1 HS nêu quy tắc gấp một số lên nhiều lần. (Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần).
- 2 em lên bảng làm BT sau: Gấp 5l lên 8 lần ; Gấp 3m lên 5 lần.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV 2 lần nội dung bài lên bảng. Tổ chức cho HS thi tiếp sức (2 nhóm, mỗi nhóm 4 em).
5
35
35
7
 gấp lên 5 lần gấp lên 7 lần
24
49
6
7
 gấp lên 7 lần gấp lên 4 lần
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài: Tính:
- 2 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
x
x
x
x
 14 19 25 33
 5 7 6 7
 70 133 150 231
Bài 3: Một dàn đồng ca có 7 học sinh nam, số học sinh nữ trong dàn đồng ca gấp 2 lần số học sinh nam. Hỏi có bao nhiêu học sinh nữ trong dàn đồng ca?
- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn làm rồi chữa bài.
Bài giải
Số bạn nữ trong dàn đồng ca là:
7 x 2 = 14 (bạn)
Đáp số: 14 bạn nữ.
Bài 4: 1 em nêu yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
- GV hướng dẫn mẫu. HS theo dõi.
- 3 HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét.
Số đã cho
3
5
7
9
Nhiều hơn số đã cho 7 đơn vị
10
12
14
16
Gấp 7 lần số đã cho
21
35
49
63
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (5’)
- 1 HS nêu quy tắc gấp một số lên nhiều lần.
- GV nhận xét giờ học
________________________
Luyện tiếng việt
Luyện tập viết: Chữ hoa e , ê
I. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa E, Ê viết đúng tên riêng Ê-đê và câu ứng dụmg: Em thuận anh hoà là nhà có phúc bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS viết đúng mẫu chữ,đẹp. Trình bày sạch sẽ.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5')
- Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước (Kim Đồng. Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn).
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Kim Đồng, Dao. GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.(10’)
- Luyện viết chữ hoa.
+ HS tìm các chữ viết hoa trong bài : E, Ê
+ GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
+ HS tập viết từng chữ E, Ê trên bảng con.
- Luyện viết từ ứng dụng (Tên riêng). GV hướng dẫn viết chữ nghiêng.
+ HS đọc từ ứng dụng : Ê- đê 
+ HS viết trên bảng con Ê- đê
- Luyện viết câu ứng dụng.
+ HS đọc câu ứng dụng : Anh thuận em hoà là nhà có phúc 
+ HS tập viết trên bảng con: Ê- đê, Em.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết phần luyện viết thêm (15’).
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết. GV hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn cho những em yếu.
Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò ( 5').
- GV chấm, chữa bài .
- Nhận xét chung tiết học.
- GV nhắc HS về viết đúng mẫu chữ như đã viết ở vở Tập viết và học thuộc câu ứng dụng.
____________________________
Thứ sáu, ngày 07 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn
Nghe-kể : Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp
I.Mục tiêu.
- Nghe -kể lại được câu chuyện vui Không nỡ nhìn (BT1).
- Giảm tải BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ truyện vui Không nỡ nhìn.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 5’)
- GV kiểm tra 2 HS : Nói về buổi đầu mình đi học.
- GV và cả lớp nhận xét cho điểm.
 - Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập ( 25').
Bài tập 1
- Gọi một số HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi tranh minh hoạ SGK.
- GV kể chuyện với giọng vui, khôi hài.
- GV nêu các câu hỏi ở SGK và cho HS thảo luận rồi trả lời trước lớp
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? (anh ngồi hai tay ôm mặt).
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? (Cháu nhức đầu à ? Có cần dầu xoa không?)
+ Anh trả lời thế nào? (Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng).
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- GV kể lại lần 2
- HS năm-sáu em thi nhau kể trước lớp
- Cuối cùng GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi 4: Em có nhận xét gì về anh thanh niên? (HS có thể có những ý kiến khác nhau, VD: 
+ Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng nếu không muốn ngồi nhìn các cụ và phụ nữ phải đứng thì anh phải đứng lên nhường chỗ.
+ Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ cho người già và phụ nữ.
+ Nếu không nỡ nhìn người già và phụ nữ phải đứng, thì anh thanh niên nên đứng lên nhường chỗ.
+ Anh thanh niên ích kỉ, không muốn nhường chỗ cho người khác, lại giả vờ lịch sự: Không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.)
 GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện: Anh thanh niên trên chuyến xe đông khách không biết nhừng chỗ cho người già, phụ nữ, lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
 GV nhắc HS cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới khỏe mạnh phải biết nhường chỗ cho những người già yếu.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể đúng, hay nhất và hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (5').
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương cá nhân và tổ học tập tốt.
- Nhắc nhở những HS chưa tốt cố gắng hơn nữa.
__________________________
Toán
Bảng chia 7
I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng chia 7 . 
 - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).
- BT cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
II. Đồdùng dạy học
- Mười tấm bìa, mỗi tấm 7 chấm tròn
- Bảng đính của GV.
iII. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5’)
- 3 HS đọc bảng nhân 7.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con BT sau: 
Gấp 5m lên 4 lần ; Gấp 2 kg lên 3 lần.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 Hoạt động 2: Lập bảng chia 7 (12’)
- GV cho HS lấy một tấm thẻ 7 chấm tròn.
- Hỏi: 7 chấm tròn lấy 1 lần thì được mấy chấm tròn? (7 chấm tròn). 
- GV hỏi ta có phép nhân nào ? ( 7 x 1 = 7) .
- GV hỏi 7 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ? (7 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được 1 nhóm ).
- GV hỏi: ta có phép chia nào? (7 : 7 = 1). 
- Như vậy 7 x 1 = 7 thì cho ta phép chia 7 : 7 = 1
- Cho HS lấy hai tấm thẻ mỗi tấm 7 chấm tròn.
- Hỏi: 7 chấm tròn lấy 2 lần thì được mấy chấm tròn? (14 chấm tròn). 
- GV hỏi ta có phép nhân nào ? (7 x 2 = 14); 
- GV hỏi 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm? (14 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được 2 nhóm ).
- GV hỏi: ta có phép chia nào ? (14 : 7 = 2). 
- Như vậy 7 x 2 = 14 thì cho ta phép chia 14 : 7 = 2
- Tương tự cho HS lấy ba tấm thẻ mỗi tấm 7 chấm tròn rồi hỏi 7 chấm tròn lấy 3 lần thì được mấy chấm tròn? (21 chấm tròn) . 
- GV hỏi ta có phép nhân nào ? (7 x 3 = 21); 
- GV hỏi 21 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm? (21 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được 3 nhóm).
- GV hỏi: ta có phép chia nào ? (21 : 7 = 3). 
- Như vậy 7 x 3 = 21 thì cho ta phép chia 21 : 7 = 3
- HS tự lập các phép tính tiếp theo để được bảng chia 7, sau đó HS tiếp nối nêu từng phép tính lập được. GV ghi bảng thành bảng chia 7
- HS luyện đọc thuộc tại lớp.
Hoạt động 3: Thực hành (15’)
Bài 1: -HS nêu yêu cầu bài: Tính nhẩm:
- HS tiếp nối nêu kết quả từng phép tính. GV ghi bả

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 7.doc
Giáo án liên quan