Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 4 - Tập đọc - Bài: Người mẹ

 HD viết chữ hoa C, L, N

- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa C, L, N (Cấu tạo , chiều cao , cách viết )

 + GV viết mẫu chữ hoa và cho HS luyện viết bảng con.

 + GV cho HS đọc từ ứng dụng : Cửu Long.

- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 4 - Tập đọc - Bài: Người mẹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt động lên lớp:
1. Bài cũ : Máu và cơ quan tuần hoàn.
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi: Máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Chức năng? 
- GV nhận xét.
2. Bài mới : “GTB” Hoạt động tuần hoàn.
HĐ 1: Thực hành 
MT: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
CTH : Bước 1: Làm việc theo nhóm .
+ Áp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn, đếm số nhịp mạch đập trong1 phút.
- GV gọi một số HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Từng cặp HS thực hành như đã hướng dẫn.
- GV nhận xét. 
Bước 3: Làm việc cả lớp.
+ Các em đã thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+ Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì?
Kết luận : Tim luôn đập để bơm máy đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
HĐ 2 : Làm việc với SGK.
MT : Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ.
CTH : Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ động mạch, tĩnh mạch trên sơ đồ? Nêu chức năng của từng loại mạch máu ?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số cặp HS lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
Kết luận: Tim luôn co bóp để đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn.
 + Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều ôxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí cácbôníc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tim đến phổi lấy ôxi và thảy khí cácbôníc rồi trở về tim.
HĐ 3 : Chơi trò “ Ghép chữ vào hình”.
MT : Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn”.
CTH : GV chia HS thành 4 đội có số người bằng nhau
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các mạch máu của hai vòng tuần hoàn. 
- YC các nhóm thi đua ghép chữ vào hình.
- GV nhận xét.
PP: Thực hành, hỏi đáp.
- HS thực hành.
- HS nhận xét.
- HS từng cặp thực hành.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- HS quan sát hình trong SGK.
- HS trao đổi với nhau.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nhận xét.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
PP: trò chơi
- HS lên tham gia trò chơi.
- HS nhận xét
	3. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài .
 - GV nhận xét + liên hệ. 
4. Dặn dò – nhận xét: - Học bài.
 - Chuẩn bị: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
	 - Nhận xét tiết học.
 	Môn: PĐHS
Bài: Ôn toán về trừ các số có ba chữ số.
 	Tiết: 13
I. Mục tiêu:
	- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm).Vận dụng được vào giải toán có lời văn và (có một phép trừ)
- Rèn cho HS kĩ năng đặt tính và tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) 1 cách thành thạo, nhanh nhẹn, chính xác.
- Ham thích học toán, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị : 
 - GV : Bảng phụ, SGK.
 - HS : Bảng con
 - Cá nhân.
III. Các hoạt động lên lớp :
HĐ 1 : Bài mới: Ôn toán về trừ các số có ba chữ số.
Hướng dẫn trừ các số có ba chữ số.
- Để tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) ta thực hiện như thế nào ? 
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Cho vài HS nhắc lại.
-  đặt tính, thực hiện tính từ phải sang trái. (nhớ hàng đơn vị được cộng vào số trừ hàng chục, nhớ hàng chục được cộng vào số trừ hàng trăm)
- Vài HS nhắc lại.
HĐ 2 : Thực hành
Bài 1 : Đặt tính và tính (Bảng con)
 367 – 120 417 - 168
 108 – 75 372 – 136
 761 – 128 324 - 182
Bài 2 : Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 573 kg ngô, ngày thứ hai cửa hàng bán ít hơn ngày thứ nhất 258 kg ngô. Hỏi cửa hàng ngày thứ hai bán được bao nhiêu ki-lô-gam ngô? (vở + bảng phụ)
 372 256 452 146
 - 151 + 203 - 22 + 253
 221 459 430 399
Số kg ngô ngày thứ hai cửa hàng bán được :
573 - 258 = 315 (kg)
 Đáp số : 315 (kg)
HĐ 3:
 - HS nhắc lại cách tính trừ các số có ba chữ số.
 - GV nhận xét + liên hệ.
HĐNT : 
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài : Ôn Tiếng Việt 
 - GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 4/9/2014
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 10/9/2014
 	Môn: Tập đọc 
Bài: Ông ngoại 
 	(KNS)
 	Tiết: 12
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: loang lổ.
	- Rèn cho HS đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. KNS: giao tiếp, xác định giá trị.
	- Giáo dục HS tình cảm ông cháu trong gia đình. Lòng biết ơn của cháu đối với ông.
II. Chuẩn bị : - GV: tranh minh hoạ, bảng phụ
 - HS: SGK.
 - PP: hỏi đáp, giảng giải, thực hành, nhóm, quan sát. 
III. Các hoạt động lên lớp :
1. Bài cũ: Người mẹ
- Gọi 2 – 3 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét + ghi điểm.
2. Bài mới 
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Nêu nội dung bức tranh
- Người sinh ra mẹ gọi là gì?
- GV kết luận : Để biết được tình cảm , sự quan tâm, chăm sóc của người ông đối với cháu và lòng biết ơn của cháu đối với ông như thế nào ? Thì cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài tập đọc Ông ngoại.
- HS quan sát tranh
- HS nêu
- HS trả lời
- HS lắng nghe
b. Kết nối
Luyện đọc: GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, dịu dàng. 
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- GV chia đoạn:
 + Đ 1: Từ Thành phố  hè phố.
 + Đ 2: Từ Năm nay  thế nào.
 + Đ 3: Từ Ông chậm rãi.  sau này.
 + Đ 4: Còn lại.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
 + GV mời HS đọc từng câu.
 + GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau
- GV kết hợp với việc giúp HS hiểu các từ mới trong từng đoạn: loang lổ.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõivà HD các em đọc đúng.
- Yêu cầu các nhóm đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu lần 2.
Tìm hiểu bài: 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời :
C 1: Thành phố sắp vào mùa thu có gì đẹp?
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời :
C 2: Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
- Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời :
C 3: Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
C 4: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
c. Thực hành 
Luyện đọc lại
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- GV chọn và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 .
Thành phố sắp vào thu. // Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ / cho luồng không khí mát dịu buổi sáng. // Trời xanh ngắt cao lên, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố.//
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và tuyên dương. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS theo dõi.
 + HS đọc từng câu.
 + HS đọc từng đoạn trước lớp.
 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS giải thích nghĩa và đặt câu với từ : loang lổ.
- HS đọc từ đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- Lớp đọc thầm.
+ Không khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt cao lên, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
- 2 – 3 HS đọc thành tiếng + lớp đọc thầm.
+ Ông dẫn bạn đi mua vở chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
- 1 HS đọc thành tiếng + lớp đọc thầm.
 + HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến khác nhau.
. Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường.
. Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các căn lớp trong trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè.
. Ông nhấc bổng bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường.
- Lớp đọc thầm.
 + Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn lên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên.
- 4 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
d. Vận dụng
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét + liên hệ.
- Về luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị: Người lính dũng cảm.
- GV nhận xét tiết học.
 	Môn: Toán
Bài: Bảng nhân 6
 	Tiết: 18
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6. Vận dụng giải bài toán có phép nhân.
- Tự lập và học thuộc bảng nhân 6.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
	II. Chuẩn bị: 
	 - GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 hình tròn. Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 6.
- HS: bảng con, SGK
- PP : động não, hỏi đáp, thực hành
III. Các hoạt động lên lớp:
HĐ 1: Bài cũ : Kiểm tra
- GV nhận xét bài kiểm tra.
- GV phát bài cho HS.
HĐ 2: Bài mới: “GTB” Bảng nhân 6
Hướng dẫn HS thành lập b. nhân 6.
- GV gắn một tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 6 hình tròn được lấy mấy lần?
-> 6 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 
 6 x 1 = 6.
-GV gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 6 hình tròn, vậy 6 hình tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 6 được lấy mấy lần
- Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được lấy 2 lần.
- GV viết lên bảng phép nhân: 6 x 2 = 12 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV hướng dẫn HS lập phép nhân 6 x 3.
- Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 6 và viết vào phần bài học.
- Sau đó GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 6 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
- HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 6 hình tròn.
- Được lấy 1 lần.
- HS đọc phép nhân: 6 x 1 = 6.
- 6 hình tròn được lấy 2 lần.
- 6 được lấy 2 lần.
- Đó là: 6 x 2 = 12.
- HS đọc phép nhân.
- HS tìm kết quả các phép còn lại,
- HS đọc bảng nhân 6 và học thuộc lòng.
- HS thi đua học thuộc lòng.
HĐ 3: Thực hành.
Bài 1: miệng
- GV nhận xét , chốt ý đúng.
Bài 2: Vở + bảng phụ
- GV chấm vở + sửa bài.
Bài 3: Nháp + bảng phụ
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
6 x 4 = 24; 6 x 1 = 6; 6 x 9 = 54; 6 x 10 = 60
6 x 6 = 36; 6 x 3 = 18; 6 x 2 = 12; 0 x 6 = 0
6 x 8 = 48; 6 x 5 = 30; 6 x 7 = 42; 6 x 0 = 0
Năm thùng dầu có số lít là:
6 x 5 = 30 ( lít)
Đáp số : 30 lít
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60
HĐ 4: Củng cố : - Nhắc lại nội dung bài.
 - GV liên hệ.
HĐNT: - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị: Luyện tập
 - GV nhận xét tiết học
 Môn: Tập viết 
Bài: Ôn chữ hoa C
 	Tiết: 4
I. Mục tiêu:	
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng) L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha  trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
	- Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị: - GV : Mẫu chữ
 - HS: vở, bảng con.
 - PP: giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
III. Các hoạt động lên lớp:
HĐ1: Bài cũ: Ôn chữ hoa B
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhàvà yêu cầu HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
- GV nhận xét bài cũ.
HĐ2: Bài mới : “GTB” Ôn chữ hoa C
HD viết chữ hoa C, L, N
- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa C, L, N (Cấu tạo , chiều cao , cách viết )
 + GV viết mẫu chữ hoa và cho HS luyện viết bảng con. 
 + GV cho HS đọc từ ứng dụng : Cửu Long.
- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
+ Giáo viên viết mẫu tên riêng và cho HS luyện viết bảng con.
 + GV cho HS đọc câu ứng dụng : 
Công cha  chảy ra
- GV giải thích: Công ơn của cha mẹ rất lớn.
+ GV viết mẫu và yêu cầu HS luyện viết bảng con câu ứng dụng.
HS luyện viết:
- GV cho HS luyện viết vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ, uốn nắn HS.
- GV chấm vở và nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và viết bảng con.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và viết bảng con.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và viết bảng con.
- HS luyện viết vào vở.
- HS nộp vở.
HĐ 3: Củng cố: - HS lên bảng viết chữ, từ, câu ứng dụng.
 - GV nhận xét + liên hệ.
HĐNT: - Về nhà rèn viết thêm và chuẩn bị : Ôn chữ hoa C (tt)
GV nhận xét tiết học. 
 Môn: PĐHS
 Bài: Luyện viết
 Tiết: 14
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đúng chính tả cho HS yếu, chậm.
- Tăng cường tốc độ viết chính tả của nhóm HS viết chậm, yếu.
 - Chọn phương pháp phù hợp để luyện viết cho lớp.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: bảng phụ, SGK.
 - HS: P Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV đọc mẫu và hướng dẫn viết từ khó.
 - GV chọn bài viết và đọc mẫu : Người mẹ
 - 1 HS giỏi đọc lại.
 - GV chọn từ khó : cho HS luyện đọc và luyện viết (bảng con )
 HĐ 2: Học sinh luyện viết.
 - GV bố trí nhóm HS viết chậm, yếu.
 - GV đọc tốc độ chậm, sau tăng dần.
 - Phân công HS khá,giỏi theo dõi sửa sai cho bạn.
 - GV theo dõi chung.
 - Soát bài và sửa lỗi.
 - Chấm và nhận xét đánh giá.
 - Dặn dò HS .
HĐNT: - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài: Ôn toán
 - GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 4/9/2014
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 11/9/2014
 Môn: Chính tả
Bài: Nghe – viết: Ông ngoại
 	Tiết: 8
	I. Mục tiêu:	
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm và viết đúng 2 – 3 tiếng có vần oay ( BT 2 ). Làm đúng BT (3) a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: - GV : SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, vở, bảng con.
 - PP : giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
III. Các hoạt động lên lớp:
HĐ 1: Bài cũ : Nghe – viết: Người mẹ.
	- GV mời 3 HS lên bảng viết các từ + lớp viết nháp: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.
	- GV và cả lớp nhận xét.
HĐ 2: Bài mới: “GTB” Nghe – viết: Ông ngoại
Hướng dẫn Nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài chính tả
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn văn. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- GVHDHS tìm những tiếng dễ viết sai: nhấc bổng, gõ thử, loang lổ, trong trẻo,.
- GV cho HS luyện đọc và viết từ dễ sai.
- GV đọc bài chính tả cho HS chép vào vở.
 - GV quan sát, theo dõi, uốn nắn HS viết.
- GV chấm, chữa bài+ nhận xét bài của HS.
Hướng dẫn làm bài tập:
BT 2 : Cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bài + HS nêu kết quả.
- GV nhận xét + chốt ý.
BT 3: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ.
- Cho HS nêu kết quả + nhận xét.
- GV nhận xét + chốt ý đúng :
- Học sinh lắng nghe.
- Hai, ba HS đọc lại.
+ Gồm 3 câu.
+ Các chữ đầu câu, đầu đoạn
- HS nối tiếp nhau tìm từ.
- HS đọc và viết bảng con.
- HS nêu tư thế ngồi và viết vào vở.
- HS soát lại bài và tự chữa bài.
- HS nộp bài
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ nước xoáy, ngoáy trầu, ngoáy tai, ngúng ngoảy, tí toáy, hí hoáy, nhí hoáy, loay hoay, ngọ ngoạy, ngó ngoáy.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện nhóm báo cáo + nhận xét.
a) Giúp – dữ - ra.
b) Sân – nâng – chuyên cần..
HĐ 3: Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài + GV liên hệ.
HĐNT: - Về xem lại bài .
 - Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Người lính dũng cảm.
 - GV nhận xét tiết học.
 	 Môn: Toán 
Bài: Luyện tập
 	Tiết: 19
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
	 - Tính toán thành thạo, chính xác.
	 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ, SGK.
 - HS : Bảng con
 - PP : giảng giải, động não, hỏi đáp, thực hành.
III. Các hoạt động lên lớp:
HĐ 1: Bài cũ: Bảng nhân 6
- Gọi 2 học sinh lên đọc bảng nhân 6.
- Nhận xét ghi điểm.
HĐ 2: Bài mới : “GTB” Luyện tập
Bài 1 : miệng
- GV nhận xét và sửa bài.
Bài 2 : nháp + bảng lớp
- GV nhận xét + sửa bài.
Bài 3 : vở + bảng phụ
- GV chấm vở và sửa bài.
Bài 4 : nháp + bảng phụ
- GV nhận xét + sửa bài.
Bài 5 : Thực hành (HS Khá, giỏi) 
Đề toán: Xếp 4 hình tứ giác thành hình bên (xem hình vẽ):
- GV nhận xét + tuyên dương.
a) 6 x 5 = 30 6 x 10 = 60 6 x 2 = 12
 6 x 7 = 42 6 x 8 = 48 6 x 3 = 18
 6 x 9 = 54 6 x 6 = 36 6 x 4 = 24
b) 6 x 2 = 12 3 x 6 = 18 6 x 5 = 30
 2 x 6 = 12 6 x 3 = 18 5 x 6 = 30
6 x 9 + 6 = 54 +6 
 = 60
6 x 5 + 29 = 30 + 29
 = 59.
6 x 6 + 6 = 36 + 6
 = 42.
Bốn HS mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển)
Đáp số :24 quyển.
12 ; 18; 24 ; 30; 36 ; 42 .
18 ; 21; 24 ; 27 ; 30; 33.
- HS thực hành
HĐ 3: Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài.
 	 - GV nhận xét + liên hệ.
HĐNT: - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
 - GV nhận xét tiết học.
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
 	Tiết: 4
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT 1). Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT 2). Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT 3 a/b/c).
- Kể được các thành viên trong gia đình và đặt đúng mẫu Ai là gì ?
	- Giáo dục HS hiểu rõ về gia đình.
II. Chuẩn bị: - GV: tranh, VBT
 - HS: vở, SGK.
 - PP: hỏi đáp, động não, thực hành.
III. Các hoạt động lên lớp:
HĐ 1: Bài cũ: So sánh. Dấu chấm.
- GV đọc 2 HS làm BT1 và BT3 tiết 3.
- GV nhận xét + ghi điểm.
HĐ 2: Bài mới: “GTB” Từ ngữ về gia đình.Ôn tập câu Ai là gì ?
 Hướng dẫn các em làm bài tập.
. Bài tập 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận theo từng cặp, viết ra nháp những từ vừa mới tìm đựơc.
- Cho HS nêu kết quả + GV viết nhanh lên bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
Các từ chỉ gộp những người trong gia đình: ông bà, ông cha, cha ông, cha chú, chú bác, anh chị, chú dì, dì dượng, cô chú, chú cô, cậu mợ, bác cháu, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, cha con 
. Bài tập 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS lên làm mẫu.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
. Bài tập 3: 
- GV mời một HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS làm mẫu.
- GV cho HS trao đổi theo từng cặp.
- GV nhận xét nhanh các câu HS vừa đặt.
 - GV chốt lại :
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
- Vài HS đọc lại các từ đúng.
- HS làm vào VBT.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm mẫu.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả trên lớp.
+ Cha mẹ đối với con cái:
 c) Con có cha như nhà có nóc.
d) Con có mẹ như măng ấp bẹ.
 + Con cháu đối với ông bà, cha mẹ:
 Con hiền, cháu thảo.
 Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
+ Anh chị đối với nhau:
e) Chị ngã em nâng.
Anh em như thể tay chân.
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Một HS đọc yêu cầu bài:
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo nhóm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Câu a) : Tuấn là anh của Lan. / Tuấn là người anh biết nhường nhịn em. / Tuấn là đứa con ngoan . / Tuấn là đứa con hiếu thảo
Câu b) Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan. / Bạn nhỏ là một cô bé rất hiếu thảo. / Bạn nhỏ là đứa cháu rất thương bà.
Câu c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. / Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con. / Bà mẹ là người sẵn sàng hi sinh thân mình vì con 
Câu d) Sẻ non là người bạn tốt. / Chú sẻ là người bạn quý của bé Thơ và cây bằng lăng. / Sẻ non là người bạn rất đáng yêu 
HĐ 3: Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét + liên hệ.
HĐNT: - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị: So sánh
 - Nhận xét tiết học.
 	Môn: Tự nhiên và xã hội.
Bài: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
(GDMT – KNS - BĐKH)
 	Tiết: 8
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm đễ giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
	- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn. Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. KNS: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định.
	- BĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khoẻ, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
* Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn. Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. Chuẩn bị: - GV: Các hình minh họa SGK
 - HS: SGK, gương soi nhỏ.
 - PP: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thảo luận.
III. Các hoạt động lên lớp
1. Bài cũ: Máu và cơ quan tuần hoà

File đính kèm:

  • docGiao an Tuan 4.doc