Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 35 - Luyện viết bài 35

.2 Kết nối

- GV yêu cầu các nhóm hãy nêu tầm quan trọng của kĩ năng mà nhóm được phân công; lấy VD cụ thể.

- GV nhận xét, tuyên dương; giúp đỡ kịp thời khi nhóm gặp khó khăn

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 35 - Luyện viết bài 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 12 tháng 5 năm 1014
Luyện chữ
Luyện viết bài 35
I - Mục tiêu
- Củng cố cách viết đúng các chữ hoa có trong bài Trăng của mỗi người..
- HS có ý thức luyện viết chữ đúng đẹp. 
II- Chuẩn bị
- GV:Mẫu chữ .
- HS: bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Quan sát,thực hành.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết A, M, N, Q, V kiểu 2.
- Nhận xét.
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài? 
- Treo chữ mẫu.
- Chữ T, M, ễ B, C cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét?
- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ, sau đó yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét sửa chữa .
b) Viết bài ứng dụng : 
- GV đưa bài ứng dụng.
- Trong bài trăng của mỗi người được tả như thế nào?
- Tìm các chữ viết hoa?
- Nêu độ cao các con chữ?
- Khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
- GV nêu yêu cầu viết, cho HS viết vào vở .
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
3. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại quy trình viết một số chữ hoa.
E.Dặn dò: - Dặn hs rèn VSCĐ.
- HS viết bảng.
- HS tìm và nêu: T, M, ễ, B, C
- HS nêu.
- HS viết bảng: T, M, O, B, C
- HS đọc bài ứng dụng.
- HS nêu
- HS tìm: Trăng, Mẹ, ễng, Bà, Chỏu, Bố
- HS nêu.
- 1 con chữ o
- HS viết bảng: Trăng, Mẹ, Ong, Bà, Chỏu, Bố
- Học sinh viết vở
- HS nêu.
----------------------------------------------------------------
Luyện toán
ôn tập về giải toán (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố về giải toán.
- Kĩ năng: HS giải toán thành thạo.
- Thái độ: HS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị
*GV: Bảng phụ. 
* HS: Sách vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- ổn định tổ chức.
B - Kiểm tra bài cũ.
C - Dạy học bài mới.
1 - Giới thiệu bài.
2 – Luyện tập.
*Bài 1:
- Yêu cầu HS thi giải toán theo nhóm:
 Có: 1236 cái áo
Đã bán: 1/ 6 số áo
 Còn: cái áo?
- GV nhận xét, cho điểm.
- Các nhóm thi giải toán và trình bày trước lớp.
 Số áo đã bán là:
 1236 : 6 = 206 (cái)
 Số áo còn lại là:
 1236 – 206 = 1030(cái)
 Đáp số: 1030 cái áo.
*Bài 2:
- Cho HS đọc bài toán và nêu tóm tắt.
5 xe : 15 700 kg
 3 xe : . kg?
- GV chữa bài.
- HS làm toán vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
 Mỗi xe chở được là:
 15700 : 5 = 3140(kg)
 3 xe chở được là: 
 3140 x 3 = 9420(kg)
 Đáp số: 9420 kg
*Bài 3:
- Yêu cầu HS giải bài toán:
5 đôi dép : 92500 đồng
3 đôi dép :  đồng?
- GV chữa bài.
- HS làm bài:
 Mua 1 đôi dép hết số tiền là:
 92 500 : 5 = 18 500 ( đồng) 
 Mua 3 đôi dép hết số tiền là:
 18 500 x 3 = 55 500 (đồng)
 Đáp số: 55 500 đồng
*Bài 4:
- Yêu cầu HS giải bài toán:Bình có 2 tờ 
- HS làm bài rồi chữa bài.
giấy bạc loại 5000 đồng. Bình mua bút chì hết 2700 đồng. Hỏi bình còn lại bao nhiêu tiền?
D.Củng cố.- GV tổng kết tiết học.
E.Dặn dò. Dặn HS ôn bài ở nhà.
 ----------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 5 năm 1014
Luyện Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết số có đến 5 chữ số
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị biểu thức
- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút
II. Chuẩn bị
 Đề bài
A. Phõ̀n trắc nghiợ̀m Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước cõu trả lời đúng 
1. Số liền sau của số 10010 là: 
A. 10009 B 10010 C. 10110 D. 10011
2. Ngày 28 tháng 6 là thứ 5 thì ngày 2 tháng 7 cùng năm đó là thứ mấy?
A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm
3. Cỏc số 87 456 ; 87 654 ; 78 546 ; 87 546 viết theo thứ tự từ bộ đến lớn là:
A. 87546 ; 87654 ; 78546 ; 87546.	B. 78456 ; 87546 ; 78546 ; 87654
C. 78456 ; 78546 ; 87546 ; 87654.	D. 78546 ; 78456 ; 87654 ; 87546
4. Hỡnh chữ nhật ABCD cú kớch thước như hỡnh vẽ:
Chu vi và diện tớch hỡnh chữ nhật ABCD là:
	A. 9cm ; B. 18cm2	 	C.18cm ; D. 9cm2 	
5. của 24m là:
 A. 4m	B. 6m	C. 144m	D.40m
6. Trong phép chia , số chia là 7, số dư lớn nhất là:
 A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 
B. Phõ̀n tự luận
Bài 1: Đặt tính rồ tính
46 127 + 4356	 64971 - 51938	 	4126 3	 6704 : 8
Bài 2: Tìm x
 a/ X : 7 = 14 021 b/ 63 185 – x = 11 269 
Bài 3. Tính giá trị biểu thức:
a) 1812 – 179 3 =	 b) (2112 + 2188) : 5 
Bài 4: Một hỡnh chữ nhật cú chiều dài 53cm, chiều rộng 8cm.
	a) Chu vi hỡnh chữ nhật là: 
	b) Diện tớch hỡnh chữ nhật là:
Bài 5: Một vòi nước chảy vào bể trong 5 phút đựơc 150 l nước. Hỏi trong 7 phút vồi nước đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước (số lít nước chảy vào bể trong mỗi phút đều như nhau) ?
------------------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Hoàn thành một số bài tập làm quen, thử sức
II.chuẩn bị.
Đề kiểm tra thử sức Tiếng Việt 3 cuối kì II
 Ong thợ
 Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt ong thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong thợ càng lao thẳng về phía trước.
 Chợt từ xa, bóng đen xuất hiện. Đó là thằng quạ đen. Nó lướt về phía ong thợ, xoạt sát bên ong thợ toan đớp nuốt. Nhưng ong thợ đã kịp lách mình. Thằng quạ đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của ong thợ trở lại thênh thang.
 Theo Võ Quảng
Dựa vào bài văn em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Tổ ong nằm ở đâu? 
A. Trên ngọn cây B. Trong hốc cây C. Trên cành cây
2. Quạ đen đuổi theo ong thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng ong thợ 
B. Để đi lấy mật cùng ong thợ 
C. Để toan đớp nuốt ong thợ
3. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời nhô lên cười 
B. Cong đường trước mắt ong thợ mở rộng thênh thang 
C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất iện
4. Câu: “Ong thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
5. Trong câu: Ong thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Có mấy từ chỉ hoạt động, trạng thái:
A. 1 từ (.) B. 2 từ (, ) C. 3 từ (, , .)
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: 
a) ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả.
b) Con đường trước mắt ong thợ mở rộng thênh thang.
c) Nó lướt về phía ong thợ, xoạt sát bên ong thợ toan đớp nuốt.
..
7. Ông mặt trời nhô lên cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ.
Mặt trời được nhân hóa bằng cách nào?
A. Gọi, tả bằng từ ngữ dùng để gọi, tả con người
B. Nói chuyện thân mật như nói với con người.
C. Cả 2 đáp án trên.
----------------------------------------------------------------------
Kĩ năng sống
ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 Củng cố lại kiến thức về các kĩ năng đã được học.
 Vận dụng các kĩ năng đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tế
 Giúp HS tự tin, linh hoạt, chủ động trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
	GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, 	
	HS : Sách kĩ năng sống,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại các kĩ năng đã được học trong chương trình lớp 3
- GV nhận xét, tuyên dương
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
2.1 Khám phá
- GV chia lớp làm 7 nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và nêu lại khaí niệm các kĩ năng đã được học.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý: Gv cần kịp thời bổ sung khái niệm nếu các nhóm nêu chưa hoàn chỉnh.
2.2 Kết nối
- GV yêu cầu các nhóm hãy nêu tầm quan trọng của kĩ năng mà nhóm được phân công; lấy VD cụ thể.
- GV nhận xét, tuyên dương; giúp đỡ kịp thời khi nhóm gặp khó khăn.
2.3 Thực hành
- GV nêu câu hỏi:
- Em đã vận dụng hiệu quả nhất những kĩ năng nào trong cuộc sống? Nó đã mang lại những điều tốt đẹp gì?
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi với bạn
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Lưu ý: Có thể hỏi thêm câu hỏi: Kĩ năng nào em vận dụng chưa tốt? Em sẽ khắc phục khó khăn đó bằng cách nào?
4 Vận dụng
- Yêu cầu HS vận dụng điều đã học vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
- HS nêu:
Có 7 kĩ năng:
Kĩ năng: 
+ Tự phục vụ; 
+ Giao tiếp với bạn bè và mọi người; 
+ Tôi là ai? 
+ Phòng tránh tai nạn, thương tích; 
+ Đảm nhận trách nhiệm; 
+ Quản lí thời gian; 
+ Hợp tác
- Nhận xét
HS lập nhóm; mỗi nhóm 4 – 5 HS.
Mỗi nhóm nêu một khái niệm về một kĩ năng đã được học.
Các nhóm nhận xét
Các nhóm thảo luận; viết ra bảng nhóm
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nghe và nhắc lại câu hỏi
HS trao đổi cặp đôi với bạn
HS trình bày
HS nhận xét, góp ý.
- HS ghi nhớ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 5 năm 2014
Luyện Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Củng cố về cách so sánh các số có đến 5 chữ số.
- Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có 5 chữ số, giải toán về thống kê số liệu
- HS làm bài cẩn thận, sáng tạo	
II- Đồ dùng dạy- học:
- GV: bảng phụ.
- HS : Sách vở, bảng con. 
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- GV cho điểm.
C.Dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Thực hành.
- 2 HS lên bảng.
* Bài 1 :- Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu HS viết các số thành tổng các số hạng bằng nhau.
- GV nhận xét.
* Bài 2:- Nêu yêu cầu?
- GV đưa các số 4602, 2064, 6240, 2406
- Yêu cầu HS tìm số bé nhất.
- GV nhận xét.
- HS nêu.
- HS làm bài cá nhân.
27 193= 20 000+ 700+ 100+ 90+ 3
45 078= 40 000+ 5000+70+8
50 681= 50 000+600+80+1
- HS nêu.
- HS tìm số bé nhất: 2 064
* Bài 3 :- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- GV nhận xét 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đặt tính rồi tính vào bảng con.
x 15 436 76 362 8
 6 4 3 95 45 
 92 616 36
 42 
 2 
* Bài 4:- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm:
a,
Lớp 3a
Cờ vua
Đá cầu
Văn nghệ
Khéo tay
Số HS
8
10
12
4
b. Các bạn tham gia nhiều nhất vào văn nghệ.
c. Các bạn tham gia ít nhất vào câu lạc bộ khéo tay.
D.Củng cố:
- Yêu cầu HS viết số gồm:
+ 4chục nghìn, 8 trăm, 4 nghìn, 2 đơn vị
+ 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục.
E.Dặn dò.
Dặn HS làm BT ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- HS viết số.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 5 năm 2014
Luyện tiếng việt
 nhân hoá
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhân hoá.
- Nhận biết được hình ảnh nhân hoá, sự vật nhân hoá, cách nhân hoá,...viết đoạn văn có hình ảnh nhân hoá.
- Rèn HS biết dùng từ viết câu đúng.
 II.Đồ dùng dạy học.
- GV:Bảng phụ. 
- HS:Sách vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- ổn định tổ chức.
B - Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ câu có sử dụng nhân hoá.
- 2 HS nêu.
C - Dạy học bài mới.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Luyện tập.
*Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài “Cây gạo”, SGK Tiếng Việt 3 trang 144.
? Những sự vật nào được nhân hoá trong đoạn văn trên?
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc.
- HS khoanh vào: Cây gạo và chim chóc.
*Bài 2:
-Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?
- GV nhận xét.
- HS thảo luận cặp trả lời:
Tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách : Dùng một từ vốn để chồihạt động của người để nói về cây gạo.
*Bài 3.
- Yêu cầu HS đặt câu có nhân hoá.
- HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
D.Củng cố.- GV tổng kết tiết học.
E.Dặn dò: Dặn HS ôn bài ở nhà.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2014
Luyện toán
Luyện tập chung
I/. Mục tiêu 	
- Kiến thức:Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia, số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số
- Kĩ năng: Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia, số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số thành
thạo và giải toán.
- Thái độ:Yêu thích học toán.
II/. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS : Sách vở.
III/. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- ổn định tổ chức.
B - Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính:
 13 054 x 7 17 465 : 5
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.
 - Dạy học bài mới.
1 - Giới thiệu bài:
2 - Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1.
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính:
86127 + 4258	42654 x 6
 65493 – 2486 35736 : 6
- GV chữa từng câu.
- HS làm bảng con.
*Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
- 2 HS đọc: Tính giá trị của biểu thức.
- Các nhóm làm bài:
a) 4283 - 1561 + 834 = 2722 + 834
 = 3556
b) 4283 - ( 1561 + 834 ) = 4283 - 2395
 = 1888
- GV nhận xét, cho điểm.
*Bài 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải toán.
 5 hộp : 60 500 đồng
 8 hộp : ...........đồng?
- 2 HS đọc
- HS làm bài:
 Mua 1 hộp bánh hết số tiền là:
 60 500 : 5 = 12 100 (đồng)
 Mua 6 hộp bánh hết số tiền là:
 12 100 x 8 = 96 800 (đồng)
 Đáp số : 96 800 đồng.
- Chữa bài.
D.Củng cố.
? Khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý 
- HS nêu.
điều gì?
E.Dặn dò. Dặn HS làm bài ở nhà.
--------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện kể về một người lao động
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố cách kể về người lao động
- Kể ngắn gọn, rõ ràng, dùng từ ngữ chính xác.
- Kính trọng người lao động.
II. Chuẩn bị
*GV: Bảng phụ.
* HS: Sách vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- ổn định tổ chức.
B - Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc bài văn tuần 34.
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc.
C - Dạy học bài mới.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì?
? Khi kể về người lao động, chúng ta cần kể những gì?
- 2 HS đọc: Kể về một người lao động mà em biết.
- HS nêu.
- Kể: tên tuổi, nghề nghiệp, công việc hàng ngày. thói quen, tình cảm của người đó với công việc, với bạn bè và những người xung quanh,
- Gọi một số HS giới thiệu người định kể.
- 5 HS nêu.
- Tổ chức cho HS kể theo nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS kể trong nhóm, các em góp ý cho nhau.
- 5- 7 em kể trước lớp.
- Yêu cầu HS ghi lại những điều đã kể vào vỏ.
- HS viết vào vở và đọc bài.
D.Củng cố.
- GV tổng kết tiết học.
- HS nghe
E.Dặn dò.
Dặn HS ôn bài ở nhà.

File đính kèm:

  • docTuan 35 - Luyen.doc
Giáo án liên quan