Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 25 - Tập làm văn - Lớp 3 kể về lễ hội

1 hs lên bảng làm; 3 HS đọc bài trước lớp : Đây là cảnh chơi đu ở sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc Mừng

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 5524 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 25 - Tập làm văn - Lớp 3 kể về lễ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
TẬP LÀM VĂN - LỚP 3
KỂ VỀ LỄ HỘI
ÐÑÒÑÐÑÒÑ
A/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói:
 Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK ( ảnh phóng to ) 
 - Phiếu học tập cho tranh hội đua thuyền
 - Đoạn clip về hội Chọi trâu ở Đồ Sơn ( Hải Phòng).
C/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương pháp dạy học
1 phút
7 phút
1 phút
10 phút
10 phút
6 phút
1/ Ổn định lớp: Hát
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện " Người bán quạt may mắn" lần lượt theo thứ tự:
 + Kể lại đoạn 1 câu chuyện Người bán quạt may mắn. Và trả lời câu hỏi: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
 + Kể lại đoạn 2 câu chuyện Người bán quạt may mắn. Và trả lời câu hỏi: Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Kể lại đoạn 3 của câu chuyện Người bán quạt may mắn. Trả lời câu hỏi: Vì sao mọi người kéo nhau đến mua quạt?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
 3/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Ở đất nước ta có rất nhiều lễ hội như là Hội vật, hội đua voi, hội chọi trâu, hội Đền Hùng...Những lễ hội này đều để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Ở tiết tập làm văn ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các con cách tả lại quang cảnh và những người tham gia lễ hội. 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
 b.1/ Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh chơi đu:
- GV đính tranh lên bảng. Cả lớp hãy quan sát lên bảng.
- Nhìn vào mái đình, cây đu đoán xem đây là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Vì sao em biết lễ hội được tổ chức vào đầu năm mới?
- GV chỉ vào lá cờ ngũ sắc và giới thiệu: Lá cờ hình vuông, có 5 màu, xung quanh cờ có tua, gọi là cờ ngũ sắc, có từ thời xa xưa, được treo lên vào những dịp hội vui của dân làng.
- Người ta xem hội có đông không? Ăn mặc ra sao? Họ đang làm gì?
- Cây đu của chúng ta được làm bằng cây tre và nó rất là cao. Cây tre là một loài cây thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam nên được sử dụng nhiều trong các lễ hội.
- Có mấy người chơi đu? Động tác của họ thế nào?
- Cảnh gợi cho em cảm nghĩ gì?
- GV yêu cầu hs tả lại cảnh chơi đu cho bạn bên cạnh nghe
- GV yêu cầu HS giới thiệu bài hay của bạn mình.
- GV yêu cầu hs nhận xét lời kể, diễn đạt của bạn.
- GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS chọn bạn kể hay nhất.
- GV biểu dương hs kể hay
 b.2/ Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền
- GV đính tranh lên bảng, phát phiếu học tập cho HS. Các em hãy quan sát tranh, thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
+ Nhìn dòng sông, con thuyền, em có thể biết được đây là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Quang cảnh hai bên bờ sông có gì?
+ Trên sông có nhiều thuyền không? Thuyền dài hay ngắn? Trên thuyền có nhiều người không? Trông họ như thế nào?
+ Tư thế hoạt động của những người trên thuyền như thế nào?
+ Em có thích lễ hội đua thuyền không?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho bài trên bảng
- GV cho các nhóm bình chọn nhóm tả cảnh lễ hội hay nhất.
- GV biểu dương nhóm tả hay nhất
- Sau khi, chúng ta đã tả lại quang cảnh lễ hội thì các em có cảm nhận gì về lễ hội nước ta?
- GV yêu cầu hs viết một đoạn văn hoàn chỉnh, tả một trong hai bức ảnh vào vở
- GV cho hs đọc đoạn văn
- GV nhận xét chữa lỗi
4/ Củng cố, dặn dò
- GV cho hs xem clip hội Chọi trâu và giới thiệu cho hs: Đây là lễ hội Chọi trâu được tổ chức ở Đồ Sơn ( Hải Phòng) và còn nhiều nơi khác nữa.
- Bạn nào có thể kể lại cho cô và các bạn cùng nghe lễ hội Chọi trâu được không?
- GV cho HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- GV biểu dương bạn kể hay
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò hs hoàn tất đoạn văn vào vở, chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tới: Kể một ngày hội mà em biết.
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh chơi đu
- Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức ở sân đình vào dịp đầu xuân năm mới
- Vì trước cổng đình treo khẩu hiệu đỏ Chúc Mừng Năm Mới 
- HS lắng nghe, quan sát
- Mọi người xem hội rất đông, mặc quần áo rất đẹp. Tất cả mọi người chăm chú nhìn cây đu.
- HS quan sát, lắng nghe
- Có hai người chơi đu. Hai người nắm chắc tay đu. Khi đu, một người dướn về phía trước, người kia ngã người ra sau.
- HS phát biểu theo cảm nhận riêng.
- HS tả lại cảnh chơi đu theo nhóm đôi
-1 hs lên bảng làm; 3 HS đọc bài trước lớp : Đây là cảnh chơi đu ở sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc Mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.
..........
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS bình chọn bạn kể hay nhất.
- Cả lớp vỗ tay.
- Các nhóm thảo luận, ghi vào phiếu học tập.
- 1 nhóm lên bảng ghi, các nhóm trình bày: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to. Nhiều màu sắc được treo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút................
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Các nhóm bình chọn nhóm hay nhất
- HS vỗ tay
- HS trả lời theo ‎y‎ của mình: Lễ hội nước ta phong phú, đặc sắc, có nhiều trò chơi dân gian thú vị.
- HS viết đoạn văn vào vở
- HS đọc đoạn văn của mình.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 HS kể
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- Cả lớp vỗ tay
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp giảng giải
Phương pháp sử dụng trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp giảng giải
Phương pháp
dạy học cá nhân
Phương pháp sử dụng trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp giảng giải
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp sử dụng trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp giảng giải
Phương pháp dạy học cá nhân

File đính kèm:

  • docTuan 25 TLV Le hoi.doc
Giáo án liên quan