Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 10 - Tập đọc - Kể chuyện: Giọng quê hương (tiết 21)

Bài 2. Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nahu trong mỗi câu văn sau và chép các từ đó vào bảng:

a) Trong vòm cây, tiếng chim chóc ríu ran như tiếng trẻ trong các lớp học vừa tan.

b) Tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối bập bùng như tiêng trống.

 

docx38 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 10 - Tập đọc - Kể chuyện: Giọng quê hương (tiết 21), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 29/10 /2014
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 48)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Thực hiện nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
- Nhân chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Biết đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3(dòng1), 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Kiểm tra bảng nhân, chia 7: gọi và HS đọc thuộc bảng nhân, chia 7
2. Cho HS làm vào BC. điền đấu (>, <, =) vào chỗ chầm cho thích hợp:
9hm2dam ......5hm9dam
2m30cm ...... 240cm
9m90cm .....909cm
- Nhận xét chữa bài 
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố về các bảng nhân chia đã học, chuyển đổi so sánh các số đo độ dài. Giải toán gấp một số lên nhiều lần, đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/ 49. Tín nhẩm: 
 6 x 9 = 28 : 7 = 7 x 7 = 56 : 7 =
 7 x 8 = 36 : 6 = 6 x 3 = 48 : 6 =
 6 x 5 = 42 : 7 = 7 x 5 = 40 : 5 = 
- Gọi HS yêu cầu bài 
- Cho HS làm miệng, mỗi em nêu1phép tính
- GV cho HS nhận xét chữa bài
Bài 2/49.Tính:
 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4
x
x
x
x
a) 15 30 28 42 
 7 6 7 5
b) 24 2 96 3 88 4 69 3
- Gọi HS đọc đề 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của một phép tính nhân, 1 phép tính chia.
- Cho HS làm vào BC mỗi em một phép tính nhân và 1 phép tình chia theo tổ, + 4 em lên bảng làm cũng theo tổ.
- Chữa bài nhận xét
Bài 3/49. Số?
 - Chỉ hướng dẫn học sinh làm dòng 1
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
4m4dm = ....dm
2m 14dm = ...... dm
- Cho HS làm nhanh vào vở, chấm khoảng 10 em nhanh nhất
- Nhận xét sửa sai 
Bài 4/49. Tổ Một trồng được 25 cây, tổ Hai trồng được gấp 3 lần số cây tổ Một. Hỏi tổ hai trồng được bao nhiêu cây?
- Gọi HS đọc đề bài
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV thu chấm 10 em làm nhanh
- Nhận xét và chữa bài 
Bài 5/49. 
a) Đo đọ dài đoạn thẳng AB:
 A B
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 14 độ dài đoạn thẳng AB
- Yêu cầu HS đo độ dài của đoạn thẳng AB
? Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB?
- Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng CD.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng CD dài bằng 12cm chia 4
- Nhận xét, chữa bài 3. 
Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các nội dung đã học để kiểm tra một tiết.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau: Bài kiểm tra giữa học kì 1
- Vài HS đọc thuộc bảng nhân, chia 7
- 1HS làm bảng, cả lớp làm BC:
9hm2dam > 5hm9dam
2m30cm = 240cm
9m90cm < 909cm
- Nghe giới thiệu
- HS nêu miệng, các bạn nhận xét
- 4 em lên bảng làm (1em phép chia và một phép nhân) + cả lớp làm theo tổ:
 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4
x
x
x
x
a) 15 30 28 42 
 7 6 7 5
 105 180 196 210
b) 24 2 96 3 88 4 69 3
 2 12 9 32 8 22 6 23
 04 06 08 09
 4 6 8 9
 0 0 0 0
- 1 HS nêu, lớp nhận xét
- HS làm nhanh vào vở, chạy lên bảng khoảng 10 em nhanh nhất cô chấm.
- 2 HS đọc
 - Bài toán thuộc dạng gấp một số lên nhiều lần.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- 1 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở:
Số cây tổ Hai trồng được là:
25 x 3 = 75 (cây)
Đáp số: 75 cấy
- HS đo và nêu: đoạn thẳng AB dài 12 cm
- Độ dài đoạn thẳng CD bằng 14 độ dài đoạn thẳng AB. Vây:
- Độ dài đoạn thẳng CD là:
 12 : 4 = 3 (cm)
- Thực hành vẽ sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- HS nghe nhớ làm theo.
TUẦN 10
Thứ tư/ 29 /10 /2014
TẬP ĐỌC:	THƯ GỬI BÀ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng :dạo này, thả diều, kể chuyện cổ tích, học thật giỏi,
- Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, giữa các phần của bức thư.
- Đọc trôi chảỷ, thể hiện được tình cảm thân thiết và giọng đọc từng loại câu.
- Hiểu các từ: Năm ngoái, chuyện cổ tích.
- Hiểu mục đích của thư từ.
- Nắm được hình thức trình bày của một bức thư.
- Hiểu nội dung bức thư: Tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ +Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện "Giọng quê hương " và trả lời câu hỏi .
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: ? Tranh vẽ cảnh gì ?
- Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu Thư gửi bà của bạn Đức. Qua bức thư, chúng ta sẽ biết được tình cảm của bạn Đức dành cho bà và biết cách viết một lá thư như thế nào.
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: bà có khỏe không, ngoài này, năm ngoái, anh tuấn, kể chuyện, chăm ngoan lần 1
- HS đọc nối tiếp lần 2 mỗi em một câu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn học sinh chia bức thư thành 3 phần:
+ Phần 1: Hải Phòngcháu nhớ bà lắm
+ Phần 2: Dạo nàydưới ánh trăng
+ Phần 3: Còn lại
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu cảm, câu kể.
Dạo này bà có khoẻ không ạ ?
( Giọng nhẹ nhành, ân cần )
Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê/ thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và đêm đêm/ ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.// 
( Giọng tha thiết, chậm rãi thể hiện sự nhớ mong)
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại phần đầu của bức thư và trả lời câu hỏi: 
? Đức viết thư cho ai ?
? Dòng đầu thư bạn viết thế nào ?
* GV: Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư bao giờ người viết cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
? Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì ?
* GV: Sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già. Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho ta thấy bạn rất quan tâm yêu quý bà.
* GV: Khi viết thư cho bạn bè, người thân, chúng ta cần chú ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của họ.
? Em đọc thầm lại bài và trả lời:
? Đức kể với bà điều gì ?
- GV ghi từ: Năm ngoái, chuyện cổ tích và giải thích.
*GV: Khi viết thư cho người thân, bạn bè, sau khi hỏi thăm tình hình của họ, chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình và bản thân mình cho người đó biết.
- Hãy đọc phần cuối của bức thư và cho biết: 
? Tình cảm của Đức với bà như thế nào ?
4. Củng cố - dặn dò:
? Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa?
? Khi đó em đã viết những gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về xem lại bài tập đọc, tiết sau tập viết thư.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- HS đọc lần 2
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Dùng bút chì gạch chéo ( / ) để phân cách ở cuối mỗi phần của bức thư.
- HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- Mỗi nhóm 3 HS .
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đức viết thư cho bà
- Dòng thơ đầu bạn viết: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.
- Đức hỏi thăm sức khỏe của bà: Dạo này bà có khoẻ không ?
- HS sinh nghe
- HS sinh nghe
-HS: Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân bạn: 
- Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để cho bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
- HS sinh nghe nhớ
TUẦN 10
Thứ tư / 29/10 /2014
TIẾNG VIỆT (TC): ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục tiêu: Ôn luyện về kiểu câu. Tìm hình ảnh so sánh âm thanh . Ôn về dấu câu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1. Nối câu ở cột A với kiểu câu ở cột B tương ướng:
 A B
a) Mẹ vén nắm cơm, trở cho cơm chín.
b) Cột kèo, mái ra đen bóng màu bồ hóng.
c) Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa,
1) Ai là gì?
2) Ai làm gì? 
3) Ai thế nào? 
- HS nối câu ở cột A với kiểu câu ở cột B tương ướng:
 A B
a) Mẹ vén nắm cơm, trở cho cơm chín.
b) Cột kèo, mái ra đen bóng màu bồ hóng.
c) Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa,
1) Ai là gì?
2) Ai làm gì? 
3) Ai thế nào? 
Bài 2. Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nahu trong mỗi câu văn sau và chép các từ đó vào bảng:
a) Trong vòm cây, tiếng chim chóc ríu ran như tiếng trẻ trong các lớp học vừa tan.
b) Tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối bập bùng như tiêng trống.
c) Tiếng chân nai bước trên lá khô kêu như tiếng bánh đa vỡ dưới chân.
d) Tiếng sấm đầu mùa rền vang trên trời nghe náo nức như tiếng mở màn một mùa thời gian.
(Nguyễn Phan Hách)
- HS làm theo nhóm và chép vào bảng:
Âm thanh
Đặc điểm
Từ so sánh
Âm thanh
a) Tiếng chim chóc
Ríu ran
như
Tiếng trẻ
b) Tiếng mưa
bập bùng
như
tiêng trống.
c) Tiếng chân nai
kêu
như
tiếng bánh đa
d) Tiếng sấm
náo nức
như
tiếng mở màn một mùa thời gian
Bài 3. Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 4 câu. Viết hoa lại những chữ cái đầu câu.
 Mỗi lần về quê, ta sẽ được uống một ngụm nước mưa trong vắt, mát lạnh trong chiếc chum sành đặt ở gốc cau nước mưa từ trong ngọn cau chảy vào chum qua một túm lá làm máng cây cau hứng nước của vòm trời nước mưa như còn đọng cả tiếng sấm, tiếng gió, tia chớp, đọng cả bóng mây.
 Theo Băng Sơn
- Cho HS thảo luận nhóm đôi viết lại và trình bày
- HS thảo luận và viết lại đoạn văn theo cặp rồi đọc lên:
 Mỗi lần về quê, ta sẽ được uống một ngụm nước mưa trong vắt, mát lạnh trong chiếc chum sành đặt ở gốc cau. Nước mưa từ trong ngọn cau chảy vào chum qua một túm lá làm máng. Cây cau hứng nước của vòm trời. Nước mưa như còn đọng cả tiếng sấm, tiếng gió, tia chớp, đọng cả bóng mây.
 Theo Băng Sơn
TUẦN 10
Thứ tư / 29/10 /2014
TOÁN (TC): LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Ôn vế phép nhân chia 7, về đơn vị đo độ dài, về đoạn thẳng, về giải toán
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1. Cho HS tự kiểm tra nhau về bảng nhân, chia 7 theo cặp. Kiểm tra xong các cặp báo cáo.
- HS tự kiểm tra nhau phép nhân, chia 7 rồi báo cáo.
Bài 2. Điền dấu >, <, = vào chỗ trống:
a) 6m 8cm6m b) 2m 6dm.20dm
6m 8cm.7m 8m 5cm.805cm
5m 5dm55dm 8m 5cm.850cm
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm theo đội 
- HS đọc đề và làm theo đội:
a) 6m 8cm > 6m b) 2m 6dm > 20dm
6m 8cm < 7m 8m 5cm = 805cm
5m 5dm = 55dm 8m 5cm < 850cm
Bài 3. Đặt tính rồi tính :
a) 18 x 4 = 17 x 8 = 89 x 5 = 47 x 5
b) 86 : 2 64 : 3 80 : 4 = 47 : 5
- Cho HS làm vào vở luyện.
- HS làm cá nhân vào vở luyện chiều:
x
x
x
x
a) 18 17 89 47
 4 8 5 5
 72 136 445 235
b) 86 2 6 4 3 80 4 47 5
 8 43 6 21 8 20 45 9
 06 04	 00 2
 6 3
1
Bài 4. Em hãy giải bài toán sau và chọn đáp án: a, b hoặc c đúng cho bài toán:
 Bố có 28m dây điện, bố đã dùng 14 số mét dây điện đó. Hỏi bố còn lại bao nhiêu mét dây điện?
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi rồi làm và chọn đáp án đúng cho bài toán:
 a) Số mét dây điện bố đã dùng là:
28 : 4 = 7(m)
Số mét dây điện bố còn lại là:
28 – 7 = 21 (m)
Đáp số: 21m
b) Số mét dây điện bố đã dùng là:
28 - 4 = 24(m)
Số mét dây điện bố còn lại là:
28 – 24 = 4 (m)
Đáp số: 4m
c) Số mét dây điện bố còn lại là:
28 – 4 = 24 (m)
Đáp số: 24m
d) Cả a và B đúng
- HS làm và chọn đáp án a:
a) Số mét dây điện bố đã dùng là:
28 : 4 = 7(m)
Số mét dây điện bố còn lại là:
28 – 7 = 21 (m)
Đáp số: 21m
	TUẦN 10
Thứ năm/ 30/10 /2014
TẬP VIẾT( Tiết10 ): ÔN CHỮ HOA G
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách viết chữ hoa G.
	- Viết đúng đẹp các chữ hoa Ô, G, T, V, X
	- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Gióng và câu ứng dụng:
 Gió đưa cành trúc la đà.
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
	- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa Ô, G, T, V, X.
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
	- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Gọi HS lên bảng viết từ Gò Công, Gà, Khôn.
- Nhận xét 
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa Ô, G, T, V, X có trong từ và câu ứng dụng.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X.
- Trong tên riêng và câu ứn dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa. Giáo viên đi chỉnh sửa cho từng học sinh.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
a. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
? Em biết gì về Ông Gióng ?
b. Quan sát và nhận xét.
?Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
? Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c. Viết bảng
- Yêu cầu HSviết từ ứng dụng: Ông Gióng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
* GV Giải thích: Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây.
b. Quan sát và nhận xét
?Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c. Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. Giáo viên theo dõi và chữa sửa lỗi cho học sinh.
5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu HS viết bài sau đó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 – 7 bài
6. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
Dặn: HS về nhà luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc: Gò Công
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào BC.
- Có các chữ hoa Ô, G, T, V, X
- 5 HS nhắc lại: Cả lớp viết BC.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết BC.
- 1 HS đọc: Ông Gióng
- Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc.
- Chữ Ô, G cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ly.
- Bằng 1 con chữ O
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào BC.
- 3 HS đọc: 
- Gió đưa cành trúc la đà
- Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
- Các chữ G, đ, l, T, V, h, X cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào BC.
* Học sinh viết: 
+ 1 dòng chữ G, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ô, T, cỡ nhỏ
+ 2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
TUẦN 10
Thứ sáu / 31/10 /2014
TOÁN: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiết 50)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính
 - Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.
- Bài tập cần làm: 1, 3/50
II. Đồ dùng học tập: Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ I
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Giới thiệu bài giải bằng 2 phép tính
Bài toán 1/50. 
- Gọi HS đọc lại đề bài
? Hàng trên có mấy cái kèn?
? Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
- Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn dưới để có:
Tóm tắt
 Hàng trên:	 3 kèn	 
 2 kèn ? kèn
Hàng dưới: 
 ? cái kèn
? Vì sao để tìm số kèn hàng dưới ta lại thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5 ?
 Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn?
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải như phần bài học của SGK.
- Vậy ta thấy bài toán này là ghép của hai bài toán, bài toán về nhiều hơn khi ta đi tính số kèn của hàng dưới và bài toán tính tổng của hai số khi ta tính cả hai hàng có bao nhiêu chiếc kèn.
Bài toán 2/50. Bể cá thứ I có 4 con cá, bể cá thứ II có nhiều hơn bể cá thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
? Bể cá thứ nhất có mấy con cá?
- Vậy vẽ một đoạn thẳng đặt tên đoạn thẳng là bể 1 và quy ước đây là 4 con cá: 4 con cá
4 con cá
Bể thứ nhất: ? con cá
3 con cá
Bể thứ hai: 
Bể 1: Số cá của bể 2 thế nào so với bể 1?
- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cả của hai bể.
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn học sinh viết dấu móc 
? Để tính được tổng số cả của cả hai bể ta biết được những gì?
? Số cá của bể 1 đã biết chưa?
? Số cá của bể 2 đã biết chưa?
- Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể ta phải đi tìm số cá của bể 2.
- Hãy tính số cá của bể 2
- Hãy tính số cá của cả hai bể
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải và giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1/50. Gọi HS đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh ta phải làm gì?
? Ta đã biết được số bưu ảnh của ai rồi, chưa biết số bưu ảnh của ai ?
? Vậy ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tìm xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh.
- HD HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng
- Cho HS thảo luận nhóm đôi vẽ sơ đồ và giải
Bài 3/50. - Yêu cầu HS đọc sơ đồ.
? Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
? Bao gạo cân nặng bao nhiêu kg?
?Bao ngô như thế nào so với bao gạo?
? Bài toán hỏi gì?- Yêu cầu HS đọc thành đề bài hoàn chỉnh. - Yêu cầu HS giải bài toán
- nhận xét, chữa bài 
3.Củng cố-dặn dò: giải bài toán có hai phep tính 
- Nghe và giới thiệu
- HS đọc đề
- Hàng trên có 3 cái kèn
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
- HS quan quát sơ đồ đoạn thẳng
- Hàng dưới 3 + 2 = 5 (cái kèn)
- Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.
- Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 (cái kèn)
- 1 HS đọc lại đề bài
- Bể cá thứ nhất có hai con cá
- Số cá của bể hai nhiều hơn so với bể một là 3 con cá.
- HS nêu
- Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể
 - Ta phải biết được số cá của mỗi bể
- Đã biết số cá của bể 1 là 4 con cá
- Chưa biết số cá của bể 2
- Số cá bể 2 là: 4 + 3 =7 (con cá)
- Hai bể có số cá là: 4 + 7 = 11(con cá)
- HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết anh có 15 bưu ảnh và số ảnh của em ít hơn anh 5 bưu ảnh. Bài toán hỏi số bưu ảnh của hai anh em là bao nhiêu?
- Muốn tìm số bưu ảnh của hai anh em ta phải cộng số bưu ảnh của hai anh em lại.
- Ta đã biết số bưu ảnh của của anh rồi, chưa biết số bưi ảnh của em.
- HS nghe nhớ, thực hiện
- HS vẽ sơ đồ rồi giải bài toán
15 bưu ảnh
7bưu ảnh
Bưu ảnh của anh : 
Bưu ảnh của em : ? bưu ảnh
- Nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải
- Bao gạo nặng 27 kg
- Bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg
- Số kg của cả hai bao gạo và ngô
- Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg?
TUẦN 10
Thứ năm/ 30/10 /2014
CHÍNH TẢ: (T19) NV:	 QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác trình bày đúng bài: " Quê hương ruột thịt". Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài.
- Luyện viết tiếng có vần khó oai / oay tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : L/n hoặc thanh hỏi thanh ngã.
- KNS: Qua bài giáo dục cho các em càng yêu quí cảnh đẹp trên đất nước ta . Biết bảo vệ môi trường xung quanh khu phố nơi ở 
- GDBĐ: GD cho HS yêu quí quê hương, bảo vệ quê hương vùng biển, biết được vị trí biển đảo ở nước ta. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	GV: Giấy khổ to hoặc bảng để học sinh thi tìm có tiếng chứa vần oai /oay 
	Bảng lớp viết sẵn câu văn bài tập 3a, 3b
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS tự tìm từ có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi và uôn/uông.
- Nhóm 1,2: r/d/gi
- Nhóm 3,4: uôn/uông
- G

File đính kèm:

  • docxDoc viet so sanh cac so co ba chu so.docx