Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tuần 8 - Bài: Tiếng ru
Bài tập 3:
Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Nhắc lại yêu cầu:
Đọc kĩ đoạn văn, ngắt thành 5 câu, dùng dấu chấm để ngắt những câu đó.
h sống một mình trên thế gian này được. - Dặn về tiếp tục học thuộc 2 khổ thơ và chuẩn bị bài sau. - Học sinh đọc bài. - Trả lời câu hỏi: ( Vì nỗi buồn của ông đã được các bạn nhỏ chia sẻ, cảm thông) a. Học sinh nghe và giở sách giáo khoa trang 64, ghi đầu bài vào vở. Học sinh trả lời: Bức tranh vẽ cảnh đồng lúa và các bạn đang chơi rất vui vẻ. Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu. - Mỗi học sinh đọc 2 câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài.( Đọc 2 vòng). - Mỗi học sinh đọc một khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ. - Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa. Mỗi nhóm 3 học sinh, đọc nối tiếp các khổ thơ. - Học sinh đọc trong nhóm. - Các nhóm nghe và nhận xét. - Học sinh đọc đồng thanh bài thơ. - Học sinh đọc bài. Nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời. - Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. - Con cá bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được, bơi lội được. - Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới có chỗ cho chim bay nhảy, hót ca. - Một số học sinh nói: Con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình. - Học sinh đọc lại 2 khổ thơ cuối bài, cả lớp đọc thầm. - Đọc câu hỏi 2. - Học sinh nêu ý kiến: Một ngôi sao không đủ để làm nên đêm sao sáng, phải có nhiều ngôi sao trên bầu trời đêm thì mới làm bầu trời đêm sáng hơn lên. - Một cây lúa sẽ không thể làm nên một mùa lúa chín mà phải rất nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín vàng được. - Một người không phải là cả loài người. Người sống một mình cô độc, cô đơn giống như đốm lửa sắp tàn lụi mà thôi. - Núi không nên chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi đắp mà cao lên được. Biển không nên chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. - Học sinh suy nghĩ, đọc lại bài và trả lời: " Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em". : - 2 học sinh đọc lại bài theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh học thuộc lòng 2 khổ thơ - Thi đọc thuộc lòng theo nhóm. - Một em đọc cá nhân. Học sinh khá giỏi có thể đọc cả bài. - Học sinh trả lời. Thiết kế bài giảng Môn : Tập đọc - Lớp 3 Tuần 13 - Bài: Cửa tùng A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim. - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta. 2. Kĩ năng: - đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lịch sử, cứu nước, lũy tre làng, chiến lược,... - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa cảnh biển Cửa Tùng. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. - Bản đồ Việt Nam. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3 phút 34 phút: -1 phút - 12 phút - 10 phút - 11 phút 3 phút 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: " Vàm Cỏ Đông". - Yêu cầu trả lời câu hỏi: Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp? 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu:( tiếp nối sau khi kết thúc phần kiểm tra bài cũ): Qua bài tập đọc hôm trước, chúng ta đã thấy được vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Vàm Cỏ Đông. Mời các em quan sát bức tranh( Treo tranh phong cảnh Cửa Tùng). Giáo viên hỏi học sinh: Bức tranh vẽ cảnh gì? Giới thiệu: Đây là phong cảnh biển Cửa Tùng. Biển Cửa Tùng chính là nơi sông Bến Hải đổ ra biển, thuộc tỉnh Quảng Trị. Đó là một phong cảnh tuyệt đẹp. Bài tập đọc hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn vẻ đẹp của biển Cửa Tùng.( ghi bảng tên bài). 2.2 .Luyện đọc: a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ một lượt với giọng nhẹ nhàng thong thả thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp Cửa Tùng. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó: lịch sử, cứu nước, lũy tre làng, chiến lược, xanh lơ... - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó hiểu: + Gợi ý để học sinh nêu được cách chia đoạn của bài: 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. + Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi học sinh đọc, hướng dẫn cách ngắt giọng các câu dài không có dấu câu: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển, ... Trưa, nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi/ cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. + Giải nghĩa từ khó: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim. + Giáo viên giảng thêm: Dấu ấn lịch sử( sự kiện quan trọng, đáng ghi nhớ trong lịch sử) +Yêu cầu 3 học sinh đọc lại bài nối tiếp nhau trước lớp, mỗi học sinh đọc một đoạn - Giáo viên nhận xét. - Luyện đọc theo nhóm: Chia nhóm 3 học sinh, yêu cầu mỗi học sinh đọc một đoạn cho các bạn nghe. - Yêu cầu 2 nhóm đứng lên đọc trước lớp - Giáo viên nhận xét. 2.3. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 học sinh đọc bài một lượt. - Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên nêu câu hỏi: - Cửa Tùng ở đâu? Treo bản đồ và giới thiệu vị trí sông Bến Hải, cho học sinh biết: Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị, đây là con sông chia cắt 2 miền Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì chống Mĩ. Quảng Trị cùng với dòng sông Bến Hải là chiến trường ác liệt, gian khổ nhưng rất hào hùng của nhân dân ta nên tác giả viết: con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước".( giáo viên cất bản đồ). - Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? * Chuyển tiếp: Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải đẹp như vậy thì khi ra đến bãi biển Cửa Tùng, tác giả lại bất ngờ bởi vẻ đẹp diệu kì của nó. Để thấy rõ điều này mời các em đọc đoạn 2. - Yêu cầu một học sinh đọc đoạn 2. - Câu văn nào cho thấy sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của bãi biển Cửa Tùng? - Tác giả dùng từ ngữ ca ngợi như vậy nói lên điều gì? - Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng như thế nào? Giáo viên nhấn mạnh thêm: một sự so sánh hết sức sinh động. - Bãi biển Cửa Tùng thật đẹp và kì vĩ. Vậy em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng? - Yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ về bãi biển Cửa Tùng. Sau đó giáo viên chốt ý: Cửa Tùng là một trong những danh thắng nổi tiếng thuộc miền trung của đất nước ta vừa đẹp lại mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng. 2.4. Luyện đọc lại bài: - Yêu cầu học sinh đọc cả bài. - Chọn đoạn 2 đã viết ở bảng phụ để luyện đọc cho học sinh. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn giọng đọc thể hiện sự ngưỡng mộ vẻ đẹp bãi biển Cửa Tùng, nhấn giọng: mênh mông, đỏ ối, hồng nhạt, bà chúa, xanh lơ, xanh lục. - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, biểu dương, thưởng điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Qua bài tập đọc, em có cảm nhận như thế nào về bãi biển Cửa Tùng? - Giáo dục tư tưởng: Đất nước ta đâu đâu cũng có những cảnh đẹp, chúng ta thật tự hào về điều đó. Vì vậy các em hãy luôn luôn yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, chúng ta cần biết trân trọng, bảo vệ giữ gìn những danh lam thắng cảnh của đất nước. - Dặn về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Học sinh đọc bài. - Trả lời câu hỏi. Học sinh trả lời: Cảnh biển. Học sinh nghe ghi đầu bài vào vở và giở sách giáo khoa trang 109. Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu. - Nhìn bảng đọc các từ khó: - Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài.( Đọc 2 vòng). - Chia đoạn cho bài tập đọc. - 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn. Chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ dấu câu và các câu khó ngắt giọng. - Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa. - 3 em đọc nối tiếp. - Lớp nhận xét. Mỗi nhóm 3 học sinh, mỗi em đọc một đoạn cho các bạn trong nhóm nghe và nhận xét. - Thi đọc giữa các nhóm. - Các nhóm nghe và nhận xét. - Học sinh đọc bài. - Một em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. Nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời. - Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển. - Hai bên bờ sông là thôn xóm với những lũy tre xanh mướt, rặng phi lao rì rào gió thổi. - Học sinh đọc đoạn 2. - Học sinh trả lời: Bãi cát ở đây từng được ca ngợi là " Bà chúa của bãi tắm". - Cho ta thấy đây là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. - Cửa Tùng có 3 sắc màu nước biển. Bình minh, nước biển màu hồng nhạt, trưa, nước biển xanh lơ, chiều tà, nước biển đổi màu xanh lục. - Giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. - Học sinh nêu suy nghĩ của mình. - Học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc bài về bãi biển Cửa Tùng. : - 1 học sinh đọc lại bài theo hướng dẫn của giáo viên. - Một học sinh khá đọc. - Luyện đọc trong nhóm đôi. - Bạn khác nhận xét. - Các nhóm cử 2 đến 3 em thi đọc. - Lớp nhận xét. - Trả lời. Thiết kế bài giảng Môn : Luyện từ và câu - Lớp 3 Tuần 10 - Bài: So sánh - Dấu chấm A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh( Bài tập 1, bài tập 2). - Biết dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn. 2. Kĩ năng: - Biết tìm những âm thanh được so sánh trong câu văn, câu thơ cho trước. - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học Tiếng Việt. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh: Rừng cọ - Câu thơ, câu văn, đoạn văn trong bài viết sẵn trên bảng hoặc băng giấy. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3 phút 1 phút 10 phút 10 phút 12 phút 3 phút 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy lấy ví dụ một câu về kiểu so sánh sự vật với con người, một câu về sự so sánh sự vật với sự vật mà em đã học. - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Các em đã được làm quen với các kiểu so sánh sự vật với sự vật, sự vật với con người. Bài hôm nay sẽ giới thiệu với các em thêm một kiểu so sánh nữa đó là hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh đồng thời chúng ta sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.( ghi tên bài lên bảng) 2.2. Bài giảng: a. Bài tập 1. - Gọi học sinh đọc yêu cầu: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? Qua sự so sánh đó em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. - Nêu lại câu hỏi 1. - Nêu câu hỏi 2. - Treo tranh minh họa rừng cọ và giảng chốt ý: Lá cọ to, cứng, xòe rộng, khi mưa rơi xuống rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang nên tác giả đã so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió. Tác giả đã so sánh âm thanh này với âm thanh khác để hình ảnh trở nên sinh động dễ hiểu hơn. * Chuyển ý: Bài tập 1, tác giả đã so sánh âm thanh gì với âm thanh gì? b. Bài tập 2. - Gọi học sinh đọc yêu cầu: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn cho trước. - Phát phiếu học tập cá nhân, hướng dẫn cách làm bài: ( Gạch một gạch dưới âm thanh được so sánh với nhau) - Mời 2 học sinh lên bảng gạch vào bài trên băng giấy trên bảng. - Nhận xét bài của học sinh trên bảng, đưa ra cách làm đúng nhất, yêu cầu học sinh so sánh với bài làm của mình. Tiếng suối như tiếng đàn cầm Tiếng suối như tiếng hát. Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Giáo viên cho điểm học sinh trên bảng và một số bài dưới lớp. - Hỏi chốt ý: Qua bài tập 1 và bài tập 2, em đã biết thêm một kiểu hình ảnh so sánh nào? * Chuyển ý: Để các em có kĩ năng dùng dấu chấm ngắt câu cho tốt, chúng ta cùng chuyển sang bài tập 3. c. Bài tập 3: Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả. - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Nhắc lại yêu cầu: Đọc kĩ đoạn văn, ngắt thành 5 câu, dùng dấu chấm để ngắt những câu đó. - Hỏi: Đoạn văn đó cần được ngắt thành câu. Vậy thế nào là một câu? khi nào câu kết thúc và được ngắt, các em cần lưu ý: Mỗi câu cần diễn đạt một ý trọn vẹn. Nếu ý diễn đạt chưa rõ ràng, đầy đủ thì chưa phải là một câu, người đọc, người nghe không hiểu. Vì vậy chúng ta cần phải đọc kĩ thì mới biết chỗ nào hết một câu có thể dùng dấu chấm để ngắt câu, đó cũng thường là những chỗ ngắt giọng tự nhiên. - Phát phiếu to theo nhóm . Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, đánh dấu chấm ngắt câu. (Khi học sinh làm bài, giáo viên có thể giúp đỡ nhóm khó khăn bằng cách đặt câu hỏi để tìm ra câu: Ví dụ: Các bà mẹ làm gì?) - Mời 2 nhóm lên dán phiếu. - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm. Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. 3. Củng cố - dặn dò: Qua bài hôm nay, các con đã biết thêm được kiểu so sánh nào? Giáo viên nối tiếp : Và chúng ta đã biết cách sử dụng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn. - Nhận xét giờ học. - Học sinh lấy ví dụ: + Cây tre duyên dáng như một cô gái. + Bàn tay em đẹp như một bông hoa. - Học sinh nghe, ghi đầu bài vào vở, giở sách giáo khoa trang 79. - Học sinh đọc yêu cầu, đọc bài thơ. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. Trả lời: - Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác, như tiếng gió. - Qua sự so sánh đó, ta thấy tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang và rất mạnh. - Nghe giảng, viết bài tập 1 vào vở. - Trả lời: Tiếng mưa với tiếng thác, với tiếng gió. - Học sinh đọc yêu cầu. - Nhận phiếu, nghe hướng dẫn, làm bài vào phiếu( gạch chân các âm thanh được so sánh với nhau) - 2 học sinh lên bảng làm bài. - Các bạn làm xong, nhận xét 2 bài trên bảng. - Trả lời: Biết thêm một kiểu hình ảnh so sánh: âm thanh với âm thanh. - Học sinh đọc yêu cầu. - Nêu lại yêu cầu. - Trả lời câu hỏi và nghe giảng. - Nhận phiếu, thảo luận rồi làm bài. - Các nhóm dán phiếu, nhóm khác nhận xét. - Học sinh trả lời: Kiểu hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh. Thiết kế bài giảng Môn : Luyện từ và câu - Lớp 3 Tuần 28 - Bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thêm cách nhân hóa cây cối, sự vật tự xưng bằng những từ tự xưng của con người. Bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa. - Biết cách tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : Để làm gì? - Ôn tập cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Kĩ năng: - Tìm được sự vật, cây cối được nhân hóa. Biết đặt câu có hình ảnh nhân hóa. - Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Biết đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào cuối câu cho phù hợp. 3. Thái độ: Yêu thích môn học Tiếng Việt. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc băng giấy viết các câu văn ở bài tập 2, đoạn văn ở bài tập 3. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3 phút 1 phút 10 phút 10 phút 12 phút 3 phút 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy lấy ví dụ một câu văn có hình ảnh nhân hóa. Câu văn em vừa đặt có hình ảnh nào được nhân hóa? Cây bàng được nhân hóa bằng cách nào? - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học cách nhân hóa sự vật, cây cối bằng cách gọi sự vật, cây cối bằng những từ dùng để chỉ người. Hôm nay, cô giới thiệu cho các em thêm một cách nhân hóa nữa. Đồng thời chúng ta tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Để làm gì? trong câu, dùng dấu câu trong đoạn văn cho chính xác, chúng ta cùng vào bài hôm nay. 2.2. Bài giảng: a. Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? ( Bài thơ ghi sẵn trên bảng hoặc băng giấy). - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân. - Nêu lại câu hỏi 1. - Những từ "tôi"."tớ" là những từ tự xưng thường dành cho ai? - Nêu câu hỏi 2. - Giáo viên chốt ý: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng cách tự xưng của người như: tôi, tớ, mình,.. là một cách nhân hóa. Khi đó chúng ta thấy sự vật, cây cối trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn như bạn bè. * Chuyển ý: Các em làm bài tập 1 rất tốt. Để các em biết tìm bộ phận trả lời câu hỏi : Để làm gì? chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2. b. Bài tập 2. - Gọi học sinh đọc yêu cầu: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? - Phát phiếu học tập( giấy khổ to) theo nhóm, hướng dẫn cách làm bài: ( Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Để làm gì?) - Mời đại diện 2 nhóm học sinh lên dán bài làm lên bảng. - Nhận xét bài của học sinh trên bảng, đưa ra cách làm đúng nhất, yêu cầu học sinh so sánh với bài làm của mình. Giáo viên cho điểm. Đáp án: a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ ông. c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. - Hỏi chốt ý: Bộ phận trả lời câu hỏi câu hỏi: Để làm gì thường đứng sau từ nào? * Chuyển ý: Để các em có kĩ năng dùng các dấu câu cho tốt, chúng ta cùng chuyển sang bài tập 3. c. Bài tập 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào ô trống trong câu chuyện vui: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Nhắc lại yêu cầu: - Hỏi: + Dấu chấm đặt cuối câu gì? + Dấu chấm hỏi đặt cuối câu gì? + Dấu chấm than đặt cuối câu như thế nào? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, đặt dấu câu. (Khi học sinh làm bài, giáo viên có thể giúp đỡ nhóm khó khăn. - Mời 1 nhóm lên bảng làm. - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm. - Yêu cầu học sinh đổi bài, kiểm tra chéo. Đáp án: Nhìn bài của bạn Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay, con được điểm tốt à? - Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. Mẹ ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn? - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thểv dục ấy mà! 3. Củng cố - dặn dò: Hỏi để chốt ý: Qua bài hôm nay, các con đã biết thêm được cách nhân hóa nào? - Ôn luyện cách sử dụng những dấu câu, cách tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì. - Nhận xét giờ học. - Dặn về ôn lại bài. - Học sinh lấy ví dụ: + Bác bàng già đứng sừng sững giữa sân trường. - Hình ảnh được nhân hóa: Cây bàng. - Gọi cây bàng như gọi người. - Học sinh nghe, ghi đầu bài vào vở, giở sách giáo khoa tập 2 trang 85. - Học sinh đọc yêu cầu, đọc bài thơ. - Học sinh trả lời: - Bèo lục bình tự xưng là tôi Chiếc xe lu tự xưng là tớ. - Đó là những từ tự xưng thường dành cho con người. - Cách xưng hô như thế cho ta cảm thấy bèo lục bình và chiếc xe lu gần gũi với ta như những người bạn đang trò chuyện với chúng ta. - Nghe giảng, viết bài tập 1 vào vở. - Học sinh nhắc lại:2 em - Học sinh đọc yêu cầu. - Nêu lại yêu cầu. - Nhận phiếu, nghe hướng dẫn, làm bài vào phiếu. - 2 nhóm dán bảng bài làm. - Các bạn nhận xét 2 bài trên bảng. - Bộ phận trả lời câu hỏi : Để làm gì thường đứng sau từ : Để. - Học sinh đọc yêu cầu. - Nêu lại yêu cầu. - Đọc lại câu chuyện vui. - Trả lời: + Dấu chấm đặt cuối câu kể. + Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi. + Dấu chấm than đặt cuối câu nêu cảm xúc. - Thảo luận rồi làm bài vào vở. - Các bạn nhận xét. - Học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau. - Học sinh trả lời: Cách nhân hóa để sự vật, cây cối tự xưng bằng những tự tự xưng của người. Thiết kế bài giảng Môn : Luyện từ và câu - Lớp 3 Tuần 34 - Bài: Mờ rộng vốn từ thiên nhiên - dấu chấm, dấu phẩy A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: Thiên nhiên mang lại những lợi ích gì cho con người; con người làm gì để bảo vệ thiên nhiên, giúp thiên nhiên tươi đẹp. - Ôn tập cách sử dụng dấu chấm, dấu phảy. 2. Kĩ năng: - Tìm được từ ngữ nói về thiên nhiên., vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên. - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về các mỏ than, khoáng sản trong lòng đất, về các hình ảnh khác của thiên nhiên.... - Bảng phụ, giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3 phút 1 phút 11 phút 11 phút 10 phút 3 phút 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy đặt một câu có hình ảnh nhân hóa? - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: Trong giờ học trước, các em đã được học về hình ảnh nhân hóa, hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về thiên nhiên và tiếp tục được ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong câu. 2.2. Bài giảng: a. Bài tập 1. - Gọi h
File đính kèm:
- Tieng Viet tuan810132834 chi tiet.doc