Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Bài : So sánh, dấu chấm

Tác dụng của sự so sánh âm thanh với âm thanh trong câu văn, câu thơ muốn nói trở nên dễ dàng hơn, ngườ đọc dễ hình dung ra âm thanh muốn miêu tả và làm cho câu văn câu thơ hay hơn, sinh động hơn.

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 5289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Bài : So sánh, dấu chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH NGUYỄN DU	 GIÁO ÁN
GVHD : NGUYỄN THỊ THẢO	 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SVTT : ĐẶNG THỊ HOÀN 	 BÀI : SO SÁNH, DẤU CHẤM
MỤC TIÊU
- Biết được thêm một kiểu so sánh : So sánh âm thanh với âm thanh.
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, giáo án điện tử.
- Phiếu học tập in sẵn bài 2 câu b, câu c, bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
1’
Ổn định lớp
KTBC
Nhận xét tiết học trước
Bài mới 
Giới thiệu bài
Quan sát tranh và cho biết trong tranh có hình ảnh gì?
Hôm nay chúng ta sẽ học bài luyện từ và câu “so sánh, dấu chấm” để xem xem tác giả đã miêu tả hình ảnh cây cọ như thế nào.
Bài mới.
BT1.
Mời các em mở sách giáo khoa trang 79. Một bạn đọc yêu cầu bài tập 1.
Cô muốn nghe một bạn đọc thật diễn cảm đoạn thơ :” Đã có aitrận gió”
Cô muốn nghe một bạn khác nữa đọc diễn cảm đoạn thơ.
“Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ.” câu thơ này nói đến tiếng gì?
 - Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh gì? ( các bạn thảo luận nhóm đôi .)
- Thời gian đã hết mời các nhóm trình bày.
Tiếng mưa được so sánh với tiếng thác, tiếng gió. Các bạn cùng nghe tiếng dòng thác chảy.
Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Vì sao tiếng mưa lại rất to vang và mạnh?
Theo em tiếng mưa, tiếng gió, tiếng thác là từ chỉ gì?
Ở đây âm thanh được so sánh với gì?
Qua sự so sánh âm thanh vơi âm thanh làm cho tiếng mưa sinh động hơn, gần gũi hơn.
BT2.
Câu a:
Cô muốn nghe hai bạn đọc yều cầu đề bài.
Câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm” nhắc tới âm thanh nào ở Con Sơn?
Tiếng suối chảy ở Côn Sơn được so sánh với âm thanh nào?
Tiếng suối chảy được so sánh với tiếng đàn cầm vậy đây là kiểu so sánh gì?
Vì sao con biết đây là kiểu so sánh ngang bằng?
Đây là hình ảnh cây đàn cầm. Âm thanh của đàn cầm dịu dàng, nhẹ nhàng và êm dịu.
Tác giả so sánh tiếng suối chảy với tiếng đàn cầm vậy con hình dung ra tiếng suối chảy như thế nào?
Các bạn lấy phiếu học tập làm câu b và c bằng cách gạch dưới những âm thanh được so sánh với nhau.
Câu b
Trong phần bài làm của bạn âm thanh nào đươc so sánh vớ âm thanh nào?
Em hãy so sánh câu a và câu b có điểm gì giống và khác nhau?
Qua sự so sánh đó con hình dung tiếng suối với cách diễn tả âm thanh ở câu a có gì khác với câu b.
Câu c
Ở câu này theo bạn âm thanh nào được so sánh với âm thanh nào?
Đây là tiền được làm bằng đồng nghe cô xóc. Vậy con thấy tiếng chim ở đây như thế nào? Nhiều hay ít.
Cả ba câu là kiểu so sánh nào?
Tác dụng của sự so sánh âm thanh với âm thanh trong câu văn, câu thơ muốn nói trở nên dễ dàng hơn, ngườ đọc dễ hình dung ra âm thanh muốn miêu tả và làm cho câu văn câu thơ hay hơn, sinh động hơn.
BT3:
Để vận dụng so sánh, dấu chấm vào bài văn hay hơn thì chúng ta tiếp tục qua bài tập số 3.
Hai học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Trên nương có những ai?
Thế người lớn làm việc gì?
Chú bé làm gì ? 
1 bạn đọc cho cả lớp nghe câu 1
- Bạn nào đọc đúng 5 dấu chấm trong bài?
- Sau khi đặt dấu chấm ta phải làm gì?
Khi viết câu muốn đặt dấu chấm đúng chỗ cần chú ý:
Đọc đoạn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên.
Trước khi đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn xem đủ ý chưa.
Sau khi đặt dấu chấm phải viết hoa đầu câu.
TRÒ CHƠI CỦNG CỐ
Chọn đáp án đúng.
A.Câu nào có sự so sánh về âm thanh ?
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Sương sớm long lanh tựa 
 những hạt ngọc.
Tiếng sóng biển rì rầm như tiếng trò chuyện. 
B. Hai âm thanh gạch chân trong câu sau được so sánh với nhau, theo bạn đúng hay sai ?
Tiếng gió vi vu như tiếng sáo diều trên cao.
a) Đúng
b) Sai
5. DẶN DÒ
Về nhà hoàn thành lại tất cả các bài tập.
Chuẩn bị bài sau : Từ ngữ về Quê hương. Ôn tập câu : Ai – làm gì ?
Hình ảnh cây cọ
1 hs đọc
1hs đọc
1 hs đọc
Tiếng mưa
Thảo luận nhóm đôi
1 bạn đọc yêu cầu bạn trả lời.
(hai nhóm đại diện trình bày)
Rất to, vang và mạnh.
Vì tán lá cọ rất to nên tiếng
mưa đập vào lá cọ làm âm 
thanh vang động hơn, dội xa hon nhiều so với bình thường.
Từ chỉ âm thanh.
Âm thanh được so sánh với
 âm thanh.
2 hs đọc
Tiếng suối chảy.
Tiếng đàn cầm.
Đây là kiểu so sánh ngang
 bằng.Vì tác giả sử dụng từ “như”
Tiếng suối chảy nhẹ nhàng
 êm dịu.
Tiếng suối được so sánh với 
tiếng hát.
Giống : Tiếng suối
Khác : Tiếng hát, 
tiếng đàn cầm.
Gợi tiếng suối chảy nhẹ
nhàng, em dịu.
Tiếng suối ngân nga vang
dội như tiếng hát.
Tiếng chim kêu được so sánh
 với tiếng xóc những rổ tiền 
đồng.
Nhiều
Cả ba câu là kiểu so sánh ngang bằng.
2 hs đọc đề
Cả lớp đọc thầm.
Người lớn, chú bé.
Đánh trâu ra cày,các bà mẹ cúi lom 
khom tra ngô, các cụ già nhặt cỏ đốt lá.
Bắc bếp thổi cơm.
Hs đọc.
2 hs đọc.
Viết hoa đầu câu.
3 hs nhắc lại ghi nhớ
Cả lớp giơ hoa đúng sai, hoặc chọn 
câu a, b, c

File đính kèm:

  • docluyen tu va cau lop 3 tuan 10.doc