Bài giảng Lớp 3 - Môn Đạo đức - Tuần 1, 2 - Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1)

Khởi động:

- Hát “Lớp chúng ta đoàn kết” .

II. Kiểm tra bài cũ: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tt)

- Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?

- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?Hãy cho ví dụ .

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Đạo đức - Tuần 1, 2 - Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến việc của mình .
X GV kết luận theo từng nội dung :
a- Đồng ý, vì tụ làm lấy công việc của mình có nhiều mức độ khác nhau .
b- Đồng ý, vì đó là một trong nội dung uqyền được tham gia của trẻ em .
c- Không đồng ý, vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ .
d- Không đồng ý, vì đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành .
đ- Đồng ý, vì đó là quyền của trẻ em, được ghi trong công ước quốc tế .
e- Không đồng ý, vì trẻ em chỉ có thể tự quyết định những công việc phù hợp với khả năng của bản thân .
IV. Củng cố - Dặn dò
- Ở lớp mình, em nào đã tự làm lấy việc của mình ?
- Có em nào chưa tự làm lấy công việc của mình ?
- GV tuyên dương những em tự làm lấy công việc của mình . Động viên những em chưa tự làm lấy công việc của mình .
- Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác . Như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến .
- Chuẩn bị bài : Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em .
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét .
- HS nhắc lại bài học .
- HS nêu, HS khác nhận xét .
- HS trả lời, HS khác nhận xét .
- HS độc lập làm việc .
- HS nêu .
- HS trả lời .
************************************
 Thứ hai, ngày 04 tháng 10 năm 2010
TUẦN 7
Đạo đức (Tiết 1)
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sông hằng ngày ở gia đình.
- HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Thái độ: HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : 
 + VBT Đạo Đức 3.
 + Phiếu giao việc.
- HS :
 + Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về gia đình.
 + Các tấm bìa màu xanh, đỏ trắng.
 + Giấy trắng, bút màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Bài hát nói lên điều gì ?
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- 
- HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
v Mục tiêu: HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho các em. Hiểu được giá trị của quyền được sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc.
v Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu:
 + Em đã được ông bà, cha mẹ quan tâm, chăm sóc như thế nào ?
 + Em nghĩ gí về tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em ?
 + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta ?
v GV chốt ý: Mỗi chúng ta đều có 1 gia đình, mọi người cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
3. HĐ2- Kể chuyện bó hoa đẹp nhất 
v Mục tiêu: Biết bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
v Cách tiến hành:
- GV kể chuyện theo tranh và hỏi :
 + Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
 + Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa chị em LY tặng cho mẹ là bó hoa đẹp nhất ?
- GV chốt nội dung.
4. HĐ 3- Đánh giá hành vi
v Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
v Cách tiến hành:
- GV chia nhóm - phát phiếu giao việc.
- GV nêu 5 tình huống (SGV trang 44).
- GV chốt ý và ghi nội dung lên bảng.
5. HĐ 4- Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS về sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao tục ngữ, các câu chuyện nói về tình cảm gia đình.
- Cho HS nhắc lại toàn bài.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Cùng hát bài : Cho con.
- Thực hiện đúng bài thực hành nêu trên.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời: Phan Văn Minh.
- Gia đình vui vầy thương yêu nhau.
- HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ.
 + GV mời 1 số HS kể trước lớp.
 + Em thấy rất vui vì được che chở thương yêu.
 + Thiếu tình cảm của gia đình.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp trao đổi bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống GV nêu.
- Địa diện nhóm trình bày, nhận xét từng tình huống.
- Mỗi HS vẽ ra giấy 1 món quà mà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân ngày sinh nhật.
- Vd: diểm 10 cho mẹ, khăn quàng cho bà, truyện tranh cho anh .......
************************************
 Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2009
TUẦN 8
Đạo đức (Tiết 2)
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Như tiết 1
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên :
- Học sinh :
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
 + Vì sao chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
 + Em hãy kể một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Xử lý tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
 + Nhóm 1 và 3: Tình huống 1.
 Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giừơng. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì ?
 + Nhóm 2 và 4: Tình huống 2.
 Ngày mai, em của nam sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào ?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Kết luận: Mọi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của gia đình để giành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
3. HĐ2- Liên hệ bản thân
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Định hướng:
 + Hằng ngày, em thường làm gì để quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
 + Kể lại một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn). Em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ ?
- Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người tâhn trong gia đình.
- Khuyên nhũ những em chưa biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
4. HĐ3- Trò chơi “Phản ứng nhanh”
- GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm sẽ được phát thẻ màu đỏ hoặc xanh để ra dấu hiệu để được trả lời “Đúng” hay “Sai”.
 + Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía GV. Nếu đội nào muốn trả lời đội đó sẽ giơ thẻ được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn sẽ được quyền trả lời .
 + Mỗi câu trả lời đúng dẽ ghi được 5 điểm, câu trả lời sai thì không ghi được điểm. Đội chiến thắng là đội có số điểm nhiều hơn.
- GV đứa ra kết quả đúng:
 + Câu 1 : Sai
 + Câu 2 : Đúng.
 + Câu 3 : Sai.
 + Câu 4 : Sai.
 + Câu 5 : Đúng.
 + Câu 6 : Đúng.
 + Câu 7 : Sai.
 + Câu 8 : Đúng.
 + Câu 9 : Sai.
 + Câu 10 : Đúng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Tìm nhũng câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của nhũng người thân trong gia đình với nhau.
- Dặn HS phải luôn quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
- HS trả lời.
- HS liên hệ bản thân.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lý tình huống.
- Cách xử lý:
 + Tình huống 1: Bà bị mệt, Ngân ở nhà chăm sóc bà. Có như thế, bà mới yên tâm và mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi không đi dự sinh nhật của bạn được. Chắc chắn người bạn cũng sẽ thông cảm với Ngân.
 + Tình huống 2: Phim Nam không xem ngày hôm nay có thể xem vào ngày mai, và nếu xem không được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam sẽ khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và chắc chắn cả bố mẹ Nam cũng rất vui.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Mỗi nhóm cử ra 2, 3 đại diện.
- Các tình huống và câu hỏi:
1. Biết hôm nay mẹ đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà Minh chơi.
2. Ông bị đau mắt, Thuý đọc báo giúp ông.
3. Bố vừa đi làm về, Hòa đã nài bố mua ngay đồ chơi. 
4. Em bé ốm, bố mẹ phải quan tâm chăm sóc em. Thấy thế Hòa dằn dỗi để bố mẹ chú ý mình hơn.
5. Nam hướng dẫm em giải được bài toán khó.
6. Hai chị em Linh giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa.
7. Ông bà đang xem chương trình thời sự, Việt đòi ông bà cho xem phim hoạt hình.
8. Loan cố gắng học chăm để giành nhiều điểm 10 tặng mẹ.
9. Buổi trưa, cả nhà đang ngủ, anh em Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ĩ.
10. Được bác hàng xóm cho quả táo ngon, Phong cất đi để giành cho em cùng ăn.
************************************
 Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2009
TUẦN 9
Đạo đức (Tiết 1)
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sông hằng ngày.
- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Thái độ : Biết quý trọng các bạn có quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn và không đồng tìn với các bạn có thái độ sai .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa cho tình huống của hoạt động .Các câu chuyện , bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về tình bạn, sự cảm thông .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát “Lớp chúng ta đoàn kết” .
II. Kiểm tra bài cũ: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tt)
- Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?Hãy cho ví dụ .
- GV nhận xét .
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Chia sẻ vui buồn cùng bạn .
2. HĐ1 - Thảo luận, phân tích tình huống 
› Mục tiêu : HS biết một biểu hiện của quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- Y/c HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh
 + GV giới thiệu tình huống .
 + GV cho HS thảo luận .
- GV tóm tắt mấy cách ứng xử :
 + Thờ ơ, không quan tâm .
 + An ủi, động viên, giúp đỡ những việc phù hợp với khả năng .
- Nếu em là bạn cùng lớp với Ân thì em sẽ làm gì ? Vì sao?
› GV kết luận : Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn .
3. HĐ2 - Đóng vai
› Mục tiêu : HS biết cách chia sẻ vui, buồn cùng bạn trong các tình huống .
- GV chia nhóm, HS xây dựng kịch bản và đóng vai trong các tình huống :
 + Khi bạn có chuyện vui .
 + Thăm hỏi, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn, gặp khó khăn, hoạn nạn .
› GV kết luận :
- Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn .
- Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp đỡ bạn bằng việc làm phù hợp với khả năng .
4. HĐ3 - Bày tỏ thái độ 
› Mục tiêu : HS biết cách bày tỏ thái độ trước các ý kiến .
- GV đọc lần lượt các ý kiến .
	a/ Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó .
	b/ Niềm tin và nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai .
	c/ Niềm vui sẻ được nhân lên, nổi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thaông, chia sẻ .
	d/ Người không quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt .
	đ/ Trẻ em có quyền được hổ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn .
	e/ Phân biệt đối xử với bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em .
- GV cho HS thảo luận về lý do HS có thái độ với từng ý kiến 
- GV kết luận : 
 + Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng .
 + Ý kiến b là sai .
› GV chốt : Khi bạn có chuyện buồn, em cần an ủi, động viên, giúp đỡ bạn vượt qua nỗi buồn .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Thực hành quan tam, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở .
- Về nhà sưu tầm các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát nói về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng với bạn .
- Chuẩn bị tiết sau : Thực hành - Luyện tập 
- HS đọc bài và TLCH
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh 
 + HS theo dõi SBT1/ trang 16 
 + HS thảo luận nhóm nhỏ về cách ứng xử và phân tích kết quả .
- HS liêt kê các tình huống ứng xử có thể có của bạn, phân tích lợi hại của mỗi cách ứng xử .
- Đại diện từng nhóm lên bào cáo (Khi bạn có chuyện buồn, em cần an ủi, động viên, giúp đỡ bạn vượt qua . Nỗi buồn sẽ vơi đi một nữa).
- HS theo dõi BT2, thảo luận nhóm và đóng vai .
 + Các nhóm HS lên đóng vai .
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm .
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ .
- HS lặp lại ghi nhớ .
************************************
 Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2009
TUẦN 10
Đạo đức (Tiết 2)
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Như tiết 1
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : VBT
- Học sinh : VBT đạo đức 3, sắm vai.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
 + Khi bạn có chuyện buồn, vui em cần làm gì ?
 + Chia sẻ buồn vui cùng bạn có ích lợi gì ?
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Phân biệt hành vi đúng và hành vi sai
v Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
v Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV kết luận.
* Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được giúp đỡ, hổ trợ của các trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
* Các việc e, h là việc làm sai trái vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
3. HĐ2- Liên hệ và tự liên hệ 
v Mục tiêu: 
- HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn trong lớp, trong trường. 
- Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩ của việc cảm tông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
v Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung của BT5 trang 17 VBT.
- GV mời 1 số hS liên hệ trước lớp.
v Kết luận: Bạn bè cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng nhau.
4.HĐ3- Trò chơi phóng viên 
v Mục tiêu: Củng cố bài.
v Cách thực hiện: 
- Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
 Vd:
 + Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ buồn vui cùng nhau ?
 + Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
 + Hãy kể 1 câu chuyện về sự chia sẻ buồn vui cùng bạn.
 + Hãy hát 1 bài hát hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn .
 + Bạn đã từng được bạn chia sẻ buồn vui chưa ? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể.
 + Khi đó bạn cảm thấy như thế nào ?
 + Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình bị phân biệt đối xử ?
- GV nhận xét.
v Kết luận: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài : “Tích cực tham gia việc lơp việc trường ”.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 4 trang 17 VBT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm đọc yêu cầu đề bài.
- HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- 1, 2 HS thực hành làm phóng viên.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm phóng viện xuất sắc.
- 1 HS nhắc lại kết luận.
 Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2009
TUẦN 11
I/. MỤC TIÊU : 
- Học sinh biết áp dụng bài học vào thực tế; 
- Biết thực hiện những hành vi đúng;
- Không đồng tìnhvới những hành vi sai.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Thẻ màu.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Khởi động : Cho học sinh hát bài Điểm mười cô cho.
Hoạt động 1 :
Nêu các tình huống, yêu cầu HS thảo luận, xử lí tình huống.
Đã đến giờ học bài chuẩn bị cho ngày hôm sau, thì các bạn rủ đi đá bóng.
Ơû góc học tập của Nam lúc nào cũng để các thứ sổ sách bề bộn.
Em lỡ tay đánh rơi bình hoa của mẹ.
Mẹ bận việc nêu nhờ Lan quét hộ sân nhà, nhưng Lan lại quên không quét.
Thảo luận, nhận vai diễn và xử lí tình huống.
Các nhóm trình diễn trước lớp.
* Kết luận : Nên học bài xong rồi mới đi chơi cùng bạn. Khi có lỗi thì cần xin lỗi và sửa lỗi.
Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ 
Giao phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận.
Hồng mải chơi quên rửa chén giúp mẹ. Hồng xin lỗi mẹ và đi rửa chén.
Trong giờ kiểm tra Nam làm bài tập giúp bạn.
Cô giáo giao bài tập về nhà, nhưng Bình không làm bài. Đến giờ đi học Bình cố tình chần chừ không đi học.
Đến giờ học bài, chương trình ti vi có phim hay, Nam không xem và đi học bài.
Thảo luận, bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu.
Thẻ đỏ. Vì Hồng đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Thẻ xanh. Vì Nam làm như vậy là không đúng nội quy trường học.
Thẻ xanh. 
Thẻ đỏ. Vì Nam đã biết Giờ nào việc nấy.
* Kết luận : Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, là đáng khen. Luôn luôn thực hiện giờ nào việc nấy. Đặc biệt là phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
******************************
 Thứ hai, ngày 08 tháng 11 năm 2009
TUẦN 12
BÀI 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP ,VIỆC TRƯỜNG
(Tiết 1)
MỤC TIÊU
Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
HS khá, giỏi:
+ Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS.
+ Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
ĐỒ DU

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc
Giáo án liên quan