Bài giảng Lớp 3 - Môn Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình (tiết 2)

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi rồi làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng giải .

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 VÀ ĐI THEO NHỊP 1 – 4 HÀNG DỌC 
 	 - TRÒ CHƠI: “mèo đuổi chuột”
I.Mục tiêu:
*L2: Tiếp tục ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. –Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
Học đi đều: Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
II. GDKNS: Giáo dục cho các em có tác phong kỹ luật và biết cơ bản về cách tập các động tác thể dục 
*L3: 	- TĐ: Phối hợp cùng nhau tập luyện, tham gia trò chơi tập trung và nghiêm túc.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang và đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc.
- Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
3/Bài mới
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Khởi động: Giậm chân tại chỗ và hát bài: Xoè hoa.
+Khoay các khớp.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
B.Phần cơ bản.
1)Ôn 5 động tác vươn thở , tay, chân, lườn, bụng
-GV làm mẫu HS tập theo.
-Cán sự lớp điều khiển lớp tập – Gv theo dõi sửa sai cho HS.
-Chia 4 tổ tự tập.
2-Đi đều.
-Làm mẫu và HD cách đi.
-Luyện tập.
3)Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
-Phổ biến cách chơi – HS thi đua chơi theo tổ.
-Đánh giá sau khi chơi.
C.Phần kết thúc.
-Cúi người thả lỏng.
-Cúi lắc người thả lỏng.Nhảy thả lỏng.
-Nhận xét tiết học.
-Hệ thống bài – nhắc về ôn bài.
A- Mở đầu: 
* Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em ôn luyện tập hợp hàng ngang,dóng hàng ngang và đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc . Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột” 
* Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em tập kĩ thuật đội hình đội ngũ và đi vượt chướng ngại vật thấp 
B- Phần cơ bản
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 1- Ôn luyện kĩ thuật:
* tập hợp hàng ngang,dóng hàng ngang. 
* Đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc.
- Toàn lớp tập luyện kĩ thuật động tác.
- Từng tổ tập lại kĩ thuật động tác. 
- Từng em tập cá nhân kĩ thuật đ.tác.
II- Trò chơi: “Mèo bắt chuột”
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
Củng cố:Hôm nay các em vừa được ôn nội dung gì? (đi vượt chướng ngại vật thấp).
Nhận xét và dặn dò
 Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần
4Củng cố, dặn dò
----------------------------------------------
Thứ tư ngày 01/10/2014
Tiết:1 *Lớp 2: Toán: 47 + 25
 *Lớp 3:Tập đọc: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I.Mục tiêu:
*L2: Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47 + 25.
Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài tập cần làm: bài 1(cột 1,2,3) bài 2(a,b,d,e), bài 3. Bài 4 dành cho học sinh khá giỏi.
 *L3: - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học (trả lời các câu hỏi 1,2,3).
	- Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
II.Chuẩn bị:
*L2:: que tính, bảng gài.
*L3:- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn để luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Gọi HS lên KT và sửa bài tập.
47 + 5 + 2 ; 67 + 7 + 3 ( tính nhẩm )
Đặt tính rồi tính 37 + 9 ; 59 + 8 
Nhận xét ghi điểm.
- Gọi 3 em đọc bài bài "Tập làm văn". 
- Nhận xét đánh giá, ghi điểm.
3/Bài mới
a. Bước 1: Giới thiệu .
- Có 47 qt thêm 25 qt. Hỏi có tất cả bao nhiêu qt ?
+ Muốn biết có bao nhiêu qt ta làm ntn ? 
Thực hiện phép cộng 47 + 25.
b) Bước 2: Tìm kết quả 
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả ?
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
c) Bước 3: Đặt và tính thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. HS khác làm vào vở.
+ Em đặt tính ntn?
- Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7, 2 thẳng cột với 4 viết dấu + và kẻ vạch ngang.
+ Thực hiện tính từ đâu?
- Từ phải sang trái 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6, viết 6, 6 thêm 1 là 7 viết7, Vậy 47 cộng 25 bằng 72.
- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính.
* Luyện tập thực hành.
+ Bài 1:
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Nhận xét cho điểm.
+ Bài 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Môt phép tính làm đúng là phép tính ntn? 
- Yêu cầu học sinh làm bài – 1 em lên bảng.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét.
+ Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề – tự giải vào vở bài tập.
Tóm tắt
Nữ : 27 người.
Nam : 18 người.
Cả đội :.người?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV nhận xét cho điểm.
+ Bài 4: (dành cho học sinh khá giỏi)
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Điền số nào vào ô trống ? tại sao ?
Yêu cầu HS làm phần còn lại.
Giới thiệu bài:
- Bài văn: Nhớ lại buổi đầu đi học của nhà văn Thanh Tịnh tả lại những cảm xúc khi ông còn là một cậu bé lần đầu tiên theo mẹ tới trường.
Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trước lớp và giải nghĩa từ khó. 
- GV tạm thời chia bài đọc thành 3 đoạn. 
- Yêu cầu HS đặt câu với các từ: nao nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
- Tác giả đã so sánh những cảm giác của mình được nảy nở trong lòng với cái gì? 
- Trong ngày đến trường đầu tiên, tại sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? 
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
* GV khuyến khích HS học thuộc lòng đoạn văn mà em thích.
- GV chọn đọc 1 đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc.
 - Cả lớp và GV nhận xét. 
4Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 25.
Nhận xét tiết học.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau. 
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng từ so sánh.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Khuyến khích HS học thuộc cả bài. 
- Chuẩn bị bài: Trận bóng dưới lòng đường. 
------------------------------
Tiết:2 *Lớp 2:Tập đọc: NGÔI TRƯỜNG MỚI
 *Lớp 3:Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
*L2:Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi..
-Hiểu nội dung: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hàovề ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè.( trả lời được câu hỏi 1,2).
Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 *L3: - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán. 
 (Bài tập 1, 2, 3).
II.Chuẩn bị:
*L2:Gv: Sgk, tranh minh họa.
*L3:- Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 + Tại sao cả lớp không nghe giấy nói gì?
 + Tại sao bạn gái nghe được lời của mẫu giấy?
Nhận xét ghi điểm.
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện 2 phép tính sau: Đặt tính rồi tính: 68 : 2 ; 39 : 3 
- GV nhận xét - ghi điểm.
3/Bài mới
* Gtb: 
* Luyện đọc:
a. Đọc mẫu.
- Gv đọc lần 1 (như mục I)
- Yêu cầu 1 em khá đọc.
b. Hướng dẫn luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu – sửa lỗi phát âm cho học sinh bằng cách yêu cầu đọc lại các từ sai.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu – sửa lỗi phát âm 
- Luyện đọc từ khó: ngôi trường, tường vàng, lấp ló, bỡ ngỡ, xoan đào, trong nắng..
c) HD ngắt giọng.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc câu dài.
- Nhìn từ xa/ những mảng tường vàng ngói đỏ/ nhun những cánh hoa lấp ló trong cây//. Em bước vào lớp // vừa bỡ ngỡ / vừa thấy quen thân // 
e) Đọc từng đoạn.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
g) Lớp đọc đồng thanh cả bài.
* Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài – trả lời.
+ Đoạn văn nào tả trường từ xa, hãy đọc doạn đó.
+ Ngôi trường mới xây có gì đẹp ?
+ Đoạn văn nào trong bài tả lớp học ?
+ Cảnh vật trong lớp được miêu tả như thế nào ?
+ Cảm xúc của bạn HS dưới mái trường mới được thể hiện qua đoạn văn nào ?
- Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới ?( HS khá giỏi)
.
- GV giới thiệu bài: 
Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi rồi làm bài vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4Củng cố, dặn dò
Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
Ngôi trường em học có gì mới ?
Em có yêu ngôi trường của mình không ?
Về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài mới.
-------------------------------
Tiết:3 *Lớp 2:Tự nhiên - xã hội TIÊU HÓA THỨC ĂN
 *Lớp 3:Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
*L2: - Nói sơ lược về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức: ăn chậm nhai kĩ	
- không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.(học sinh khá giỏi)
* Các KNS cơ bản được giáo dục.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm ǵ để giúp thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai như: Nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân trong thực hiện ăn uống.
 *L3: - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn. 
II.Chuẩn bị:
*L2:
*L3:- Ghi lên bảng lớp ô chữ ở bài tập 1.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2 (Theo hàng ngang).
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
- Gọi 2 HS làm miệng các bài tập 1 và 3.
- GV nhận xét.
3/Bài mới
* Khởi động: 
- Đưa (Treo) mô hình cơ quan tiêu hóa 
- Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa 
Hoạt động 1: Sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày.
- Phát mỗi em một chiếc kẹo - Dặn HS nhai kĩ kẹo trong miệng mới nuốt.
1. Khi ta ăn, răng lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì? 
2. Vào đến dạ dày, thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày ý kiến đã thảo luận.
- Nhận xét bổ sung và kết luận:
Hoạt động 2: Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin nói về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non, ruột già (trang 15)
Hỏi: vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì? 
+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu? 
+ Sau đó, chất bã được biến thành gì? Được đi đâu? 
- Nhận xét bổ sung.
* Kết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn biến thành chất bổ dưỡng... ra ngoài
- Chỉ sơ đồ và nói về sự tiêu hóa thức ăn ở 4 bộ phận: khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Gọi 2 HS khá nói lại sự tiêu hóa thức ăn cả 4 bộ phận.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: 
1. Tại sau chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ? 
2. Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no? 
3. Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày? 
* Nhắc HS : hằng ngày nên thực hiện những điều đã học: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, đại tiện hằng ngày.
- Giới thiệu bài: 
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ các em đã được làm quen từ lớp 2. Và làm 1 bài tập ôn luyện về dấu phẩy.
Hoạt động: - Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Giải ô chữ.
- GV ghi bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập. 
 Bước1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì.
 Bước2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi một chữ cái (xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có ý nghĩa đúng như lời gợi ý vưa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là em đã tìm đúng. 
 Bước3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào. Bài tập đã gợi ý từ đó có nghĩa là: Buổi lễ mở đầu năm học mới. 
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS (mỗi nhóm 10 HS) thi tiếp sức (mỗi HS điền thật nhanh 1 từ vào ô trống). 
- Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm đọc kết quả của nhóm, mình, đọc từ mới xuất hiện ở cột tô màu. 
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc. 
Bài 2: - Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- GV mời 3 HS lên bảng đã viết 3 câu văn, điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp. 
- Cả lớp và GV nhận xét - Chốt lại lời giải đúng. 
4Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà tìm giải các ô chữ trên các tờ báo hoặc tạp chí dành cho thiếu nhi. Và chuẩn bị bài mới. 
-----------------------------------
Tiết:4 *Lớp 2:Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI: MÚA VUI
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
 	*Lớp 3:âm nhạc 3: Ôn tập bài hát: Đếm sao.Trò chơi âm nhạc
I.Mục tiêu:
*L2: - Giới thiệu cho các em bài hát múa vui của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
 - Hát đúng giai điệu và lời ca, biết kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp
 *L3: Biết hỏt theo giai điệu và đỳng lời ca
	-Biết gừ đệm theo nhịp, theo phỏch, kết hợp vận động phụ hoạ
	-Biết chơi trũ chơi õm nhạc
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 - Gọi 1 đến 2 học sinh hát bài Xoè hoa.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3/Bài mới
+ Hoạt động 1:
Dạy hát bài múa vui.
- GV giới thiệu bài.
- Giáo viên treo bảng phụ có chép lời ca.
- Giáo viên chia câu đánh dấu chỗ ngắt nghỉ, lấy hơi.
- Cho lớp đọc lời theo t2 của lời ca.
- Mở đĩa cho học sinh nghe.
- Cho học sinh khởi động giọng theo đàn.
- Giáo viên dạy từng câu theo lối móc xích.
- Cho lớp hát ghép cả bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm ôn luyện.
- Giáo viên nhận xét.
+ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
- Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh gõ đệm theo phách.
Cùng nhau múa xung quanh vòng
 x x x x
- Giáo viên làm mẫu cách vỗ tay theo nhịp và hướng dẫn học sinh làm.
Cùng nhau múa xung quanh vòng
 x x
- Cho từng nhóm làm.
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 vài em thực hiện.
- Giáo viên nhận xét.
Ôn tập bài hát: Đếm sao
1. Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp gõ theo phách;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
2. hát kết hợp vận động:
- Vỗ tay theo nhịp 3:
Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ bàn thay vào nhau, phách 1 và 3 mỗi em tự vỗ hai tay của mình.
- Bước chân theo nhịp 3: 
- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân.
3. Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức
GV nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3-4 em hoặc theo tổ, GV chấm điểm
Trò chơi âm nhạc
 Đếm sao.
Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
- Hát bằng một nguyên âm
Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca. Ví dụ
Tổ 1 hát câu 1 bằng âm A
Tổ 2 hát câu 2 bằng âm U
Tổ 3 hát câu 3 bằng âm Ư
Tổ 4 hát câu 4 bằng âm A
GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục tập hát cho thuần thục hơn.
4Củng cố, dặn dò
- Lớp hát kết hợp 2 cách gõ đệm.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc lời ca, tìm một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
:
HS về nhà ôn tập và biểu diễn tốt bài hát
----------------------------------
Tiết:5 *Lớp 2:Thể dục:Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.: 
 *Lớp 3:- ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT (THẤP) 
- ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
 	 - TRÒ CHƠI: “Mèo đuổi chuột”
I.Mục tiêu:
*L2: - Kiểm tra 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. – Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác đúng tư thế.
II. GDKNS: Giáo dục cho các em có nắm vững các tác động tác thể dục để áp dụng vào việc rèn luyện sức khỏe hàng ngày. 
 *L3: - TĐ: Tập luyện cẩn thận, tham gia trò chơi tập trung và nghiêm túc.
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. 
- Bước đầu biết cách đi chuyển hướng phải, trái. 
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột” . Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Chuẩn bị:
*L2:
*L3:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
3/Bài mới
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
-Khởi động xuay các khớp.
-Ôn 5 động tác.
B.Phần cơ bản.
1)Kiểm tra 5 động tác.
-Mỗi HS lần lượt thực hiện 5 động tác.
-Tổ chức và phương pháp kiểm tra của GV.
-Mỗi HS chỉ kiểm tra một lần –HS nào chưa hoàn thành thì kiểm tra lại.
-Mức đánh giá tuỳ theo từng mức độ hoàn thành của HS.
+Hoàn thành tốt: Hoàn thành 5 động tác.
+Hoàn thành: Thực hiện tương đối chính xác 5 động tác.
-Chưa hoàn thành: Quên 2 – 3 động tác.
C.Phần kết thúc.
-Đi đều theo 4 hàng dọc hát.
-Trò chơi làm theo hiệu lệnh.
-Cùng HS nhận xét – đánh giá.
-Công bố kết quả kiểm tra cho HS.
-Nhắc về ôn 5 động tác.
A- Mở đầu: 
* Ổn định: -Báo cáo sĩ số lớp
* Khởi động: Tập động tác khởi động xoay cổ tay, cổ chân, xoay gối, hông, đánh tay, tại chỗ chạy bước nhỏ, nâng cao đùi 
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em tập lại kĩ thuật đã được tập luyện.
B- Phần cơ bản
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 1- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
 2- Giảng giải và làm mẫu động tác đi chuyển hướng phải trái:
HS đi chuyển hướng theo đường dích dắc
- HS toàn lớp tập đi chuyển hướng sang phải - trái
- Gọi vài em tập cá nhân kĩ thuật 
II- Trò chơi: “Mèo bắt chuột”
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể mau hồi phục.
Củng cố: Vừa rồi các em vừa học nội dung gì? (Đi chuyển hướng phải - trái)
Nhận xét và dặn dò
4Củng cố, dặn dò
Thứ năm ngày 2/10/2014
Tiết:1 *Lớp 2: LTVC::Câu kiểuAi là gì? Khẳng định, phủ định. TN về ĐDHT
*Lớp 3:Tự nhiên và xã hội: CƠ QUAN THẦN KINH
I.Mục tiêu:
*L2: Biết đặt câu hỏi cho các bộ phậncâu đã xác định(BT1)đặt câu phủ định theo mẫu(BT2).
Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùnghọc tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vậtấy dùng để làm gì(BT3)
*L3: - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên hình vẽ.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan. 
II.Chuẩn bị:
*L2:GV: Tranh minh hoạ BT3
*L3:- Các hình (trang 26 và 27 SGK).
- Hình cơ quan thần kinh phóng to. 
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Gọi 1 vài em lên KT và viết các từ sau:
 ( sông cửu long, núi ba vì, hồ ba bể, thành phố hải phòng )
Yêu cầu HS đặt câu hỏi trong những từ theo mẫu câu Ai ( Cái gì, con gì ) là gì ?
Nhận xét ghi điểm.
Mời 2 HS và hỏi:
- Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gì?
- GV nhận xét.
3/Bài mới
* GV Giới thiệu và ghi tựa bài bảng lớp.
* HD làm bài tập.
+ Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu đọc câu a.
- Bộ phận nào được in đậm ? - Em là HS lớp 2.
Em
- Phải đặt câu hỏi ntn để có câu trả lời là em ? - Đặt: Ai là HS lớp 2 ?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại tương tự câu a).
b) Ai là Hs giỏi nhất lớp ?
 Học giỏi nhất lớp là ai ?
c) Môn học nào em yêu thích ?
 Em thích môn học nào ?
+ Bài 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu. - Tìm cách nói giống nhau. - Mẩu giấy không biết nói. 
- Yêu cầu đọc câu a.
- Yêu cầu HS đọc mẫu.
- Các câu này có nghĩa khẳng định hay phủ định ?
- Phủ định.
- Hãy đọc các từ in đậm trong các câu mẫu.- Không  đâu, có  đâu, đâu có.
- Yêu cầu HS đọc câu b sau đó nêu tiếp nhau nói các câu có nghĩa gần giống câu b.
- Em không thích nghỉ học đâu.
 Em có thích nghỉ học đâu.
 Em đâu có thích nghỉ học.
- Đây không phải là đường đến trường.
 Đây có phải là đường đến trường đâu. 
 Đây đâu có phải là đường đến trường.
+ Bài 3: 
- Gọi 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và viết tên tất cả các đồ dùng em tìm được ra nháp.
- Gọi 1 số em trình bày.
Lời giải:
 Trong tranh có 4 quyển vở, 3 chiếc cặp, 2 lọ mực, 2 bút chì, 1 thước k

File đính kèm:

  • docgiao an lop ghep 23 tuan 6.doc