Bài giảng Lớp 2 - Môn Tự nhiên và xã hội - Bài 2: Bộ xương

 

HĐ 4. Tổ chức trò chơi(5’)

- GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

- Luật chơi : Quản trò nêu tên : xương hoặc khớp xương- HS chỉ tên vào các loại xương đó trên cơ thể mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tự nhiên và xã hội - Bài 2: Bộ xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH
Trường Tiểu học Quảng Tiến
GIÁO ÁN THỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀ: 
Một số phương pháp dạy học môn TN&XH Lớp 2 theo mô hình trường Tiểu học mới.
Quảng Tiến, ngày 10 tháng 8 năm 2014.
?&@
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: BÀI 2: BỘ XƯƠNG .
I,MỤC TIÊU:
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân .
* HS K-G(N Anh, T Anh, Hoàng, Huyền, Hương, My, Nhi, Thanh, Trung, Tuyết, Vũ): Biết tên các khớp xương của cơ thể.
* Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn .
II, ĐỒ DÙNG:
- Giáo viên: Giáo án: trình chiếu.
- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập: TN và XH, phiếu ghi tiến độ học tập.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
.
Hoạt động của Giáo viên.
Hoạt động của Học sinh .
1,Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV yêu cầu các nhóm ôn bài theo các câu hỏi sau:
- Nhờ đâu mà cơ thể cử động được?
- Cơ và xương được gọi là cơ quan gì?
2.Bài mới.(32')
HĐ 1: Giới thiệu xương và khớp xương của cơ thể (10’). 
-Trình chiếu mô hình bộ xương.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Em hãy chỉ vào hình bộ xương trong SGK và nói tên một số xương, khớp xương? Với nhiệm vụ này em hãy làm việc theo nhóm; thời gian 7’.
* Giáo viên kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Các em hãy quan sát, so sánh các xương trên mô hình và các xương của mình và cho biết xương nào có thể co, duỗi, gập được?
HĐ 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương (10’).
-Xương hộp sọ có kích thước như thế nào? Nó để làm gì?
-Xương sườn như thế nào?
-Xương sườn, xương sống, ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ cơ quan nào?
-Nếu thiếu xương tay ta gặp khó khăn gì?
-Nêu vai trò của xương chân?
-Nêu vai trò của khớp bả vai, khuỷu tay, khớp đầu gối?
GV KL: Bộ xương của cơ thể có nhiều xương, khoảng 200 chiếc với hình dạng, kích thước khác nhau, bảo vệ các cơ quan khác nhau.... Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
HĐ 3: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương (7’)
- Giáo viên trình chiếu cách ngồi học của hai bạn học sinh:
- GV nêu nhiệm vụ: Em hãy làm việc theo nhóm, thảo luận 2 câu hỏi sau trong thời gian 5’:
- Em đồng ý với cách ngồi học của bạn nào? Vì sao?
- Để bảo vệ bộ xương phát triển tốt chúng ta nên, không nên làm gì?
HĐ 4. Tổ chức trò chơi(5’)
- GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Luật chơi : Quản trò nêu tên : xương hoặc khớp xương- HS chỉ tên vào các loại xương đó trên cơ thể mình.
3.Củng cố dặn dò(3’)
- Em đã làm gì để bảo vệ xương?
- Nhận xét, giờ học.
- Dặn dò:Về thực hiện tập thể dục thường xuyên. 
- Kiểm tra theo nhóm; 
* Bầu nhóm trưởng, cá nhân tự trả lời câu hỏi; cá nhân trả lời câu hỏi trong nhóm, nhóm góp ý, đánh giá; ghi kết quả vào phiếu tiến độ học tập.
- Nhờ có cơ và xương
- Cơ quan vận động.
- HS quan sát.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, giao việc cho các bạn.
+Cá nhân tự chỉ vào hình ở SGK và nêu tên các loại xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chậu, xương chân; Một số khớp xương: Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời trong nhóm.
+ Nhóm đánh giá, ghi kết quả vào phiếu tiến độ học tập.
- HS trả lời.
- Hộp sọ to tròn để bảo vệ não.
- Cong.
- Xương sườn, xương sống, ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ cơ quan tim, phổi.
- Không cầm nắm, xách, ôm được các vật.
- Đi đứng, chạy, nhảy.
- Khớp bả vai giúp ta quay được, khuỷu tay:
- Quan sát hình nêu ý kiến.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, giao việc cho các bạn.
+ Cá nhân tự trả lời 2 câu hỏi.
+ HS nêu câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm.
+ Nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ Nhóm đánh giá, ghi kết quả vào phiếu tiến độ học tập.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi thử.
- HS tiến hành chơi.
- Tổng kết trò chơi.
- HS tự liên hệ.
- Lắng nghe.
- Về thực hiện.
Quảng Tiến, ngày 10 tháng 8 năm 2014.
Giáo viên
Trần Thị Mai Phương
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH
Trường Tiểu học Quảng Tiến
GIÁO ÁN THỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀ 
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TN&XH LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI”.
?&@
Giáo viên thể hiện: Trần Thị Mai Phương.
Tổ: 1, 2, 3.
Năm học: 2014-2015.

File đính kèm:

  • docBộ xương.doc