Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tuần 7 - Luyện tập

-Biết tính chất giao hoán của phép cộng.

 -Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính

 -HS thích làm toán về tính chất giao hoán của phép cộng.

II/ CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tuần 7 - Luyện tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1: Phần nhận xét
- Gọi hs đọc yêu cầu
- GV giao nhiệm vụ: Nhận xét cách viết tên người, tên đại lí đã cho.
- Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào?
- GV kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
c. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
- GV nói thêm tên người Việt Nam thường gồm họ, tên, tên đệm, tên riêng.
d.Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu bài, mỗi HS viết tên mình và địa chỉ gia đình.
- GV nhận xét, điều chỉnh.
* Lưu ý: Các từ số nhà, phố, phường, quận, thành phố là danh từ chung, không viết hoa.
Bài tập 2:
- Cách thực hiện giống BT 1. Viết tên phường (xã), thị trấn, quận (huyện) thành phố của mình.
- GV nhận xét – kiểm tra.
 Bài tập 3:
- GV phát b¶ng phơ cho HS làm bài theo nhóm. Viết tên các quận, huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Gọi địa diện nhĩm trình bày
- GV nhận xét.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- HS thực hiện
- HS đọc yêu cầu bài
- Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ, nêu ý kiến.
- HS nhắc lại.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2, 3 HSKG viết lên bảng lớp
- Các HS khác viết vào vở 
- HS kiểm tra lẫn nhau. Và nêu lên cho cả lớp nghe – nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 2, 3 HSK viết vào bảng lớp
- HS khác làm vào vë.
- HS nêu lên – Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài.(tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam)
- Đại diện các nhóm dán lên bảng, đọc kết quả.
- HS có thể chỉ các địa danh đó trên bản đồ.
- 1 hs nhắc lại
- Hs lắng nghe.
---------------------------
Chính tả(nhớ viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 -Nhớ- Viết đúng bài CT; trình bày đúng dòng thơ lục bát.
 -Làm đúng BT 2a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Phiếu khổ to viết BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GI ÁO VI ÊN
HỌC SINH
1.ỔN ĐỊNH
2.KIỂM TRA
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
+ sung sướng, nghĩ nghợi, phè phỡn
- Gv nhận xét.
3.BÀI MỚI
a/. Giới thiệu bài:
b/. Hướng dẫn viết chính tả:
Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS học thuộc lòng đoạn thơ.
+ Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết và luyện viết.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày
- Cho HS viết, chấm, chữa bài
c/.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK.
- Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
4.CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a và ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được.
 - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 3 – 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+Thể hiện Gà là một con vật thông minh.
- Các từ: phách bay, quắp đuôi, co cẳng, phái chí, phường gian dối,
- Viết hoa Gà, Cáo khi là lời nói trực tiếp và là nhân vật.
- Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Thi điền trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài 
- HS đọc thành tiếng.
- Hs lắng nghe
----------------------------------
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
I. MỤC TIÊU : 
	- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng 938 .Đôi nét về người lãnh đạo trận đánh.
	- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng . Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc .
	- Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Học sinh
1. ỔN ĐỊNH : Hát . 
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 ) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- Gv nhận xét
3.BÀI MỚI : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo .
a/.Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b/.Hoạt động 1 : Một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .
- Yêu cầu HS điền dấu X vào những thông tin đúng về Ngô Quyền trên Phiếu học tập :
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm .
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ .
+ NQ chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .
+ Trước trận Bạch Đằng , NQ lên ngôi vua .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng.
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì ?
+ Trân đánh đã diễn ra như thế nào ?
+ Kết quả trận đánh ra sao ?
- Gv nhận xét
Hoạt động 3 : Ý nghĩa của trận Bạch Đằng 
- Nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận : Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
- GV kết luận : 
4. CỦNG CỐ : Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .
5. DẶN DÒ : Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Vài hs nêu lại
- Hs thảo luận làm bài
- Vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền .
Vài em dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng .
- Hs trả lời
-HS thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả
- Hs lắng nghe
---------------------
Thể Dục
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DĨNG HÀNG, ĐIỂM SỐ , QUAY SAU. TRỊ CHƠI “ KẾT BẠN”
Ngày soạn: 29/9/2014
Ngày dạy: 1/10/2014
 TOÁN
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I/ MỤC TIÊU: 
 -Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 -Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
 -HS thích làm toán về tính chất giao hoán của phép cộng. 
II/ CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Xem vở bài tập của học sinh 
GV nhận xét – đánh giá 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/.Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng 
GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK (các cột 2, 3, 4 chưa điền số). Mỗi lần GV cho a và b nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của a + b & của b + a rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này.
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của a + b & giá trị của b + a.
GV ghi bảng: a + b = b + a
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng.
c/ Thực hành:
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu
Gv nhận xét chốt lại ý đúng
Bài 2: GV nêu yêu cầu
Gv yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp
GV nhận xét sửa sai chốt lại kết quả đúng
4/ Củng cố :HS thi làm tính 
5/Nhận xét –Dăn dò :
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài TT
Học sinh hát
2 HS nêu tính chất biểu thức chứa 2 chữ
HS quan sát.
HS tính & nêu kết quả.
Giá trị của a + b luôn bằng giá trị của b + a.
Vài HS nhắc lại.
Vài HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
HS nêu yêu cầu bài tập
HS tự nêu kết quả dòng dưới
HS làm vào tập các bài còn lại
379 + 468 = 847 ; 
4268 + 76 = 4344
2876 + 6509 = 9385.
HS đổi bài nhau nhận xét
HS trao đổi cặp làm bài 
2 HS lên làm bảng lớp
48 + 12 = 12 + 48; b) m + n = n + m
65 + 297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 +84
177 + 89 = 89 + 177 a + 0 = 0 + a = a
HS nhận xét chốt lại
- Hs lắng nghe
-----------------------------------
TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC ĐÍCH YẾU CẦU
_ Đọc rành mạch một đoạn kịch; biết đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
_Hiểu nội dung: Những ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ , hạnh phúccó những phát minh độc đáo của trẻ em(trả lời các CH 1,2 trong SGK; thuộc 1-2 khổ thơ trong bài) .
II. ĐỒ DÙNG: 
GV: - Tranh trong sgk 
 - Bảng phụ viết những câu, đoạn cần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1Ổn định
2. Kiểm tra: Trung thu độc lập
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- Gv nhận xét
3.D¹y bµi míi :
 a/. Giới thiệu bài 
 b/.Hướng dẫn luyện đọc 
- GV gọi HS giỏi đọc bài
- Gv chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối đoạn
 - H­ớng dẫn ngắt giọng, đọc đúng những 
câu hỏi, câu cảm.
- Giải nghĩa thêm từ khó. 
- Đọc diễn cảm vở kịch.
 c/.Tìm hiểu bài 
 Màn 1 : Trong công xưởng xanh
- Tin- tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
- Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng 
chế ra những gì ?
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
Màn 2: Trong khu vườn kì diệu
=> Con người nay đã chinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng; tạo ra được những điều kì diệu; cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn thời xưa.
 d/.Tìm giọng đọc :
- GV h­íng dẫn HS đọc vở kịch: giọng của Tin-tin, Mi-tin luôn ngạc nhiên, háo hức; giọng của các em bé tự hào, tự tin.
- Gv cho hs đọc nhĩm đơi
4.Củng cố – Dặn dò
- Vở kịch nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nếu chúng mình có phép lạ
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HSG đọc
- HS lắng nghe
- Đọc thầm 4 dòng đầu phần giới thiệu vở kịch.
- HS đọc tiÕp nèi từng đoạn (2 lÇn), ph¸t ©m tõ khã, gi¶i nghÜa tõ.
- HS lắng nghe
- Đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì những người sống trong Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Vì các bạn nhỏ chưa ra đời – đang sống trong Vương quốc Tương lai – ôm hoài bão, ước mơ khi nào ra đời, các bạn sẽ làm nhiều điều kì lạ chưa từng thấy trên trái đất.
-HSTB - Các bạn sáng chế ra :
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kì lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như một con chim.
+ Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
- HS nối tiếp trả lời
+ Đọc lướt qua 2 màn kịch
- Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc; ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
- Hs lắng nghe
--------------------
§Þa lÝ
Mét sè d©n téc ë T©y Nguyªn
I.MỤC TIÊU:
 - Biết tây nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
 Trang phục truyền thống: Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KiĨm tra: Tây Nguyên
Gv gọi hs trả lời các câu hỏi:
+Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
+Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? 
GV nhận xét
3.Dạy bài mới: 
a/.Giới thiệu: 
b/.Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Kể tên một số dân tộc sống ở TâyNguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
c/.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Gv cho hs dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
+Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đăc biệt?
+Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
+Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
d/.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Gv cho hs dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
+Người dân ở Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
+Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+Người dân ở Tây Nguyên sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4.Củng cố -Dặn dò:
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- HS trả lời
- Hs lắng nghe
- HS kể
HS đọc mục1 để trả lời các câu hỏi.
Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS nghe
- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- HS trình bày tĩm tắt 
- Hs lắng nghe
------------------------------------
KỂ CHUYỆN
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH YẾU CẦU
 _ Nghe kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể).
 _Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh minh hoạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Ổn định:
2/Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy kể lại truyện về lòng tự trọng mà em đã nghe ,đã đọc .
 - Gv nhận xét –đánh giá 
2/ Bài mới :
a/.Giới thiệu bài 
b/.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv kể chuyện với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
Lời cô bé trong truyện tò mò hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, diệu dàng.
- Gv kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
- Gv hướng dẫn hs kể chuyện
- Kể chuyện trong nhóm
- Thi kể trước lớp
- Gv cùng cả lớp Nhận xét – bình chọn nhóm, cá nhân kể hay- Tuyên dương .
3/Củng cố:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Giáo dục HS : Qua vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người(đem đến hi vọng tốt đẹp).
4/Nhận xét -Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- Học bài và chuẩn bị bài trước 
- 2 hs kể lại truyện về lòng tự trọng mà các em đã được nghe, được đọc.
- Hs lắng nghe.
- Hs kể theo nhóm và nêu nội dung câu chuyện.
- Mỗi nhóm lên kể ( 4 hs).
- 2 hs kể toàn truyện
- Hs trả lời câu hỏi a; b ; c.
- HS khá, giỏi trả lời.
- Hs lắng nghe
--------------------------
Thể dục
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI.ĐỨNG LẠI. TRỊ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH”
Ngày soạn: 30/9/2014
Ngày dạy: 2/10/2014
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt chuyện) .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ “ Ba lưỡi rìu”
4 tờ phiếu viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/.Kiểm tra bài cũ :
Gv gọi hs nhìn tranh phát triển mỗi ý nêu dưới tranh.
Nhận xét – đánh giá 
3/Bài mới: 
a/.Giới thiệu bài
b/.Hướng dẫn hs làm bài tập
BT1:
Gv yêu cầu hs đọc cốt truyện vào nghề.
Gv giới thiệu tranh minh hoạ
Gv yêu cầu hs nêu tên các sự việc chính trong cốt truyện.
Nhận xét 
BT2: 
Hs đọc yêu cầu của bài
Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài
Quan tâm giúp đỡ học sinh kém 
Nhận xét 
3/Củng cố - dặn dò:
Gọi hs đọc toàn truyện vào nghề.
Nhận xét tiết học Học bài và chuẩn bị bài 
2 hs nêu
Nhận xét 
Hs đọc
HS quan sát
Hs khá, giỏi nêu.
+Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa
+Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc.
+Va-li-a giữ chuồng ngựa
+Sau này, Va-li-a..
1 hs đọc yêu cầu
4 hsTB tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh..
Hs làm vào vở
Hs trình bày bài làm
2 HS đọc
----------------------------
MỸ THUẬT
 VẼ TRANH : ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
--------------------------
 TOÁN
 BIỂU THỨC CÓ CHỨA 3 CHỮ
I/ MỤC TIÊU: 
 -Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa 3 chữ.
 -Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 3 chữ.
 -HS thích thực hiện phép tính biểu thức có chứa 3 chư.õ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/.ỔN ĐỊNH
2/.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 1 hs lên bảng sửa bài tập giao về nhà
- GV nhận xét
3/.BÀI MỚI
a/.Giới thiệu: 
b/.Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.
a). Biểu thức chứa ba chữ:
- GV nêu bài toán .
- Hướng dẫn HS xác định: Muốn biết số cá của ba người là bao nhiêu ta lấy số cá của An + với số cá của Bình + số cá của Cư.
- GV nêu vấn đề: Nếu số cá của An là a, số cá của Bình là b, số cá của Cư là c thì số cá của tất cả ba người là gì?
- GV giới thiệu: a + b + c là biểu thứa có chứa ba chữ a, b và c
- Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ.
b).Giá trị của biểu thứa có chứa ba chữ:
a, b và c là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý)
- GV nêu từng giá trị của a, b và c cho HS tính: nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = ?
- GV hướng dẫn HS tính:
Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
9 được gọi là gì của biểu thức a + b + c?
- Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 5, b = 1, c = 0, ...
- Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số ta tính được gì?
c/.Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS nêu yêu cầu làm bài và làm
vào vở. Thu tập chấm điểm.
Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu. Sau đó nêu kết quả.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng. Nhận xét tiết học.
- 1 hs sửa bài
- Hs lắng nghe
- HS đọc bài toán, xác định cách giải
- HS nêu:Nếu An câu được 2 con, Bình câu được 3 con, Cư câu được 4 con thì số cá của ba người là: 2 + 3 + 4 = 9.
+ Nếu An câu được 5 con, Bình câu được 1 con, C

File đính kèm:

  • doctuan 7 lop 4.doc
Giáo án liên quan