Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán (tiết 66) - Tuần 14 - 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9

Các em cần nhắc bố mẹ, người trong nhà : Các loại hoá chất độc hại phải cất riêng một chỗ có nhãn mác không để lẫn vào chỗ để thức ăn . Thuốc Tây phải cất lên tủ đựng thuốc hoặc giá cao . tránh tầm với của em bé .

* Dặn HS thực hiện tốt những điều vừa học được.

- Chuẩn bị bài sau.

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán (tiết 66) - Tuần 14 - 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi vào vở.
- 1 em lên chữa bài . 
- GV chấm, nhận xét, chữa bài 
(nếu sai) .
* Bài 5 : HS đọc đề
- GV cho HS quan sát hình/ Sgk
- HS làm bài theo nhóm 4, 
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm
- Lớp và GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - dặn dò
- HS đọc yêu cầu BT.
1. Tính nhẩm 
 15 – 6 = 9	 14 – 8 = 6	
 16 – 7 = 9	 15 – 7 = 8	
 17 – 8 = 9	 16 - 9	 = 7	
 17 – 9 = 8	 13 - 6 = 7	
 15 – 8 = 7
15 - 9= 6
 14 – 6 = 8
16 - 8 = 8
 17 – 9 = 8
14 - 5 = 9
 13 – 7 = 6
13 - 9 = 4
- HS nêu yêu cầu bài tập
2. Tính nhẩm : 
15 - 5 – 1 = 9 16 - 6 – 3 = 7	
15 – 6 = 9 16 – 9 = 7	
 17 – 7 – 2 = 8
 17 – 9 = 8
- HS nêu yêu cầu bài .
3. Đặt tính rồi tính : 
a. 35 - 7	 72 - 36	90 - 5
-
-
	35	 72	 
	 7	 36	 
 28 	 36 
b. 81 - 19	50 - 17	
 -
-
	81	 50	 
	 9	 17	 
	72	 33	 
-1 HS nêu tóm tắt bài toán
4. Tóm tắt
 50 lít 
 Mẹ vắt : 
 Chị vắt : 18 lít
 ? lít 
Bài giải
Chị vắt được số lít sữa bò là :
50 - 18 = 32 (lít)
	Đáp số : 32 lít sữa bò
- HS nêu lại những nội dung kiến thức rút ra qua bài luyện tập 
- Nhận xét tiết học . 
* Dặn HS ôn lại các bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
- Chuẩn bị bài luyện tập SGK trang 68 . 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Tiết 14) 
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I- Mục tiêu : 
Sau bài học, HS có thể : 
- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. 
- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống . 
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngô độc cho mình và cho mọi người . 
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc . 
- Biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà.
II- Đồ dùng dạy - học : 
- Hình vẽ SGK trang 30, 31
- Một vài vỏ hộp hoá chất hoặc thuốc tẩy . 
- Dặn HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn và uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu . 
III- Các hoạt động dạy và học : 
A.Bài cũõ : 
H: Em hãy nêu các việc cần làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?
- HS dựa vào BT1 để trả lời
H:Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có lợi gì ?
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới : - GV giới thiệu bài, ghi đề
1- Hoạt động 1:Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc.
* Tiến hành : 
+Bước 1 : Động não. 
-Đảm bảo sức khỏe, phòng tránh được nhiều bệnh tật
* Mục tiêu: 
- Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc . 
- Phát hiện một số lý do có thể khiến chúng ta bị ngộ độc qua đường ăn uống 
- GV nêu câu hỏi (ghi bảng) 
H: Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống? 
* GV ghi lên bảng
- Mỗi HS nêu một thứ . 
- thức ăn ruồi đậu, thuốc tây, thuốc trừ sâu, dầu hoả ...
+ Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
H: Trong những thứ em kể trên thứ nào thường được cất giữ trong nhà ? 
- thuốc tây, thuốc trừ sâu, dầu hoả ,thức ăn ruồi đậu...
- GV giao nhiệm vụ các nhóm quan sát H1, 2, 3 trả lời câu hỏi . 
- GV đọc từng câu hỏi : 
+ N1+ 2 quan sát H1: Nếu bạn trong H1 ăn bắp ngô thì điều gì sẽ xảy ra? 
+ N3 + 4 : Nếu em bé lấy được lọ thuốc tây và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo thì điều gì sẽ xảy ra ? 
+ N5 + 6 : quan sát H3: Nơi góc nhà để các thứ gì ? Để lẫn lộn thuốc trừ sâu và dầu ăn , nước mắm, phân đạm ... thì điều gì có thể xảy ra . 
+Bước 3 : Làm việc cả lớp 
* GV kết luận : 
- Một số thứ có trong nhà có thể gây ngộ độc là : thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, thức ăn ôi thiu hay thức ăn có ruồi đậu vào . 
- Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lý do sau : + Uống nhầm dầu hoả, thuốc trừ sâu do để lẫn với thức ăn thường ngày và chai không dán nhãn . 
+ Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn bị ruồi, gián, chuột đậu vào. 
+ Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt . 
- HS quan sát H1, 2, 3 theo nhóm 6,trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung . 
2. Hoạt động 2 : Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc
* Tiến hành : 
* Mục tiêu: Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
+ Bước 1 : Làm việc nhóm 4
- HS quan sát các hình 4, 5,6 /31 SGK "Chỉ và nói mọi người đang làm gì?
H: Nêu tác dụng của những việc làm đó? 
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
* GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần : 
- Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình.Thuốc men cần để đúng nơi quy định xa tầm với của trẻ em . 
- Thức ăn không để lẫn với các chất tẩy rửa và những hoá chất khác . 
- Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi chế biến, không để ruồi, gián, chuột đậu vào . 
- Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, dầu hoả, xăng, bả chuột .... cần cất riêng và có nhãn mác để tránh nhầm lẫn . 
-Không nên ăn thức ăn ôi thiu, Thuốc men cần để đúng nơi quy định xa tầm với của trẻ em. Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, dầu hoả, xăng, bả chuột .... cần cất riêng và có nhãn mác để tránh nhầm lẫn
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung . 
- HS nghe
3. Hoạt động 3 : Đóng vai
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm tổ.
- GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc. 
- GV đi tới các nhóm giúp đỡ . 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
* GV kết luận : Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì. 
4- Tổng kết- dặn dò : 
H:Em hãy cho biết những thứ gì trong nhà có thể gây ngộ độc về đường ăn uống ? 
H: Em làm gì để phòng tránh ngộ độc ? 
* Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc . 
* VD : N1, 2 tập ứng xử khi bản thân bị ngộ độc . 
 N3, 4 tập ứng xử khi người nhà bị ngộ độc . 
- Các nhóm phân vai, tập đóng trong nhóm . 
* VD : Em của bạn tình cờ uống phải một thứ độc hại trong nhà (nước rửa chén) . Bạn đang chơi ngoài sân thấy em khóc, kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía mình . Đóng vai thể hiện những gì mình sẽ làm" (Hỏi nhanh xem đã uống gì, kêu cứu và nhờ người lớn hoặc thuê xe hay gọi cấp cứu , đưa ngay em và vỏ chai đến cán bộ y tế) . 
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến kết luận cách ứng xử đúng . 
- HS nghe
- HS trả lời
* Liên hệ : Tình trạng ngộ độc rau xanh à chết người ; Uống nhầm thuốc sâu à chết người , uống thuốc tây quá liều (tưởng nhầm kẹo...) 
- Các em cần nhắc bố mẹ, người trong nhà : Các loại hoá chất độc hại phải cất riêng một chỗ có nhãn mác không để lẫn vào chỗ để thức ăn ... Thuốc Tây phải cất lên tủ đựng thuốc hoặc giá cao ... tránh tầm với của em bé ... 
* Dặn HS thực hiện tốt những điều vừa học được.
- Chuẩn bị bài sau.
 Rút kinh nghiệm giờ dạy
TẬP ĐỌC(Tiết 42)
Nhắn tin
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn 2 mẫu tin nhắn. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.Giọng đọc thân mật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung các mẫu nhắn tin. Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý)
II. Đồ dùng dạy- học.
- Một số mẩu giấy nhỏ đủ cho cả lớp viết tin nhắn.
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ: 
- GV nhận xét ghi điểm.
- 3 học sinh đọc bài “ Câu chuyện bó đũa”.Trả lời câu hỏi
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài: Các em đã biết cách trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại. Hôm nay cô dạy các em một cách trao đổi khác đó là tin nhắn.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
- GV kết hợp ghi từ khó lên bảng. GV hướng dẫn HS đọc đúng một số từ khó
HS mở sgk theo dõi 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu: 1 - 2 lần
- nhắn tin, Linh, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển.
* Đọc từng mẩu tin trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng mẩu tin
(2 lần.)
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu văn dài:
* Đọc từng mẩu tin trong nhóm: 
* Thi đọc giữa các nhóm: 
. Em nhớ quét nhà,/ học thuộc lòng hai khổ thơ/ và làm 3 bài tập toán chị đã đánh dấu.//
. Mai đi học ,/ bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.//
- Hs đọc theo nhóm đôi.
-3 em đại diện 3 nhóm thi đọc cả 2 mẩu tin.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm 2 mẩu tin.
H: Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
-Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn tin bằng cách viết ra giấy
H: Vì sao chị và bạn Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
-Lúc chị Nga đi, chắc còn sớm. Linh đang ngủ ngon chị Nga không muốn đánh thức Linh dậy – Lúc Hà đến Linh không có nhà
* Giáo viên: Chị Nga và Hà không thể nhờ ai nhắn lại cho Linh vì nhà Linh lúc ấy không có ai để nhắn. Nếu nhà Hà và Linh đều có điện thoại thì trước khi đi Hà nên gọi điện thoại xem Linh có nhà hay không để khỏi đi mất công và mất thời gian.
- Gọi 1em đọc lại tin nhắn 1.
- 1em đọc lại tin nhắn 1.
H: Chị Nga nhắn tin những gì?
- Cho HS đọc thầm tin nhắn 2.
-Nơi để quà sáng , những việc cần làm ở nhà, giờ chị Nga về
H: Hà nhắn tin cho Linh những gì?
-Hà mang cho Linh đồ chơi, nhờ Linh mang sổ bài hát đi cho Hà mượn
- Gọi 1em đọc câu hỏi 5.
- Giáo viên giúp học nắm tính huống viết nhắn tin.
- 1em đọc câu hỏi 5.
H: Em phải viết nhắn tin cho ai?
-Cho chị
H: Vì sao phải nhắn tin?
-Nhà đi vắng cả. Chị đi chợ chưa về . Em đến giờ đi học, không đợi được muốn nhắn tin cho chị : Cô Phúc mượn xe đạp- Nếu không nhắn tin, có thể chị tưởng bị mất xe.
H: Nội dung tin nhắn là gì?
-Em đã cho cô Phúc mượn xe
- Học sinh lớp và GV nhận xét khen bạn viết đủ ý, gọn đẹp và hay VD: 
4. Củng cố - dặn dò:
H: Bài học hôm nay giúp các em hiểu những gì về cách nhắn tin?
- Học sinh viết tin nhắn vào mẩu giấy.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
Chị ơi, em phải đi học đây. Em cho cô Phúc mượn xe vì cô có việc gấp.
 Em : Mai.
- Khi muốn nói với ai điều gì và không gặp được người đó, ta có thể viết những điều cần nói vào trang giấy để lại. Lời nói cần ngắn gọn đủ ý
 - GV: Người ta có thể nhắn tin qua điện thoại, Intenet.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các tin nhắn và chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________
TẬP VIẾT (Tiết 14 )
Chữ hoa M
I- Mục tiêu : 
 1. Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ M hoa theo cỡ vừa và nhỏ . 
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Miệng nói tay làm (cỡ nhỏ). Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đều nét, khoảng cách giữa các chữ và nối chữ đúng quy định. 
- Viết đẹp, trình bày sạch . 
II- Đồ dùng dạy -học : 
- Mẫu chữ M trong khung hình.
- Tiếng, cụm từ ứng dụng viết trên giấy bìa rôki .
III- Các hoạt động dạy và học : 
A- Bài cũõ : 
- GV nhận xét và cho điểm HS . 
- HS viết bảng con,-2 em viết bảng lớp: Lá lành
B- Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu và ghi đề bài : Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa : 
a,Quan sát và nhận xét :
H: Chữ M hoa mẫu cao mấy li? Gồm mấy nét?
- GV nêu cấu tạo Chữ M: cao 5li, rộng 5li,
 -Chữ M: cao 5li, gồm 4 nét
cấu tạo bởi 4 nét là : nét móc ngược phải, nét thẳng đứng, nét xiên phải , nét móc xuôi phải
- Giảng quy trình chữ viết: 
+ Nét 1 : ĐB trên ĐK2 viết nét móc
từ dưới lên lượn sang phải, DB ở ĐK6.
+ Nét 2 : Từ điểm DB của nét 1, 
đổi chiều bút viết 1 nét thẳng đứng xuống ĐK1
+ Nét 3 : Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút viết nét thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) lên ĐK6
+ Nét 4 : Từ điểm DB nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải. DB ở trên ĐK2
- GV vừa viết chữ M vừa nhắc lại cách viết
- HS theo dõi .
b. HS luyện chữ M (cỡ nhỏ) trên bảng con, bảng lớp.
- GV kiểm tra nhận xét. 
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : 
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng : 
-1 HS viết bảng lớp
Lớp viết bảng con 2, 3 lần.
- Cho HS đọc cụm từ
- GV giải thích : Miệng nói tay làm có nghĩa là nói đi đôi với làm.
b. Hướng dẫn quan sát: 
H: Những con chữ nào cao 2,5 li? 
H: Con chữ t cao mấy li?
H: Các con chữ còn lại cao mấy li?
* GV:	 chữ cách chữ 1 khoảng viết đủ chữ o. Cách nối nét : nét móc của chữ M nối với nét hất của chữ i. 
c. Hướng dẫn HS viết chữ : "Miệng"
- GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết
- Cho HS viết chữ Miệng: 2 – 3 lần
GV kiểm tra nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết : 
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Nhắc các em ngồi viết đúng tư thế, đặt vở, cầm bút đúng quy định. 
5. Chấm chữa bài : 
- GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, sửa lỗi sai chung.
 6. Củng cố - dặn dò : 
- HS nêu cấu tạo và cách viết con chữ M.
- Giáo viên nhận xét tiết học . 
- Cho lớp xem vở những HS viết đẹp . 
* Dặn HS về luyện viết ở nhà . 
- Miệng nói tay làm. 
-cao 2,5 li : M, g, l , y
-cao 1,5li
- -cao 1 li
- HS theo dõi 
- 1 HS viết bảng lớp
- Lớp viết bảng con 2, 3 lần
- Viết theo từng phần, từng dòng trong vở tập viết . 
 Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011.
THỂ DỤC (Tiết 28)
Trò chơi “ Vòng tròn”
 I. Mục tiêu:
- Tiếp tục học trò chơi “ Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo vần điệu mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: chuẩn bị 1 còi, 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính: 3m, 3,5m, 4m.
 III. Hoạt động dạy- học:
 1. Phần mở đầu:
- GV cho lớp ra sân ổn định phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- 4 hàng dọc
1- 2 phút
- Khởi động: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ: 60 – 80m
- Vừa đi vừa hít thở sâu:
1 phút.
-vòng tròn
5- 6 lần.
2. Phần cơ bản:
- Trò chơi “ Vòng tròn”:
 + GV nêu tên trò chơi
14- 16 phút.
 + HS điểm số 1- 2, 1- 2 đến hết vòng tròn.
 + Ôn cách nhảy chuyển từ 1 thành 2 vòng tròn và ngược lại theo hiệu lệnh: 
 + Ôn vỗ tay kết hợp nghiêng người như múa, nhún chân tại chỗ. Khi nghe hiệu lệnh nhảy chuyển đội hình là nhảy: 
 + Đi nhún chân, vỗ tay kết hợp với nghiêng đầu và thân như múa 7 bước, đến bước thứ 8 là nhảy chuyển đội hình: 
 + Đứng quay mặt vào tâm vừa vỗ tay vừa đọc vần điệu: 
3. Phần kết thúc:
 -3- 5 lần.
-5- 6 lần.
5 – 6 lần.
4- 6 lần.
- Cúi người thả lỏng:.
- Nhảy thả lỏng: 
 + Rung đùi: 
- GV cùng HS hệ thống bài, chú ý các vần điệu và nhịp vỗ tay
-GV cho cả lớp ôn lại 1vài lần cho 1tổ lên trình diễn..
- GV nhận xét, giao bài về nhà
8- 10 lần
6 – 8 lần.
30 giây.
2 – 3 phút
 1 – 2 phút.
 _________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 14)
Từ ngữ về tình cảm gia đình.
Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình.
2. Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì?
3. Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Bảng phụ kẻ bảng ở bài tập 2 và bài tập 3.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ:
H: Hãy kể những việc em làm giúp đỡ cha, mẹ?
- GV nhận xét, ghi điểm
-VD: quét nhà, lau bàn ghế, rửa ly, chén
- Lớp và GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: Làm miệng.
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS nêu yêu cầu BT
-Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em
-Cho HS làm việc cá nhân
- HS nối tiếp trả lời miệng
- GV nhận xét, ghi bảng
- HS tìm thêm từ các bạn chưa viết
*VD: Nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, khuyên bảo, trông nom, chăm bẵm, yêu thương, yêu quý
- Vài học sinh nhắc laị các từ vừa tìm.
* Bài tập 2
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gọi 1 học sinh đọc 3 nhóm từ, nhận xét
Nhóm 1, 3 từ nói đến “ Ai” Nhóm 2 là từ chỉ hoạt động
- Giáo viên lưu ý cách viết câu.
- Giáo và lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Nếu học sinh đặt câu sai ý nghĩa – Giáo viên hướng dẫn sửa lại
Anh chăm anh --> Anh tự chăm sóc mình .
Chị em chăm sóc chị à Sai về ý nghĩa.
- Vài học sinh đọc lại bài làm của mình cho cả lớp nghe.
- Giáo viên nhận xét sửa câu sai cho học sinh. 
H: Những câu các em vừa viết thuộc kiểu câu gì?
-2 em làm trên bảng phụ, sau đó dán lên bảng lớp.
 - Học sinh lớp đặt câu vào vở bài tập.
* VD:
Ai
Làm gì?
Anh
khuyên bảo em.
Chị
chăm sóc em.
Em
chăm sóc chị.
Chị em
trông nom nhau.
Anh em
giúp đỡ nhau .
Chị em
 giúp đỡ nhau
- Ai làm gì?
* Bài 3 : ( Viết).
- GV nêu yêu cầu của bài, 
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 3.
- GV và lớp nhận xét chốt lời giải đúng và giải thích.
-Lớp đọc thầm.
- HS lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
 Bé nói với mẹ:
.
 - Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà
 Mẹ ngạc nhiên:
.
 - Nhưng con đã biết viết đâu
 Bé đáp:
.
- Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc 
- Gọi học sinh đọc lại chuyện
- 2, 3 học sinh đọc lại chuyện vui.
H:Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
-Cô bé chưa biết viết, xin mẹ giấy để viết thư cho bạn chưa biết đọc
3. Củng cố - dặn dò:
H: Hôm nay các em được học những nội dung gì?
- Từ ngữ về tình cảm gia đình; đặt câu kiểu Ai làm gì? Cách ghi dấu . , ? cuối câu
- GV hệ thống nội dung bài học. 
- Nhận xét tiết học.
* Dặn học sinh về nhà kiểm tra lại các BT vừa làm, ghi nhớ các từ ngữ về tình cảm gia đình.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
TẬP LÀM VĂN (Tiết 14) 
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Viết nhắn tin
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói: Quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập1. 
- Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1 ( SGK).
- Vở bài tập, vở tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu học sinh đọc đoạn văn kể về gia đình em

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc