Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tiết 26: 7 cộng với 1 số: 7+ 5

Bút chì (2) để viết, vẽ

 + Thước kẻ: (1)để đo và kẻ đường thẳng.

 + Êke(1) để đo và kẻ đường thẳng , kẻ góc

 + Com pa: để vẽ đường tròn

- Cả lớp viết vào vở tên các đồ dùng học tập có trong tranh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tiết 26: 7 cộng với 1 số: 7+ 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ để giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Hiểu được rằng chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Bánh mì 2 ổ. Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to.	
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đồ dùng học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
GV treo tranh: - 1 HS chỉ đường đi của thức ăn. 
 - 1 HS chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hoá 
 * Nhận xét đánh giá 
 3. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
*Hoạt động 2: 2 Thực hành và thảo luận để nhận xét sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày .
+ Thực hành theo cặp: - Từng cặp HS nhai kĩ một miếng bánh mì sau đó mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói, điền vào VBT cảm giác của các em về vị của thức ăn rồi trả lời câu hỏi:
	+ Nêu vai trò của răng, lưỡi, và nước bọt khi ta ăn.
	+ Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì ?
+ Làm việc cả lớp:- Đại diện hai nhóm trình bày sự biến đổi của thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
 * Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. 
*Hoạt động 3: Làm việc với SGK về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. 
+ Làm việc theo cặp: - HS đọc thông tin ở H3 và H4 trong SGK 
- Đôi bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý:
	+ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì? 
	+ Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì? 
	+ Phần chất bả có trong thức ăn được đưa đi đâu?
	+ Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá ? 
	+ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày? 
+ Làm việc cả lớp vài HS trả lời các câu hỏi trên, lớp bổ sung. 
*Kết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn đươc biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bả được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài. Chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày để tránh bị táo bón .
*Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. 
- GV đặt vấn đề: Chúng ta đã học về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non ruột già. Các em hãy vận dụng để thảo luận các câu hỏi:
	+ Tại sao chúng ta cần ăn chậm, nhai kĩ ? 
	+ Tạo sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn ? 
 *Kết luận: Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn được thuận lợi. Thức ăn chóng được tiêu hoá và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Sau khi ăn no ta cần nghĩ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn, nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày.
	 4. Củng cố:
- 1 HS chỉ tranh cơ quan tiêu hoá nói về sự tiêu hoá thức ăn. 
- Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò: + Áp dụng ăn chậm nhai kĩ, không chạy nhảy sau khi ăn no.
	 + Sưu tầm tranh ảnh chuẩn bị bài 7
KỂ CHUYỆN
Tiết 6: MẨU GIẤY VỤN.
I- Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào chí nhớ, tranh minh hoạ kể được toàn bộ câu chuyện Mẫu giấy vụn với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 
- Biết dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ trong SGK .
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ	
 2. Kiểm tra bài cũ: Chiếc bút mực 
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi. Qua câu chuyện, em học tập ở bạn Mai điều gì ?.- Nhận xét – ghi điểm.
	 3. Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
b- Hướng dẫn kể chuyện: 
 1- Dựa theo tranh, kể chuỵên:
- Kể chuyện trong nhóm ( mỗi học sinh điều kể toàn bộ câu chuyện).
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. GV hỏi gợi ý những học sinh lúng túng
	+ Tranh 1
- Cô giáo đang chỉ cho HS thấy cái gì? (- Cô giáo đang chỉ cho HS thấy mẩu giấy vụn )
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?( Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa cửa ra vào của lớp)
- Cô YC cả lớp làm gì? ( Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe xem mẩu giấy nói gì?)
	+ Tranh 2
- Cả lớp có nghe thấy mẩu giấy nói gì không? (Cả lớp không ai nghe thấy mẩu giấy nói gì cả)
- Bạn trai đứng lên làm gì? ( Thưa cô giấy không nói được đâu ạ)
	+ Tranh 3,4
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? ( Một bạn đứng lên nhặt tờ giấy bỏ vào sọt rác)
	 2- Phân vai dựng lại câu chuyện. (HS khá, giỏi)
- GV nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn HS thực hiện – 4 HS đóng 4 vai: mỗi vai kể với giọng riêng. Người dẫn chuỵên nói thêm lời của “cả lớp”.
- HS dựng lại câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện kèm động tác, điệu bộ như là đóng một vở kịch nhỏ.
- Cả lớp bình chọn những HS, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất.
 4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương tinh thần hăng hái phát biểu. Nhắc nhở những em chưa kể được về nhà tập kể lại câu chuyện.
	 5. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.- Chuẩn bị bài Thầy giáo cũ.
TIẾNG VIỆT
Rèn kể chuyện: MẨU GIẤY VỤN.
I- Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào chí nhớ, tranh minh hoạ kể được toàn bộ câu chuyện Mẫu giấy vụn với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 
- Biết dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ trong SGK .
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ	
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
	 3. Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
b- Hướng dẫn kể chuyện: 
 1- Dựa theo tranh, kể chuỵên:
- Kể chuyện trong nhóm ( mỗi học sinh điều kể toàn bộ câu chuyện).
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. GV hỏi gợi ý những học sinh lúng túng
	+ Tranh 1
- Cô giáo đang chỉ cho HS thấy cái gì? (- Cô giáo đang chỉ cho HS thấy mẩu giấy vụn )
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? ( Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa cửa ra vào của lớp)
- Cô YC cả lớp làm gì? ( Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe xem mẩu giấy nói gì?)
	+ Tranh 2
- Cả lớp có nghe thấy mẩu giấy nói gì không? (Cả lớp không ai nghe thấy mẩu giấy nói gì cả)
- Bạn trai đứng lên làm gì? ( Thưa cô giấy không nói được đâu ạ)
	+ Tranh 3,4
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? ( Một bạn đứng lên nhặt tờ giấy bỏ vào sọt rác)
- Tại sao cả lớp lại cười?( Vì bạn gái nói: Mẩu giấy bảo : “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”)
	 2- Phân vai dựng lại câu chuyện. (HS khá, giỏi)
- GV nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn HS thực hiện – 4 HS đóng 4 vai: mỗi vai kể với giọng riêng. Người dẫn chuỵên nói thêm lời của “cả lớp”.
- HS dựng lại câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện kèm động tác, điệu bộ như là đóng một vở kịch nhỏ.
- Cả lớp bình chọn những HS, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất.
 4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương tinh thần hăng hái phát biểu. Nhắc nhở những em chưa kể được về nhà tập kể lại câu chuyện.
	 5. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài Thầy giáo cũ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 6: CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? 
TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I- Mục đích yêu cầu:
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định ( ai, cái gì, con gì .. là gì?)
- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dung để làm gì?
- Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết bài tập 1, 2
- Tranh minh họa bài tập 3
III- Các hoạt động dạy học.	
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ	
 2. Kiểm tra bài cũ: Tên riêng. Câu kiểu ai là gì?
- 3HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: sông Đồng Nai, phường Tân Phong thành phố Biên Hoà.
- 1HS đặt câu theo kiểu ai ( cái gì, con gì) là gì?
 * Nhận xét – ghi điểm. 
 3. Dạy bài mới 
a -Giới thiệu bài. GV nêu MĐYC tiết học
b -Hướng dẫn làm bài tập 
	Bài tập1(Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét YC của bài, bộ phận in đậm 3 câu văn đã cho:(Em, Lan, Tiếng việt)
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV chép lên bảng những câu đúng 
	a. Ai là học sinh lớp 2? 
	b. Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
	c. Môn học em yêu thích là gì ? 
+ Bài tập 3: (viết) GV treo tranh - GV nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, phát hiện gọi tên và nói rõ mỗi đồ vật dùng để làm gì?
- HS làm việc theo cặp, viết nhanh ra nháp tên các đồ vật tìm được.
- Vài HS lên bảng chỉ tranh, trình bày.( Học sinh khá, giỏi)
	+ Vở: 4 quyển(để ghi bài)
	+ Cặp: 3 dùng để đựng sách vở, bút, thước, 
	+ Lọ mực: (2) để viết.
	+ Bút chì (2) để viết, vẽ
	+ Thước kẻ: (1)để đo và kẻ đường thẳng.
	+ Êke(1) để đo và kẻ đường thẳng , kẻ góc
	+ Com pa: để vẽ đường tròn
- Cả lớp viết vào vở tên các đồ dùng học tập có trong tranh.
 4. Củng cố:
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”. Cả lớp thi đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu.	 Mẹ em là công nhân.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng.
	 5. Dặn dò:- Nhắc HS thực hành nói, viết các câu theo mẫu ở bài tập 2.
TẬP ĐỌC
Tiết 18: NGÔI TRƯỜNG MỚI.
I- Mục đích yêu cầu.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: quen thân, gỗ xoan đào, rung động
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu ghĩa các từ mới: Lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, trang nghiêm, thân thương. 
- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả ngôi trường mới, thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của em học sinh với ngôi trường mới với cô giáo, bạn bè.
II-Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: - Hát đầu giờ.	
 2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc tiếp nối truyện Mẩu giấy vụn.
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
(Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác! Câu chuyện muốn nói với em phải luôn giữ sạch trường lớp)
- Nhận xét, ghi điểm. 
 3. Dạy bài mới .
a -Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giới thiệu với các em một ngôi trường mới và tình cảm của 1 bạn hs với ngôi trường ấy
b- Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng câu
 - GV chú ý các từ: lấp lơ, rung động, trang nghiêm.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đọan.
+ Đoạn 1: Từ đầu.trong cây Đọc chú giải “lấp ló”
+ Đoạn 2: Tiếp..mùa thu.
 Đọc chú giải: bỡ ngỡ, vân
 + Đoạn 3: Còn lại. - HS đọc các từ chú giải: rung động, thân thương
- Hướng dẫn đọc câu: + Em bước vào lớp,/vừa bỡ ngỡ /vừa thấy quen thân//
 + Cả đến chiếc thước kẻ, /chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế.// 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Thi đọc giữa các nhóm: cá nhân( Đoạn 3)
- Cả lớp đồng thanh 
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi, GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đọan, cả bài, thảo luận trả lời.
	a. Tả ngôi trường từ xa : đoạn 1, hai câu đầu
	b. Tả lớp học: đoạn hai, ba câu tiếp
	c. Tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới: đọan cuối
* GV: bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa tới gần.
- Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
- HS đọc thầm đoạn 1+ 2, trả lời
	+ Ngói đỏ: như những cánh hoa lấp ló trong cây.
	+ Bàn ghế gỗ xoan đào: nổi vân như lụa.
	+ Tất tả sáng lên: thơm tho trong nắng mùa thu.
- Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có gì mới ?( đoạn 3)
 ( tiếng trống . Chiếc bút chì như cũng đáng yêu đến thế.)
- Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường như thế nào?( rất yêu ngôi trường)
d- Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho học sinh đọc đoạn tự chọn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
 4. Củng cố: 
- Ngôi trường em đang học cũ hay mới? 
- Em có yêu ngôi trường của mình hay không ?
- GV: Dù trường cũ hay mới ai cũng mến yêu, gắn bó với trường của mình.
* GV nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: Yêu cầu về nhà đọc lại, chuẩn bị bài”Người thầy cũ”
TIẾNG VIỆT
Luyện đọc: NGÔI TRƯỜNG MỚI.
I- Mục đích yêu cầu.
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Bài văn miêu tả ngôi trường mới, thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của em học sinh với ngôi trường mới với cô giáo, bạn bè.
II-Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: - Hát đầu giờ.	
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Dạy bài mới .
a - Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giới thiệu với các em một ngôi trường mới và tình cảm của 1 bạn hs với ngôi trường ấy
b- Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- GV chú ý các từ: lấp lơ, rung động, trang nghiêm.
- Đọc từng đoạn trước lớp: - HS tiếp nối nhau đọc từng đọan.
+ Đoạn 1: Từ đầu.trong cây Đọc chú giải “lấp ló”
+ Đoạn 2: Tiếp..mùa thu.
 Đọc chú giải: bỡ ngỡ, vân
 + Đoạn 3: Còn lại. - HS đọc các từ chú giải: rung động, thân thương
- Hướng dẫn đọc câu: + Em bước vào lớp,/vừa bỡ ngỡ /vừa thấy quen thân//
 + Cả đến chiếc thước kẻ, /chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế.// 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Thi đọc giữa các nhóm: cá nhân( Đoạn 3)
- Cả lớp đồng thanh 
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi, GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đọan, cả bài, thảo luận trả lời.
	a. Tả ngôi trường từ xa: đoạn 1, hai câu đầu
	b. Tả lớp học: đoạn hai, ba câu tiếp
	c. Tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới: đọan cuối
* GV: bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa tới gần.
- Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
- HS đọc thầm đoạn 1+ 2, trả lời
	+ Ngói đỏ: như những cánh hoa lấp ló trong cây.
	+ Bàn ghế gỗ xoan đào: nổi vân như lụa.
	+ Tất tả sáng lên: thơm tho trong nắng mùa thu.
- Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có gì mới ?( đoạn 3)
 ( tiếng trống . Chiếc bút chì như cũng đáng yêu đến thế.)
- Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn học sinh với ngôi trường như thế nào?( rất yêu ngôi trường)
d- Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho học sinh đọc đoạn tự chọn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
 4. Củng cố: 
- Ngôi trường em đang học cũ hay mới? 
- Em có yêu ngôi trường của mình hay không ?
- GV: Dù trường cũ hay mới ai cũng mến yêu, gắn bó với trường của mình.
* GV nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: 
- Yêu cầu về nhà đọc lại, chuẩn bị bài “Người thầy cũ”.
SÁNG
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 29: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Thuộc bảng 7 cộng với 1 số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
II- Đồ dùng dạy học:	
- Bảng phụ ghi bài tập 1,2,3,4.	
III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ	
 2. Kiểm tra bài cũ: 47 + 25
 - 2HS làm trên bảng lớp// cả lớp làm vào bảng con: đặt tính rồi tính:
	18 + 57 29 + 77 67 + 26
 - Nhận xét chung
 3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
b- Dạy bài mới:
	 Bài 1: - GV treo bảng phụ HS 1 HS đọc yêu cầu, HS nêu miệng kết quả. Gv ghi lên bảng phụ.
- Muốn tính nhanh bài toán này cần nắm vững điều gì? (thuộc bảng cộng 7)
	 Bài 2: Gv đọc YC bài tập.
- HS làm bảng con // bảng lớp.
- Chữa bài: 
+
37
15
52
+
24
17
41
+
67
9
76
	 Yêu cầu HS nêu cách tính.
	 Bài 3: 1 HS đọc đề, GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt:
- HS xác định loại bài, cả lớp giải vào vở 1 HS giải vào bảng phụ
Bài giải:.
Số cam cả hai thúng có là:
28 + 37 = 65(quả cam)
Đáp số 65 quả cam.
 	Bài 4: GV đọc YC bài toán, hướng dẫn cách làm. HS làm vào vở.Chữa bài.
 19 + 7 = 17 + 9 23 + 7 = 38 + 17
 26 26 30 30
 17 + 9 > 17 +7 16 + 8 < 28 – 3
 26 24 24 25
 + Chấm chữa bài.
 4. Củng cố:
 - Trò chơi: Ai nhanh hơn. GV ghi phép tính 57 + 18 = ? HS làm bảng con.
 - GV nhận xét tiết học
 5. Dặn dò : Về sửa lỗi, chuẩn bị bài (Bài toán về ít hơn)
TẬP VIẾT
Tiết 6: CHỮ HOA
I- Mục đích, yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa (1 dòng cỡ vừa và nhỏ )
- Viết chữ và câu ứng dụng: ẹp trường đẹp lớp cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ đặt trong khung. 
- Bảng phụ viết sẵn trong dòng kẻ li: ẹp (dòng 1), ẹp trường đẹp lớp (dòng 2). III- Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra vở tập viết cuả HS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra 5vở hs
- HS cả lớp viết bảng con chữ , ân 
 3. Dạy bài mới :
3. 1-Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
3.2- Hướng dẫn viết chữ hoa 
a- Hướng dẫn HS quan sát chữ 
- Chữ hoa cỡ nhỡ cao mấy li? (chữ hoa cỡ nhỡ và cao 5 li) 
- Cấu tạo: Chữ cấu tạo như chữ thêm một nét thẳng ngang ngắn .
- GV viết chữ lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: ĐB trên ĐK6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. DB ở đường kẻ 5.	
- Hướng dẫn HS viết chữ lên bảng con.
- Viết mâũ chữ hoa cỡ nhỏ, HS so sánh với chữ cỡ nhỡ và viết bảng con.
- GV viết mẫu chữ ẹp cỡ nhỡ để học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách các chữ ghi tiếng 
- GV viết chữ ẹp cỡ nhỏ để học sinh so sánh, Viết bảng con.
3.3- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
a- Giới thiệu cụm từ ứng dụng : 
- GV cho HS đọc cụm từ ứng dụng: ẹp trường đẹp lớp 
- Giúp HS hiểu nghĩa động từ: Đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
b- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- Độ cao của các chữ cái 
- Khoảng cách giữa các chữ 
- Cách ghi dấu thanh
- Lưu ý nối nét giữa chữ và e: nét khuyết của chữ e chạm vào nét cong phải của chữ .
- GV viết mẫu chữ ẹp 
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp vào bảng con 
3.4-Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
- GV nêu yêu cầu viết 
	+ 1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng chữ cỡ nhỏ
	+ 1 dòng chữ ẹp cỡ nhỏ 
	+ 3 lần cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ. 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung. 3.5-Chấm, chữa bài. Gv chấm 5 bài, nhận xét .
 4. Củng cố:
- HS thi viết nhanh, viết đẹp chữ ẹp vào bảng con.
- GV nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS thực hành bài ở nhà.
CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
Tiết 12: NGÔI TRƯỜNG MỚI.
I- Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Ngôi trường mới.	
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: ai /ay, s / x.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ: viết bài chép và bài tập 2,3b.
III- Các hoạt động dạy học: 
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ: Mẩu giấy vụn.
- GV kiểm tra 4 vở 
- 2 HS viết bảng lớn // cả lớp viết bảng con: nhặt lên, sọt rác, vẽ tranh, có vẻ.
 3. Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
b- Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: GV treo bảng phụ.
- GV đọc bài chính tả – 2 HS đọc lại 
- GV hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
+ Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những gì mới?(.tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm và ấm áp đến lạ)
- GV hướng dẫn HS nhận xét:	 
+ Có những dấu câu khác trong bài chính tả (phẩy, dấu chấm, dấu chấm than). 
- HS viết vào bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương.	
* GV đọc HS chép bài vào vở.
* Chấm chữa bài: GV chấm 5 vở, nhận xét 
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
	Bài tập 2: GV treo bài tập – 1 HS đọc yêu cầu. Thi tìm nhanh các tiếng có vần ay/ai.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm cử đại diện lên thi tiếp sức. Nhận xét - chấm điểm thi đua, nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhanh, nhiều từ.
VD: tai, mai, bài, sai, chai, ...; tay, vay, bay, cay, cày, chảy...
+ Bài tập 3b : Tương tự như bài tập 2.
VD: nghĩ, võng, chõng, chõ, trĩ, muỗi, võ, mõ, ...; chảy, vảy, bảy, nghỉ, cỏ, đỏ...
 4- Củng cố 
- Trò chơi “Thi tiếp sức, tìm tiếng bắt đầu bằng s.(HS khá, giỏi) Thời gian 1 phút - GV chia lớp làm hai đội, mỗi đội 3 HS. 
 *Nhận xét tiết học.
	5- Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà sửa lỗi. Xem trước bài giờ sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
SÁNG
TOÁN
Tiết 30: BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN.
I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết giải và trình baỳ bài giải về ít hơn.
II- Đồ dùng dạy học: - 7 quả cam bằng giấy.
 - Bảng phụ bài 1,2 bài toán.
III- Các họat độn

File đính kèm:

  • doctuan 6.doc