Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tiết 16: 29 + 5 (tiếp theo)

Vậy 8 + 5 = ? ( 8 + 5 = 13 )

- Gv viết 13 vào chỗ .trong phép

tính 8 + 5 = 13

* Đặt tính rồi tính.

- 1 HS nêu cách đặt tính, tính.Cả lớp làm bảng con // 1 HS làm bảng lớp

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tiết 16: 29 + 5 (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thật thẳng người, giữ đầu và cổ sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống.
- Sau khi chơi xong nhận xét.
- Khi nào thì sách trên đầu bị rơi xuống ?( khi tư thế đầu, cổ, mình không thẳng )
 GV: Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng. Các em có thể vận dụng thường xuyên để có dáng đi, đứng đúng và đẹp.
 Hoạt động 2: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
Bước1: Làm việc theo cặp:
- HS làm việc theo cặp và nói với nhau về nội dung của hình 1, 2, 3, 4, 5( SGK / 10 và 11.)
+ Hình 1: Hình 1 vẽ gì ? (vẽ một bạn trai đang ăn )
- Bữa ăn của bạn có những gì ? (cá, rau, canh, chuối )
- ình 1 cho chúng ta biết, muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta cần ăn uống như thế nào ? (ăn uống đầy đủ )
GV: Những món ăn hằng ngày giúp cho cơ, xương phát triển tốt là: canh cua, tôm, xương hầm, thịt, cá và các loại rau, quả tươi.
- Hàng ngày các em thường ăn những gì trong bữa cơm ? (HS kể ra.)
+ Hình 2:- Hình 2 vẽ gì ? ( một bạn đang ngồi học )
- Bạn ngồi học với tư thế như thế nào ? ( bạn ngồi học sai tư thế )
- Nơi bạn ngồi học có đủ ánh sáng không ? đèn học để ở phía tay nào của bạn ấy? Để như vậy có lợi gì?. (ánh đèn hắt sang tay phải sẽ không bị lấp bóng khi viết, tránh bị vẹo người ).
- Vì sao cần ngồi học đúng tư thế? (  để tránh bị cong vẹo cột sống)
+ Hình 3:- Hình 3 vẽ gì ? ( vẽ một bạn đang ở bể bơi )
- Môn thể thao bơi có tác dụng gì đối với cơ thể ?( cơ và xương phát triển )
* GV Bơi là một môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ, giúp chung ta cao lên, thân hình cân đối hơn.
- Trong lớp ta bạn nào biết bơi ? (HSTL)
- Ngoài bơi ra các em còn biết môn thể dục thể thao nào ?
+ Hình 4 và 5: HS so sánh:
- Hai trong tranh bạn nào xách vật nặng?( Hình 5)
- Khi xách vật nặng bạn đi như thế nào ? ( Bạn đi lệch sang một bên)
- Tại sao chúng ta không nên sách vật nặng ? (Vì có thể sẽ bị cong vẹo cột sống)
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi đại diện các tổ lên trình bày kết quả - Mỗi nhóm 1 hình, các nhóm khác bổ sung.
- Cả lớp thảo luận câu hỏi trong SGK:
- Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt ?( Nên : ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Không nên: mang vác vật quá sức )
*Kết luận: Để xương và cơ phát triển tốt nên ăn uống đầyđủ, ngồi học đúng tư thế ở nơi có đủ áng sáng, bàn ghế vừa tầm, đeo cặp trên hai vai, tập thể dục đều đặn, vui chơi và lao động vừa sức và đúng tư thế.
 Hoạt động 3: Trò chơi “Nhấc một vật”
Bước 1: GV làm mẫu - phổ biến cách chơi.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
+ Gọi vài HS làm mẫu – Cả lớp quan sát góp ý.
+ GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 bạn, xếp hàng dọc, đứng cách 2 vật nặng để phía trước mặt một khoảng cách bằng nhau. Trước mỗi hàng dọc vẽ một vạch ngang ( vạch chuẩn ) mọi người phải đứng trước vạch.
+ Khi GV hô “ Bắt đầu” thì 2 HS đứng đầu chạy lên nhắc “ vật nặng” và để ở vạch chuẩn rồi chạy xuống cuối hàng. 2HS thứ hai nhấc “vật nặng” để về chỗ cũ rồi chạy xuống cuối hàng, tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng.
* GV lưu ý HS: Khi nhắc vật lưng thẳng, dùng sức ở 2 chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhắc. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng.
+ GV nhận xét – tuyên dương hs thực hiện đúng. 
+ GV hỏi: Qua trò chơi này các em học được gì ? ( Khi nhấc vật nặng dùng sức ở hai tay và chân, không dùng sức ở lưng. )
 4. Củng cố: 
- HS làm vở bài tập trang 4 – 1 HS làm bảng phụ. Nhận xét bảng lớp.
- GV nhận xét tiết học.
	 5. Dặn dò: 
- Dặn thực hành những điều đã học - chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT
Rèn kể chuyện: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I - Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung đoạn 1 và 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình. 
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện. Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai ( người dẫn chuyện , Hà, Tuấn, thầy giáo).
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học: 2 tranh minh hoạ trong SGK. Bìa ghi tên nhân vật .
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 HS kể lại câu chuyện: “ Bạn của Nai Nhỏ” theo lối phân vai.
 *Nhận xét đánh gía .
 3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiêt học.
b- Hướng dẫn kể chuyện: 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
*Kể lại đoạn 1, 2(theo tranh):
 - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát từng tranh, nhớ lại nội dung các đoạn 1 và 2 của câu chuyện để kể lại.
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
+ Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên thế nào? 
+ Tranh 2: Tuấn trêu chọc Hà thế nào? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
- HS thi kể lại đoạn 1,2 theo tranh
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
 * Kể lại đoạn 3:(bằng lời của em)- 1HS đọc yêu cầu: 
- GV nhấn mạnh yêu cầu kể “Không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong sách SGK. Có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ hơn một vài ý qua sự tưởng tượng của mình. Nên kết hợp được lời kể với nét mặt, cử chỉ, giọng điệu .
* Ví dụ: Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút thít. Thầy giáo nhìn 2 bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen Hà có 2 bím tóc đẹp. Nghe thầy giáo nói thế Hà ngạc nhiên hỏi lại: “ Thật thế không ạ?” Thầy bảo thật chứ. Thế là Hà hết buồn, nín khóc hẳn.
- HS tập kể trong nhóm. Đại diện các nhóm thi kể đoạn 3.
- Cả lớp và GV nhận xét.
c) Kể phân vai.
- GV và 1 HS làm mẫu: GV làm người dẫn chuyện
- 4HS kể theo vai.
- 2nhóm thi kể chuyện theo vai :HS tự hình thành nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất.
 4. Củng cố:
- 1 HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện.
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ? ( Cần đối xử tốt với các bạn gái )
*Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị câu chuyện: Chiếc bút mực..
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
SÁNG
TOÁN
Tiết 18: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng cộng 9 cộng với 1 số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5, 49 + 25.
- Biết thực hiện phép tính 9 cộng với 1 số để so sánh hai số trong phạm vi 20.
- Giải toán có 1 tính phép cộng.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng Phụ
III - Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 1HS làm trên bảng lớp - Cả lớp làm vào bảng con.
	 49 + 18	 57 + 19	29 + 13
 * Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học, ghi đầu bài.
b-Luyện tập:HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm (HSTB - yếu) – 1HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm miệng - từng cặp HS nối tiếp đọc kết quả. 
- Gv,HS nhận xét – Sửa bài.
9 + 4 = 13
9 + 6 = 15
9 + 8 = 17
9 + 3 = 12
9 + 5 = 14
9 + 7 = 16
9 + 2 = 11
9 + 9 = 18
9 + 1 = 10
Bài 2: Tính - 1HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở// 1 HS làm bảng phụ.
- GV lưu ý HS nêu cách tính: Cộng từ phải sang trái bắt đầu từ đơn vị, viết kết quả thẳng cột: đơn vị với đơn vị, chục với chục, lưu ý thêm 1 vào tổng các chục 
- Nhận xét – Sửa bài. 
+
29
45
 74
+
19
 9
 28
+
39
26
 65
+
 9
37
 46
+
72
19
 91
+
81
 9
 90
+
74
 9
 83
+
20
39
 59
Bài 3: GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS làm vào bảng phụ - Cả lớp làm bảng con.
- HS và GV nhận xét bảng phụ: HS nêu cách làm bài: có 2 bước, bước 1 tính kết quả phép tính, bước 2 so sánh điền dấu.
- Chốt bài giải đúng:
 9 + 9 < 19 9 + 8 = 8 + 9 
 9 + 9 > 15 9 + 5 < 9 + 6
Bài 4: 1 HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cả lớp giải vào vở - 1HS làm vào bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét 
 Tóm tắt Bài giải
Gà trống 	: 19 con Số gà trong sân có tất cả:
Gà mái	: 25 con 19 + 25 = 44. (con gà)
Tất cả	:.con ? Đáp số: 44 con gà
 4. Củng cố:
- Trò chơi: “ Tiếp sức” ( HS khá, giỏi)Ai nhanh, ai đúng.
- 2 đội mỗi đội 4 bạn điền vào ô trống trong phép tính :Đúng điền Đ,sai điền S
+
 19
 8
 37c
+
29
27
 56c
+
 9
 32
 41c
+
 69
 8
 75c
- Nhận xét – Tuyên dương.
* Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 4:TỪ CHỈ SỰ VẬT 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGÀY, THÁNG, NĂM
I- Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.
- Bước đầu biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn BT 1. Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 3.
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV ghi bảng mẫu câu: Ai(con gì, cái gì) là gì?
- Gọi 2 - 3 HS đặt câu.
*Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Miệng) 
- GV treo bảng phụ đã kẻ bài tập 1.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc HS điền từ đúng nội dung từng cột.
- GV chia 4 tổ, mỗi tổ 5 bạn, các bạn tiếp sức viết từ chỉ sự vật vào bảng ( mỗi bạn viết 2 từ )
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ sự vật
Chỉ cây cối
- Nhận xét – Tuyên dương.
GV hỏi: Những từ chỉ người, đồ vật, sự vật, cây cối gọi là gì ? ( từ chỉ sự vật )
Bài tập 2: (Miệng) GV nêu yêu cầu của bài.
+ Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về:
a) Ngày, tháng, năm
b) Tuần, ngày trong tuần (thứ  )
- GV treo bảng phụ.
- 2 HS lên bảng nhìn mẫu nói theo sau đó tự nghĩ ra câu hỏi và câu trả lời: HS 1 hỏi - HS2 đáp sau đó đổi vai.
- Từng cặp HS thực hành hỏi- đáp.
- GV khuyến khích HS đặt nhiều câu hỏi.
- Từng cặp HS thi hỏi đáp trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp HS đặt và trả lời câu hỏi hay nhất.
* Ví dụ:
 a- Hôm nay là ngày bao nhiêu? 
 - Tháng này là tháng mấy ?
 - Tháng 9 có mấy ngày ?
 - Một năm có bao nhiêu tháng? 
 - Một tháng có mấy tuần?
 - Tháng này bạn được mấy điểm 10 ?.....
 b- Một tuần có mấy ngày ? 
- Hôm nay là thứ mấy ?
- Thứ sáu là ngày bao nhiêu ?
- Bạn thích nhất ngày nào trong tuần ?
- Sinh nhật bạn vào ngày nào ? Tháng nào ?
- Thứ bảy tuần này bạn làm gì ? 
Bài tập 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập: Sau khi ngắt đoạn văn thành 4 câu, nhớ viết hoa ở chữ đầu câu, cuối mỗi câu đặt dấu chấm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- 1 HS làm vào bảng phụ - Cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét bảng phụ - Chốt bài đúng: 
“ Trời mưa to. Hòa quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẽ ra về.”
 4. Củng cố.
- Hệ thống kiến thức của bài. GV nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối.
SÁNG
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 19: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5
I- Mục tiêu: Gíúp HS
- Biết cách thực hiên phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số. 
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
II-Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính và Bảng cài. Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sách vở học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm trên bảng lớp - Cả lớp làm bảng con :
 Đặt tính rồi tính: 53 +29 , 45 + 17 , 27 + 37 	
	*Nhận xét – ghi điểm.
 3. Bài mới:
a- Giới thiệu phép cộng 8+5.
- GV nêu bài toán: Có 8 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- HS thao tác trên que tính.
- 8 que tính thêm 5 que tính, gộp lại được bao nhiêu que tính ?( 8 thêm 5 được 13 que tính )
- GV: Có cách nào khác để tìm ra kết quả ? ( HS nêu.)
- GV nêu phép tính : 8 + 5 = 
- GV viết dấu + vào bảng, kẻ vạch ngang. Thực hiện trên que tính.
- Gộp 8 que tính ở hàng trên với 2 que tính ở hàng dưới được 10 que tính ( bó lại thành 1 chục que tính )
- 1 chục que tính gộp 3 que tính là 13 que tính( 10 và 3 là 13 )
Chục 
Đơn vị
 + 
8
5
 1 
3
- 13 viết 3 thẳng cột với 8 và 5 viết 1 
vào cột chục .
- Vậy 8 + 5 = ? ( 8 + 5 = 13 )
- Gv viết 13 vào chỗ .trong phép 
tính 8 + 5 = 13
* Đặt tính rồi tính.
- 1 HS nêu cách đặt tính, tính.Cả lớp làm bảng con // 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét bảng con – bảng lớp.
- Gv chỉ vào phép tính 8 + 5 = 13 và nêu “ 8 + 5 = 13”
- Vậy 5 + 8 = ? ( 5 + 8 = 13 ). Gv viết tiếp phép tính: 5 + 8 = 13
b- Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng 8 cộng với một số.
- GV nêu : 8 que tính thêm 3 que tính được bao nhiêu que tính ?
 8 que tính thêm 4 que tính được bao nhiêu que tính ?
 8 que tính thêm 5 que tính được bao nhiêu que tính ?....
 8 que tính thêm 9 que tính được bao nhiêu que tính ?
- HS trả lời GV kết hợp ghi phép tính , lập bảng cộng. 8 + 3 = 11,8 + 9 = 17
- HS đọc thuộc bảng cộng vừa lập.
c- Thực hành
Bài1: Tính nhẩm. – 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tính nhẩm , ghi kết quả vào vở.
- 1 vài em đọc phép tính và kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét chốt bài đúng:
 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15 8 + 9 = 17
 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 6 + 8 = 14 7 + 8 = 15 9 + 8 = 17
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở - 1 HS làm bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả - Chốt bài giải đúng 
+
 8
 3
 11
+
 8
 7
 15
+
 8
 9
 17
+
 4
 8
 12
+
 6
 8
 14
+
8
8
 16
 	Bài 4: 1 HS đọc đề. 
- Cả lớp giải vào vở - 1 HS giải vào bảng phụ 
- Cả lớp và GV nhận xét bảng phụ, chốt bài giải
Bài giải:
Số con tem cả hai bạn có là:
8 + 7 = 15( con tem)
Đáp số: 15 con tem.
 4. Củng cố:
- HS chơi trò chơi: Chuyền nhau đọc bảng cộng 8.
- Nhận xét tiết học
	5. Dặn dò: 
- Học thuộc bảng cộng 8. Xem trước bài giờ sau.
TẬP VIẾT
Tiết 4: CHỮ HOA
 I-Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết chữ và câu ứng dụng hia cụm từ “ hia ngọt sẻ bùi”cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II- Đồ dùng dạy học:
- chữ viết hoa đặt trong khung.
- Bảng phụ viết mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: hia (Dòng 1)
 hia ngọt sẻ bùi (Dòng 2 )
- Vở tập viết.
III - Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp viết bảng con // 2 HS viết bảng lớp: 
- Cả lớp viết chữ: ạn.
* Nhận xét chung.
 3. Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2-Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ
- GV hỏi: chữ cao mấy ô li ?( 5 ô li )
* GV: nêu chữ cao 5 li: Gồm 1 nét là kết hợp của hai nét cơ bản, cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- Chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:
+ Đặt bút trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong. DB trên ĐK2.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết:
3-Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- HS tập viết chư : 2- 3 lượt.
- GV nhận xét, uốn nắn.
4-Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng: hia ngọt sẻ bùi.
- HS hiểu cụm từ: thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chia.
b) HS quan sát và nhận xét
 + Độ cao của các con chữ 
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ:
 + Khoảng cách giữa các chữ - ghi tiếng
- GV viết mẫu chữ hia trên dòng kẻ tiếp theo chữ mẫu, nhắc HS lưu ý điểm DB của chữ h chạm phần cuối nét cong chữ 
- HS viết chữ hia vào bảng con 2-3 lượt - GV uốn nắn.
4- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu viết:
 + 1 dòng chữ chữ nhỏ.
 + Chữ hia : 1 dòng chữ nhỏ.
 + Cụm từ: 1 dòng cỡ nhỏ.
5-Chấm, chữa bài.
- GV chấm 8 - 10 bài, nhận xét .
 4. Củng cố:
- 2 HS thi viết đẹp chữ hia.
- Nhận xét – Tuyên dương
	5. Dặn dò: 
- Dặn HS luyện viết tiếp trong vở TV.
TIẾNG VIỆT 
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH: CHỮ HOA
 I-Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết chữ và câu ứng dụng hia cụm từ “ hia ngọt sẻ bùi”cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chữ viết hoa đặt trong khung.
- Bảng phụ viết mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: hia (Dòng 1)
 hia ngọt sẻ bùi (Dòng 2 )
- Vở tập viết.
III - Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp viết bảng con // 2 HS viết bảng lớp: 
- Cả lớp viết chữ: .
* Nhận xét chung.
 3. Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2-Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ
- GV hỏi: chữ cao mấy ô li ?( 5 ô li )
* GV: nêu chữ cao 5 li: Gồm 1 nét là kết hợp của hai nét cơ bản, cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết:
3-Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- HS tập viết chư : 2- 3 lượt.
- GV nhận xét, uốn nắn.
4-Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: hia ngọt sẻ bùi.
b) HS quan sát và nhận xét
 + Độ cao của các con chữ 
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ:
 + Khoảng cách giữa các chữ - ghi tiếng
- GV viết mẫu chữ hia trên dòng kẻ tiếp theo chữ mẫu, nhắc HS lưu ý điểm DB của chữ h chạm phần cuối nét cong chữ 
- HS viết chữ hia vào bảng con 2-3 lượt - GV uốn nắn.
4- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu viết:
 + 1 dòng chữ chữ nhỏ.
 + Chữ hia : 1 dòng chữ nhỏ.
 + Cụm từ: 1 dòng cỡ nhỏ.
5-Chấm, chữa bài.
- GV chấm 8 - 10 bài, nhận xét .
 4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
	5. Dặn dò: 
- Dặn HS luyện viết tiếp trong vở TV.
CHÍNH TẢ(Nghe viết )
Tiết 8:TRÊN CHIẾC BÈ
I-Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả. 
- Củng cố quy tắt chính tả với iê / yê; làm đúng bài tập phân biệt cách viết phụ âm đầu d / gi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ bài tập 3a.	
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sách vở của học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS viết bảng lớp - Cả lớp viết bảng con:
( viên phấn, niên học, bình yên, nhảy dây, giúp đỡ, bờ rào.)
 *Nhận xét – ghi điểm.
 3. Bài mới:
 a- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 
 b- Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc bài viết – 2 HS đọc lại.
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu ? (ngao du thiên hạ)
- Đôi bạn đi chơi bằng cách nào?(ghép ba, bốn lá bèo sen lại làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.)	
- Bài chính tả có những chữ nào viêt hoa? Vì sao?( Trên, Tôi, Dế Mèn, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa. Vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng )
- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào ? ( viết hoa và lùi vào 1 ô.)
* HS viết bảng con.( Dế Trũi, Dế Mèn, ngao du, say ngắm, bèo sen, trong vắt, dưới đáy.)
- HS viết bài.
- GV đọc lại bài viết, GV lưu ý một số phụ âm khó, vần khó.
- Gv đọc – HS viết bài.
- GV đọc HS nghe soát lại bài , sửa lỗi bằng bút chì ( mỗi lỗi sai viết lại 1 từ, viết 1 dòng.)
Chấm, chữa bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài2: 1 HS yêu cầu:( Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê.)
- GV cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức”:
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS thi tiếp sức ghi
* Ví dụ: - Tiếng, hiền, liều, chiều, biến, tiến. 
 - Khuyên, chuyển, truyện, yến
- GV và HS chốt quy tắt chính tả với iê, yê.
Bài3: a ( lựa chọn ) 1 đọc yêu cầu
- Giúp HS nắm rỏ yêu cầu bài : Phân biệt cách viết các chữ trong câu bằng cách gạch dưới chữ in đậm trong bài.
- 1 HS làm mẫu.
- Cả lớp làm vào bảng con .
* Ví du:	- anh dỗ em – ăn giỗ 
	 - dạy dỗ – giỗ tổ 	
 - dỗ dành – ngày giỗ 
 4. Củng cố:
- Thi viết nhanh, đẹp, đúng: 4 bạn đại diện 4 tổ lên bảng viết: ( vần thơ, vầng trăng, dân làng. )
- Nhận xét – Tuyên dương.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về sửa bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
SÁNG
TOÁN
Tiết 20: 28 + 5
I- Mục tiêu. Giúp HS.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ. 
- 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời.
III- Các hoạt động dạy - học: 
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc lại bảng cộng 8
- Cả lớp làm bảng con – 1 HS làm bảng lớp.
	Đặt tính rồi tính: 8 + 6 , 8 + 9 , 8 + 7.
- Nhận xét – ghi điểm.
 3. Dạy bài mới
a -Giới thiệu phép cộng 28+5 
- GV nêu bài toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? ( 2 HS đọc đề toán )
- GV hỏi: Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? ( lấy 28 + 5 )
- GV nêu: 28 +5 là tên bài học hôm nay. GV ghi bảng: 28 + 5 
b - Thao t

File đính kèm:

  • doctuan 4-.doc