Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Ôn tập (tiếp theo)

 Bài 2: Viết các số theo mẫu

- Gv hướng dẫn HS phân tích mẫu 57 = 50 + 7

- HS thảo luận nhóm. 2 nhóm đại diện thi làm bài trước lớp

- Gv cùng cả lớp nhận xét tuyên dương

 98 = 90 +8 61 = 60 +1 88 = 80 + 8 74 = 70 + 4 47 = 40 +7

 

doc41 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Ôn tập (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lan tranh thủ làm bài tập tiếng việt, bạn Tùng vẽ máy bay lên vở nháp.”
*Nhóm 3,4: Tình huống 2: “Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.”
2. Thảo luận nhóm : + Việc nào làm đúng, vì sao ? 
 + Việc nào làm sai, vì sao sai ?
3. Đại diện nhóm trình bày.
4.GV kết luận: Giờ học toán Lan, Tùng làm việc khác không chú ý nghe cô hướng dẫn, không hiểu bài ảnh hưởng đến kết quả học tập. Như vậy trong giờ học các em không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em.
 Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
 *GV chia nhóm: giao nhiệm vụ cho từng nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
+ Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đến giờ đi ngủ. Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó.Vì sao cách ứng xử đó phù hợp?
 + Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp Tùng và Lan đi học muộn, hai bạn đứng ở cổng trường, Tùng rủ bạn Lan “ Đằng nào cũng muộn rồi chúng mình đi mua bi đi.”
- Em hãy lựa chọn giúp các bạn cách ứng xử cho phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do.
2. Thảo luận các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. Từng nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại theo giỏi nhận xét, bổ sung.
4. GVKL:+ Tình huống 1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.
 + Tình huống 2: Bạn Lan nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.
* GV: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Các em nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Hoạt động 4: Giờ nào việc nấy.
1 - GV chia nhóm:
- Nhóm 1,2: Buổi sáng em làm những việc gì ? 
- Nhóm 3,4: Buổi trưa em làm những việc gì ?
- Nhóm 5,6: Buổi chiều em làm những việc gì ? 
- Nhóm 7,8: Buổi tối em làm những việc gì ?
2- Các nhóm thảo luận: 
3- Đại diện nhóm trình bày: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4- GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
 - HS đọc câu ghi nhớ: Giờ nào việc nấy.
 4. Củng cố:
- Hướng dẫn HS thực hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
*Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố.
 - Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số.
 - Số có 1, 2 chữ số, số liền trước ,liền sau của một số.
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng các ô vuông
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 2. Bài cũ : HS nêu lại nội dung bài học buổi sáng 
 3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu giờ học 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : 2 hs nêu yêu cầu bài tập .Gv giúp HS nắm vững yêu cầu 
- 2 HS lên bảng điền, cả lớp làm bảng con 
- Gv , HS cả lớp nhận xét chữa bài 
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 
 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0
 Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu . HS thảo luậntheo nhóm 2 
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Gv nhận xét chốt lại các câu trả lời đúng
a, Các số có hai chữ số từ 20 đến 45 : 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 , 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 ,41,42,43,44,45.
b, Các số có hai chữ ssố từ 89 đến 99:89, 90, 91,92,93,94,95,96,97,98,99.
c, Trong các dãy số vừa nêu số lớn nhất là số 99. Số bé nhất là số 20.
 Bài 3: 2 HS nêu yêu cầu . 2 Hs làm bảng lớp – Cả lớp làm vở 
- Gv cùng cả lớp chữa bài 
Số liền trước của số 89 là số nào ? ( 88 )
Số liền sau của số 59 là số nào ? ( 60 )
Số liền trước của số 10 là số nào ? ( 9 )
Số liền trước của số 70 là số nào ? ( 71 )
- HS khá giỏi nhận xét về các số liền trước liền sau của mỗi số 
 4. Củng cố : Có bao nhiếu số có 1 chữ số ? 2 chữ số ? 
 Từ số nào đến số nào ?
 5. Dặn dò : Về nhà ôn lại các số từ 0 đến 100
TIẾNG VIỆT
Rèn đọc bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
 I .Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.
- Đọc trôi chảy lưu lóat toàn bài. Bước đầu làm quen với cách đọc diễn cảm.
 II. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: - 2HS đọc bài Có công mài sắt có ngày nên kim 
- GV nhận xét đánh giá
Bài mới : 
- Em đã được học bài tập đọc nào?
- Luyện đọc cho học sinh 
 + Hs đọc nối tiếp câu, Gv uốn nắn sửa lỗi phát âm cho học sinh 
 + Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp, Gv uốn nắn sửa lỗi ngắt nghỉ cho học sinh.
 + Hs luyện đọc đoạn trong nhóm 
 + Thi đọc giữa các nhóm 
 + Gv, cả lớp nhận xét bình chọn những bạn đọc tốt 
 + Thi đọc cá nhân diễn cảm toàn bài 
 + Gv,cả lớp nhận xét bình chọn những bạn đọc hay nhất
Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
* HS đọc to toàn bài – Lớp đọc thầm.
- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?( Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán. Lúc viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi lại viết nguệch ngoạc )
* GV: Trong lúc đi chơi cậu bé gặp bà cụ và nhìn thấy những việc bà đang làm. Cậu bé đã hỏi bà những gì, chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn hai.
- 1 HS đọc to đoạn 2.- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?(Đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá)
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?(  để thành một cây kim khâu )
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được chiếc kim nhỏ không?(không tin )
- Những câu nào cho em biết cậu bé không tin ?
( Cậu bé ngạc nhiên hỏi: “ Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.” )
* GV: bà cụ đã khuyên cậu bé như thế nào và cậu bé đã làm gì, chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3, 4.
- 1 HS đọc to đoạn 3, 4 – lớp đọc thầm.
- Bà cụ giảng giải thế nào ?( Mỗi ngày mài thỏi sắtthành tài )
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không ?(  cậu bé tin lời bà cụ )
- Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?(Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài)
*GV: Qua truyện đọc: “Có công mài sắt có ngày nên kim” các em đã biết là: dù việc khó khăn đến đâu, nếu nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công.
Củng cố: 
- Gv nhận xét tuyên dương các nhóm và cá nhân đọc tốt. 
Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc bài nhiều lần.
 SÁNG
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Phân tích số có 2 chữ số chục, đơn vị.
II - Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng chữa bài 2.- GV chấm một số vở HS 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn hs ôn tập:
Bài 1: Củng cố đọc viết phân tích số
- HS lần lượt lên bảng viết số - đọc số - phân tích số – HS khác nhận xét
* Ví dụ: HS nêu số có 3 chục 6 đơn vị viết là 36, đọc là ba mươi sáu. Số 36 có thể viết: 36 = 30 + 6. đọc là ba mươi sáu bằng ba mươi cộng sáu
 Bài 2: Viết các số theo mẫu 
- Gv hướng dẫn HS phân tích mẫu 57 = 50 + 7
- HS thảo luận nhóm. 2 nhóm đại diện thi làm bài trước lớp 
- Gv cùng cả lớp nhận xét tuyên dương 
 98 = 90 +8 61 = 60 +1 88 = 80 + 8 74 = 70 + 4 47 = 40 +7 
Bài 3: So sánh số ( , =)
- HS làm vào vở - 3 HS lên bảng làm. Gv cùng hs chỡa bài
	34 85
	72 > 70	68 = 68 	 	40 + 4 = 44
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở – 2 em lên bảng làm bảng lớp. Nhận xét – sửa bài:
a) Từ bé đến lớn: 28, 33, 45, 54
b) Từ lớn đến bé: 54, 45, 33, 28
 4. Củng cố:
* Trò chơi: cho HS chơi tiếp sức bài 5
- Gv nhận xét trò chơi – tuyên dương. - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: 
- Dặn Hs về ôn bài. Xem trước bài giờ sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I - Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II - Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ Sgk phóng to
- 1 chiếc kim khâu, khăn đội đầu (vai bà cụ), 1 chiếc bút, 1 tờ giấy (vai cậu bé), HS phân vai dựng lại câu chuyện. 
III - Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Dạy bài mới:
3.1 Mở đầu - Giới thiệu bài: GV giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách TV2
Tiết kể chuyện ở lớp hai có 1 số điểm khác lớp 1 là:
+ Các em kể lại chuyện đã học trong 2 tiết tập đọc.
+ Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc phân vai dựng lại toàn bộ như một vở kịch.
*Giới thiệu bài:
- Truyện ngụ ngôn trong tiết tập đọc các em vừa học có tên là gì?
- Các em được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?( làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại)
* GV: Trong tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Nhiệm vụ của các em là nhìn tranh nhớ lại câu chuyện để kể được từng đoạn sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Chúng ta hãy xem bạn nào nhớ và kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, các em phải chăm chú nghe khi bạn kể.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn theo tranh
- GV nêu yêu cầu bài 
- Hs quan sát từng tranh Sgk đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
*Kể chuyện trong nhóm: HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trước nhóm (hết 1 lượt quay lại từ đầu)
*Kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Sau mỗi lần HS kể cả lớp và GV nhận xét.
- Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa, có đúng trình tự câu chuyện không?
- Cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
- Cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
b. Kể toàn bộ câu chuyện
- 2 HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện – lớp nhận xét
- Hs kể theo yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ)
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả chậm rãi
+ Giọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên
+ Giọng bà cụ: ôn tồn, hiền hậu
- Hình thức dựng lại câu chuyện
+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện, 1 HS nói lời cậu bé, 1 HS nói lời bà cụ (theo SGK)
+ Lần 2: từng nhóm 3 HS kể lại chuyện theo vai (không nhìn SGK)
+ Lần 3: 1 nhóm 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện kèm với động tác điêụ bộ như là tập đóng 1 vở kịch nhỏ.
	4. Củng cố:
- Câu chuyện này khuyên ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những ưu điểm của lớp, nhóm, cá nhân, nêu những điểm cần điều chỉnh.
5. Dặn dò: 
- Về nhà tập kể lại toàn bộ câu chuyện. Nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
CHIỀU
	CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I - Mục đích yêu cầu: 
- Chép chính xác đoạn trích trong bài. Trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Qua bài chép, biết cách trình bày một đoạn văn. Chữ đầu câu viết hoa, chữ đoạn đầu viết hoa và lùi vào một ô.
- Làm được baì tập 2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép lên bảng và bài tập 2, 3.
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 	 2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu giờ chính tả.
+ Viết đúng, sạch đẹp, thuộc bảng chữ cái, làm đúng các bài tập.
 3. Bài mới
a, Giới thiệu bài: Các em đã được học bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. Bài chính tả hôm nay các em chép chính xác đoạn trích trong bài.
b, Hướng dẫn tập chép
*. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chép trên bảng – 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Đoạn này chép từ bài nào ?
- Đoạn chép này là lời của ai nói với ai ? ( lời bà cụ nói với cậu bé)
- Bà cụ nói gì? (giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì nhẫn nại thì việc gì cũng làm được )
*.Hướng dẫn HS nhận xét:
- Đoạn chép có mấy câu? (2)
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? ( chữ đầu câu, đầu đoạn )
- Chữ đầu đoạn được viết hoa như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi vào một ô)
*. HS viết chữ khó vào bảng con: ngày, mài sắt, cháu, thành kim.
*.HS chép bài vào vở:
- HS nhìn bảng chép bài.
- Gv nhắc nhở HS một số yêu cầu trước khi viết (cách trình bày bài, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách từ mặt đến vở)
- Hs viết bài – GV theo dõi uốn nắn. 
*. Chấm chữa bài:
c, Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 2: Điền vào ô trống c / k
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm mẫu: viết 1 từ  im khâu →kim khâu )
- 3 Hs lên bảng làm tiếp bài tập còn lại.- Cả lớp làm bảng con.
- Gv và cả lớp nhận xét – chốt lời giải đúng.
	Bài 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.Gv nhắc lại yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng làm mẫu: á → ă
- 2, 3 HS lên bảng lần lượt viết chữ cái. Cả lớp viết vào vở
- Hs đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.
- Cả lớp viết vào vở 9 chữ cái theo đúng thứ tự: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê
+ Học thuộc bảng chữ cái:- GV xoá chữ cái ở cột 2.
- 3 HS lên bảng viết lại chữ cái vừa xoá. Hs nhìn cột 3 đọc tên 9 chữ cái
- Gv xoá chữ cái cột 3 – HS nhìn chữ cái cột 2 nói lại tên 9 chữ cái.
- Gv xoá bảng, HS đọc tên 9 chữ cái.
	4. Củng cố: 
- Trò chơi tiếp sức – viết lại thứ tự 9 chữ cái
- Nhận xét tuyên dương
Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài. - Đọc trước bài Tự thuật.
TIẾNG VIỆT
Ôn kể chuyện: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện.
-HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện
II - Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ Sgk phóng to
- 1chiếc kim khâu, khăn đội đầu (vai bà cụ), 1 chiếc bút, 1 tờ giấy (vai cậu bé), HS phân vai dựng lại câu chuyện.
III - Hoạt động dạy học:
 1 Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện, Gv nhận xét đánh giá 
 3. HS tập kể chuyện.
a. Kể từng đoạn theo tranh
- GV nêu yêu cầu bài 
- Hs quan sát từng tranh Sgk đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
*Kể chuyện trong nhóm: HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trước nhóm (hết 1 lượt quay lại từ đầu)
*Kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Sau mỗi lần HS kể cả lớp và GV nhận xét.
- Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa, có đúng trình tự câu chuyện không?
- Cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
- Cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
b. Kể toàn bộ câu chuyện
- 2 HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện – lớp nhận xét
- Hs kể theo yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ)
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả chậm rãi
+ Giọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên
+ Giọng bà cụ: ôn tồn, hiền hậu
- Hình thức dựng lại câu chuyện
+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện, 1 HS nói lời cậu bé, 1 HS nói lời bà cụ (theo SGK)
+ Lần 2: từng nhóm 3 HS kể lại chuyện theo vai (không nhìn SGK)
+ Lần 3: 1 nhóm 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện kèm với động tác điêụ bộ như là tập đóng 1 vở kịch nhỏ.
 	4. Củng cố: 
- Hs nhắc lại nội dung câu chuyện. Gv nhận xét giờ học. 
 	5. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
TOÁN
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp theo)
I - Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Phân tích số có 2 chữ số chục, đơn vị.
II - Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng chữa bài 2.- GV chấm một số vở HS 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn hs ôn tập:
Bài 1: Củng cố đọc viết phân tích số
- HS lần lượt lên bảng viết số - đọc số - phân tích số – HS khác nhận xét
* Ví dụ: HS nêu số có 7 chục 6 đơn vị viết là 76, đọc là bảy mươi sáu. Số 76 có thể viết: 76 = 70 + 6. đọc là bảy mươi sáu bằng baỷ mươi cộng sáu
 Bài 2: Viết các số theo mẫu 
- Gv hướng dẫn HS phân tích mẫu 65 = 60 + 5
- HS thảo luận nhóm. 2 nhóm đại diện thi làm bài trước lớp 
- Gv cùng cả lớp nhận xét tuyên dương 
 94 = 90 + 4 31 = 30 + 1 58 = 50 + 8 47 = 40 + 7 
Bài 3: So sánh số ( , =)
- HS làm vào vở - 3 HS lên bảng làm. Gv cùng hs chữa bài
	34 85
	72 > 70	68 = 68 	 	40 + 4 = 44
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở – 2 em lên bảng làm bảng lớp. Nhận xét – sửa bài:
a) Từ bé đến lớn: 42, 40, 38, 35, 32.
b) Từ lớn đến bé: 32, 35, 38, 40, 42
 4. Củng cố:
* Trò chơi: cho HS chơi tiếp sức bài 5
- Gv nhận xét trò chơi – tuyên dương. - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: 
-Dặn Hs về ôn bài. Xem trước bài giờ sau
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
CHIỀU
TOÁN
Luyện tập: SỐ HẠNG - TỔNG 
I.Mục tiêu :Giúp hs củng cố về :
- Đọc, viết, so sánh các số đến 100. Số liền trước, số liền sau. 
- Phép cộng ( không nhớ ) tính nhẩm và tính viết, tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. 
- Giải toán có lời văn 
II. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài 3 ( 6 ) 1 hs chữa bài - Nhận xét 
+
43
25
68
+
20
68
88
+
5
21
26
Bài ôn tập:
Bài 1: > , < , = ?
- Hs làm bảng lớp bảng con - Nhận xét 
54 < 58 89 < 98 20 + 8 < 34
72 > 70 40 + 7 = 47 35 > 42 - 20
 Bài 2: Hs thảo luận nhóm 4 
- 2 nhóm đại diện lên thi điền nhanh trước lớp 
- Gv, lớp nhận xét tuyên dương 
 Số liền trước của 45 là 44
 Số liền sau của 69 là 70
 Số liền trước của 50 là 49
 Số liền sau của 55 là 56
Bài 3 : Đặt tính rồi tính tổng, biết cc số hạng lần lượt là:
 a, 26 và 43 b, 40 và 36 c, 7 và 61 d, 36 và 21
+
26
43
69
+
40
36
76
+
7
61
68
36
21
57
- Em có nhận xét gì về cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Bài 4 : Giải bài toán 
- Hs làm bài vào vở. Gv chấm chữa bài cho Hs 
 Tóm t ắt Bài giải 
Nhà Lan nuôi : 17 con Số gà hai nhà nuôi là :
Nhà Hải nuôi : 22 con 17 + 22 = 39 ( con ) 
Cả hai nhà nuôi :.. con gà ? Đáp số : 39 con gà 
Củng cố: Gv nhận xét giờ học 
Dặn dò : Về nhà ôn lại các dạng toán trên.
TIẾNG VIỆT
Rèn đọc bài: TỰ THUẬT
I – Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong baì. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.
II – Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết sẵn một số nội dung tự thuật ( theo câu hỏi 3,4 sgk / 7)để 2 HS làm mẫu.
III – Các hoạt động dạy học: 
 1 Ổn định tổ chức: Hát đầu gìơ
 2.Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS mỗi em đọc 2 đoạn của bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? - Bà cụ giảng giải như thế nào?
* Nhận xét – ghi điểm:
 3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh SGK - GV hỏi: Đây là ảnh ai ? ( HS trả lời..)
- GV nêu: Đây là ảnh một bạn HS, hôm nay các em sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình .Những lời kể về mình như thế được gọi là tự thuật ( hay là lí lịch )Qua lời tự thuật của bạn các em sẽ biết bạn tên là gì? nam hay nữ, ngày sinh, nhà ở đâu ? ..
Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ. 
b. Luyện đọc
1- GV đọc mẫu: giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa các phần yêu cầu. 
2- Hướng dẫn HS luyện đọc.
a- Đọc từng câu kết hợp luyện phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu ( đọc từng dòng ) chú ý đọc đúng từ khó.
b- Đọc đoạn trước lớp.
Đoạn 1: Từ đầu đến quê quán.
- GV treo bảng phụ, đánh dấu chỗ nghỉ hơi – HS đọc.
Họ và tên:// Bùi Thanh Hà.
Nam, nữ:// nữ.
Ngày sinh:// 23 – 4 - 1996( hai mươi ba / tháng tư / năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu.)
- GV đọc – 2 HS luyện đọc.
- 1 HS đọc đoạn 1. HS đọc chú giải: tự thuật, quê quán.
Đoạn 2: GV đọc mẫu – HS đọc.
GV giảng nghĩa từ: nơi ở hiện nay.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.- Đọc đoạn theo nhóm ( đôi bạn )
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm ( cả bài )
- Đại diện 4 tổ thi đọc – Cả lớp và GV nhận xét.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc cả bài – Cả lớp đọc thầm bài.
- Em biết những gì về bạn Thanh Hà ?
- GV gợi ý ; ( họ và tên, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, học sinh lớp, trường )
- 2 HS nói về những điều đã biết về bạn Thanh Hà.
- Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy ?( Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà mà em đã biết các thông tin về bạn ấy )
- Hãy cho biết họ tên em ?...... ( HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi về bản thân)
- Hãy cho tên địa phương em ở ?
- GV treo câu hỏi lên bảng lớp.
- HS nối tiếp nhau nói tên phường, thành phố của các em.
d. Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu lần 2 – Lưu ý HS cách đọc. HS thi 

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc