Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tập đọc ( tiết 57): Thư trung thu

Kiến thức: Củng cố về phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.

3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực trong học tập

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tập đọc ( tiết 57): Thư trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Ngày soạn : 14/ 1 / 2013	
 Ngày giảng thứ tư: 16/1/ 2013
TẬP ĐỌC ( Tiết 57)
THƯ TRUNG THU
I Mục tiêu
1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. Hiểu các từ ngữ khó: 
2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lý. Học thuộc lòng đoạn thơ trong bài Thư trung thu.
3, Thái độ: HS thêm yêu quý và kính trọng, biết ơn Bác Hồ.
II Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ viết câu hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Chuyện bốn mùa và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài học
- Cho HS quan sát tranh
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài - tóm tắt nội dung bài.
- HD HS đọc cách đọc bài: Toàn bài đọc...
a) Đọc từng câu
- Đọc tiếp nối câu kết hợp luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai: (GV ghi bảng)
- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó - Cho cả lớp đọc
- Sửa lỗi phát âm cho HS.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia đoạn (2 đoạn)
- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ - GV đọc mẫu
- Gọi một số HS đọc câu văn dài
- Gọi từng nhóm mỗi nhóm 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi 1 HS đọc chú giải SGK
b) Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia lớp 2 nhóm
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc
- HS nhận xét - GV nhận xét khen ngợi
- Cho cả lớp đọc ĐT đoạn 2
3.3. Tìm hiểu bài kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc đoạn 1.
+ Mỗi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ?
+ Những câu nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiêu nhi ?
- Giải nghĩa : Nhi đồng
+ Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng / bằng Bác Hồ Chí Minh ? – câu hỏi đó nói lên điều gì ?
+ Bác khuyên các cháu làm những việc gì ?
+ Kết thúc lá thư Bác viết lời chào như thế nào ?
- GV giảng: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu.
- GV gợi ý HS rút ra nội dung bài.
 + Qua bài cho em biết điều gì ?
- GV rút ra nội dung bài ghi bảng.
- Gọi vài HS đọc lại
3.4. Luyện đọc 
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc trong nhóm 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp và GV nx khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng đoạn 2
- Cho HS đọc – GV xóa dần các chữ trên từng dòng thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
- GV nhận xét
4 Củng cố 
- Gọi HS đọc lại nội dung bài.
 Mỗi năm đến tết trung thu Bác Hồ viết thư cho ai ?
A. Thanh niên 
B. Thiếu nhi. 
C. Người cao tuổi
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 dặn dò.
- Dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe.
- HS nghe
- HS quan sát nhận xét
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS nghe
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- Cá nhân, ĐT
- HS nghe
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Cả lớp theo dõi SGK
- Các nhóm luyện đọc
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc ĐT.
 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
+ Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
+ Ai yêu bác nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Tính các cháu ngoan ngoãn. Mặt các cháu xinh xinh.
- Trẻ từ 4, 5 đến 9 tuổi.
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
+ Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
+ Hôn các cháu. Hồ Chí Minh.
- HS nghe
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, tình cảm yêu thương của Bác đối với thiếu nhi.
- Vài HS đọc lại nội dung bài
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS thi đọc
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- 2 HS đọc lại nội dung bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS phát biểu
- HS giơ thẻ chọn ý đúng
- HS nghe.
TOÁN (Tiết 92)
THỪA SỐ - TÍCH
I Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết thừa số, tích. Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết thừa số, tích, viết tổng các số hạng bằng nhau 
dưới dạng tích và ngược lại.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập.
II Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng nhóm bài 1, phiếu bài tập 3
- HS: Vở bài tập toán
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng làm lại bài tập 2 a
- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới
3.1 GT bài:
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2 Phát triển bài
a) Hương dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân
- GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng
- Gv nêu trong phép nhân hai nhân năm bằng mười 2 và 5 được gọi là thừa số, 10 được gọi là tích 
- Gọi vài HS nêu lại
- GV nêu và ghi bảng : 2 x 5 = 10, 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích như vậy sẽ có :
 Thừa số Thừa số
 2 x 5 = 10
 Tích Tích
- Gọi vài HS nhắc lại
b) Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HD học sinh làm bài
- Cho HS theo nhóm 2
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập 2
- Gọi HS đọc y/c.
- GV hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở
 - GV chữa bài.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc y/c.
- Hướng dẫn HS làm bài
- YC HS làm bài tập theo nhóm đôi vào bảng nhóm
- GV nhận xét, chữa bài
4 Củng cố 
Phép nhân : 4 x 5 = 20 20 được gọi là :
A. Tổng B. Tích C. Hiệu
- Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- 1 HS thực hiện, cả lớp làm ra nháp.
- Nghe
- 2, 3 HS đọc lại phép nhân
- 3, 4 Hs nhắc lại
- 1 HS đọc y/c và mẫu
- HS làm bài
a) 9 + 9 + 9 = 9 x 3
b) 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4
c) 10 + 10 + 10 = 10 x 30
* HS khá giỏi làm thêm ý a
- Một HS đọc y/c và mẫu
- HS làm bài vào vở
a) 5 x 2 = 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10
 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
 Vậy 2 x 5 = 10
b) 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 
 Vậy 3 x 4 = 12
 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
 Vậy 4 x 3 = 12 
* HS khá giỏi làm thêm ý a
- Một HS đọc y/c
- HS làm bài theo nhóm 2
Kết quả:
4 x 3 = 12
20 x 2 = 40
5 x 4 = 20
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích
- HS nghe, ghi nhớ
LUYỆN TOÁN(Tiết 55)
	LUYỆN TẬP	
I Mục tiêu
1 Kiến thức: Củng cố về phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.
3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực trong học tập. 
II Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi BT1, bảng nhóm.
- HS: Vở bài tập toán.
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
3.1 GT bài:
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2 Phát triển bài
Bài 1 Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm 
- Cho HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 2 Đặt tính rồi tính 
- Gọi 1 HS đọc y/c bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào phiếu.
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc bài toán 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu BT. 
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 4 Hình vẽ bên có bao nhiêu hình tam giác, tứ giác
- Cho HS làm bài
4 Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Dặn dò về nhà học bài.
- Theo dõi
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi
- HS làm bài cá nhân
38 + 45 25 + 49 32 + 58
67 +13 43 + 27 50 + 48
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 2
87 – 39 61 – 15 37 – 29 
99 – 30 84 – 49 66 – 37 
Bài toán : Bình cân nặng 34 kg, Bình nặng hơn Hòa 4kg. Hỏi Hòa cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- HS nghe
TẬP VIẾT (Tiết 19)
CHỮ HOA P
I Mục tiêu
1, Kiến thức: Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng 
 dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Phong cảnh hấp dẫn 
 (3 lần).
2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp. ngồi đúng tư thế
3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết.
II Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu chữ hoa P bảng phụ viết câu ứng dụng.
- HS: Vở Tập viết
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 1 HS nhắc lại các chữ hoa đã viết trong học kì I
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1 GT bài:
- GV giới bài học
3.2 Phát triển bài
a) HDHS viết chữ hoa.
- HD HS quan sát nhận xét chữ P mẫu
- Chữ P cao bao nhiêu li, được cấu tạo mấy nét ?
- GV nhận xét:
- GV HD HS cách viết:
- GV viết mẫu chữ P lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- GV cho HS tập viết bảng con
- Sửa lỗi cho HS.
b) HD viết câu ứng dụng
- GV treo bảng phụ lên bảng
- Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn
- GV gợi ý HS giải nghĩa câu ứng dụng: 
+ Em hiểu cụm từ muốn nói gì ?
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét:
+ Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
+ Những chữ nào có độ cao 2 li ?
+ Những chữ còn lại cao mấy 1 li ?
+ Dấu thanh được viết như thế nào ?
 + Khoảng cách giữa các chữ cái ?
- GV HD viết chữ Phong
- GV viết mẫu chữ Phong lên bảng
- HD viết bảng con
- GV nhận xét chữa lỗi
c) HD HS viết vào vở TV
- GV nêu y/c viết
- Cho HS viết bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn
- GV thu chấm 5 đến 7 bài
- GV nhận xét, chữa bài
4 Củng cố. 
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò.
- Về viết tiếp phần còn lại chuẩn bị bài sau:
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS quan sát nhận xét
+ 5 li, gồm gồm 2 nét :1 nét giống nét của chữ B. Nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- HS nghe, quan sát
- HS viết bảng con
- Cả lớp theo dõi.
- HS nghe
- Phong cảnh đẹp làm mọi người muốn đến thăm.. 
- HS nhận xét
+ Chữ P, g, h
+ Chữ p, d
+ Cao 1 li 
+ Dấu sắc và dấu ngã đặt trên chữ â 
+ Bằng 1 con chữ o
- HS nghe quan sát
- Viết bảng con
- HS theo dõi
- HS viết bài vào vở
- HS nghe, ghi nhớ
- HS nghe.
ĐẠO ĐỨC (Tiết 19)
TRẢ LẠI CỦA RƠI (tiết 1)
I Mục tiêu
1 Kiến thức: Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Trả lại 
 của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
2 Kỹ năng: Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được.
3, Thái độ: Quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
II Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh ảnh cho các hoạt động 1 tiết 1, Phiếu học tập hoạt động 2 tiết 1
 - HS: Vở bài tập đạo đức
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nêu lại bài học tiết trước
- Em đã làm được những gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ? 
- GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới
3.1 GT bài
3.2. Phát triển bài
a) Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
+ Cả hai cùng nhìn thấy gì ?
+ Theo em hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được ?
- GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi :
+ Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống em chọn cách giải quyết nào ?
- Mời đại diện nhóm báo cáo
- GV kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
b) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
*Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến việc nhặt được của rơi.
- GV phát phiếu học tập cho HS 
- Cho HS đánh dấu (x) vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành. 
- GV đọc từng ý kiến
- GV kết luận : Các ý kiến a, c là đúng. Các ý kiến b, d, đ là sai
4 Củng cố 
- Cho cả lớp hát bài hát Bà Còng
+ GV hỏi : Bạn Tôm, Tép trong bài hát có ngoan không ? Vì sao ?
- Cho HS thảo luận
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Về học bài, thực hiện những điều đã học, chuẩn bị bài sau:
- Cả lớp theo dõi.
- Vài HS liên hệ bản thân
- HS nghe.
- HS quan sát tranh
- Cảnh 2 em cùng đi với nhau trên đường,
- Thấy tờ 20.000đ
- Tìm cách trả người đánh mất.
- Chia đôi.
- Dùng làm việc từ thiện
- Dùng để tiêu chung
- Tìm cách trả lại người đánh mất.
- Các nhóm thảo luận
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe
- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi kết quả bài làm với bạn bên cạnh.
- HS giơ thẻ bày tỏ thái độ và giải thích lí do
- HS nghe
- HS thảo luận theo cặp và phát biểu
- HS nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc