Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 3: Tập đọc: Người thầy cũ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : gánh xiếc , tò mò , lách , lấm lem , thập thò .

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người . Cô như người mẹ hiền của các em .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Cô giáo lớp

doc59 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 3: Tập đọc: Người thầy cũ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trước khi đến lớp.
* Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
III. Kế hoạch tuần 5
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 5
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.
---------------------ỴÍ------------------------------
TUẦN 8
Ngày soạn : 13/10/2005. 
Ngày dạy :Thứ hai/15/10/2005.
TẬP ĐỌC
Người mẹ hiền (2 Tiết)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng .
Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các tiếng : nén nổi , cố lách , vùng vẫy , khóc toáng , lấm lem 
Biết ngắt , nghỉ hơi đúng , biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh , bác bảo vệ , cô giáo )
Rèn kĩ năng đọc hiểu 
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : gánh xiếc , tò mò , lách , lấm lem , thập thò .
Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người . Cô như người mẹ hiền của các em .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Cô giáo lớp em 
Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Luyện đọc 
Tiết 1
Giáo viên đọc mẫu lần 1 
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Đọc từng câu 
Giáo viên hướng dẫn đọc đúng các từ : nén nổi , cố lách , vùng vẫy , khóc toáng ,lấm lem 
Thi đọc trong nhóm 
Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng , nghỉ hơi đúng các câu dài (giáo viên đọc mẫu ở bảng phụ: đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ tới , / nắm chặt hai chân em // )
Các nhóm thi đọc (phát thẻ )
Giải nghĩa từ : gánh xiếc , tò mò , lách , lấm lem, thập thò 
Thi đọc giữa các nhóm .
Đọc đồng thanh toàn bài 
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
Học sinh đọc cá nhân , đồng thanh từng từ 
Nhóm trưởng phân công mỗi em đọc 1 đoạn .
Đại diện nhóm đọc 1 đoạn , đọc xong gọi nhóm khác đọc .
Các nhóm thi đọc đồng thanh theo từng đoạn 
Cả lớp đọc .
Tiết 2
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Thảo luận nhóm nội dung 5 câu hỏi sách giáo khoa 
Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu ?
1 , 2 học sinh nhắc lại lời thầm của Minh với Nam 
Các bạn ấy định ra ngoài bằng cách nào ?
Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại cô giáo làm gì?
Giáo viên : Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào ?
Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
Giáo viên hỏi thêm : Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ , lần này vì sao Nam bật khóc ?
Người mẹ hiền trong bài là ai ?
Nhóm trưởng điều khiển thảo luận
 trốn học ra phố xem xiếc 
 chui qua chỗ tường thủng 
 cô nói với bác bảo vệ : “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau . Cháu này là học sinh của tôi ” , cô đỡ em ngồi dậy , phủi đất cát dính đầy trên người em , đưa em về lớp .
 cô rất dịu dàng , yêu thương học trò .
 cô xoa đầu em an ủi 
 vì đau và xấu hổ 
 là cô giáo 
Luyện đọc lại 
3 nhóm (mỗi nhóm 5 em) tự phân các vai – Người dẫn chuyện , bác bảo vệ , cô giáo , Nam và Minh – Thi đọc toàn truyện .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Giáo viên : Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “ Người mẹ hiền ” (vì cô vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình)
Cả lớp đồng thanh hát bài : Cô và mẹ .
Về nhà đọc trước yêu cầu tiết kể chuyện 
TOÁN
Tiết 36 : 36 + 15
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Biết thực hiện phép cộng dạng : 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết) Củng cố phép cộng dạng 6 + 5 , 36 + 5
Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (2 em)
Học sinh 1 : Đặt tính và tính 
46 + 4 ; 36 + 7 ; 48 + 6 
Học sinh 2 : Tính nhẩm 
36 + 5 + 4 ; 96 + 7 + 2 ; 58 + 6 + 3
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Giới thiệu phép cộng 36 + 15 
Bước 1 : Nêu bài toán 
Có 36 que tính , thêm 15 que tính , hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả .
Bước 2 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
Cho học sinh đặt tính và thực hiện phép tính viết (1 học sinh lên bảng , cả lớp bảng con )
Luyện tập , thực hành
Bài 1 :
Gọi 1 học sinh đọc đề .
Yêu cầu học sinh tự làm bài – Gọi 2 học sinh lên bảng .
Giáo viên lưu ý học sinh cách tính , cách trình bày .
Bài 2 
Củng cố “tổng” và “các số hạng” cách tìm tổng của hai số hạng đã biết từ đó đặt tính cộng và thực hiện phép tính (tính viết có nhớ sang hàng chục )
Bài 3 
Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo hình vẽ sách giáo khoa 
Yêu cầu học sinh : 1 em lên bảng , cả lớp làm bảng con 
Bài 4 
Hướng dẫn học sinh : nhẩm kết quả của từng phép tính và trả lời 
Nghe và phân tích đề toán .
Thực hiện phép cộng 36 + 15
Học sinh thao tác : 6 que tính cộng 5 que tính thành 11 que tính , bó 1 chục que tính từ 11 que tính rời . 3 chục với 1 chục là 4 chục thêm 1 chục là 5 chục thêm 1 que tính nữa là 51 que tính .
 36 (Nêu như sách giáo khoa)
 +15
 51
Tính 
 16 26 36 44 38 39
+29 + 38 +47 + 37 + 56 +16
 45 64 83 81 94 54
Đặt tính rồi tính tổng 
36 và 18 ; 24 và 19
24
 +18 +19
43
- 1 học sinh đặt đề 
 Giải:
Cả hai bao cân nặng là :
 46 + 27 = 73 (kg)
Đáp số : 73 kilôgam
Các phép tính có kết quả bằng 45 là : 
 40 + 5 ; 18 + 27 ; 36 + 9
Hoạt động 3 : Củng cố 
Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính .
Dặn dò : Về luyện tập phép cộng có dạng 36 + 15
ĐẠO ĐỨC
Chăm Làm Việc Nhà (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
Củng cố cho học sinh kiến thức về : tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp .
Nâng cao ý thức chăm chỉ làm việc nhà .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
Phiếu thảo luận cho hoạt động 2 và hoạt động 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh làm bài tập 3 , 4 . Vở bài tập 
Hoạt động 2 : Bài mới
Hoạt động 1 : Tự liên hệ 
Mục tiêu : Giúp học sinh tự nhìn nhận , đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân 
Giáo viên nêu câu hỏi 
Ở nhà em tham gia làm những công việc gì ? Kết quả của các công việc đó ? 
Những việc đó do bố mẹ phân công hay so các em tự giác làm ?
Bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào về việc làm của em ?
Sắp tới em mong muốn được tham gia làm những công việc gì ? Vì sao ? Em sẽ nêu nguyện vọng đó với bố mẹ như thế nào ?
- Trao đổi nhóm 2 .
- 1 số học sinh trình bày trước lớp 
Giáo viên khen những học sinh chăm chỉ làm việc nhà .
Giáo viên kết luận : Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ .
Hoạt động 2 : Đóng vai 
Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử đúng trong các tình huống cụ thể .
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho 2 nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống .
Tình huống 1 : Hoà đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi , Hoà sẽ 
Tình huống 2 : Anh (hoặc chị) của Hoà nhờ Hoà gánh nước ,cuốc đất , Hoà sẽ 
Thảo luận lớp 
Em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn lên đóng vai không ? Vì sao ?
Nếu ở vào tình huống đó , em sẽ làm gì ?
- Nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai .
Các nhóm lên đóng vai 
Giáo viên kết luận : 
Tình huống 1 : Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi .
Tình huống 2 : Cần từ chối và giải thích rõ em còn quá nhỏ chưa làm được những việc như vậy .
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Nếu  thì .”
Mục tiêu : Học sinh biết cần phải làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình .
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm : “Chăm” và “Ngoan”
Phát phiếu cho 2 nhóm với các nội dung sau : 
Nếu mẹ đi làm về tay xách túi nặng 
Nếu em bé muốn uống nước 
Nếu nhà cửa bừa bộn sau khi liên hoan 
Nếu anh (hoặc chị) của bạn quên làm việc nhà đã được giao 
Nếu quần áo phơi ngoài sân đã khô 
Nếu bạn được phân công làm một việc quá sức của mình 
Nếu bạn muốn tham gia làm một việc nhà khác ngoài những việc bố mẹ đã phân công 
Các nhóm bắt đầu chơi : Cử trọng tài . Mỗi nhóm có 4 phiếu .Khi nhóm “Chăm” đọc tính huống thì nhóm “Ngoan” phải có câu trả lời tiếp nối bằng “thì” và ngược lại . Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng (phù hợp với sức khoẻ và với bổn phận cần tham gia công việc gia đình của trẻ em) thì nhóm đó thắng .
Tổng kết trò chơi .
Kết luận chung : Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em .
Ngày soạn :16/10/2005.	 TOÁN 
Ngày dạy :Thứ ba/18/10/2005. Tiết 37 : Luyện tập
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Củng cố các công thức cộng qua 10 (trong phạm vi 20) đã học dạng : 9 + 5 ; 8 + 5 ; 7 + 5 ; 6 + 5 
Rèn kĩ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số hạng trong phạm vi 100
Củng cố kiến thức về giải toán , nhận dạng hình 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 em ( 1 em tóm đề , 1 em giải )
Thùng đường trắng nặng 48 kg . Thùng đường đỏ nặng hơn thùng đường trắng 6 kg . Hỏi thùng đường đỏ nặng bao nhiêu kg ?
Nhận xét ghi điểm .
Hoạt động 2 : Bài mới
Bài 1 
Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền ngay kết quả vào phép tính .
Giáo viên hỏi thêm : 6 + 2 = ? 9 + 2 = 11
Tính nhẩm
6 + 5 = 11 6 + 6 = 12
5 + 6 = 11 6 + 10 = 16
8 + 6 = 14 9 + 6 = 15 
Bài 2 
Củng cố : “Tính tổng hai số hạng đã biết ” . Học sinh dựa vào tính viết để ghi ngay kết quả tính tổng ở dòng dưới .
Giáo viên sửa bài ở bảng lật . Học sinh đổi vở để sửa bài .
Số hạng 
26
17
38
26
15
Số hạng 
 5
36
16
 9
36
Tổng 
31
53
54
35
51
Bài 3 
Học sinh tính nhẩm rồi điền kết quả vào ô trống 
Giáo viên cho học sinh nhận xét 
Các số theo hàng ngang là liên tiếp : 10 , 11, 12 , 13 , 14 hoặc 16 , 17 , 18 
Các số theo từng cột cách nhau 6 đơn vị : 4 , 10 , 16 hoặc 5 , 11, 17
4
5
6
7
8
10
11
12
13
14
16
17
18
19
20
Bài 4 
Học sinh tự nêu đề toán (theo tóm tắt) rồi nêu cách giải và trình bày bài giải 
Bài 5 :
Giáo viên đánh số vào mỗi hình rồi đếm 
Có 3 hình tam giác : H1 , H3 và H(1,2,3)
Có 2 hình tứ giác là : H2 , H(2,3) 
Bài giải
Số cây đội hai trồng được là :
46 + 5 = 51 (cây)
Đáp số : 51 cây
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Tổng kết tiết học : Tuyên dương , nhắc nhở 
KỂ CHUYỆN
Người mẹ hiền
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng nói 
Dựa vào các tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời của mình 
Biết tham gia dựng lại câu chuuyện theo vai : người dẫn chuyện , Minh , Nam , bác bảo vệ , cô giáo .
Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể , đánh giá được lời kể của bạn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
4 tranh minh hoạ trong sách giáo khoa / 64
Vận dụng cho học sinh “hoá trang” làm bác bảo vệ , cô giáo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Người thầy cũ 
Gọi 2 học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện .
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn kể chuyện 
Dựa vào tranh vẽ kể lại từng đoạn 
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài .
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh , đọc lời nhân vật trong tranh , nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện .
Hướng dẫn học sinh kể lại mẩu chuyện trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1 
Gợi ý :
Hai nhân vật trong tranh là ai ?
Nói cụ thể hình dáng từng nhân vật ?
Hai cậu trò chuyện với nhau những gì ?
2 học sinh kể lại đoạn 1 : Giáo viên lưu ý học sinh kể bằng lời kể của mình 
Cả lớp nhận xét 
Học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm dựa theo từng tranh (ứng với từng đoạn 2 , 3, 4 của truyện )
 Minh và Nam 
Minh mặc áo hoa , không đội mũ . Nam đội mũ , mặc áo màu xanh .
 Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn đi xem . Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường lại khoá . Minh bảo cậu ta biết một chỗ tường thủng ,hai đứa có thể trốn ra .
Các nhóm (nhóm trưởng phân công kể từng đoạn)
Dựng lại câu chuyện theo vai
Giáo viên nêu yêu cầu của bài 
Học sinh kể lại chuyện theo các bước :
Bước 1 : Giáo viên làm người dẫn chuyện , học sinh 1 nói lời Minh , học sinh 2 nói lời bác bảo vệ , học sinh 3 nói lời cô giáo , học sinh 4 nói lời Nam (khóc cùng đáp với Minh) 
Giáo viên góp ý để học sinh nói lời đối thoại tự nhiên , diễn cảm , khuyến khích các em tập diễn tả động tác , điệu bộ  như đóng kịch .
Bước 2 : Học sinh được chia thành các nhóm , mỗi nhóm 5 em phân vai tập dựng lại câu chuyện .
Bước 3 : 2 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp (hoá trang để hoạt cảnh hấp dẫn hơn)
Giáo viên và cả lớp nhận xét , bình chọn cá nhân kể hay .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học : Tuyên dương nhóm kể chuỵên tốt .
Dặn dò : về kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe .
CHÍNH TẢ
Người mẹ hiền (Tập chép)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Chép lại chính xác một đoạn trong bài : Người mẹ hiền . Trình bày bài chính tả đúng quy định : viết hoa chữ đầu câu , ghi dấu chấm câu đúng vị trí .
Làm đúng các bài tập phân biệt ao / au , r / d /gi , uôn / uông 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chép bài viết lên bảng .
Bảng phụ viết bài tập lên bảng .
Viết nội dung bài tập 3a vào bảng phụ 
Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh lên bảng , cả lớp viết bảng các từ : nguy hiểm , ngắn ngủi , quý báu , luỹ tre 
Hoạt động 2 : Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn tập chép 
Hướng dẫn chuẩn bị 
Gọi 2 học sinh đọc bài trên bảng , yêu cầu cả lớp đọc thầm .
Vì sao Nam khóc ?
Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào ?
Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
Câu nói của cô giáo có dấu gì ở đầu câu , dấu gì ở cuối câu ?
Học sinh viết bảng các từ khó : bật khóc , xoa đầu , thập thò , nghiêm giọng , xin lỗi .
 vì đau và xấu hổ
 từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
 dấu phẩy , dấu chấm , dấu hai chấm , dấu gạch đầu dòng , dấu chấm hỏi 
 dấu gạch ngang ở đầu câu , dấu chấm hỏi ở cuối câu .
Học sinh chép bài vào vở
Giáo viên hướng dẫn cách ngồi viết , cách cầm bút , cách trình bày 
Chấm , chữa bài 
Học sinh tự sửa lỗi , ghi lỗi ra lề 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài 2 
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu .
Gọi 1 học sinh lên bảng làm , cả lớp làm vào vở bài tập .
Chữa bài :2 học sinh đọc trên bảng – Cả lớp theo dõi sửa bài 
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 
Trèo cao ngã đau
Bài 3a (Hướng dẫn tương tự bài 2)
Chữa bài : con dao , tiếng rao hàng , giao bài tập về nhà .
 dè dặt , giặt giũ quần áo , chỉ có rặt một loài cá .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học – Dặn về sửa lỗi (nếu có)
THỂ DỤC
Động tác điều hoà
Trò chơi : “ bịt mắt bắt dê ”
I. MỤC TIÊU :
Ôn 7 động tác thể dục phát triển chung đã đã học . Yêu cầu thực hiện được động tác tướng đối chính xác , đẹp 
Học động tác điều hoà . Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng với nhịp độ chậm và thả lỏng .
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập .
Phương tiện : Chuẩn bị 2 khăn bịt mắt và một còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Phần
Các hoạt động chủ yếu
TL
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
Cơ bản 
Kết thúc
Hoạt động 1 
Nhận lớp , phổ biến nội dung buổi học 
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 50 – 60 mét
Đi đường theo vòng tròn và hít thở sâu
Trò chơi : Nhảy cóc
Hoạt động 2
Động tác điều hoà 4 – 5 lần
Ôn bài thể dục 2 lần , mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp
Hoạt động 3 
Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”
Hoạt động 4
Đi đều và hát .
Cúi người thả lỏng 6 – 8 lần 
Nhảy thả lỏng 5 – 6 lần 
Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài 
Nhận xét , dặn dò 
7’
15’
8’
5’
Hàng dọc 
Hàng dọc di chuyển thành đội hình vòng tròn 
Theo vòng tròn 
Giáo viên nêu từng động tác , sau đó giải thích và làm mẫu cho học sinh tập bắt chước theo nhịp hô chậm . Lần 4 , 5 cán sự làm mẫu và hô nhịp – Giáo viên uốn nắn cho học sinh đội hình
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
 x
Lần 1 giáo viên điều khiển , lần 2 cán sự điều khiển 
Giáo viên nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , chọn 2 học sinh đóng vai dê bị lạc đàn và người đi tìm 
Giáo viên điều khiển
Ôn các động tác đã học .
ÂM NHẠC
Ôn tập 3 bài hát : thật là hay , xoè hoa , múa vui
Phân biệt âm thanh cao – thấp , dài – ngắn
I. MỤC TIÊU :
Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .
Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ .
Biết phân biệt âm thanh cao – thấp , dài – ngắn .
II. CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Ôn tập 3 bài hát 
Thật là hay 
Hát tập thể 
Hát kết hợp múa hoặc vận động phụ hoạ .
Hát kết hợp gõ đệm (lần lượt theo phách , theo nhịp 2 , theo tiết tấu lời ca)
Hát thầm , tay gõ theo tiết tấu lời ca .
Xoè hoa 
Hát kết hợp động tác múa đơn giản .
Hát thầm , tay gõ theo tiết tấu lời ca .
Múa vui 
Hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ hoạ .
Giáo viên gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố học sinh nhận ra đó là câu nào trong bài 
Tiết tấu hai câu đầu của bài hát
Tiết tấu 2 câu sau của bài hát 
Hoạt động 2 : Phân biệt âm tha

File đính kèm:

  • doctuan 7 2014 2015.doc