Bài giảng Lớp 2 Môn Đạo đức - Tuần 34 - Tiết 34: An toàn khi tham gia giao thông

 1.Kiến thức :

-Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.

 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát mọi vật trong thế giới tự nhiên .

 3.Thái độ : Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên .

II/ CHUẨN BỊ

1.Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK/ tr 70.

 

doc60 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 Môn Đạo đức - Tuần 34 - Tiết 34: An toàn khi tham gia giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo” 
-Những con bê đực và bê cái có tính nết như thế nào?
-Gọi đại diện nhóm đọc kết quả.
-Tìm từ trái nghĩa khác với từ rụt rè
+ nhỏ nhẹ, từ tốn
GV nhận xét
-Bài 2 : (miệng)
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
- GV viết lên bảng từ: Trẻ con và yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ đó.
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
-Nhận xét nhóm tìm từ trái nghĩa đúng là nhóm thắng cuộc. 
Bài 3 : (miệng) -Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
-GV hỏi gợi ý : Bác sĩ làm gì ?
-Trong cột B em tìm thấy ở mục nào ?
-Nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố : 
- HDHS củng cố lại bài
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Tập tìm từ chỉ nghề nghiệp và nêu công việc của nghề đó.
-2 em làm miệng.
-Công nhân, công an, nông dân, bác sĩ, tài xế, người bán hàng.
-VD: Lớp em luôn đoàn kết giúp đỡ nhau.
-1 em đọc .Lớp đọc thầm.
-1 em đọc.
-Trao đổi làm bài theo nhóm, ghi vào giấy khổ to, dán bảng.
Những con bê cái
Những con bê đực
-như những bé gái
-rụt rè
-ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.
-như những bé trai
-nghịch ngợm, bạo dạn, táo tợn, táo bạo.
-ăn vội vàng, ngấu nghiến, hùng hục.
-nghịch ngợm, bạo dạn, táo tợn, táo bạo.
- vội vàng, ngấu nghiến, hùng hục.
-Vài em đọc lại từ trái nghĩa.
-Giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghĩa.
- người lớn.
-Các nhóm giải nghĩa những từ :trẻ con, cuối cùng, xuất hiện, bình tĩnh bằng từ trái nghĩa vàghi ra giấy to.
a/trẻ con trái nghĩa với người lớn.
b/cuối cùng trái nghĩa với đầu tiên/ bắt đầu,/khởi đầu.
c/xuất hiện trái nghĩa với biến mất/ mất tiêu/ mất tăm.
d/bình tĩnh trái nghĩa với cuống quýt/ luống cuống/ hốt hoảng.
-Đại diện nhóm lên dán bảng và trình bày. Nhận xét, bổ sung .
-Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A.
-Trao đổi theo cặp.
-Khám và chữa bệnh.
- Mục e.
-Nhiều cặp nói ngắn gọn đủ ý các phần còn lại.
Đáp án: Công nhân d
 Nông dân a
 Bác sĩ e
 Công an b
 Người bán hàng c
-Tập tìm từ chỉ nghề nghiệp.
Thứ ngày tháng năm 2009
Chính tả (nghe viết) 
Tiết 68 : ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Nghe viết đúng chính xác một đoạn trong bài“ Đàn bê của anh Hồ Giáo”. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có thanh điệu dễ lẫn : thanh hỏi/ thanh ngã.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh kính trọng anh hùng lao động Hồ Giáo.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn viết “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
4’
22’
18’
7’
3’
Hoạt động 1 : KT bài cũ : 
- Giáo viên đọc các từ: cọng rau, cồng chiêng, giỏi giang, trĩu quả, bác sĩ. 
-Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe viết.
a/ Nội dung đoạn viết: 
-Bảng phụ.
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tìm tên riêng trong bài chính tả ? 
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-Tên riêng phải viết như thế nào ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. 
đ/ Chấm, chữa bài chính tả.
- Thu 5 – 7 bài chấm.
- Nhận xét, sửa lỗi lên bảng.
Hoạt động 3 : Bài tập.
Bài 2b : Yêu cầu gì ?
- HD HS cách làm và đọc từng yêu cầu.
-GV nhận xét .
Bài 3 : Tổ chức trò chơi . 
b/Tìm các tiếng chỉ khác nhau ở thanh hỏi/ thanh ngã ?
- HDHS rõ yêu cầu bài tìm những từ có dấu hỏi hoặc dấu ngã chỉ các đồ dùng.
VD: tủ có dấu hỏi.
-YC chia 3 nhóm.
Hoạt động 4 : Củng cố : 
- HDHS củng cố lại bài
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
- Dặn dò – Sửa lỗi.
-3 em lên bảng viết 
-Viết bảng con.
-Theo dõi. 2 em đọc.
-Anh Hồ Giáo .
-Viết hoa.
-HS nêu từ khó : quấn quýt, quẩn chân, nhẩy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
-Viết bảng con.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền thanh hỏi/ thanh ngã.
- HS viết từng từ cần điền:
Đáp án:bão - hổ – rãnh (rỗi)
-Chia 3 nhóm (thi tiếp sức)
B/ tủ – đũa – đĩa – chõ – chõng – võng – chổi – chảo – chĩnh .
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
Tập làm văn 
Tiết 34 : KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết kể về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
-Biết viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp .
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa BT1 . Bảng phụ viết BT2 .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
13’
13’
4’
Hoạt động 1 : KT bài cũ : 
- Gọi 1 em đáp lời an ủi ở BT2
-1 em đọc lại đoạn văn viết về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em ở tiết TLV tuần 33.
-Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2 : Làm bài miệng.
Bài 1 : ( miệng) - Gọi 1 em đọc yêu cầu ?
- HDHS quan sát tranh ở sgk, tr.129.
- GV nhắc nhở : Bài tập yêu cầu kể về nghề nghiệp của người thân dựa vào câu hỏi gợi ý không phải trả lời câu hỏi. Người thân có thể là bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, ông, bà. Khi kể chú ý kể tự nhiên.Phải kể rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiêp , công việc và ích lợi của công việc đó.
-Nhận xét, chấm điểm.
Họat động 3 : Làm bài viết .
-GV hướng dẫn: Chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ. Biết nối kết câu thành bài văn. Chỉ cần viết 3-4 câu.
-Chấm bài một số em và yêu cầu một số em đọc bài trước lớp.
Hoạt động 4 : Củng cố : 
 - HDHS củng cố lại bài
-Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Làm vở BT.
-1 em : đáp lời an ủi BT2
 -1 em đọc lại đoạn văn viết về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em ở tiết TLV tuần 33.
-1 em đọc yêu cầu : Kể về nghề nghiệp của người thân.
- HS quan sát tranh định hình nghề nghiệp, công việc.
-4-5 em thực hành kể.
-VD: Mẹ em là giáo viên của trường trung học cơ sở. Hàng ngày, mẹ đều đến trường giảng dạy. Em nhận thấy mẹ rất yêu thích nghề dạy học của mình. Mỗi tối sau khi dọn dẹp nhà cửa, em thấy mẹ cặm cụi bên trang giáo án, bài vở của học sinh. Em mơ ước lớn lên em sẽ nối tiếp nghề của mẹ, vì mẹ thường dạy em : Nghề dạy học là nghề cao quý.
-Cả lớp làm bài viết.
-Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
-Làm vở BT.
Toán
Tiết 170 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về :
-Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc .
 -Tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết hình đã học nhanh đúng. 
3.Thái độ : Phát triển trí tưởng tượng cho học sinh qua xếp hình.
- HTTV về lời giải ở BT.1.
- Bỏ BT4.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu học tập bài 2.3.
2.Học sinh : Sách toán, vở, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
6’
5’
8’
7’
5’
4’
Hoạt động 1 : Luyện tập chung.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
Câu a. Vẽ dường gấp khúc như sgk lên bảng. Và HDHS quan sát tìm hiểu.
- Hãy đọc tên đường gấp khúc này?
-Gọi 1 em nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.
-Gọi 1 em lên bảng giải.
-Nhận xét
- Tại sao em lấy 3 + 2 + 4 = 9 ?
Câu b tiến hành tương tự.
.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Gọi 1 em nêu cách tính chu vi hình tam giác ?
-Gọi 1 em lên bảng giải.
-Nhận xét. 
Bài 3 : Yêu cầu HS tự tính chu vi hình tứ giác ?
-Gọi 1 em lên bảng giải.
-GV nhắc nhở : có thể tính : 5 x 4 = 20 (cm)
-Sửa bài, chấm điểm.
Bài 5 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài. Sau đó HDHS quan sát mẫu vẽ.
-Yêu cầu HS thi xếp hình .
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố : 
- HDHS củng cố lại bài.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò.
-Tính độ dài đường gấp khúc.
- Đường gấp khúc ABCD.
-1 em nêu .
 Bài giải:
a/Độ dài đường gấp khúc ABCD :/ Đường gấp khúc ABCD dài là:
 3 + 2 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số : 9 cm
- Vì tính độ dài đường gấp khúc tức là tính tổng độ dài các cạnh trong hình đó. 
 Bài giải:
B/Độ dài đường gấp khúc GHIKM :/ Đường gáp khúc GHIKM dài là: 
20 + 20 + 20 + 20 = 80 (cm)
 Đáp số : 80 cm.
-Tính chu vi hình tam giác.
-Tính tổng độ dài của 3 cạnh.
 Bài giải:
Chu vi hình tam giác ABC :
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
Đáp số : 80 cm
 Bài giải: 
Chu vi hình tứ giác MNPQ :
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Đáp số : 20 cm
-Quan sát, suy nghĩ nêu cách tính độ dài của hai đường gấp khúc.
-Chia 2 đội thi xếp hình.
Tự nhiên &xã hội
Tiết 34 : ÔN TẬP TỰ NHIÊN 
I/ MỤC TIÊU : 
 1.Kiến thức : 
-Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát mọi vật trong thế giới tự nhiên .
 3.Thái độ : Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II/ CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK/ tr 70.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
6’
8’
8’
9’
4’
Hoạt động 1 : Quan sát cảnh vật tự nhiên ở sân trường.
-GV hướng dẫn HS đứng trước cửa lớp quan sát cây cối ở sân trường – trong khuôn viên trường.
+ HDHS quan sát xem trồng những cây gì? Cây đó có ích lợi gì? Và các cây tự nhiên mọc ở sân trường?
- Sau đó trở vào lớp.
Hoạt động 2: Hoàn thành bảng sau:
 -Chuẩn bị 2 bảng ghi có nội dung sau 
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn+nước
-GV chốt : Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi : trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm về bầu trời .
-Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm ?
-Theo dõi hướng dẫn nhóm.
-Kết luận : Mặt trăng và mặt trời có hình khối cầu, mặt trăng phát ra ánh sáng dịu mát , mặt trời phát ra ánh sáng nóng. Các vì sao có dạng như đốm lửa, tự phát sáng giống mặt trăng.
Hoạt động 4 : Phiếu bài tập.
-GV phát phiếu bài tập .
1. Đánh dấu x vào trước các ô mà em cho là đúng.
 a/ Mặt Trời và Mặt Trăng ở rất xa Trái Đất.
 b/ Cây cối chỉ sống trên cạn và dưới nước.
 c/ Loài vật có rất nhiều lợi ích.
 d/ Trái Đất đươcï chiếu sáng bới các vì sao.
 e/ Loài vật sống được ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
 g/ Cây chỉ có ích lợi che bóng mát cho con người.
 h/ Trăng lúc nào cũng tròn.
-Nhận xét. Tuyên dương các em làm bài đúng.
Mặt Trời
Mặt Trăng
Thực vật
Động vật
Hoạt động 5 : Củng cố : 
- GV nêu các câu hỏi ở sgk, tr.68, 69.
- Cho lớp nhận xét, gv nhận xét.
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học
- Dặn dò – Học bài.
+ HS làm việc theo yêu cầu.
-Chia 2 đội chơi. Mỗi đội cử người lên tiếp sức viết vào bảng.
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Hổ, sóc,
VD: bàng, phượng,
Dưới nước 
Đỉa, hải cẩu,..
Bông súng
Trên không
Cò, đại bàng,
Phong lan
Trên cạn+nước
Eách, rùa,
Rau muống, rau má,
-Nhiều em nhắc lại.
-Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời.
-Các nhóm trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
-Nhiều em đọc lại.
-HS làm phiếu bài tập.
- Đúng
- Sai
- Đúng
- Sai
- Đúng
- Sai
- Sai
tròn như một quả bóng lửa, ở xa Trái Đất có tác dụng chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
sống ở dưới nước, trên cạn, cung cấp thức ăn cho người, cho động vật
sống trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không
có hình tròn, ở xa Trái Đất, chiếu sáng trái đất vài ban đêm.
- Trả lời cá nhân.
-Học bài.
TUẦN 34
Thứ ngày tháng năm 2009
Toán
Tiết 166 : ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA/ TIẾP THEO
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về :
-Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 -Nhận biết một phần mấy của một số.
 -Giải bài toán về chia thành phần bằg nhau
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng .
3.Thái độ : Yêu thích học toán .
- HTTV về lời giải ở BT3. Bỏ BT5.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết bảng BT2.
2.Học sinh : Sách toán, vở, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Bài 1 : Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-Gọi 2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Em có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi cột tính 4 x 9 = 36, 36 : 4 = 9 ?
-Nhận xét.
Bài 2 : - Viết lên bảng: 2 x 2 x 6 =
-Khi thực hiện biểu thức em thực hiện như thế nào ?
2 x 2 x 3 = 4 x 3 = 12
-Gọi 2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nhận xét, chấm điểm.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề ?
-Có mấy bút chì màu ?
-Chia đều thành 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào ?
 Tóm tắt:
3 nhóm: 27 bút chì
1 nhóm:  bút chì?
-Gọi 1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
- Hình nào được khoanh vào một phần tư số hình vuông ?
-Vì sao em biết ?
- Hình a được khoanh vào một phần mấy hình vuông, vì sao em biết ?
Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2 : Củng cố : 
- HDHS củng cố lại bài
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò.
4 x 9 = 36 5 x 7 = 35
36 : 4 = 9 35 : 7 = 5 
3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
-Lấy tích của 36 chia cho một thừa số 4 được thương là thừa số kia 9.
-Thực hiện từ trái sang phải. 2 x 2 = 4; 4 x 3 = 12
40 : 4 : 5 = 10 : 5 4 x 9 + 6 = 36 + 6 
 = 2 = 40
3 x 5 – 6 = 15 - 6 2 x 7 + 58 = 14 + 58
 = 9 = 72
2 x 8 + 72 = 16 + 72
 = 88
-1 em đọc đề : Có 27 bút chì màu chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì màu ?
-Có 27 bút chì màu.
-Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
Bài giải
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được :/ Mỗi nhóm nhận được số bút chì màu là:
27 : 3 = 9 (bút chì)
 Đáp số :9 bút chì.
-Hình nào được khoanh vào số hình vuông?
-Hình b được khoanh vào một phần tư hình vuông.
-Vì hình b có 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
- Hình a được khoanh vào một phần năm hình vuông, vì hình a có 20 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 34: AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG I / MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
 - HS biết những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông.
 - HS biết tham gia giao thông an toàn.
 - HS có ý thức tự giác thực hiện luật giao thông( thủy, bộ).
II/ CHUẨN BỊ:
 Gv: Ghi nội dung BT ở hoạt động 2. 6 phiếu bài tập cho HĐ1.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Thảo luận:
- Yêu cầu chia 6 nhóm.
- Phát mỗi nhóm một phiếu học tập.
- Nơi em ở, mọi người đi lại bằng phương tiện nào?
- Khi tham gia giao thông cần phải lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?
- Nếu không thực hiện được những điều cần lưu ý đó có thể dẫn đến hâïu quả ntn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 Kết luận:
 Mọi người cần thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến:
- GV gắn bảng phụ có ghi nội dung bài tập.
a/ Không cần thực hiện những quy định chung khi tham gia giao thông vì đường xá (không sạch) là của chung mọi người.
b/ Việc điều khiển phương tiện giao thông là của người lớn, em không cần phải góp ý.
c/ Thực hiện tốt luận giao thông là góp phần bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người.
d/ Em cần nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt luật giao thông.
 Kết luận:
 Cần thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Có như thế mới đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người.
Hoạt động 3 : Thi vẽ tranh cổ động về an toàn giao thông.
-Yêu cầu mỗi HS vẽ một bức tranh cổ động đơn giản để vận động mọi người tôn trọng luật giao thông.
- GV giơ một số bài trình bày trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương.
 Kết luận chung:
 Tôn trọng luật giao thông là quyền và trách nhiệm vụ của mọi người khi tham gia giao thông.
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò:
- Hãy nêu một số điều cần lưu ý khi tham gia giao thông?...
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- Chia 6 nhóm
- Các nhóm nhận phiếu tảo luận.
- VD: đi thuyền, xe đạp, xe maý
- Phương tiện giao thông đường thủy: mặc áo phao , không ngồi trên be thuyền,
- Phương tiện giao thông đường bộ: đi đúng lề đường bên phải .
- VD: chìm đò, rớt xuống sông,
-2 HS nhắc lại
- HS giơ thẻ thể hiện
- Sai
- Sai
- Đúng
- Đúng
- 2 HS nhắc lại 
- HS vẽ cá nhân vào vở( đường thủy, đường bộ hoặc kết hợp cả hai loại hình giao thông).
- 2 HS nhắc lại
- VD: Khi đi đò cần mặc áo phao.
TẬP VIẾT 
Tiết 34 : ÔN CÁC CHỮ HOA A, M, N, Q, V ( KIỂU 2)
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
-Ôn tập củng cố kĩ năng viết các chữ hoa : A, M, N, Q, V (Kiểu 2).
2.Kĩ năng : Ôn cách nối nét từ các chữ hoa (kiểu 2) sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ A, M, N, Q, V (Kiểu 2).
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1: KT bài cũ : 
-Cho học sinh viết một số chữ V-Việt vào bảng con.( V kiểu 2) 
-Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Mẫu chữ hoa.
-A/ GV nhắc lại cách viết từng chữ hoa : A, M, N, Q, V (Kiểu 2)và viết chữ cỡ nhỏ lên bảng.
B/ Viết bảng con:
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng .
A/ HDHS quan sát nhận xét:
 - GV giải thích : Nguyễn Aùi Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì Bác hoạt động bí mật ở nước ngoài.
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết vào bảng con
Hoạt động 3 : Viết vở.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
- Thu 5 – 7 bài chấm
- Trả bài , nhận xét bài viết.
Hoạt động 4: Củng cố : 
- HDHS củng cố lại bài
-Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Hoàn thành bài viết .
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Quan sát.
-Viết bảng con : A, M, N, Q, V .
-HS đọc từ ứng dụng : Việt Nam, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh.
-HS quan sát và nhận xét.
-Độ cao của các chữ cái.
-Cách đặt dấu thanh.
-Khoảng cách giữa các chữ tiếng.
-Cách nối nét giữa các chữ.
-Viết bảng con từng chữ : Việt, Nam, Nguyễn, Aùi, Quốc, Hồ, Chí, Minh.
-Viết vở.
Mỗi chữ 1 dòng:A, M, N, Q, V ( cỡ nhỏ)
1 dòng: Việt Nam (cỡ nhỏ)
1 dòng:Nguyễn Aùi Quốc (cỡ nhỏ)
1 dòng: Hồ Chí Minh (cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 36.
Thứ ngày th

File đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc