Bài giảng Lớp 1 - Tuần 1 - Môn Toán - Luyện tập

*HĐ1: Ôn tập âm và vần

- GV treo bảng ôn

- HS lên bảng chỉ và đọc các chữ vừa học trong tuần.

- HS lần lượt ghép các chữ thành vần và đọc.

- HS luyện đọc bảng ôn ( CN - ĐT )

*HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.

- Đọc từ ứng dụng : (1 HS đọc trước, HS khác đọc lại )

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Tuần 1 - Môn Toán - Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3	2 + 0 = 0 + 2
 1 + 3 = 3 + 1
+1số HS làm thêm BT 4.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học
- Hướng dẫn học ở nhà.
Học vần
BÀI 35 : uôi - ươi
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
- Đọc được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. 
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủđề: Chuối, bưởi, vú sữa.
* Kiến thức mở rộng :
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng ở SGK.
- Biết đọc trơn.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa các từ ngữ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết tiếng cái túi , gửi quà .
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:	TIẾT 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Dạy vần và tíếng , từ khóa.
+ Vần uôi
- GV dùng tranh giới thiệu và ghi bảng vần uôi.
- HS đọc trơn vần uôi.( CN - ĐT )
? Phân tích vần uôi. 	(1HS phân tích, HS khác nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ ghép vần uôi . (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài 
- Yêu cầu 1HS đánh vần vần uôi ( HS : đánh vần lần lượt ). 
? Muốn có tiếng chuối ta phải thêm âm gì ?. (1HS trả lời ,HS khác nhắc lại )
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép tiếng chuối ( HS: đồng loạt )- GV ghép trên bảng cài .
?Đánh vần tiếng chuối (1HS đánh vần ,HS khác đánh vần lại).
- GV : Muốn có từ nải chuối ta phải thêm tiếng gì ? (1HS trả lời,HS khác nhắc lại )
- H/S ghép từ nải chuối. (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : nải chuối (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
+ Vần : ươi ( Quy trình tương tự )	
*HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( 1HS đọc trước.HS khác đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích một số từ ngữ : tuổi thơ , túi lưới...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần uôi , ươi , nải chuối , múi bưởi .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS : lần lượt đọc)
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- 1HS đọc trước, HS khác đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(1HS tìm trước, HS khác nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ 2: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: uôi , ươi , nải chuối , múi bưởi.
- GV quan sát giúp đỡ HS. GV nhận xét một số bài
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: chuối , bưởi , vú sữa.(1HS đọc trước,h/s khác nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Trong ba thứ quả này em thích loại quả nào nhất ?
+ Vườn nhà em có trồng cây gì ?
+ Vú sữa chín có màu gì ?
+ Bưởi thường có nhiều vào mùa nào ?
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 36. 
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014
Học vần
BÀI 36 : ay - â - ây
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
 - Đọc được : ay, â, ây, máy bay, nhảy dây; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ay, â, ây, máy bay, nhảy dây. 
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủđề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
* Kiến thức mở rộng:
- Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng ở SGK.
- Biết đọc trơn.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa các từ ngữ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết tiếng túi lưới , tuổi thơ .
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:	TIẾT 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Dạy vần và tíếng , từ khóa.
+ Vần ay
- GV dùng tranh giới thiệu và ghi bảng vần ay.
- HS đọc trơn vần ay.( CN - ĐT )
? Phân tích vần ay . 	(1HS phân tích ,HS khác nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ ghép vần ay . (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài 
- Yêu cầu 1HS đánh vần vần ay ( HS : đánh vần lần lượt ). 
? Muốn có tiếng bay ta phải thêm âm gì ?.(1 HS trả lời, HS khác nhắc lại)
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép tiếng bay ( HS: đồng loạt )- GV ghép trên bảng cài.
?Đánh vần tiếng bay ( 1HS đánh vần ,HS khác đánh vần lại).
- GV: Muốn có từ máy bay ta phải thêm tiếng gì ?(1HS trả lời,khác nhắc lại )
- H/S ghép từ máy bay. (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : máy bay (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
 + GV giới thiệu âm â	
HS đọc â ( CN - ĐT )
+ Vần :ây ( Quy trình tương tự )	
*HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( 1HS đọc trước, 3HS khác đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích một số từ ngữ cối xay , ngày hội...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần ay , â , ây , máy bay , nhảy dây .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.(HS: lần lượt đọc)
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- 1HS đọc trước, HS khác đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(1HS tìm trước HS khác nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
 *HĐ 2: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: ay , â , ây , máy bay , nhảy dây .
- GV quan sát giúp đỡ HS. GV nhận xét một số bài
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: chạy bay , đi bộ , đi xe .(1HS đọc trước,h/s khác nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Em gọi tên từng hoạt động trong tranh?
+ Khi nào thì phải đi máy bay?
+ Hằng ngày em đi xe hay đi bộ đến lớp?
+ Bố mẹ em đi làm bằng gì?
+ Ngoài các cách như đã vẽ trong tranh ,để đi từ chỗ này đến chỗ khác người ta còn dùng các cách nào nữa ? 
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS: Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 37.
Toán
LUYỆN TẬPCHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Làm được phép cộng các số trong phạm vi đã học, cộng với 0.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
	 - Bài tập mở rộng: các bài tập còn lại trong VBT.
II.ĐỒ DÙNG:
-Vở bài tập toán 1.
-Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ:
-HS làm vào bảng con: 5 + 1 = 2 + 3 =
 4 + 1 = 0 + 4 = 
-GV nhận xét.
2.Luyện tập.
+Bài 1: - GV nêu yêu cầu bài tập.
 - Cho HS nêu cách làm rồi làm bài tập và chữa bài.
 - Lưu ý HS phải viết các số thẳng cột với nhau.
* 1 số HS làm thêm cột 1 – BT3.
+Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV cho HS nêu lại cách tính,chẳng hạn:	2 + 1 + 1 = 4
 3
 - Cho HS đọc thầm bài tập,nêu cách làm.
 	- HS làm các bài còn lại.
* 1 số HS làm thêm cột 2 – BT3.
+ Bài 4:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS xem từng tranh.
- Nêu bài toán.
- Viết phép tính ứng với tình huống trong tranh.
a) b)
1
+
2
=
3
1
+
3
=
4
c) d)
2
+
2
=
4
2
+
3
=
5
*1 số HS làm thêm cột 3 – BT3.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Học vần
BÀI 37 : ôn tập
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng i/y; từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37 .
- Nghe , hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Cây khế.
* Kiến thức mở rộng: kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
II.ĐỒ DÙNG:
-Bảng ôn.
-Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: máy bay , nhảy dây
- HS đọc câu ứng dụng bài 36.
2. Ôn tập
*HĐ1: Ôn tập âm và vần
- GV treo bảng ôn 
- HS lên bảng chỉ và đọc các chữ vừa học trong tuần.
- HS lần lượt ghép các chữ thành vần và đọc.
- HS luyện đọc bảng ôn ( CN - ĐT )
*HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : (1 HS đọc trước, HS khác đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích từ ngữ tuổi thơ
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần tuổi thơ , mây bay .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ ứng dụng, mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- 1HS đọc trước, HS khác đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(1HS tìm trước, HS khác nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ 2:Luyện viết
HS viết bài vào vở tập viết.
*HĐ3 : Kể chuyện
- HS đọc tên câu chuyện : Cây khế
- Giáo viên kể chuyện.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài.
- Đại diện các nhóm kể chuyện.
- Ý nghiã câu chuyện: Không nên tham lam.
Trò chơi:Tìm tiếng vần mới ôn.
*HĐ 4:Củng cố,dặn dò.
-HS đọc bài trong sách giáo khoa.
-Hướng dẫn học ở nhà. 
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ( Giữa học kì I )
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
Tập trung vào đánh giá:
Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Biết cộng các số trong phạm vi 5.
Nhận biết các hình đã học.
II/ CÁCH TIẾN HÀNH:	
- GV phát phiếu cho HS
- Nêu yêu cầu từng bài
- HS làm bài
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Ghi chú: - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
	 - Bài tập mở rộng: các bài tập còn lại trong VBT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán
- Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5
- HS làm phép tính:
 1+ 4 = 3 + 2 =
- GV nhận xét.
2.Dạy học bài mới
- Giới thiệu bài: Trực tiếp
 Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về phép trừ.
- GV cho HS thực hành trên trực quan. 
- Lấy 2 hình tròn bớt đi 1 hình tròn, còn lại mấy hình tròn?
- HS nêu bài toán trực quan, rồi trả lời bài toán,
- GV hỏi “Hai bớt một còn mấy?”
- Hai bớt một còn một. HS đọc lại.
- GV hỏi: Hãy thay từ bớt bằng từ khác? HS nêu “trừ”, GV giới thiệu dấu trừ: - 
- GV kết hợp gắn phép tính: 2 – 1 = 1. HS đọc lại: Hai trừ một bằng một.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các phép tính trừ trong phạm vi 3
- GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự như phép trừ 2 – 1 = 1
- GV cùng HS thực hành trên trực quan, rồi rút ra các phép tính: 
 3 – 2 = 1
 3 – 1 = 2
- GV lưu ý giúp đỡ HS.
 Học thuộc bảng trừ: GV cho HS đọc đồng thanh, cá nhân.(GV xoá dần kết quả, xoá dần một trong hai số của phép tính).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV đưa mô hình trực quan HS rút ra các phép tính 
 2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
 1 + 2 = 3 3 - 2 = 1
- GV chốt : Đây chính là mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
Hoạt động 4: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vở bài tập toán.
- Bài 1: HS nhẩm miệng rồi nêu kết quả.
- Bài 2: HS làm bài vào bảng con GV lưu ý HS cách đặt tính.
Ví dụ 
 _3
 2
 1
- Bài 3: GV yêu cầu HS nêu cách làm. 
- HS nêu nối phép tính với số thích hợp.
- GV giúp đỡ HS .
* 1 số HS làm thêm BT 4
3. Củng cố dặn dò:
- Khôi phục lại phép trừ trong phạm vi 3.
Học vần
BÀI 38 : eo - ao 
I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
- Đọc được : eo, ao, chú mèo, ngôi sao; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : eo, ao, chú mèo, ngôi sao. 
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ.
- Kiến thức mở rộng: biết đọc trơn:
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa các từ ngữ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết tiếng đôi đũa , tuổi thơ , mây bay .
 - GV nhận xét.
2/ Bài mới:	TIẾT 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Dạy vần và tíếng , từ khóa.
+ Vần eo
- GV dùng tranh giới thiệu và ghi bảng vần eo.
- HS đọc trơn vần eo.( CN - ĐT )
? Phân tích vần eo .( 1HS phân tích, HS khác nhắc lại)
- HS dùng bộ chữ ghép vần eo . (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài 
- Yêu cầu 1HS đánh vần vần eo ( HS : đánh vần lần lượt ). 
? Muốn có tiếng mèo ta phải thêm âm gì ?. (1HS trả lời, HS khác nhắc lại )
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép tiếng mèo ( HS: đồng loạt )- GV ghép trên bảng cài 
?Đánh vần tiếng mèo (1 HS đánh vần ,HS khác đánh vần lại).
- GV: Muốn có từ chú mèo ta phải thêm tiếng gì ? (1 HS trả lời, HS nhắc lại )
- H/S ghép từ chú mèo. (Cả lớp ghép) – GV ghép trên bảng cài
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : chú mèo (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
+ Vần : ao ( Quy trình tương tự )	
*HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( 1HS đọc trước, HS khác đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích từ ngữ chào cờ...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần eo , ao , chú mèo , ngôi sao .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.(HS : lần lượt đọc)
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- 1HS đọc trước, HS khác đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(1HS tìm trước, HS khác nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2 : Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: eo , ao , chú mèo , ngôi sao .
- GV quan sát giúp đỡ HS. GV nhận xét một số bài
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Gió , mây , mưa , bão , lũ .(1HS đọc trước,h/s nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Trên đường đi học về , gặp mưa em làm thế nào ?
+ Khi nào em thích có gió ?
+ Trước khi mưa to , em thường thấy những gì trên bầu trời ?
+ Em biết gì về bão và lũ ?
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 37. 
Đạo đức
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ , NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ ( Tiết 1 )
I.MỤC TIÊU:
- Biết: Đối với anh, chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
* Kiến thức mở rộng: Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- KNS : KN giao tiếp / ứng xử với anh, chị em trong GĐ; KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Vở bài tập đạo đức1
-Đồ dùng để chơi đóng vai.
-Công ước quốc tế về quyền trẻ em ( Điều 28 )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: HS đọc bài thơ Làm anh.
2.Dạy học bài mới:
	Giới thiệu bài: (trực tiếp )
*HĐ1: Xem tranh.( Bài tập 1 )
-GV nêu Y /C xem tranh: Nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bài tập 1.
-HS qua sát tranh và thảo luận nhóm đôi.
Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn,em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em,em lễ phép với anh.
Tranh 2:Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng,chị em chơi với nhau rất hòa thuận,chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
Kết luận:Anh chị em trong GĐ phải thương yêu,hòa thuận với nhau.
*HĐ2:Thảo luận phân tích tình huống ( Bài tập 2)
- GV nêu Y/C bài tập .
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời:Cả lớp bổ sung.
Kết luận :Anh chị em trong GĐ cần phải biết nhường nhịn em nhỏ.
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2014 
Tập viết
TẬP VIẾT TUẦN 7
Xưa kia, muà dưa, ngà voi, gà mái.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh viết đúng các chữ: Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái …kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. 
- Kiến thức mở rộng: viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết các từ
Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con từ: ngựa tía
2. Dạy học bài mới:
+ Giới thiệu bài: GV đưa bảng phụ để giới thiệu bài viết.
- Yêu cầu HS đọc to các từ trong vở tập viết hoặc trên bảng phụ.
+ Hướng dẫn HS viết:
- GV hướng dẫn cấu tạo, quy trình viết từng chữ, từng từ.
 Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái.
- HS viết bảng con, giáo viên nhận xét. 
- Hướng dẫn viết vào vở.
- GV lưu ý học sinh điểm đặt bút và điểm dừng bút và giúp đỡ HS .
- GV thu vở và nhận xét 1 số bài viết của HS.
3. Củng cố dặn dũ: 
- Nhận xét tiết học
- HS viết vào vở ô li ở nhà.
Tập viết
TẬP VIẾT TUẦN 8
đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh viết đúng các chữ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ …kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. 
- Kiến thức mở rộng : viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết bài tập viết
Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: ngà voi.
2. Dạy học bài mới:
 Giới thiệu bài viết: GV giới thiệu thông qua bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài viết: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ.
- Hướng dẫn HS viết 
- GV hướng dẫn cấu tạo các chữ và quy trình viết các tiếng, từ
- HS nêu lại cách viết .
- Học sinh viết vào bảng con
- GV nhận xét bài viết, giáo viên sửa từng chữ sai của HS.
- GV yêu cầu HS viết vào vở
(GV theo dõi uốn nắn HS)
- GV thu bài và nhận xét, đánh giá bài viết.
3. Củng cố, dặn dũ:
- GV uốn nắn lại 1 số chữ HS viết còn sai.
- Về nhà viết bài vào vở ô li.
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. MỤC TIấU:
- Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Biết tư thế ngồi học, đi, đúng có lợi cho sức khỏe.
- Kiến thức mở rộng: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK.
- GDBVMT: Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
- KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN tự nhận thức; Phát triển Kn giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK
Vở BTTN và xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: Trò chơi: “Hướng dẫn giao thông”
GV hướng dẫn HS cả lớp thực hiện (theo cách hướng dẫn SGV)
 	Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Muốn biết được các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe các trò chơi mà mình biết?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Hỏi: Những trò chơi đó trò chơi nào có lợi?
- Kết luận: Chúng ta đã biết những trò chơi có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy cần chý ý giữ an toàn trong khi chơi.
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và nhận xét hình nào đang hoạt động, nghỉ ngơi.
Thảo luận: Tại sao lại phải nghỉ ngơi? GV hướng dẫn các nhóm thảo luận
1 số nhóm trình bày – GV nhận xét rút ra kết luận (SGV)
 Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm nhỏ
Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng, sai trong hoạt động hàng ngày.
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK các hình vẽ về tư thế ngồi, đứng, đi.
- HS

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 LOP 1.doc