Bài giảng Lớp 1 - Môn toán - Tiết học đầu tiên (tiết 1)
Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.
- Đọc được: bẻ, bẹ.
-Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa.
- Hs khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu.
II. Chuẩn bị:
iết trên không - Viết bảng con. Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp. - 6-8 HS - nhóm , lớp - H/S viết bài - Chim non đang học bài - Chú gấu đang tập viết chữ e - Chú voi cầm ngược sách Em bé đang tập kẻ - Vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình Tại chú chưa biết chữ …. Tại không chịu học bài. - Chú gấu - Voi. - Giống nhau là đều tập trung vào công việc của mình, khác nhau là các bạn vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau. Học sinh luyện nói dựa theo gợi ý của GV. - Học sinh khác nhận xét. Đọc lại bài - CN đọc bài Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh khác nhận xét. -Lắng nghe Thực hành ở nhà. Ngày soạn: Thứ 7 ngày 29 tháng 8 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31 tháng 8 năm 2011 Tiếng việt BÀI 3: THANH SẮC (/) I.Mục tiêu: - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc. - Đọc được: bé. - Trả lời 2 – 3 câu hỏi về đơn giản về các bức tranh trong SGK. - Học sinh khá, giỏi luyện nói được 4 -5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II.Đồ dùng dạy học: - - Sách Tiếng Việt 1, Tập một. -Bảng kẻ ô li. -Các vật tựa hình dấu sắc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: Hỏi bài trước. Gọi 2 – 3 em đọc âm b và đọc tiếng be. Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà. Viết bảng con.GV nhận xét chung 2.Bài mới: A. Giới thiệu bài GV giới thiệu tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các em cho cô biết bức tranh vẽ gì? (GV chỉ từng tranh để học sinh quan sát trả lời) - GV viết dấu sắc lên bảng. Tên của dấu này là dấu sắc. B.Dạy dấu thanh: GV đính dấu sắc lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu sắc giống nét gì? - Yêu cầu học sinh lấy dấu sắc ra trong bộ chữ của học sinh. - Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. - Yêu cầu học sinh thực hiện đặt nghiêng cái thước về bên phải để giống dấu sắc. Ghép chữ và đọc tiếng - Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV : Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng gì? - Viết tiếng bé lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bé trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bé. + Dấu sắc trong tiếng bé được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu sắc - GV phát âm mẫu : bé - Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bé. - GV gọi học sinh nêu tên các tranh trong SGK, tiếng nào có dấu sắc. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con - Gọi học sinh nhắc lại dấu sắc giống nét gì? - GV vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng cho học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu sắc. *Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học. GV yêu cầu học sinh viết tiếng be vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh sắc trên đầu chữ e.Viết mẫu bé bé Yêu cầu học sinh viết bảng con : bé. Sửa lỗi cho học sinh. GV củng cố –hỏi lại bài NX tiết học TD Tiết 2 3 Luyện tập a) Luyện đọc - Gọi học sinh phát âm tiếng bé - Yêu cầu học sinh đánh vần tiếng bé Yêu cầu học sinh phân tích tiếng bé. b) Luyện viết - GV yêu cầu học sinh tập tô be, bé trong vở tập viết. - Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : - GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. - GV treo tranh và hỏi: Trong trang vẽ gì? +Các tranh này có gì giống nhau ? khác nhau ? Em thích bức tranh nào nhất, Vì sao? +Ngoài các hoạt động trên em còn có các hoạt động nào nữa ? + Ngoài giờ học em thích làm gì nhất? 4 Củng cố - dặn dò: Gọi đọc bài Thi tìm tiếng có dấu sắc trong sách báo… : Học bài, xem bài ở nhà. -Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em - Viết bảng con: Viết chữ b và tiếng be. - bé, cá, lá, khế, chó - Học sinh theo dõi - Nhắc lại - Nét xiên phải - Thực hành. -Thực hiện ở thước. - Be - Bé - Thực hiện ghép tiếng bé. - 3 em phân tích - Trên đầu âm e. - Lắng nghe - Cá nhân, nhóm, lớp. - Học sinh nêu. -Nét xiên phải - Quan sát và thực hiện viết trên bảng con. - Học sinh viết : be - Học sinh quan sát. - HS viết trên không :bé -Viết bảng con : bé - 1HS đọc lại - CN đọc bài theo YC của cô Lớp theo dõi -NX - Học sinh phân tích - Tô vở tập viết - Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV. - Học sinh khác nhận xét. - Các bạn ngồi học trong lớp - Bạn gái đang nhảy dây - Bạn gái cầm bó hoa - Bạn gái đang tưới rau -Đều có các bạn nhỏ. Hoạt động của các bạn khác nhau. Học sinh nêu theo suy nghĩ của mình. CN đọc bài Hs đọc bài vài em -nhiều em nêu THỦ CÔNG GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I.Mục tiêu: -Giúp HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ( thước kẻ, bút chì , kéo , hồ dán...)để học thủ công. - Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy ,bìa để làm thủ công như :giấy , báo , họa báo , giấy vở học sinh , lá cây.... II.Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ… III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: - KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh. 2.Bài mới: Giới thiệu môn học, bài học Hoạt động 1 Giới thiệu giấy, bìa. GV đưa cho học sinh thấy một quyển sách và giới thiệu cho học sinh thấy được giấy là phần bên trong của quyển sách, mỏng; bìa được đóng phía ngaòi và dày hơn. Các lọai giấy và bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như : tre, nứa, bồ đề… GV giới thiệu tiếp giấy màu để học thủ công có nhiều màu sắc khác nhau, mặt sau có kẻ ô. Hoạt động 2 Giới thiệu dụng cụ học thủ công. Thước kẻ: GV đưa cho học sinh nhận thấy thước kẻ và giới thiệu đây là thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa… dùng thước để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. Kéo: GV đưa cho học sinh nhận thấy cái kéo và giới thiệu công dụng của kéo dùng để cắt. Cần cẩn thận kẻo đứt tay. Hồ dán: GV đưa cho học sinh nhận thấy lọ hồ dán và giới thiệu công dụng của hồ dán dùng để dán giấy… được chế từ các lọai bột có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa. 3.Củng cố : Hỏi tên bài, nêu lại công dụng và cách sử dụng các loại thủ công, dụng cụ học môn thủ công. 4.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương: Nhận xét, tuyên dương các em học tốt. Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau Hát -Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra. Học sinh quan sát và nhận biết giấy khác bìa như thế nào, công dụng của giấy và công dụng của bìa. Học sinh quan sát lắng nghe từng dụng cụ thủ công và công dụng của nó. Học sinh có thể nêu các loại thước kẻ, kéo lớn nhỏ khác nhau. -Học sinh nêu các dụng cụ học thủ công và công dụng của nó. Chuẩn bị tiết sau. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Học sinh biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần - Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê - Phân tổ , sao , chọn tổ trưởng , sao trưởng . Đặt tên sao II. Các bước sinh hoạt lớp: 1. Đánh giá tuần qua: Ưu điểm: - Thực hiện tốt các nề nếp - Quần áo gọn gàng, sạch sẽ - Đi học đều và đúng giờ - Dụng cụ, đồ dùng học tương đối đầy đủ Tồn tại: - Nói chuyện và làm việc riêng giờ học. 2. Phương hướng tuần tới - Chuẩn bị tiếp các đồ dùng còn thiếu - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn hơn - Kiểm tra toàn diện cả lớp. - Tập mô hình khai giảng Tuần 2: Ngày soạn: 04/09/2011 Ngày giảng, thứ hai: 05/09/2011 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: CHÀO CỜ ------------------------ã------------------------- HỌC VẦN: THANH HỎI – THANH NẶNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng. - Đọc được: bẻ, bẹ. -Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. - Hs khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu. II. Chuẩn bị: II.Đồ dùng dạy học: - Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. - Các vật tựa hình dấu hỏi, nặng. - Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi, nặng và tiếng học mới. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: . - Gọi 3 em viết dấu sắc. - Gọi 2 em đọc tiếng bé. - Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ dấu sắc trong các tiếng: vó, lá tre, vé, bói cá, cá trê. - Viết bảng con dấu sắc. - GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu hỏi. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. + Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh hỏi trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh hỏi. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu hỏi. GV viết dấu hỏi lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu hỏi. * Dấu nặng: GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. + Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh nặng trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh nặng. Cô sẽ giới thiệu tiếp với các em dấu nặng. GV viết dấu nặng lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu nặng. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu hỏi lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: + Dấu hỏi giống nét gì? Yêu cầu học sinh lấy dấu hỏi ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu hỏi giống vật gì? - GV đính dấu nặng lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu nặng. - Yêu cầu học sinh lấy dấu nặng ra trong bộ chữ của học sinh. - Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. - Yêu cầu học sinh thảo luận: Dấu nặng giống vật gì? Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu hỏi ta được tiếng bẻ. Viết tiếng bẻ lên bảng. - Yêu cầu học sinh ghép tiếng bẻ trên bảng cài. - Gọi học sinh phân tích tiếng bẻ. Hỏi : Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu hỏi - GV phát âm mẫu : bẻ Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bẻ. GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các hoạt động trong đó có tiếng bẻ. Ghép tiếng bẹ tương tự tiếng bẻ. + So sánh tiếng bẹ và bẻ ? - Gọi học sinh đọc bẻ – bẹ. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu hỏi Gọi học sinh nhắc lại dấu hỏi giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu hỏi lên bảng cho học sinh quan sát Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu hỏi. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh hỏi. - GV viết mẫu tiếng bẻ và hd hs đặt dấu ? trên âm e - Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẻ - Sửa lỗi cho học sinh. Viết dấu nặng: Gọi học sinh nhắc lại dấu nặng giống vật gì? - GV vừa nói vừa viết dấu nặng lên bảng cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu nặng. * Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh nặng. GV yêu cầu học sinh viết tiếng bẹ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh nặng dưới chữ e. Viết mẫu bẹ Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẹ Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc -Gọi học sinh phát âm tiếng bẻ, bẹ - Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận. Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bẻ. + Trong tranh vẽ gì? + Các tranh này có gì khác nhau? + Các bức tranh có gì giống nhau? + Em thích tranh nào nhất? Vì sao? + Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo không? + Tiếng bẻ còn dùng ở đâu? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Trò chơi: Ghép dấu thanh với tiếng -GV đưa ra một số từ trong đó chứa các tiếng đã học nhưng không có dấu thanh. GV cho học sinh điền dấu: hỏi, nặng. -Gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh điền 1 đấu thanh. Thi tìm tiếng có dấu hỏi, nặng trong sách báo… * Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. - Học sinh nêu tên bài trước. - HS đọc bài, viết bài. - Thực hiện bảng con. - Khỉ trèo cây, cái giỏ, con hổ, mỏ chim. - Dấu hỏi - Con vẹt, nụ hồng, cụ già, ngựa đang gặm cỏ, cây cọ. - Dấu nặng. - Giống 1 nét móc, giống móc câu để ngược. - Thực hiện trên bộ đồ dùng. - Giống móc câu để ngược. - Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. - Giống hòn bi, giống một dấu chấm. - Học sinh thực hiện trên bảng cài - Vài em phân tích. - Đặt trên đầu âm e. - Học sinh đọc lại. - Bẻ cây, bẻ củi, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,.. - Giống nhau: Đều có tiếng be. Khác nhau: Tiếng bẹ có dấu nặng nằm dưới chữ e, còn tiếng bẻ có dấu hỏi nằm trên chữ e. - Học sinh đọc. - Giống một nét móc. - Học sinh theo dõi - Hs viết b/c. - Hs qsát . - Viết bảng con: bẻ - Giống hòn bi, giống dấu chấm,… -Viết bảng con dấu nặng. - Hs qsát. - Viết bảng con: bẹ - Học sinh đọc bài trên bảng. -Viết trên vở tập viết. +Tranh 1: Mẹ đang bẻ cổ áo cho bé trước khi đi học. +Tranh 2: Bác nông dân đang bẻ ngô. +Tranh 3: Bạn gái bẻ bánh đa chia cho các bạn. - Các người trong tranh khác nhau: me, bác nông dân, bạn gái. - Hoạt động bẻ. Học sinh tự trả lời theo ý thích. Có. - Bẻ gãy, bẻ ngón tay,… - Dấu sắc: bé bập bẹ nói, bé đi. - Dấu hỏi: mẹ bẻ cổ áo cho bé. - Dấu nặng: bẹ chuối. - Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. ------------------------ã------------------------- ĐẠO ĐỨC EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 I.Mục tiêu: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học . - Biết tên trường , tên thầy , cô giáo, một số bạn bè trong lớp . - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp . - H/S khá giỏi biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và học tập tốt. - Biết tự giới thiệu bản thân một cách mạnh dạn . II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. Bài hát: Ngày đầu tiên đi học. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động học sinh 1.KTBC: Yêu cầu học sinh kể về những ngày đầu đi học. 2.Bài mới : Giới thiệu bài * Kĩ năng trình bày ý tưởng ngày đầu tiên đi học được gặp thầy gặp bạn. Hoạt động 1: Học sinh kể về kết quả học tập. Thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những gì sau hơn 1 tuần đi học. Yêu cầu một vài học sinh kể trước lớp. GV kết luận: Sau hơn 1 tuần đi học, các em đẫ bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ,… nhiều bạn trong lớp đã đạt được điểm 9, điểm 10, được cô giáo khen. Cô tin tưởng các em sẽ học tập tốt, sẽ chăm ngoan. Hoạt động 2:Kể chuyện theo tranh (bài tập 4) Yêu cầu học sinh đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1và nêu nội dung ở từng tranh: Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp. Học sinh kể trước lớp. GV kết luận Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, bạn đã được mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, được vui chơi. Sau buổi học, về nhà, bạn kể việc học tập ở trường cho bố mẹ nghe. Hoạt động 3:Học sinh múa, hát về trường mình, về việc đi học. GV tổ chức cho các em học múa và hát. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài. GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc theo. 3.Củng cố -dặn dò Hỏi tên bài. - Nhận xét, tuyên dương. - Học bài, xem bài mới. Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ 3 em kể. Thảo luận và kể theo cặp. Đại diện một vài học sinh kể trước lớp. Lắng nghe và nhắc lại. Bạn nhỏ trong tranh tên Mai. Tranh 1: Cả nhà vui vẻ chuẩn bi cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, cô giáo tươi cười đón các em vào lớp. Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo nhiều điều. Tranh 4: Mai vui chơi cùng các bạn mới. Tranh 5: Mai kể với bố mẹ về trường lớp, cô giáo và trường lớp của mình. Một vài em kể trước lớp. Lắng nghe, nhắc lại. Múa hát theo hướng dẫn của GV bài: em yêu trường em. Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. ------------------------ã------------------------- Ngày soạn: 04/09/2011 Ngày giảng, thứ ba: 06/09/2011 Tiếng Việt: THANH HUYỀN – THANH NGÃ I. Mục tiêu: -Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã. -Đọc được: bè, bẽ. -Trả lời được 2 -3 câu hỏi về trong SGK. -Học sinh khá, giỏi trả lời được 4- 5 câu xoay quanh chủ đề bài học. II. Chuẩn bị: - Bộ chữ cái III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: ?, ., bẻ, bẹ,và đọc lại.. 2. Dạy - học bài mới: Hoạt động 1: * Dấu huyền - Ycầu hs quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Các bức tranh này vẽ ai và vẽ cái gì ? + Các tiếng: dừa, mèo, cò, gà có gì giống nhau ? - Giáo viên chỉ vào dấu \ và nói: Tên của dấu \ là dấu huyền. - Học sinh đọc đồng thanh: Dấu huyền. Hoạt động 2: Dấu ngã *Giáo viên đính dấu ` , ~ lên bảng. a. Nhận diện dấu: * Dấu huyền : - Giáo viên viết lại dấu ` và nói: Dấu ` là một nét sổ nghiêng trái. Giáo viên đưa ra các hình, mẫu vật có hình giống dấu` để học sinh nhớ. - Học sinh thảo luận và trả lời: + Dấu ` giống vật gì? * Dấu ~: ( Tương tự như dạy dấu `). b. Ghép chữ và phát âm: * Dấu `: -Giáo viên nói: Khi thêm dấu ` vào tiếng be ta được tiếng bè. - Giáo viên viết bảng: bè và hướng dẫn học sinh ghép tiếng bè. -Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: + Vị trí của dấu ` trong tiếng bè được đặt ở đâu ? -Giáo viên phát âm mẫu tiếng: bè. Học sinh đọc lần lượt: Cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân. -Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh . * Dấu ~: (Tương tự như dạy dấu `). c. Hướng dẫn viết dấu thanh * Dấu huyền: - Giáo viên viết mẫu dấu huyền lên bảng và nói quy trình viết. - Học sinh viết dấu ` lên không trung bằng ngón trỏ. - Ycầu học sinh viết vào bảng con: ` - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh. - Giáo viên viết mẫu: bè và nêu cách viết. - Học sinh viết vào bảng con: bè. - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh. * Dấu ~: ( Tương tự như dạy dấu `). TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc. - Học sinh lần lượt phát âm: bè, bẽ. Giáo viên sửa phát âm cho học sinh - Giáo viên sửa cách phát âm cho học sinh. Hoạt động 2: Luyện viết -Học sinh giở vở tập viết ra, chuẩn bị tư thế ngồi viết. - Học sinh tập tô các tiếng : bè, bẽ theo mẫu trong vở tập viết. - Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. Hoạt động 3: Luyện nói -Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bè đi trên cạn hay dưới nước ? + Thuyền khác bè như thế nào ? + Bè thường chở gì ? Bè dùng để làm gì ? + Những người trong bức tranh đang làm gì ? + Em đã bao giờ trông thấy bè chưa ? + Quê em có ai hay đi bè ? + Em hãy đọc lại tên bài: ( Bè). 3. Củng cố, dặn dò: -Giáo viên chỉ bảng, học sinh theo dõi và đọc theo. -Học sinh tìm thanh và tiếng vừa học. -Về nhà ôn lại bài, xem trước bài Nhận xét giờ học . 2 hs lên bảng. Lớp viết bảng con - Hs qsát tranh SGK - Dừa, mèo, cò, gà. - Đều có dấu huyền. - Dấu huyền - Quan sát. - Giống cái thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng. - ghép tiếng bè - Dấu huyền đặt trên âm e. -Học sinh đọc, phát âm theo: nhóm, bàn, cá nhân. - Viết trên không. - HS viết b/c. - Quan sát. - Hs viết vào bảng con. - Phát âm: bè, bẽ. - Mở vở - Tô các chữ bè, bẽ theo y/c của GV - Quan sát. - Đi trên mặt nước. - Thuyền đi nhanh hơn bè. - Bè dùng để đi lại,vận chuyển hàng hoá. - Đang đi trên bè. - Hs trả lời. - Hs đọc: bè. - Đọc lại bài. - HS thi tìm. - Lắng nghe. ------------------------ã------------------------- TOÁN: CÁC SỐ: 1, 2, 3. I. Mục tiêu: - Nhận biết được số lượng của các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật: đọc, viết được các chữ số1, 2, 3: biết đếm 1, 2 ,3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1: biết thứ tự của các số 1, 2, 3. - Tính cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: - 3 bông hoa, 3 hình tam giác, 3 hình tròn, 3 hình vuông. - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết các số sẵn các số 1, 2, 3. - 3 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa vẽ sẵn 1, 2, 3 chấm tròn III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gắn các hình tam giác, hình vuông, hình tròn lên bảng. - Gọi học sinh lên chỉ và đọc tên các hình trên. 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu tưng số 1, 2, 3. *Giới thiệu số 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát cá nhóm chỉ có một phần tử: 1 con chim, 1 bông hoa và một chấm tròn. Sau đó giáo viên chỉ vào tranh và nói:" có một con chim", rồi gọi học sinh nhắc lại, cứ như vậy cho đến hết các nhóm có 1 phần tử . - Giáo viên chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu : 1 con chim, 1 bông hoa, 1 chấm tròn đều có số lượng là 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của nhóm đò vật đó. - Giáo viên gắn số1 in và số 1 viết lên bảng. Học sinh quan sát và đọc :" số 1". * Giới thiệu số 2, 3 tương tự số 1. * Hướng dẫn học sinh chỉ vào các cột lập phương để đếm từ 1 đến
File đính kèm:
- Lop 1 nam 20112012 tuan 12.doc