Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Vần ach
cô công chúa làm vợ.
HĐ3: Viết bảng con: chúc mừng, ích lợi.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ.
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: chúc mừng, ích lợi.
iết 3 dưới 4 ở cột đơn vị .Muốn biết có tất cả có bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào? +Ta gộp 4 que rời với 3 que rời được 7 que rời . Một chục que và 7 que là 17 que tính. + GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính: 14 + 3 =17 a) Đặt tính : Viết 3 dưới 4. sao cho 3 thẳng cột với 4.Viết dấu + ở bên trái giữa 2 số . Kẻ vạch ngang giữa 2 số thay cho dấu bằng. b) Cách tính: 4 cộng 3 bằng 7 - viết 7 thẳng với cột đơn vị .1 chục viết 1về bên trái trước chữ số 7.Kết quả phép tính : 17- viết dưới vạch ngang . HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. HĐ2:Thực hành : Bài 1: Tính : HS viết kết quả phép tính thẳng cột đơn vị và chục . Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống( Theo mẫu): - HS nhẩm kết quả phép cộng của số ở ngoài với số hàng trên và ghi kết quả xuống hàng dưới . HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống( Theo mẫu): - HS đếm số chấm tròn ở mỗi nhóm và điền số. HS làm bài -1 em nêu kết quả - Lớp nhận xét. IV- Củng cố - Dặn dò: -Về nhà: Làm các bài tập SGK. Đạo đức : Lễ phép , vâng lời thầy giáo , cô giáo ( tiếp ) I - Mục tiêu: -HS hiểu : Thầy giáo , cô giáo là những người đã không quiản khó nhọc , chăm sóc dạy dỗ em . Vì vậy , các em cần lễ phép , vâng lời thầy giáo ,cô giáo . -HS biết lễ phép , vâng lời thầy giáo , cô giáo . II- Chuẩn bị : - Bút chì màu , tranh bài tập 2 phóng to . III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ :Vì sao phải lễ phép , vâng lời thầy cô giáo ? 2/ Bài mới HĐ1: Đóng vai -GV chia nhóm – mỗi nhóm đóng vai một tình huống .Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.Cả lớp thảo luận, nhận xét. Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy: Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy cô giáo ? Nhóm nào chưa? Cần làm gì khi gặp thầy cô giáo ?Cần làm gì đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo ? *Giáo viên kết luận. HĐ2 : HS làm bài tập 3: HS tô màu tranh. HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó ? Cả lớp trao đổi nhận xét . *GV kết luận IV - Củng cố: Nhận xét giờ học. V - Dặn dò: Hàng ngày thực hiện đúng các hành vi đạo đức đã học. ------------------------------------------------------------------------- Buổi chiều Ôn Toán. ôn tập về phép cộng dạng 14+3 I. Mục tiêu - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng thuộc dạng 14 +3 II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức Hoạt động 2: Thực hành : HDHS làm các bài tập sau : Bài 1: Tính : 12 +3= 13+6 = 12 +1= 14 +4 = 10 +5 = 16 +2 = Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu : 14 1 2 3 4 5 15 Bài 3 : Tính nhẩm : 10 +1+3 = 14 + 2+1 = III- Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau ----------------------------------------------------------------- Ôn Tiếng việt ôn tập vần ach I. Mục tiêu - Giúp học sinh ôn luyện vần ach - HS đọc thông viết thạo vần ach và các tiếng ứng dụng II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: : GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức -GV cho học sinh đọc lại bài ach Hoạt động 2: Thực hành - GV cho học sinh viết vần ach vào vở ôli và các tiếng quyển sách và các từ có vần ach III. Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2009 Tiếng Việt vần ich- êch I- Mục tiêu: -HS nhận biết được vần êch, ich trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có êch, ich . - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần êch, ich. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. II- Chuẩn bị: - GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: tờ lịch, con ếch. - HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ : - Viết các từ: ach, sạch sẽ, kênh rạch. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài ach -Trang 164(4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần ich, êch: GV viết vần mới lên bảng và đọc học sinh đọc nối tiếp + Vần ich gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : i- ch) - HS ghép vần ich: HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng lịch ta thêm âm gì ? ( l) - HS ghép lịch:- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) + GV đưa tranh : tờ lịch -HS nhận xét : -Tranh vẽ tờ lịch Dạy vần êch- ếch - con ếch (Thực hiện tương tự các bước trên ) - So sánh 2 vần : ich êch- đồng thanh . - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng : - 4em đọc 4 từ - Giảng từ: vở kịch, chênh chếch. - HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần ich , êch trong các từ . - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 166, 167 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: Chúng em đi du lịch . - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 167 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con: ich, êch, tờ lịch, con ếch . - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: ich, êch, tờ lịch, con ếch . - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ich , êch (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần ich, êch trong sách báo , văn bản . Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có ich, êch. ---------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập I - Mục tiêu - Củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện phép cộng và kỹ năng tính nhẩm phép tính có dạng 14 + 3. II- Chuẩn bị: GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 HS : Bảng con ,bộ cài toán lớp 1, III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ : - Đặt tính rồi tính: 11 + 6 = 13 + 5 = Lớp viết bảng con- 2 em lên bảng làm và nêu cách làm . 2/ Bài mới HĐ1: Luyện tập - thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính( Theo mẫu) : HS viết kết quả phép tính thẳng cột đơn vị và chục . HS làm bài - 1 em nêu kết quả sau khi làm - Lớp nhận xét. Bài 2 : Tính ( Theo mẫu): HS nhẩm kết quả phép tính từ trái sang phải: 10 + 1 + 2 = 13 HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét. Bài 3: Nối ( Theo mẫu): - HS nhẩm kết quả phép tính để nối với số phù hợp : 12 + 3 nối với 15.. Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. HĐ2: Trò chơi : Tiếp sức : HS mỗi tổ nối 4 phép tính với số thích hợp ( Mỗi HS được nối 1 phép tính) Tổ nào hoàn thành trước và đúng kết quả tổ đó thắng . IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà: Làm các bài tập SGK. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2009 Tiếng Việt Ôn tập I- Mục tiêu: - HS nhận biết được các vần có âm cuối c,ch trong các tiếng bất kỳ. - Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối c, ch. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài. - Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng - dựa theo tranh minh hoạ . II- Chuẩn bị: GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn , tranh minh hoạ chuyện :Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết I 1/ Kiểm tra bài cũ : - Viết các chữ êch, ich ,vở kịch , mũi hếch - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài ich êch trang 166 ( 4em đọc ) 2/ Bài mới HĐ1 : Ôn tập - GV đưa tranh : bác sĩ.- HS nêu tiếng : bác- ac- GV ghi bảng . -Đánh vần - đọc trơn: a-c- ac. -GV đưa tranh :quyển sách . HS nêu tiếng : sách- ach- Gv ghi bảng. -Đánh vần - đọc trơn : a- ch- ach . -HS nêu các vần đã học -GV ghi lên bảng ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, iêc, uôc, ươc, ach, ich , êch. - Đọc cá nhân - đồng thanh. - GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm. -HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn . HĐ2: Ghép các âm thành vần : - Ghép âm cột dọc với âm cột ngang c, ch: - Đọc cá nhân - Đồng thanh cả bài. HĐ3: Đọc từ, câu ứng dụng : - HS nêu từ - Giảng từ : chúc mừng, ích lợi. - Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ. - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc -Đọc SGK Trang 168, 169 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Kể chuyện: : Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. - GV kể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ. - HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). -Cá nhân tập kể toàn bộ câu chuyện . *ý nghĩa câu chuyện : Nhờ sống tốt bụng Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp , được lấy cô công chúa làm vợ. HĐ3: Viết bảng con: chúc mừng, ích lợi. - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: chúc mừng, ích lợi. - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối c, ch đã học( Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có âm cuối c , ch đã học trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuối c, ch đã học. ------------------------------------------------------------- Toán Phép trừ dạng 17 - 3 I - Mục tiêu - HS nhận biết làm tính trừ ( Không nhớ )trong phạm vi 20. HS biết tập trừ nhẩm ( dạng 17 - 3). Ôn tập , củng cố lại các phép tính trừ trong phạm vi 10. II- Chuẩn bị: GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 - HS : Bảng con ,bộ cài toán lớp 1 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ : - Đặt tính rồi tính: 14 + 4 = 17 + 2 = Lớp làm bảng con - 2 em lên làm và nêu cách làm . 2/ Bài mới HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 - 3: + Cho HS lấy 17 que tính tách làm 2 phần ( 1 chục và 7 que rời): - Lấy 3 que cầm ở tay ( GV cùng thực hiện ).Trên bàn còn lại bao nhiêu que tính ? + GV thể hiện : Cô có 1 chục và 7 que tính : Viết 17. Ghép bảng bó 1 chục : Viết 1 ở cột chục- 7 que tính : Viết 7 ở cột đơn vị . Lấy đi 3 que rời chuyển xuống hàng dưới : Viết 3 dưới 7 ở cột đơn vị Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào? GV viết phép trừ hàng ngang và đánh dấu trừ ở hàng dọc. + GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính: 17 - 3 Đặt tính : Viết số 17 trước sau đó viết 3 dưới 7. sao cho 3 thẳng cột với 7. Viết dấu - ( trừ ) ở bên trái giữa 2 số .Kẻ vạch ngang giữa 2 số thay cho dấu bằng. b) Cách tính: 7 trừ 3 bằng 4 - viết 4 thẳng với cột đơn vị (7).Hạ 1 viết 1về bên trái trước chữ số 4. Kết quả phép tính : 17 - 3 = 14 . HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. HĐ2:Thực hành : Bài 1: Tính : HS viết kết quả phép tính thẳng cột đơn vị và chục . - HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống( Theo mẫu): - HS nhẩm kết quả phép trừ của số ở ngoài với số hàng trên và ghi kết quả xuống hàng dưới . - HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống( Theo mẫu): HS đếm số hình tam giác ở mỗi nhóm và điền số. HS làm bài -1 em nêu kết quả - Lớp nhận xét. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống: - Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà: Làm các bài tập SGK. Buổi chiều Ôn Tiếng việt ôn tập vần ich – êch I- Mục tiêu: - Tiếp tục giúp học sinh ôn lại bài học có vần ich-êch III- Các hoạt động dạy học chủ yếu HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK bài vần ich-êch ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện viết vào vở: vần ich-êch - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết . HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần vần ich-êch và một số vần đã học trong bài ( Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Tìm tiếng có vần oi, ai trong sách báo , văn bản . - Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ich-êch ------------------------------------------------------------------------ Ôn Toán. ôn tập về phép trừ dạng 17 - 3 I. Mục tiêu - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ thuộc dạng 17 -3 II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức Hoạt động 2: Thực hành : HDHS làm các bài tập sau : Bài 1: Tính : 12 – 1 = 13 - 1 = 15 – 3 = 14 - 0 = 18 - 2 = 16 - 0 = Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu : 16 1 2 3 4 5 15 Bài 3 : Tính : 10 +3 - 2= 14 + 2-1 = III- Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2009 Tiếng việt vần op - ap I- Mục tiêu: -HS nhận biết được vần op ap trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có op ap. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần op ap. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây , tháp chuông. II- Chuẩn bị: - GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: họp nhóm , múa sạp. - HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ - Viết các từ: chúc mừng , ích lợi . - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài ôn tập -Trang 168(4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần op ap: -Gv viết vần và đọc học sinh đọc nối tiếp+ Vần op gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm :o- p) - HS ghép vần op- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng họp ta thêm âm gì ? ( h)- HS ghép họp:- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) -HS quan sát tranh nêu từ họp nhóm -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) -Dạy vần ap- sạp- múa sạp (Thực hiện tương tự các bước trên ) -So sánh 2 vần : op ap - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng : - 4em đọc 4 từ - Giảng từ: con cọp , đóng góp. - HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần op ap trong các từ . - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 4, 5 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: : Chóp núi, ngọn cây , tháp chuông. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 5 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con : op , ap , họp nhóm , múa sạp,. - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: op , ap , họp nhóm , múa sạp,. - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần op ap (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần op ap trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có op ap. ----------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập I - Mục tiêu:- Củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện phép trừ và kỹ năng tính nhẩm phép tính có dạng 17 - 3. II- Chuẩn bị: II- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính: 18 - 6 = 19 - 5 = Lớp viết bảng con - 2 em lên bảng làm và nêu cách làm . 2/ Bài mới HĐ1: Luyện tập - thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính( Theo mẫu) : HS viết kết quả phép tính thẳng cột đơn vị và chục . HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài. Bài 2 : Tính ( Theo mẫu): HS nhẩm kết quả phép tính từ trái sang phải: 13 + 2 - 1 = HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống : - HS nhẩm kết quả phép tính để nối với số phù hợp .HS làm bài -1 em nêu kết quả . Bài 4: Điền dấu phép tính + - vào ô trống để có kết quả đúng: 1+ 1 + 1 = 3 2 + 2 - 2 = 2 Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. HĐ2: Trò chơi : Tiếp sức ( bài 5 ): HS mỗi tổ nối 4 phép tính với số thích hợp ( Mỗi HS được nối 1 phép tính) Tổ nào hoàn thành trước và đúng kết quả tổ đó thắng . IV- Củng cố- Dặn dò: -Về nhà: Làm các bài tập SGK -------------------------------------------------------------------------- Thể dục Bài thể dục - Trò chơi I- Mục tiêu - Ôn 2 động tác của bài thể dục. Học động tác chân .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. Điểm số hàng dọc theo tổ.Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng. II- Chuẩn bị : GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ. HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân. III- Nội dung và phương pháp lên lớp HĐ1: Phần mở đầu - GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc - GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường(50- 60 m) - Đứng vỗ tay , hát ( 1 phút) - Dậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp ( 1- 2 phút) - Trò chơi : Diệt con vật có hại ( 2 phút) HĐ2: Hoạt động cơ bản: + Ôn 2 động tác vơn thở, tay( Tập 3 - 5 lần) - GVđiều khiển 1 lần - Cán sự điều khiển . GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS. - Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét. +Động tác chân(Tập 4- 5 lần) GV giải thích Làm mẫu 1 lần HS thực hành Cán sự điều khiển . GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS. - Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét. *Trò chơi : - Nhảy ô tiếp sức (2 lần: lần 1 chơi thử ; Lần 2 chơi chính thức) - GV nêu tên trò chơi. HS tập hợp hàng dọc theo tổ mỗi hàng cách nhau 1 m, 2 em cùng hàng cách nhau 1 cánh tay. HS thực hành nhảy ô tiếp sức có phân thắng- thua , thưởng- phạt. HĐ3: Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút) - Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút) - Hệ thống bài ( 1- 2 phút).Nhận xét giờ học( 1 phút). -Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2009 Tiếng Việt: vần ăp - âp I- Mục tiêu -HS nhận biết được vần ăp âp trong các tiếng bất kỳ. - Đọc, viết được vần, tiếng có ăp ăp. - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ăp âp. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em. II- Chuẩn bị: -GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: cải bắp , cá mập . - HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết I: 1/ Kiểm tra bài cũ -Viết các từ: op ap , con cọp , xe đạp. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con . - Đọc bài op ap -Trang 4(4em đọc ). 2/ Bài mới HĐ1 : Nhận diện vần ăp âp: -GV viết vần và đọc vần học sinh đọc nối tiếp :+ Vần ăp gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm :ă- p) - HS ghép vần ăp- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh ) +Muốn có tiếng bắp ta thêm âm gì ? ( b) - HS ghép bắp- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) + GV đưa tranh : cải bắp -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) -Dạy vần âp - mập - cá mập (Thực hiện tương tự các bước trên ) - So sánh 2 vần : ăp âp - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc ) HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng : - 4em đọc 4 từ - Giảng từ: ngăn nắp , bập bênh . - HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân . - Phát hiện các tiếng có vần ăp âp trong các từ . - HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) Tiết II: HĐ1: Luyện đọc : -Đọc SGK Trang 6, 7 ( cá nhân - đồng thanh.) HĐ2: Luyện nói: : Trong cặp sách của em. - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 7 ( SGK) HĐ3: HD viết bảng con : ăp , âp ,cải bắp , cá mập, - GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. - HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS. HĐ4: Luyện viết vào vở: ăp , âp ,cải bắp , cá mập, - HS viết trong vở tập viết . HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ăp âp (Hình thức thi đua) IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết . - Tìm tiếng có vần ăp âp trong sách báo , văn bản . V- Dặn dò: Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có ăp âp. ------------------------------------------------------------------ Thủ công: Gấp mũ ca nô ( Tiếp) I-Mục tiêu - HS biết cách gấp cái mũ ca nô.Thực hành gấp được cái mũ ca nô bằng giấy. II- Chuẩn bị : GV: giấy trắng, cái mũ ca nô gấp mẫu, quy trình gấp cái mũ ca nô HS: Giấy nháp, giấy màu,vở thủ công, hồ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ -2 em lên gấp cái mũ ca nô - Nhận xét - Đánh giá. 2/ Bài mới HĐ1: GV nêu lại quy trình gấp mũ ca nô -Nhắc lại quy trình gấp cái mũ ca nô.
File đính kèm:
- lop 1 - tuan 20.doc