Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 28 - Tiết 1 - Bài dạy: Quà của bố

GV: Qua cuộc thi này, các con đã hiểu thế nào là giữ trật tự khi xếp hàng ra, vào lớp và đã thực hiện rất tốt. Cô khen các con. Các con thật xứng đáng là những người trò ngoan đúng như nội dung của 2 câu thơ trong bài ngày hôm nay:

c. Hoạt động 3: Bài học:

- GV: + Đọc câu ghi nhớ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 28 - Tiết 1 - Bài dạy: Quà của bố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường tiểu học ngọc khánh
Giáo viên : Dương Hồng Nhung
Lớp : 1A
Tuần : 28 Tiết: 1 
Ngày 24 tháng 3 năm 2010
Kế hoạch dạy học môn: tập đọc 
Bài dạy: Quà của bố.
A. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các tiếng, từ khó.
	- Ôn các vần “oan - oat”. Tìm tiếng trong bài có vần “oan”, tìm câu chứa tiếng có vần “oan - oat”.
	B. Đồ dùng dạy học:	
	- Giáo viên: Bảng tương tác, giáo án điện tử.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
	C. Các hoạt động dạy học:
	I. Kiểm tra bài cũ: Ngôi nhà.
	- GV: ở tiết trước, chúng ta đã học Tập đọc - Ngôi nhà 
- HS: 2 hoặc 3HS đọc thuộc lòng một khổ thơ mà mình thích nhất.
- GV: +Nếu HS chọn khổ thơ 1, GV hỏi: ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì?
	+ Nếu HS chọn khổ thơ 2, GV hỏi: ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ đã nghe thấy gì? Và ngửi thấy gì?
	+ Nếu HS chọn khổ thơ 3, GV hỏi: Bạn có tình cảm như thế nào đối với ngôi nhà của mình?
- GV: Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	- GV: Đưa bức tranh và hỏi: Con hãy đoán xem bức tranh vẽ cảnh gì?
	- HS: + Bạn đang đọc thư của bố.
	+ Bố bạn là bộ đội ở ngoài đảo xa…
	- GV: Vì sao bạn nhỏ lại được nhận thư của bố? Quà của bố dành cho bạn là những gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài thơ “Quà của bố” để biết rõ điều đó nhé! 
	- HS: Nhắc lại tên của bài học.
	Chuyển ý: Bài thơ “Quà của bố” có 2 tiết, Tiết 1 hôm nay cô sẽ giúp các con đọc tốt bài và cùng nhau tìm câu chứa tiếng có vần “oan - oat”.
	2. Đọc mẫu:
	GV: Các con hãy nhìn lên bài đọc trên bảng và nghe cô đọc mẫu để tìm số câu trong bài.
	HS: Theo dõi bài trên bảng.
	GV: - Mở SGK trang 85 để đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
	GV: Bài thơ này có mấy câu?
	HS: Bài thơ này có 12 câu.
	Chuyển ý: Để biết bạn đoán đúng hay sai, chúng ta kiểm tra lại vị trí của từng câu nhé!
	HS: Tìm vị trí của từng câu.
	GV: Ghi lại số câu tương ứng. Và kết luận: Vậy bài thơ này có tất cả 12 câu.
	3. Luyện đọc tiếng, từ khó:
	Chuyển ý: Để giúp các con đọc tốt các câu trong bài, bây giờ chúng ta cùng tìm và luyện đọc các tiếng, từ khó sau.
GV: Hãy tìm tiếng có âm, vần khó trong những câu sau:
Câu 3: l - n - ep
Câu 4: uôn 
Câu 12: ng
	HS: Cá nhân lần lượt tìm tiếng có chứa các âm, vần trong các câu trên.
	GV: Gạch chân các từ: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng.
	HS: Lần 1: nối tiếp đọc từng từ.
	 Lần 2: đọc 2 từ bất kì/ 1HS, chống vẹt.
	 Lần 3: Đọc đồng thanh từ.
	GV: Hỏi: Ai hiểu thế nào là “vững vàng”? 
 Giảng từ: “vững vàng” có thể hiểu là chắc chắn.
	 Hỏi: Trong bài có nhắc đến từ “Đảo xa”, ai giải thích được thế nào là “đảo xa”?
	 Giảng từ: “đảo xa”, vùng đất ở giữa biển, xa đất liền. Đồng thời cho học sinh quan sát tranh.
	Chuyển ý: Luyện đọc từ tốt rồi, bây giờ chúng ta sẽ 
Nghỉ giữa giờ
	b. Hoạt động 2: Bài tập 2 
	Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ. 
Mục tiêu: HS có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp.
- GV: + Vừa rồi cô khen các con đã nhận ra được những việc làm đúng và chưa đúng để giữ trật tự khi xếp hàng ra vào lớp. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng những điều mình vừa học để cùng tham gia cuộc thi có tên: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ nhé!
	+ Cô phổ biến luật chơi:
* 4 tổ trưởng lên gắp thăm để biết tổ nào thi với tổ nào? Sẽ có 2 tổ thi trước thì 2 tổ còn lại làm ban giám khảo.
Ban giám khảo có nhiệm vụ quan sát lần lượt các tổ thi và nhận xét tổ nào đi đẹp hơn dựa vào các yêu cầu sau: 
* Yêu cầu cuộc thi: 
- Tổ trưởng biết điều khiển các bạn trong tổ.
- Các bạn biết đi cách đều nhau.
- Không chen lấn xô đẩy và bước mạnh chân.
- Không nói chuyện trong hàng.
	- GV: Mọi ngày, lúc bắt đầu xếp hàng, bạn tổ trưởng thường làm những việc gì? Vậy các con nhớ để điều khiển các bạn trong tổ mình ra xếp hàng nhé.
	- HS: 	+ 4 tổ trưởng lên gắp thăm.
+ Tham gia thi ra ngoài lớp rồi đi vào chỗ ngồi.
	+ Nhận xét tổ nào đi đẹp hơn?
- GV: + KL lại tổ đi đẹp hơn và khen thưởng.
	+ Chốt lại trò chơi: Vì sao tổ …. và tổ…..(cả 3 hoặc cả 4 tổ) đều chiến thắng trong cuộc thi này?
- HS: Tổ bạn chiến thắng vì các bạn đã không nói chuyện, đùa nghịch, chen nhau khi xếp hàng ra vào lớp.
- GV: Qua cuộc thi này, các con đã hiểu thế nào là giữ trật tự khi xếp hàng ra, vào lớp và đã thực hiện rất tốt. Cô khen các con. Các con thật xứng đáng là những người trò ngoan đúng như nội dung của 2 câu thơ trong bài ngày hôm nay: 
c. Hoạt động 3: Bài học:
- GV: + Đọc câu ghi nhớ:
Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng
Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn.
	+ HD HS học: GV đọc từng dòng cho lớp đồng thanh. GV đọc nối tiếp 2 câu để lớp đồng thanh, 4HS đọc cả 2 câu, cả lớp đọc thầm theo. 3 bạn đọc thuộc cả 2 câu thơ.
- HS: Đọc đồng thanh từng dòng, cả 2 dòng, cá nhân đọc cả 2 câu thơ, đọc thuộc.
- GV: Các con ạ, biết giữ trật tự khi xếp hàng ra vào lớp chính là giúp các con thực hiện tốt quyền được học tập và quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
3. Củng cố - dặn dò:
Chuyển ý: Giờ học của chúng ta tạm dừng tại đây. Cô nhận xét trong giờ học ngày hôm nay, nhiều bạn đã chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến. Đó là những biểu hiện của việc giữ trật tự trong giờ học đấy! Để hiểu kĩ hơn về điều này, chúng ta sẽ chờ đợi ở tiết học sau nhé.
- Các con xem trước tranh và yêu cầu của bài tập 3, 4, 5 để tiết sau học cho tốt nhé!
- Cô hi vọng rằng từ nay trở đi, lớp ta luôn giữ được nếp xếp hàng trật tự như bài học ngày hôm nay đã dạy.

File đính kèm:

  • docgiao an tap doc chuyen de. qua cua bo.doc