Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 22 - Ôn tập (tiếp)

-Viết các từ oa oe, hoà bình , chích choè.

- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .Đọc bài oa oe -Trang 18 (4em đọc ).

2/ Bài mới

HĐ1 : Nhận diện vần oai oay :

- GV viết bảng vần mới học sinh đọc nối tiếp

 

doc23 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 22 - Ôn tập (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả tổ đó thắng .
IV- Củng cố : Chấm bài - Chữa bài - Nhận xét .
-Về nhà: Làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------
đạo đức
Em và các bạn ( Tiết 2)
I - Mục tiêu: 
-HS hiểu được bạn bè là những người cùng học , cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết , cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
-Với bạn bè , cần phải tôn trọng , giúp đỡ , cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc , đánh nhau , làm cho bạn đau , bạn giận.
-HS có thái độ tôn trọng và yêu quý bạn bè. 
-HS có hành vi cùng học , cùng chơi , cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn bè, đoàn kết , giúp đỡ nhau.
II- Chuẩn bị : giấy , bút vẽ..
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
Khi học , khi chơi em phải cư xử với bạn như thế nào ?
2/ Bài mới 
HĐ1: HS tự liên hệ : Tự liên hệ về việc mình đã cư xử với bạn như thế nào?
-Bạn đó là bạn nào?Tình huống gì xảy ra khi đó?Em đã làm gì khi đó với bạn ? 
-Tại sao em lại làm như vậy ? Kết quả như thế nào?
-1 số em tự liên hệ - lớp nhận xét.
#*Kết luận : GV khen ngợi những em đã cư xử tốt với bạn , nhắc nhở những em có hành vi sai , trái với bạn .
HĐ2 : Thảo luận bài tập 3:
+HĐ nhóm 2 em : Trong từng tranh các bạn đang làm gì ?
-Việc làm đó có lợi hay có hại ?vì sao?
-Các em nên làm theo các bạn ở những tranh nào, không làm theo các bạn ở những tranh nào ?
+HĐ cả lớp:Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
Kết luận : Các em nên làm theo các bạn trong các tranh 1,3,5,6 . Các tranh 2,4 không nên làm theo
HĐ3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn:
-Mỗi em vẽ một tranhvề việc làm cư xử tốt với bạn mà mình đã làm , dự định làm hay cần thiết thực hiện .
1 số em giới thiệu tranh của mình - Lớp nhận xét.
IV - Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học .Hằng ngày nên cư xử tốt với bạn .
--------------------------------------------------------------------
Buổi chiều Ôn toán
ôn tập về giảI toán có lời văn
I- Mục tiêu
- Tiếp tục nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn 
II- Chuẩn bị: 
- Ôn luyện các bài toán có lời văn
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 
 : Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.
- GV cho học sinh nêu lại cách giải bài toán gồm 3 bước
Bước1: Tìm hiểu bài toán thường phải làm các công việc sau
HS quan sát tranh hoặc đọc bài toán bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì? ghi tóm tắt, nêu lại tóm tắt bài toán.
Bước 2 :Tìm cách giải bài toán :
Ta làm tính gì?(cộng hay trừ)
Bước 3:Viết bài giải bài toán :
Tìm lời giải.( Phải dựa vào câu hỏi bài toán )
- Viết bài giải 
HĐ2: Luyện tập - Thực hành:
+ Nga có 17 cái kẹo, Nga cho bạn 7 cái kẹo . Hỏi bạn Nga còn lại bao nhiêu cái kẹo?
-GV hướng dẫn học sinh cách giải
+ HS đọc bài toán
+Tìm cách giải bài toán
+ Viết bài giải
Bài giải
Bạn Nga còn số kẹo là:
17 - 7 = 10 ( cái kẹo)
Đáp số: 10 cái kẹo
IV-Củng cố- dặn dò 
-Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt 
ôn tập vần có âm cuối P
I Mục tiêu: 
- HS nhận biết được các vần có âm cuối p trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối p.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
GV cho học sinh nêu lại các vần có âm p - GV viết bảng
GV cho sinh yếu đọc lại
GV cho học sinh tìm các tiếng và từ có âm p đứng cuối 
Hoạt động 2 : GV cho học sinh viết các vần có âm cuối là p và câu ứng dụng
 Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
 Đạp trên lá vàng rơi
IV-Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiếng việt:
vần oa - oe
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần oa oe trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oa oe.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oa oe.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
II- Chuẩn bị: 
-GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: hoạ sĩ , múa xoè.
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Viết các từ đón tiếp , ấp trứng .
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập -Trang 16 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oa oe :
GV viếtvần oa lên bảng học sinh đọc nối tiếp
 + Vầv oa gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : o- a)
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng hoạ ta thêm âm gì ? ( h)
- HS ghép hoạ:- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : hoạ sĩ -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần oa - xoè - múa xoè (Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần oa oe - HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ3: Đọc từ , câu ứng dụng :
-4em đọc 4 từ - Giảng từ : hoà bình , chích choè. 
-HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oa oe trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 18, 19 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang19 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : oa oe , hoạ sĩ , múa xoè. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở : oa oe , hoạ sĩ , múa xoè. 
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oa oe (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oa oe trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:
Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oa oe.
-------------------------------------------------------------
Toán:
Xăng ti mét - Đo độ dài 
I - Mục tiêu: 
-HS có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi , ký hiệu của xăng ti mét.
-Bước đầu vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng ti mét trong các trường hợp đơn giản.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, bảng phụ , thước chia độ .
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút, bộ cài toán lớp 1, thước chia độ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Dựa vào tranh HS nêu thành đầu bài toán: GV gài bảng 5 hình tròn và 2 hình vuông 
-Gọi 2 HS nêu - Lớp nhận xét - bổ sung -1 em nêu tóm tắt và 1 em trình bày bài giải. 
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu đơn vị độ dài ( cm) và dụng cụ đo độ dài.( Thước)
+ Cho HS quan sát thước thẳng có vạch chia từng xăng ti mét (Là đơn vị đo độ dài), Thước dùng để đo độ dài các đoạn thẳng, vạch chia đầu tiên là 0, độ dài từ 0 đến 1 là 1 cm, từ 0 đến 2 là 2 cm..
+ Xăng ti mét viết tắt là (cm) - Đọc là : Xăng ti mét- HS nhắc lại.
+ Thao tác đo độ dài :
-Đặt vách 0 của thước trùng với một đầu đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
-Đọc số ghi vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng kèm tên đơn vị .
Viết số đo độ dài đoạn thẳngvào phía dưới.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 : Viết số đo độ dài ( cm):HS viết bài vào vở -1 em lên bảng viết - Lớp bổ sung.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đo.
HS làm bài - 2 em lên bảng chữa bài 
Bài 3: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo.
HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét.
Bài 4: Dùng thước dài 3 cm để đo các đoạn thẳng dài hơn 3 cm. 
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
Tiếng việt:
vần oai - oay
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần oai oay trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oai oay.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oai oay .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. 
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: điện thoại , gió xoáy. 
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Viết các từ oa oe, hoà bình , chích choè.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .Đọc bài oa oe -Trang 18 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oai oay :
- GV viết bảng vần mới học sinh đọc nối tiếp
+ Vầv oai gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm :o- a - i)
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng thoại ta thêm âm gì ? ( th )
-HS ghép - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : điện thoại -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-Dạy vần oay- xoáy - gió xoáy (Thực hiện tương tự các bước trên )
-So sánh 2 vần oai oay- đồng thanh .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ : hí hoáy, loay hoay . 
- HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oai oay trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 20, 21 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Ghế đẩu , ghế xoay , ghế tựa. 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang21 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : oai oay ,điện thoại , gió xoáy. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: oai oay ,điện thoại , gió xoáy. 
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oai oay (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .Tìm tiếng có vần oai oay trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò : Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oai oay.
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu: 
-Củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, thước .
 HS : Bảng con ,bộ cài toán lớp 1
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo: Đo độ dài cái bàn , bảng lớp, quyển vở.
2 em lên bảng làm và nêu cách làm .
2/ Bài mới 
HĐ1: Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Nêu tóm tắt và bài giải.
HS đọc bài toán và quan sát tranh vẽ .HS đọc tóm tắt - điền số vào tóm tắt- Đọc lại.
GV ghi tóm tắt lên bảng.
Tóm tắt: Bài giải:
Đã trồng: 15 cây hoa. Số cây hoa có tất cả là:
Trồng thêm: 4 câyhoa. 15 + 4 = 19 ( cây hoa)
Có tất cả: ..cây hoa? Đáp số : 19 cây hoa.
HS làm bài - 1 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 2, 3 : Cách thực hiện như bài 1.
Bài 4: Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo.
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét.
HĐ3: Trò chơi : Viết tóm tắt và bài giải 1 bài toán.Tổ nào hoàn thành trước và đúng kết quả tổ đó thắng 
IV- Củng cố : Chấm bài - Chữa bài - Nhận xét .
Buổi chiều
Ôn Tiếng việt
ôn tập vần oai - oay 
I- Mục tiêu: 
 -Tiếp tục nhận biết được vần oai oay trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oai oay.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 20, 21 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: oai oay ,điện thoại , gió xoáy. 
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oai oay (Hình thức thi đua)
III- Củng cố- Dặn dò:
- Tìm tiếng có vần oai oay trong sách báo , văn bản .
-Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oai oay.
-----------------------------------------------------------
ôn toán
ôn tập về giảI toán có lời văn
I - Mục tiêu: 
-Tiếp tục củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Củng cố cách giải toán có lời văn
HĐ2: Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Vườn nhà bà bạn Nga có 14 cây hoa , Nga trồng thêm 4 cây hoa nữa. Hỏi nhà bạn Nga có tất cả bao nhiêu bông hoa?
-Nêu tóm tắt và bài giải.
- HS đọc bài toán và quan sát tranh vẽ:
-HS đọc tóm tắt - điền số vào tóm tắt- Đọc lại.
GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS làm bài - 1 em chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài 2 : Tóm tắt: Bài giải:
Nữ :16 bạn . Số bạn nam và nữ có tất cả là:
Nam : 13bạn 16 + 13 = 29(bạn )
Có tất cả: ..bạn ? Đáp số : 29 bạn .
IV- Củng cố : Chấm bài - Chữa bài - Nhận xét .
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Tiếng việt
vần oan- oăn
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần oan oăn trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oan oăn.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oan oăn .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan , trò giỏi. 
II- Chuẩn bị: 
-GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: Giàn khoan , tóc xoăn.
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ oai oay, quả xoài , hí hoáy. 
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài oai oay -Trang 20 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oan oăn :
- GV viết lên bảng vần mới cho học sinh đọc nối tiếp
+ Vầv oan gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm :o- a - n)
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng khoan ta thêm âm gì ? ( kh)
- HS ghép khoan :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : giàn khoan -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần oăn - xoăn - tóc xoăn (Thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần oan oăn- đồng thanh .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ : khoẻ khoắn , xoắn thừng. 
-HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oan oăn trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 22, 23 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Con ngoan , trò giỏi 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang23 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : oan oăn, giàn khoan, tóc xoăn. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: oan oăn, giàn khoan, tóc xoăn. 
 - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oan oăn (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oan oăn trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oan oăn.
Toán
Luyện tập 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh
Củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
Thực hiện phép trừ , phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo là xăng ti mét.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1,thước .
 HS : Bảng con,bộ cài toán lớp 1
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo: Đo độ dài cửa sổ, bàn học , ghế.
2 em lên bảng làm và nêu cách đo.
2/ Bài mới 
HĐ1: Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Nêu tóm tắt và bài giải.
HS đọc bài toán và quan sát tranh vẽ:
HS đọc tóm tắt - điền số vào tóm tắt- Đọc lại.
GV ghi tóm tắt lên bảng. HS làm bài - 1 em chữa bài sau khi làm
Tóm tắt: Bài giải:
Mỹ hái : 10 bông hoa Số bông hoa có tất cả là:
Linh hái: 5 bông hoa. 10 + 5 = 15 ( bông hoa)
Có tất cả: ..bông hoa? Đáp số : 15 bông hoa.
Bài 2, 3 : Cách thực hiện như bài 1.
Bài 4: Tính( theo mẫu): 3 cm + 4 cm = 7 cm
- HS làm bài - 1 em lên bảng chữa bài .- Lớp nhận xét.
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò: 
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.
Thể dục 
Bài thể dục - Trò chơi. 
I- Mục tiêu : 
-Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học.Yêu cầu thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác. 
-Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
-Làm quen với trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy.
II- Chuẩn bị địa điểm , phương tiện : 
GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ.
HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1:Phần mở đầu 
-GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau đó chuyển thành hàng ngang .
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường(50- 60 m)
-Đi thường theo hàng dọc thành vòng tròn và hít thở sâu( 1 phút).Sau đó quay mặt vào tâm , giãn cách 1 sải tay theo vòng tròn.
HĐ2: Hoạt động cơ bản:
+ Động tác bụng (Tập 4- 5 lần)
-GV giải thích - Làm mẫu 2 lần - HS thực hành .Cán sự điều khiển - GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
-Từng tổ lên thực hành - Lớp nhận xét.
 + Ôn 5 động tác bài thể dục( Tập 2 - 3 lần)
 + Điểm số hàng dọc theo tổ( 2 - 3 phút)
 *Trò chơi : Nhảy đúng , nhảy nhanh ( 4 - 5 phút)
HĐ3: Phần kết thúc 
-Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
-Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút).Hệ thống bài ( 1- 2 phút).
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Tiếng việt
vần oang - oăng
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần oang oăng trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc, viết được vần, tiếng có oang oăng.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần oang oăng .
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: vỡ hoang , con hoẵng.
- HS : Bảng con , vở viết ,bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Viết các từ oan oăn, học toán , khoẻ khoắn.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài oan oăn -Trang 22 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần oang oăng :
- GV viết vần mới lên bảng học sinh đọc nối tiếp
+ Vầv oang gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm :o- a - ng)
- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng hoang ta thêm âm gì ? ( h)- HS ghép hoang :- Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+ GV đưa tranh : vỡ hoang -HS nhận xét tranh - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-Dạy vần oăng - hoẵng - con hoẵng (Thực hiện tương tự các bước trên )
-So sánh 2 vần oang oăng- đồng thanh .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
-4em đọc 4 từ - Giảng từ : liến thoắng , dài ngoẵng.
-HS đọc nối tiếp các từ -Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần oang oăng trong các từ .
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 24, 25 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 25 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : oang oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: oang oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
 - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần oang oăng (Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần oang oăng trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò:
Về nhà : Luyện đọc , viết vần tiếng có oang oăng.
-------------------------------------------------------------------
Thủ công
Cách sử dụng bút chì , thước kẻ, kéo 
I - Mục tiêu: 
-HS biết sử dụng các dụng cụ học thủ công :bút chì, thước kẻ, kéo.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy trắng, bút chì , thước kẻ , kéo.
HS: Giấy nháp, giấy màu,vở thủ công, bút chì , thước kẻ , kéo. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học môn thủ công của HS.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu dụng cụ học thủ công
-GV cho HS quan sát từng dụng cụ học môn thủ công : Bút chì , thước kẻ , kéo. 
HĐ2: Hướng dẫn sử dụng :
+ Hướng dẫn sử dụng bút chì: Mô tả cấu tạo bút chì và cách sử dụng : Cách gọt bút ,

File đính kèm:

  • doclop 1- tuan 22.doc