Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12: Vần ôn- Ơn

HĐ1: Luyện đọc :

-Đọc SGK ( cá nhân - đồng thanh.)

HĐ2: Luyện viết vào vở: ôn, ơn, en ,ên và từ khôn lớn

 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .

HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ôn-ơn , en-ên có trong sách báo

 

doc21 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12: Vần ôn- Ơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hát lá cờ việt nam.
HS: Vở bài tập đạo đức,bút màuđỏ, giấy màu vàng, giấy vẽ. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ:
Kể về anh , chị , em trong gia đình?(2 em kể )
Lớp nhận xét - Bổ sung.
 2/ Bài mới 
HĐ1:Tìm hiểu quốc kỳ , quốc ca.
+ GV treo quốc kỳ lên bảng HD HS tìm hiểu:
EM từng thấy lá cờ tổ quốc ở đâu?Lá cờ Việt Nam có màu gì?
Ngôi sao ở giữa có màu gì? Mấy cánh?
+ GV giới thiệu quốc ca :Là bài hát chính thức của đất nước , được hát khi chào cờ, bài này do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác .
*Tổng kết: Lá cờ tổ quốc , hay quốc kỳ tượng trưng cho đất nước có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ.Mọi người dân việt nam phải tôn kính quốc kỳ, quốc ca. Phải chào cờ và hát quốc ca để bày tỏ tình yêu đất nước.
HĐ2 : Hướng dẫn tư thế chào cờ.
Đầu buổi học thứ hai hàng tuần , nhà trờng thường tổ chức cho HS làm gì?( chào cờ)
Khi chào cờ các em đứng như thế nào ?( Đứng nghiêm)
GV làm mẫu tư thế chào cờ.HS quan sát tranh các bạn đang chào cờ.
Khi chào cờ bạn HS đứng như thế nào?
Tay của bạn để ra sao?Mắt bạn nhìn vào đâu?
HĐ3: HS tập chào cờ:
Gv treo lá cờ lên bảng – HS đứng tại chỗ chào cờ.
Gọi 1 số em lên thực hành – Lớp nhận xét- Bổ sung.
IV - Củng cố- Dặn dò
 ----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
ôn tập về cộng ,trừ trong phạm vi 5 
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ trong phạm vi 5 và các phép cộng đã học
Làm thông thạo các phép tính trên 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
- GV cho học sinh ôn lại bảng trừ và các bảng cộng đã học từ 1 đến 5
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính :
 4 + 0 5 – 3 5 + 0 3 - 3 2 – 2
 1 +4 5 – 2 4 - 2 4 – 0 3 – 1 
HS làm bài -Gọi HS lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 2 :Tính: 
HS thực hiện từ trái sang phải - HS làm bài 3 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
 2 +1 +1 3 +2+0 4 – 2 -1 
 5 -2 -2 4 – 0 - 2 5 - 3 -2 
 Bài 3: Điền số :
HS làm bài vào vở – Tổ chức trò chơi tiếp sức để chữa bài 
 2 + ..= 5 4 - .= 2 3 - ..= 0
 5 - .= 3 2 + .= 4 ..+ 3 =3
III/ Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
ôn tập vần ôn - ơn 
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần ôn-ơn
- HS đọc thông viết thạo vần ôn-ơn và các tiếng ứng dụng
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 46
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần ôn-ơn vào vở ôli và các tiếng có vần ôn - ơn
IV. Củng cố dặn dò
-Nhận xet tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt:
vần en - ên
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần en- ên - Đọc , viết được vần , tiếng có en -ên.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần en- ên.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
 II- Chuẩn bị
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ:lá sen, con nhện.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : ôn , ơn , cơn ma, khôn lớn.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì ôn ơn trang 94(4em đọc ).
 2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: en ên:
- Giới thiệu vần en: + Vần en gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : e-n )
 - HS ghép vần en- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng sen ta thêm âm gì ? ( s )
HS ghép sen: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
HS quan sát tranh rút ra từ lá sen – HS đọc cá nhân - đồng thanh .
- Dạy vần ên- nhện - con nhện.( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần en - ên: đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: khen ngợi , mũi tên.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần en ên trong các từ .
- HDHS nx tranh – GV nêu câu ứng dụng – HS đọc 
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 96, 97 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. 
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 97 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: en, ên, lá sen, con nhện.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
-Luyện viết vào vở: en, ên, lá sen, con nhện.
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần en, ên.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần en - ên trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có en - ên.
-----------------------------------------------------------
Toán:
Phép cộng trong phạm vi 6
I- Mục tiêu: 
- HS tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 6.
Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
Làm tính: 3 +1 = 2 + 0 = ..+ 1 = 1 5 -= 0.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu phép cộng bảng cộng trong phạm vi 6:
a) Phép tính: 5 + 1 =6: 1 + 5 = 6
Có 5 chấm tròn- GVgài thêm 1 chấm tròn .Có tất cả mấy chấm tròn?
 GV đưa ra 1 số nhóm vật khác cho HS nhận xét : Có 6 cái cốc , có 6 que tính ..
5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn 5 thêm 1 bằng 6.
GV viết : 5 + 1 = 6 ( HS đọc đồng thanh )
5 cộng 1 bằng mấy ?( 6)- HS gài bảng : 5 + 1 = 6
1 cộng 5 bằng mấy ? (6) – HS gài bảng : 1 + 5 = 6
HS nhận xét kết quả 2 phép tính trên - Đồng thanh.
b) Phép tính: 4 + 2 = 6: 2 + 4 = 6
c) Phép tính: 3 + 3 = 6 ( các bước thực hiện tương tự ) 
d) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6:
GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng GV hỏi lại kết quả.
HS nêu lại kết quả - GV ghi lại : 4+2=6 2+4=6 1+5=6 5+1=6
HĐ3: Thực hành Luyện tập:
Bài1: Tính : HS làm bài -2 em lên bảng chữa bài- Nhận 
Bài 2: Tính:
HS áp dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để làm tính
HS làm bài 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét. 
Bài 3:Tính :
 HS thực hiện nhẩm phép tính từ trái sang phải HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài- Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính : a) 4 + 2 = b)3 +3 =
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố - Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt:
vần in- un
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần in -un - Đọc , viết được vần , tiếng có in-un.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần in - un.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời xin lỗi.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: đèn pin , con giun.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : en , ên , áo len, nền nhà.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì en- ên trang 96 (4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: in - un:
- Giới thiệu vần in: + Vần en gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : i-n )
 - HS ghép vần in- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng pin ta thêm âm gì ? ( p )
HS ghép pin: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
HS quan sát tranh rút ra từ đèn pin – HS đọc cá nhân - đồng thanh .
- Dạy vần un- giun - con giun.( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần in - un: đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: .
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần in - un trong các từ .
- HDHS nx tranh – GV nêu câu ứng dụng – HS đọc 
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 98, 99 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Nói lời xin lỗi 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 99 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: in, un, đèn pin, con giun.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
 -Luyện viết vào vở tập viết.
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần in, un.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần in - un trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có in - un.
-------------------------------------------------------------
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 6
I- Mục tiêu: 
 -Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa cộng và trừ.
-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
-Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.
-Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 .
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 6.
Làm tính: 3 + 3 = 4 + 2 = 2 +  = 6  + 1 = 6
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 6:
a) Phép trừ trong phạm vi 6:
GV gài 6 chấm tròn -GV bớt 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?( 5 chấm tròn ) HS nêu bài toán : Có 6 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn. 
6 bớt 1 còn mấy? 
HS gài phép tính: 6 - 1=5 
GV viết : 6 - 1 = 5 HS đồng thanh: 6 -1 = 5.
b )Giới thiệu phép tính : 6 - 2 = 4 6 - 4 = 2.
c ) Giới thiệu phép tính : 6 -3 = 3 ( các bước tương tự )
 * HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 6.
c) Mối quan hệ giữa cộng và trừ: HS dựa vào hình vẽ ở SGK nx .
 HĐ3: Thực hành Luyện tập:
Bài 1: Tính: - HS làm tính viết.
 - GV lưu ý đặt các số thẳng cột dọc. 
Bài 2: Tính:
HS áp dụng các phép cộng , trừ đã học để làm tính .HS làm bài - Gọi lần lượt HS lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 3: Tính: HS thực hiện phép tính từ trái sang phải .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính : 6 - 1 = 5 6 -2 = 4 
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
 --------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Tiếng việt 
ôn tập bài 46, 47 (2 tiết)
I- Mục tiêu: 
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn lại các bài học bài 46 , 47
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện viết vào vở: ôn, ơn, en ,ên và từ khôn lớn
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ôn-ơn , en-ên có trong sách báo
III- - Củng cố- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có vần ôn, ơn,en, ên
---------------------------------------------------
Ôn Toán
ôn tập về cộng ,trừ trong phạm vi 6
I. Mục tiêu
-Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng, trừ trong phạm vi 6
- Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 6
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
-GV cho học sinh thi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 6
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : Tính
 6 -1 = 6 - 0 = 4 +2 = 5 + 1 = 
 6 - = 5 6 +  = 6 6 -  = 0
Bài 2 : Tính: 
1 + 3 + 2 = 6 -3 - 1 = 1 +4 +1 = 
- HS làm bài -3 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
 Bài 3:Điền dấu = : 
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu: : 2 + 3 6 2 + 4 ..6 4 -2 ..5 
III/ Củng cố dặn dò
NHận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày tháng 11 năm 2009
Tiếng việt:
vần iên - yên
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần iên, yên - Đọc , viết được vần , tiếng có iên ,yên.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần iên, yên.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Biển cả
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: đèn điện , con yến
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
 1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : in , un , xin lỗi, vun xới.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì in un trang 98(4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: iên yên:
- Giới thiệu vần iên: + Vần iên gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : i- ê-n )
 - HS ghép vần iên- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng điện ta thêm âm gì ? ( đ )
- HS ghép điện: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh rút ra từ đèn điện – HS đọc .
- Dạy vần yên- yến - con yến.( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần iên yên: đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: yên ngựa , yên vui.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần iên yên trong các từ .
- HS nx nội dung tranh rút ra câu ứng dụng .
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân , đồng thanh ).
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 100, 101 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Biển cả 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 101 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: iên, yên, đèn điện, con yến.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
-Luyện viết vào vở. : iên, yên, đèn điện, con yến.
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần iên, yên.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần iên yên trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có iên yên
 ---------------------------------------------------------
 Toán:
Luyện tập .
I - Mục tiêu: 
Củng cố và khắc sâu về phép cộng , trừ , thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 6.
Tập nêu ra bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp (cộng hoặc trừ)
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
 1 em HS đọc bảng trừ trong phạm vi 6:
Làm tính: : 6 -1 = 6 - 0 = 4 +2 = 5 + 1 = 
2 em lên bảng lớp viết bảng con.
2/Thực hành Luyện tập:
Bài 1: Tính: HS áp dụng các kiến thức đã học để làm tính viết. 
Bài 2: Tính: 
- HS thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Bài 3:Điền dấu = : 
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu .HS làm bài 2 em lên chữa bài Nhận xét .
Bài 4: Viết số: + 2 = 5 3 + = 6 6 + = 6
HS làm bài 3 em lên chữa bài 
Bài 5: Viết phép tính thích hợp: 
HS dựa vào tranh viết phép tính: 6 - 2 = 4 6 - 4 = 2 
- .Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------
Thể dục :
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - Trò chơi 
I/ Mục tiêu : 
-Ôn 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học.Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác hơn giờ học trước.
-Học động tác đứng đưa 1 chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
-Ôn trò chơi :Chuyền bóng tiếp sức.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động
II- Địa điểm , phương tiện 
GV: 1 cái còi.
HS: Dọn sân bãi sạch , kẻ sân.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
-GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát ( 1-2 phút).
Dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1 -2 phút.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trờng(30- 50 m)
HĐ2: Phần cơ bản:
 + Ôn phối hợp ( 2 lần 4 nhịp)
+ Đứng kiễng gót, 2 tay chống hông( 1 -2 lần):
GV làm mẫu , giải thích động tác ( Chống hông ngón cái để ra sau lưng)-HS tập theo cô.
Từng tổ lên thực hành - Lớp nhận xét.
+ Đứng đưa 1 chân ra trước , 2 tay chống hông( 1 -2 lần):
+ Đứngđa 1 chân ra sau, 2 tay giơ cao thẳng hớng( 3 -5 lần):
* Ôn trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức ( 5 - 6 phút)
 - HS thực hành chuyền bóng cho nhau trong hàng của mình .
- Cùng thời gian hàng nào chuyền bóng xong trớc hàng đó thắng. 
HĐ3: Phần kết thúc 
-Đi thường theo nhịp 2 -4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
-Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút)
-Giậm chân tại chỗ - đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 ..(1-2 phút) 
-Hệ thống bài .Nhận xét giờ học( 1 phút).
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2009
Tiếng việt:
vần uôn - ươn
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần uôn , ươn - Đọc , viết được vần , tiếng có uôn, ươn.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uôn ,ươn.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: chuồn chuồn, vươn vai.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
 1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : iên , yên , viên phấn , yên vui.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì iên yên- trang 100(4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: uôn -ươn:
- Giới thiệu vần uôn: + Vần uôn gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : u- ô-n )
 - HS ghép vần uôn- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng chuồn ta thêm âm gì ? ( ch )
- HS ghép chuồn: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh rút ra từ chuồn chuồn- HS đọc .
- Dạy vần ươn- vươn - vươn vai.( thực hiện tương tự các bước trên )
- So sánh 2 vần uôn ươn.
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: ý muốn, con lươn.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần uôn ươn trong các từ .
-HS nx tranh đưa ra câu ứng dụng –HS đọc nối tiếp - Đồng thanh - cá nhân .
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 102, 103 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: : Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào 
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 103 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
-Luyện viết vào vở: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uôn, ươn.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố- Dặn dò:- Tìm tiếng có vần uôn-ươn trong sách báo , văn bản . Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có uôn - ươn.
Tự nhiên -Xã hội 
Nhà ở .
 I / Mục tiêu :
HS biết nhà ở là nơi sinh sống của mọi người trong gia đình.
Có nhiều loại nhà ở , mỗi loại đều có địa chỉ. 
Kể được địa chỉ nhà ở của mình và các đồ đạc trong nhà mình .
Biết yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em.
II /Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to :Chủ đề : Nhà ở.
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
 -Kể về gia đình em? Em có yêu quý gia đình không?
2/ Bài mới 
HĐ1:Quan sát tranh :
Bước 1:Thảo luận theo cặp:
Nội dung: Quan sát tranh trang 24 : Trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm từng loại nhà trong tranh?+ Ngôi nhà này thuộc thành phố hay nông thôn , miền núi?+ Nó thuộc loại nhà tầng , nhà ngói hay nhà lá?+ Nhà em giống nhà nào trong tranh ?+ Em thích ngôi nhà nào ? Tại sao?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bàytheo tranh phóng to Lớp bổ sung.
+ GV giải thích các dạng nhà ở hiện nay: nhà ở nông thôn , nhà tập thể, các dãy phố , nhà ở miền núi( nhà sàn, nhà rông)
-HS giơ tay nhà mình thuộc loại nhà nào?
-Kết luận 

File đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 12.doc