Bài giảng Lớp 1 - Môn tiếng Việt - Học vần tiết 1 - Bài : Ưu, ươu
Giáo viên viết các từ: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế.
- Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ.
- Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> Giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ.
- Giáo viên giải thích từ.
- Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 1. Bài : ƯU, ƯƠU I- Mục tiêu: -Học sinh đọc được ưu, ươu, trái lựu, hươu sao từ: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. và câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. - Viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên. - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt. II- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành tiếng Việt. Tranh minh họa phần luyện nói III- Các hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc iêu, yêu, buổi chiều, yêu quý, hiểu bài. Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã về. - Viết: iêu, yêu. Buổi chiều, yêu cầu, già yếu. ( Mỗi dãy viết 1 từ) - Nhận xét 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy vần ưu, ươu - Giới thiệu vần “ưu” từ vần iêu - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần iêu-> phân tích, đọc -> Thay âm iê = ư tạo vần mới: ưu - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần ưu ( 2 con chữ: ư và u) + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “ưu” Ghép tiếng “lựu” Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ lựu” - Quan sát tranh giới thiệu từ : trái lựu Ghép từ: trái lựu -> đọc từ. Đọc tổng hợp : ưu, lựu, trái lựu * Dạy vần ươu ( tương tự) - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ưu-> phân tích, đọc -> Thay âm ư = ươ tạo vần mới: ươu - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần ươu ( 3 con chữ: ư, ơ và u) + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “ươu” Ghép tiếng “hươu” Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ hươu” Quan sát tranh giới thiệu từ : hươu sao Ghép từ: hươu sao -> đọc từ. Đọc tổng hợp : ươu, hươu, hươu sao -> Đọc cả bài. - So sánh ưu/ ươu * Hoạt động 2: Luyện viết Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết. Học sinh viết bảng con : ưu, lựu, trái lựu; ươu, hươu, hươu sao Tự viết tiếng, từ mới có vần ưu, ươu-> đọc tiếng viết được. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng Giáo viên viết các từ: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ. Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> Giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ. Giáo viên giải thích từ. Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò Tiết 2. Bài: ưu, ươu 1.Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại bài ở tiết 1 Giáo viên cho cho quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. -Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh. Trong câu có những tiếng nào được viết hoa.( Buổi, Cừu). Vì sao lại viết hoa?( chữ đầu câu: Buổi; tên riêng: Cừu) Tiếng nào có chứa vần mới học? Đọc tiếng, từ , câu. 2.Hoạt động 2: Luyện viết Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. Lưu ý nét nối giữa các con chữ. 3.Hoạt động 3: Luyện nói Học sinh nêu chủ đề nói : Hổ, báo, gấu, hươu, nai voi Học sinh quan sát tranh - Trong tranh vẽ gì? Những con vật này sống ở đâu? Trong những con vật này, con nào ăn thịt, con nào ăn cỏ? Con nào thích ăn mật ong? Con nào hiền lành nhất? Con nhìn thấy những con vật này ở đâu? Con thích con vật nào nhất? 3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài. Thi tìm vần mới học trong văn bản được giáo viên chuẩn bị trước. Về đọc lại bài, chuẩn bị bài Ôn tập Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 1. Bài : ÔN TẬP I- Mục tiêu: - Học sinh đọc được các vần có kết thúc bằng u/o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43 - Viết được các vần, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Sói và cừu - Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo. II- Đồ dùng dạy học: Bảng ôn, tranh minh họa phần luyện nói III- Các hoạt động dạy học: 2- Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Tuần qua các em đã học được những vần nào? -> Học sinh nhắc-> giáo viên ghi lên góc bảng. - Gọi vài học sinh đọc lại các vần. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh - Tranh vẽ gì? -> rút ra tiếng vần au/ ao. Vần au/ ao có âm kết thúc là âm nào?( u/o) - Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - Giáo viên treo bảng ôn. u o a au ao e â … … ê … … i … … u … … iê … uô … ươ … * Hoạt động 2 : ôn tập - Đọc chữ trên bảng ôn 1 - Giáo viên chỉ bảng , học sinh đọc ( theo thứ tự và không theo thứ tự) - Giáo viên đọc, học sinh chỉ chữ .( hàng ngang, cột dọc) - Học sinh tự chỉ và đọc. * Ghép vần: a ghép với u => au; a ghép với o => ao - Các vần khác tương tự. * Hoạt động 3: Đọc, viết từ ứng dụng - Giáo viên viết từ ứng dụng : ao bèo, cá sấu, kì diệu - Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc-> Giaó viên giải thích từ. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. - Hướng dẫn học sinh viết từ ứng dụng vào bảng con. - Học sinh viết và đọc từ. * Củng cố: Luyện đọc lại bảng ôn. Tiết 2: ôn tập *Hoạt động 1: Luyện đọc, luyện viết - Đọc : đọc bảng ôn -> cá nhân, đồng thanh. - Quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng : Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. -> đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Đọc toàn bài - Hướng dẫn học sinh viết : cá sấu, kì diệu -> viết trong vở tập viết. * Hoạt động 2: Kể chuyện “cây khế” -Giáo viên kể lần 1-> lần 2 kết hợp tranh. * Tranh 1: Một con chó sói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng nó gặp Cừu đang ăn cỏ trên bãi rộng. Nó tiến đến đe dọa Cừu và nói: Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết, mày có mong ước gì không? Cừu trả lời: Tôi nghe nói anh là bậc anh hùng. Trước khi ăn thịt tôi anh có thể hát cho tôi nghe1 bài được không? * Tranh 2: Sói nghĩ, con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng và la rống lên. * Tranh 3: Tận cuối bãi, người chăn Cừu nghe tiếng sói gào, anh liền chạy nhanh đến, sói vẫn đang say sưa hát không để ý gì cả nên đã bị người chăn cừu giáng cho một gậy. * Tranh 4: Thế là chú Cừu bé nhỏ thông minh của chúng ta được cứu thoát. - Mỗi nhóm cử 1 bạn kể 1 tranh ( nối tiếp) -> nhóm bạn nhận xét-> GV gợi ý, động viên học sinh kể Thi kể toàn bộ câu chuyện . Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao? Câu chuyện nói lên điều gì? Giáo viên tổng kết-> Đọc lại bài ôn. *Dặn dò: -Về đọc bài -Ôn lại tất cả các âm đã học. Kể chuyên cho cả nhà nghe. - Chuẩn bị bài: on, an ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 1. Bài : ON, AN I- Mục tiêu: -Học sinh đọc được on, an, mẹ con, nhà sàn Từ: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế, và câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con tập múa. - Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : bé và bạn bè. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên. - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt. II- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành tiếng Việt. Tranh minh họa phần luyện nói. III- Các hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc ao bèo, cá sấu, kì diệu - Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. - Viết : cá sấu, ao bèo, kì diệu. ( Mỗi dãy viết 1 từ) - Nhận xét 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy vần on an - Giới thiệu vần “on” từ vần oi - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần oi-> phân tích, đọc -> Thay âm i = n tạo vần mới: on - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần on( 2 con chữ: o và n) + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “on” Ghép tiếng “con” Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ con”. Quan sát tranh giới thiệu từ “ mẹ con” Ghép từ: mẹ con-> đọc từ. Đọc tổng hợp : on, con, mẹ con * Dạy vần an ( tương tự) - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần on-> phân tích, đọc -> Thay âm o = a tạo vần mới: an - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần an ( 2 con chữ: o và n). + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “an” - Ghép tiến sàn. Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ sàn”. Quan sát tranh giới thiệu từ “ nhà sàn” Ghép từ: nhà sàn-> đọc từ. Đọc tổng hợp : an, sàn, nhà sàn -> Đọc cả bài. - So sánh on / an * Hoạt động 2: Luyện viết Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết. -Học sinh viết bảng con : on, an, mẹ con, nhà sàn - Tự viết tiếng, từ mới có vần on, an-> đọc tiếng viết được. - Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng - Giáo viên viết các từ: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế. - Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ. - Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> Giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ. Giáo viên giải thích từ. Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò Tiết 2. Bài: on, an 1.Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại bài ở tiết 1 Giáo viên cho cho quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng - Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con tập múa. -Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh. Trong câu có những tiếng nào được viết hoa?Vì sao lại viết hoa Tiếng nào có chứa vần mới học? Đọc tiếng, từ , câu. 2.Hoạt động 2: Luyện viết Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết : on, an, mẹ con, nhà sàn. on on on on on - Lưu ý nét nối giữa các con chữ. nhà sàn mẹ con mẹ con an an an an an 3.Hoạt động 3: Luyện nói Học sinh nêu chủ đề nói : bé và bạn bè. Học sinh quan sát tranh - Trong tranh vẽ gì? Bé và các bạn. -Các bạn của con là ai ? Họ ở đâu? -Con có thích các bạn ấy không? Các bạn ấy là người như thế nào? -Con và các bạn ấy thường giúp đỡ nhau trong những công việc gì? -Con mong muốn gì đối với các bạn? 3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài. Thi nói câu chứa tiếng có vần mới học. Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: ân, ă, ăn ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 1. Bài : ÂN - Ă - ĂN I- Mục tiêu: -Học sinh đọc được ân, ă, ăn, cái cân, con trăn Từ: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò, và câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn. - Viết được: ân, ăn, cái cân, nhà sàn - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Nặn đồ chơi. Học sinh khá giỏi nói được từ 3 - 4 câu theo chủ đề trên. - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, sáng tạo trong học tập Tiếng Việt. II- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành tiếng Việt. Tranh minh họa phần luyện nói. III- Các hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc rau non, hòn đá, thợ hàn. Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con tập múa. - Viết : on, an, rau non, hòn đá, bàn ghế. ( Mỗi dãy viết 1 từ) - Nhận xét 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy vần ân, ă, ăn - Giới thiệu vần “ân” từ vần an - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần an-> phân tích, đọc -> Thay âm a = â tạo vần mới: ân - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần ân( 2 con chữ: â và n) + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “ân” Ghép tiếng “cân” Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ cân”. Quan sát tranh giới thiệu từ “ cái cân” Ghép từ: cái cân-> đọc từ. Đọc tổng hợp : ân, cân, cái cân * Dạy vần ăn ( tương tự) - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ân-> phân tích, đọc -> Thay âm â = ă tạo vần mới: ăn -> giới thiệu âm ă - Hướng dẫn phát âm-> giáo viên phát âm mẫu-> học sinh phát âm. - Phân tích cấu tạo vần ăn ( 2 con chữ: ă và n). + Phân tích-> đánh vần-> đọc vần “ăn” - Ghép tiến trăn. Phân tích-> đánh vần-> đọc tiếng “ trăn”. Quan sát tranh giới thiệu từ “ con trăn” Ghép từ: con trăn-> đọc từ. Đọc tổng hợp : ăn, trăn, con trăn -> Đọc cả bài. - So sánh ân / ăn * Hoạt động 2: Luyện viết Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết. -Học sinh viết bảng con : ân, cân, cái cân, ăn, trăn, con trăn. - Tự viết tiếng, từ mới có vần ân, ăn-> đọc tiếng viết được. - Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng - Giáo viên viết các từ: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò. - Học sinh đọc thầm-> 1 hoặc 2 học sinh đọc các từ. - Tìm tiếng có vần mới học-> học sinh tìm-> Giáo viên gạch dưới tiếng có vần mới học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vần, tiếng, từ. Giáo viên giải thích từ. Giáo viên đọc lại các từ-> học sinh đọc lại-> đọc toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò Tiết 2. Bài: on, an 1.Hoạt động 1: Luyện đọc: Đọc lại bài ở tiết 1 Giáo viên cho cho quan sát tranh giới thiệu câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn. -Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh. Trong câu có những tiếng nào được viết hoa?Vì sao lại viết hoa? Tiếng nào có chứa vần mới học? Đọc tiếng, từ , câu. 2.Hoạt động 2: Luyện viết ân ân ân ân ân Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết : ă, ân, cái cân, con trăn. con trăn cái cân cái cân ăn ăn ăn ăn ăn - Lưu ý nét nối giữa các con chữ. 3.Hoạt động 3: Luyện nói Học sinh nêu chủ đề nói : Nặn đồ chơi Học sinh quan sát tranh - Trong tranh vẽ gì? - Họ đang làm gì? -Nặn đồ chơi có thích không? -Lớp mình có ai nặn được đồ chơi? -Con hãy kể về những công việc để nặn đồ chơi của mình. -Đồ chơi thường được nặn bằng gì? -Con đã nặn được những đồ chơi nào? 3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc bài. Thi nói câu chứa tiếng có vần mới học. Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: ôn, ơn ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010 Tập viết tuần 9 Bài: CÁI KÉO, TRÁI ĐÀO, SÁO SẬU, LÍU LO, HIỂU BÀI, YÊU CẦU I- Mục tiêu : - Học sinh viết được các chữ cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một - Viết đúng-> đẹp : cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu.Học sinh khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1 - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo. II- Đồ dùng dạy học: Chữ viết mẫu III- Các hoạt động dạy học 1- Bài cũ: - Ổn định lớp. - Kiểm tra tập vở bút, chì. - Viết bảng con: eo, ao, chú mèo, ngôi sao - Nhận xét 2- Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu ( bảng con) * Phân tích cấu tạo chữ “cái kéo” -> học sinh quan sát và trả lời - Độ cao của chữ c, ai, eo ( 1 đơn vị); k ( 2,5 đơn vị), khoảng cách giữa hai chữ, vị trí dấu sắc.. - Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết. cái kéo - Học sinh viết bảng con “cái kéo” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. * Phân tích cấu tạo chữ “trái đào” -> học sinh quan sát và trả lời ( nt) trái đào - Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết. - Học sinh viết bảng con “sáo sậu” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. * Phân tích cấu tạo chữ: líu lo, hiểu bài, yêu cầu,…( tương tự như các chữ trên) - Học sinh tự viết vào bảng-> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở -Giáo viên nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút. -Học sinh quan sát chữ viết mẫu trên bảng. yêu cầu hiểu bài líu lo líu lo sáo sậu sáo sậu trái đào trái đào cái kéo cái kéo -Học sinh lần lượt viết từng chữ, từng hàng theo hướng dẫn của giáo viên. -Giáo viên kiểm tra uốn nắn rèn chữ viết cho học sinh. -Chấm điểm một số vở -Nhận xét bài viết của học sinh. 3. Củng cố, dặn dò - Hỏi bài viết. - Về viết lại những chữ viết chưa đẹp. -Giáo dục: Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan. --------------------------------------------- Môn : Tập viết tuần 10 Bài : CHUÙ CÖØU, RAU NON, THÔÏ HAØN, KHÂU ÁO, CÂY NÊU, DAËN DOØ 1. Mục tiêu: -Viết đúng các chữ : chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò, kiểu chữ thường, cỡ chữ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. -Học sinh khá, giỏi viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một - Viết đúng, đẹp, có kĩ thuật viết liền nét và khoảng cách đều giữa các chữ - Giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Chữ viết mẫu. - Học sinh: Vở tập viết, bút, bảng con. 3. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Kiểm tra tập vở bút, chì. - Viết bảng con các con chữ có liên quan đến bài viết: ch, th, kh, l. - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò, ( bảng con) * Phân tích cấu tạo chữ “chú cừu” -> học sinh quan sát và trả lời - Độ cao của chữ ( c, u, ưu -1 đơn vị; h 2,5 đơn vị). Vị trí dấu sắc, dấu huyền. - Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết. - Học sinh viết bảng con “chú cừu” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. * Phân tích cấu tạo chữ “rau non” -> học sinh quan sát và trả lời - Độ cao của chữ t. Độ cao của các con chữ trong vần ươi , vị trí dấu huyền. - Hướng dẫn cách viết -> cô viết mẫu -> học sinh quan sát -> nhắc lại cách viết. - Học sinh viết bảng con “thợ hàn” -> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. * Phân tích cấu tạo chữ: khâu áo, cây nêu, dặn dò ( tương tự như các chữ trên) - Học sinh tự viết vào bảng-> Giáo viên quan sát, sửa chữa, rèn chữ viết cho học sinh. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở -Giáo viên nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút. -Học sinh quan sát chữ viết mẫu trên bảng. rau non chú cừu -Học sinh lần lượt viết từng chữ, từng hàng theo hướng dẫn của giáo viên. thợ hàn -Giáo viên kiểm tra uốn nắn rèn chữ viết cho học sinh. -Chấm điểm một số vở -Nhận xét bài viết của học sinh. khâu áo 3. Củng cố, dặn dò cây nêu - Hỏi bài viết. dặn dò - Về viết lại những chữ viết chưa đẹp. -Giáo dục: Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan.
File đính kèm:
- TV TUAN 11.doc