Bài giảng Lớp 1 - Môn tiếng Việt - Học vần bài 42: Vần ưu, ươu (2 tiết)

 MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Thực hiện được các phép tính cộng trừ các số đã học.

- Phép cộng,các số với 0.phép trừ 2 số bằng nhau; trừ cho số 0.

- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.

B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Tranh ở SGK.

C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

I/ KTBC: Lồng vào bài mới.

II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bà

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn tiếng Việt - Học vần bài 42: Vần ưu, ươu (2 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chết.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN ôn lại các âm đã học và xem trước bài sau.
TOÁN
Bài 40: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nhận biết được vai trò số 0 trong phép trừ ; 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau ;một số trừ đi 0 bằng chính nó 
-Biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hơp trong hình vẽ 
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK. Bộ ĐD Toán 1.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
HS làm bảng: 5 - 2	4 - 1	5 - 3. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau.
a) Giới thiệu các phép trừ 1 - 1 = 0.
- GV hdẫn HS qsát hình vẽ thứ nhất trong bài học và nêu BT: "Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt?"
- HS nêu lại BT rồi nêu câu TL: "1 con vịt bớt đi 1 con vịt còn 0 con vịt".
GV gọi HS nêu lại: "1 trừ 1 bằng 0".
- GV viết bảng: 1 - 1 = 0 (gb); HS đọc "một trừ một bằng ko". HS đọc lại.
b) Giới thiệu phép trừ 3 - 3 = 0. Tiến hành tương tự như phép trừ 1 - 1 = 0.
c) GV nêu thêm 1 số phép trừ nữa, HS tính kq và nx: "1 số trừ đi số đó thì bằng 0"
2. Giới thiệu phép trừ "một số trừ đi 0".
GVHD, gợi ý để HS biết được 4 - 0 = 4, 5 - 0 = 5, ... Từ đó giúp HS nx: "Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó".
3. Thực hành.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- GV theo dõi, uốn nắn. Chữa bài: HS đọc bài. Lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Tính.
Tương tự bài 1. 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu bài tập, qsát tranh vẽ rồi viết phép tính đúng.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
a) Trong chuồng có 3 con ngựa, 3 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại bn con ngựa?	3 - 3 = 0
b) Trong bình có 2 con cá, người ta vớt ra 2 con. Hỏi trong bình còn lại bn con cá? 	2 - 2 = 0
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài, xem bài sau.
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm2009
HỌC VẦN 
Bài 44: VẦN ON, AN (2 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc ,viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn.
- Đọc được câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn, ... múa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé và bạn bè.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đoc: kêu cứu, bưu điện.
	2 HS đọc bài ở SGK.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: on, an. HS đọc theo: on, an.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần on:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần on có âm o ghép với âm n. Âm o đứng trước, âm n đứng sau.
So sánh on với oi: Giống: đều bắt đầu bằng o.
	 Khác: on kết thúc bằng n, oi kết thúc bằng i.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đánh vần mẫu on: o - n - on. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: on. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: con, và đọc: con. 
+ HS ptích: Trong tiếng con, có âm c ghép với vần on. Âm c đứng trước, vần on đứng sau.
- GV đánh vần: cờ - on - con. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: mẹ con. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: on, con, mẹ con.
b) Vần an: Tiến hành tương tự.
So sánh an với on: Giống: kết thúc bằng n.
	 Khác: an bắt đầu bằng a; on bắt đầu bằng o.
- Đánh vần: a - n - an; sờ - an - san - huyền - sàn, nhà sàn.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần on được viết bắt dầu từ âm o nối liền với âm n, cao 2 li. Tương tự: an, mẹ con, nhà sàn.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: on, an, mẹ con, nhà sàn. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Bé và bạn bè.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ mấy bạn? 
? Các bạn ấy đang làm gì?
? Bạn của em là những ai? Họ ở đâu?
? Em và các bạn thường chơi những trò gì?
? Bố mẹ em có quý các bạn của em ko? 
? Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 45.
 TOÁN
Bài 41: LUYỆN TẬP.(trang 62 )
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Thực hiện được phép trừ biết trừ 2 số bằng nhau ;trừ số cho số 0.
- Biết làm tính trừ trong các số đã học 
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. (chú ý viết thẳng cột với nhau)
Bài 3: Tính.
- GV nêu yêu cầu và hdẫn HS làm từng bài. 
VD: 2 - 1 - 1; ta thấy 2 - 1 = 1; 1 - 1 = 0 	 2 - 1 - 1 = 0.
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình.
Bài 4: Điền dấu ><=.
- HS nêu cách làm bài, tự làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
a) Bạn Nam có 4 quả bóng, bị bay đi 4 quả. Hỏi bạn Nam còn lại bn quả bóng?	4 - 4 = 0.
b) Trong chuồng có 3 con vịt, đi ăn cả 3 con. Hỏi trong chuồng còn lại bn con vịt?	3 - 3 = 0.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
 TNXH
Bài 11: GIA ĐÌNH
A- MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em.
- Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, ... là những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- HS biết yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
B- ĐDDH: 
Các hình trong SGK. Giấy, bút vẽ.
C- HĐDH:
Khởi động: Lớp hát bài: "Cả nhà thương nhau". GV gtb.
HĐ1: Qsát theo nhóm nhỏ.
* Mtiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
* Tiến hành: 
B1: GV chia nhóm 4 HS:
- Các nhóm qsát các hình trong bài 11 (SGK) và TLCH trong SGK:
? Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gđ đang làm gì?
? Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gđ đang làm gì?
B2: ĐDN chỉ vào hình và kể về gđ Lan, gđ Minh. 
KL: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gđ.
HĐ2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp.
* Mục tiêu: Từng HS vẽ tranh về gđ của mình.
* Tiến hành: 
- Từng HS vẽ vào giấy về những người thân trong gđ mình.
- Từng đôi một kể với nhau về những người thân trong gđ.
KL: Gđ là tổ ấm của em. Bố, mẹ, ông, bà và anh (chị, em nếu có) là những người thân yêu nhất của em.
HĐ3: HĐ cả lớp.
* Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gđ mình.
* Tiến hành: 
GV động viên 1 số em dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những người thân trong gđ mình.
- GV đặt CH: Tranh vẽ những ai?
	Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
KL: Mỗi người khi sinh ra đều có gđ, nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố, mẹ và người thân. 
CC, DD: GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. Nhắc nhở HS về nhà kể cho mọi người nghe và thực hiện theo những gì đã học được. 
Về nhà học lại bài và xem bài sau.
Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm2009
HỌC VẦN 
Bài 45: VẦN ÂN -Ă – ĂN (2tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc và viết được: ân, ăn, cái cân, con trăn.
- Đọc được câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	
 Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đoc: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế.
	2 HS đọc bài ở SGK.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: ân, ăn. HS đọc theo: ân, ăn.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ân:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ân có âm â ghép với âm n. Âm â đứng trước, âm n đứng sau.
So sánh ân với an: Giống: đều kết thúc bằng n.
	 Khác: ân bắt đầu bằng â, an bắt đầu bằng a.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần ân và đánh vần: â - n - ân. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: ân. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: cân, và đọc: cân. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS ptích: cân: c + ân cân. GV gb: chuồn.
+ GV đưa từ khóa và gb: cái cân. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đt. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần ăn: Tiến hành tương tự.
GV gt ă: đọc là á. Thay ă vào â ta có vần ăn.
So sánh ăn với ân: Giống: kết thúc bằng n.
	 Khác: ăn bắt đầu bằng ă; ân bắt đầu bằng â.
- Ghép: ăn - đánh vần, đọc trơn; trăn: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: con trăn: HS đọc cá nhân, đt, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: ân, ăn, cái cân, con trăn. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ân, ăn, cái cân, con trăn. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Nặn đồ chơi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì? 
? Các bạn ấy đang làm gì?
? Các bạn ấy nặn những con vật gì? 
? Thường đồ chơi được nặn bằng gì? (đất, bột gạo nếp, bột dẻo, ...)
? Em đã nặn được những đồ chơi gì? 
? Ai nặn đẹp, giống như thật?
? Em có thích nặn đồ chơi ko?
? Sau khi nặn xong, em phải làm gì? (thu dọn, rửa tay, ...)
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 46.
TOÁN
Bài 42: LUYỆN TẬP CHUNG. (Trang 63)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thực hiện được các phép tính cộng trừ các số đã học.
- Phép cộng,các số với 0.phép trừ 2 số bằng nhau; trừ cho số 0.
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chú ý viết thẳng cột.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. 
Bài 3: Điền dấu ><=.
- HS nêu cách làm bài, tự làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
a) Trên cành có 3 con chim, có thêm 2 con chim nữa bay đến. Hỏi trên cành có tất cả bn con chim?
3 + 2 = 5
b) Trên cành có 5 con chim, 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại bn con chim?
5 - 2 = 3
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 5,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày20 tháng11 năm 2009
 TẬP VIẾT 
Tuần 9: CÁI KÉO, TRÁI ĐÀO, SÁO SẬU, LÍU LO.
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS viết đúng mẫu và cỡ của các chữ trên.
- HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo.
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li?
- GV viết bảng. HS theo dõi.
Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li.
- GV đọc. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối)
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
TẬP VIẾT
Tuàn10: CHÚ CỪU, RAU NON, THỢ HÀN
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS viết đúng mẫu và cỡ của các chữ trên.
- HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: chú cừu, rau non, thợ hàn, ....
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li?
- GV viết bảng. HS theo dõi.
Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li.
- GV đọc các từ. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối)
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học
 THỂ DỤC
Bài 11: TDRLTT CƠ BẢN - TRÒ CHƠI
A- MỤC TIÊU:
- Ôn 1 số đtác TD RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh.
- Học động tác đứng đưa 1 chân ra trước, 2 tay chống hông. Y/cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Làm quen với trò chơi: "Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
- Giáo dục HS yêu thể thao, thường xuyên tập luyện TDTT.
B- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Vệ sinh sân tập sạch sẽ. 1 còi.
C- ND VÀ PPLL
I/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân. 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó đứng quay mặt vào trong.
* Trò chơi "Diệt các con vật có hại". ĐH vòng tròn.
II/ Phần cơ bản:
- Học đứng đưa 1 chân ra trước, 2 tay chống hông: GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập theo 4 nhịp.
N1: Đưa chân trái ra trước, 2 tay chống hông.	
N2: Về TTĐCB.
N3: Đưa chân phải ra trước, 2 tay chống hông. 	
N4: Về TTĐCB.
GV nhận xét, sửa sai cho HS sau mỗi lần tập.
- TC "Chuyền bóng tiếp sức".
GV nêu tên TC, tập trung HS thành 4 hàng dọc theo 4 tổ (cách 1 cánh tay). Tổ trưởng đứng trước, chuyền bóng cho bạn sau mình. Cứ tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng. Tổ nào chuyền bóng về đích trước thì thắng.
III/ Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp 4 hàng dọc và đếm 1 - 2 sau đó chuyển thành hàng ngang.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV cho 1 vài HS lên thực hiện động tác RL TTCB. Lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét giờ học, VN ôn các nội dung đã học.
 THỦ CÔNG
Bài: XÉ DÁN HÌNH CON GÀ (T2)
A- MỤC TIÊU:
- HS biết cách xé, dán hình con gà đơn giản.
- Xé được hình con gà con và dán cân đối, phẳng.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, yêu thích, chăm sóc và bảo vệ con vật.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
T: Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau.
H: Giấy màu, giấy nháp, hồ dán, bút chì, vở TC, khăn lau tay.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
3. HS thực hành:
- HS lấy giấy màu, đếm ô, đánh dấu, và vẽ các hình CN cạnh dài 10 ô, ngắn 8 ô; hình vuông cạnh 5 ô; hình tam giác trên hình vuông cạnh 4 ô.
- Xé các hình.
- Xé hình thân gà, đầu gà, đuôi gà.
Chú ý xé từ từ, ko vội vàng và vừa xé vừa sửa cho giống mẫu.
- Xé hình mỏ, mắt, chân.
GV theo dõi, nhắc lại và uốn nắn các thao tác cho những HS còn lúng túng.
- HS bôi hồ dán sản phẩm vào vở thủ công như GV đã hướng dẫn: dán theo thứ tự, phẳng, cân đối và đều (bôi hồ mỏng để hình không bị nhăn).
- Dùng bút màu trang trí thêm cảnh vật cho sinh động.
- Thu dọn giấy thừa và lau sạch tay.
IV/ NHẬN XÉT, DẶN DÒ:
1. Nhận xét chung: 
GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
Tinh thần và thái độ học tập của HS.
Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
2. Đánh giá sản phẩm:
Xé được các bộ phận của hình con gà con và cân đối.
Hình gần giống mẫu. Dán đều, cân đối, không nhăn.
GV tuyên dương những bài xé, dán đẹp.
3. Dặn dò: 
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
 Chiều thứ hai ngày 16/11/2009
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (ưu, ươu)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: hưu trí, cái bướu.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS qsát tranh, đọc từ và nối đúng từ vào tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Hươu nai, bầu rượu, chú cừu.
Bài 2: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- GV hướng dẫn HS đọc từ, tìm nối đúng câu.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: Trái lựu đỏ ối. Chú bé mưu trí. Cô Khướu líu lo.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: mưu trí, bầu rượu. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần ưu, ươu. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần đã học: ưu, ươu. 
- HS tìm từ mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: chú cừu, cứu với, mưu trí, chim khướu, hươu nai, bướu cổ, ...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 11.doc