Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 94: Uân uyên

Muốn cài tiếng xuân ta cài âm x trước, vần uân sau.

- Cả lớp quan sát.

- Đánh vần: xờ - uân – xuân.

- Quan sát và trả lời: Tranh vẽ cảnh hoa đào nở, chin én bay lượn.

- Cả lớp lắng nghe.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 94: Uân uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 94: UÂN UYÊN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
Học sinh đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
2/ Kĩ năng:
Đọc được từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng:
+ Huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
+ Chim én bận đi đâu
 Hôm nay về mở hội
 Lượn bay như dẫn lối
 Rủ mùa xuân cùng về.
Viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
3/ Thái độ: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Bộ chữ học vần, sách Tiếng Việt 1, tập 2, tranh mùa xuân, tranh bóng chuyền.
Học sinh: SGK Tiếng Việt 1, tập 2, bộ chữ, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Phương pháp
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’ 
 7’
 16’
 2’
 5’
 5’
Thực hành
Quan sát, Phân tích,Tổng hợp.
 Nghỉ
Thực hành, luyện tập
Viết theo mẫu
I/ Ổn định:
II/ Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc:
- uơ, thuở xưa, huơ tay.
- uya, giấy pơ-luya, trăng khuya.
- Các từ ứng dụng yêu cầu học sinh phân tích tìm tiếng có vần uơ, uya.
- Nhận xét phần đọc.
2. Đọc câu SGK:
 Nơi ấy ngôi sao khuya
 Soi vào trong giấc ngủ
 Ngọn đèn khuya bóng mẹ
 Sáng một vầng trên sân.
3. Đọc cho học sinh viết: 
. huơ vòi
. đêm khuya
- Giáo viên nhận xét tổng kết phần kiểm tra bài cũ.
II/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài – ghi tựa:
 Hôm nay, cô sẽ giới thiệu thêm 2 vần mới cũng có âm u đứng đầu vần. Đó là vần uân, uyên.
- Giáo viên ghi tựa (uân), đọc lại 2 lần.
- Gọi học sinh đọc.
2/Dạy vần uân:
a/Nhận diện vần:
- Vần uân gồm những âm nào ghép lại với nhau? Âm nào đứng trước, âm nào đúng sau?
- So sánh vần uân với vần uya:
 + Đây là vần gì mà chúng ta đã học?	
 + Tìm điểm giống nhau giữa 2 vần này.
 + Tìm điểm khác nhau giữa 2 vần này.
b/Đánh vần và đọc:
- Đánh vần: u – â – nờ - uân. Giáo viên đánh vần 2 lần.
- Gọi học sinh đánh vần: u – â – nờ - uân.
- Đọc vần: uân.
- Cho học sinh đọc vần uân.
- Cài vần:
+ Muốn cài vần uân ta phải cài như thế nào? (âm nào trước, âm nào sau).
+ Cho học sinh cài vần uân.
- Giáo viên cài vần uân.
+ Khi đã có vần uân thêm âm x đứng trước ta được tiếng gì?
+ Cho học sinh cài tiếng xuân.
- Giáo viên cài tiếng xuân, yêu cầu học sinh nhắc lại cách cài. 
- Giáo viên hỏi: Muốn ghi tiếng xuân ta viết âm nào trước, vần nào sau?
- Giáo viên ghi bảng: xuân . 
- Cho học sinh đánh vần và đọc: xờ - uân – xuân.
- Giáo viên treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên giới thiệu từ khóa mùa xuân: Đây là tranh vẽ cảnh mùa xuân, hoa đào khoe sắc nở, những chú chim én bay lượn như chào đón một mùa xuân đã đến.
- Ghi: mùa xuân.
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần uân.
- Cho học sinh đọc tiếng xuân, từ mùa xuân.
- Đọc: uân – xuân – mùa xuân, mùa xuân – xuân – uân.
3/Dạy vần uyên:
a/Nhận diện vần:
- Vần uyên gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- So sánh vần uyên với vần uân:	
 + Tìm điểm giống nhau giữa 2 vần này.
 + Tìm điểm khác nhau giữa 2 vần này.
b/Đánh vần và đọc:
- Cho học sinh đánh vần.
- Đánh vần: u – y – nờ - uyên.
- Gọi học sinh đánh vần: : u – y – nờ - uyên.
- Đọc vần: oăng.
- Cho học sinh đọc vần uyên.
- Cài vần:
+ Muốn cài vần uyên ta phải cài như thế nào?( âm nào trước, âm nào sau).
+ Cho học sinh cài vần uyên.
- Giáo viên cài vần uyên.
+ Khi đã có được vần uyên thêm âm ch đứng trước, dấu sắc trên âm ê ta được tiếng gì?
+ Cho học sinh cài tiếng chuyền.
- Giáo viên cài tiếng chuyền, yêu cầu học sinh nhắc lại cách cài.
- Muốn ghi tiếng chuyền ta ghi như thế nào?
- Giáo viên ghi bảng: chuyền.
+ Cho học sinh đánh vần và đọc: chờ - uyên – chuyên – huyền – chuyền.
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Giới thiệu từ khóa bóng chuyền: Tranh vẽ mọi người đang đánh bóng chuyền, đây chính là môn thể thao được nhiều người yêu thích nhất, giúp rèn luyện sức khỏe và giúp tăng chiều cao.
- Ghi: bóng chuyền.
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần uyên.
- Cho học sinh đọc tiếng chuyền, từ bóng chuyền.
- Đọc: uyên – chuyền – bóng chuyền, bóng chuyền – chuyền – uyên.
- Đọc bài khóa: uân – xuân – mùa xuân.
 uyên – chuyền – bóng chuyền.
** NGHỈ GIỮA TIẾT
c/ Đọc từ ngữ ứng dụng:
 huân chương chim khuyên
 tuần lễ kể chuyện
- Cho học sinh đọc nhẩm, tìm tiếng có vần uân, uyên. Giáo viên gạch chân tiếng chứa vần.
- Cho học sinh đánh vần tiếng chứa vần uân, uyên.
- Cho học sinh đọc tiếng chứa vần uân, uyên.
- Cho học sinh đọc từ.
- Đọc từ và giảng:
+ Huân chương: Huân chương chính là phần thưởng do nhà nước tặng cho những người có thành tích trong công việc, thường được treo trước ngực trong những dịp long trọng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh huân chương.
+ Tuần lễ: Là khoảng thời gian 7 ngày, từ thứ 2 đến chủ nhật.
+ Chim khuyên: là một loài chim có đuôi dài, rất nhanh nhen, hót hay.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh chim khuyên.
+ Kể chuyện: Kể một câu chuyện.
- Cho học sinh đọc lại các từ ứng dụng, đọc cả bài.
d/ Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu, nêu quy trình, độ cao và khoảng cách chữ. Độ cao chữ u, â, ê, n là 2 ly, chữ y là 5 ly.
 . uân : viết chữ u lia bút nối nét chữ a, lia bút nối nét chữ n.
. uyên: viết chữ u lia bút nối nét chữ y, lia bút nối nét chữ ê, lia bút nối nét chữ n. 
- Lưu ý học sinh nét nối giữa các chữ.
- Cho học sinh viết vào bảng con.
- Theo dõi, sữa sai.
** Nhận xét hết tiết 1.
- Hát tập thể.
- Đọc cá nhân (10)
- Lắng nghe.
- Đọc cá nhân (5).
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 học sinh đọc.
- Vần uân gồm 3 âm ghép lại với nhau: âm u đứng đầu vần, âm â đứng giữa vần và âm n đứng ở cuối vần.
+ Đây là vần uya.
+ Giống: Điều có âm u đứng ở đầu vần.
+ Khác: uân có âm â đứng gữa vần, âm n đứng cuối vần, uya có âm đôi ya đứng cuối vần.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Đánh vần cá nhân(10), cả lớp.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc cá nhân, cả lớp.
+ Cài âm u trước, âm â đứng giữa và âm n đứng cuối.
+ Học sinh cài vần uân.
- Học sinh quan sát.
+ Khi đã có vần uân thêm âm x đứng trước được tiếng xuân.
+ Học sinh cài tiếng xuân.
- Học sinh nhắc lại cách cài, và quan sát.
- Muốn cài tiếng xuân ta cài âm x trước, vần uân sau.
- Cả lớp quan sát.
- Đánh vần: xờ - uân – xuân.
- Quan sát và trả lời: Tranh vẽ cảnh hoa đào nở, chin én bay lượn. 
- Cả lớp lắng nghe.
- Tiếng xuân có vần uân.
- Đọc tiếng xuân, từ mùa xuân(cá nhân).
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Vần uyên có 3 âm ghép lai với nhau: âm u đứng đầu vần, âm đôi yê đứng giữa vần và âm n đứng cuối vần.
+ Giống: Điều có âm u đứng ở đầu vần, âm n đứng cuối vần.
+ Khác: uyên có âm đôi yê đứng giữa vần, uân có âm â đứng giữa vần.
- Đánh vần cá nhân(2).
- Lắng nghe.
- Đánh vần cá nhân(15).
- Lắng nghe.
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
+ Cài âm u đứng trước, âm đôi yê đứng giữa và âm n đứng sau.
+ Học sinh cài vần uyên.
- Học sinh quan sát.
+Ta được tiếng chuyền.
+ Học sinh cài tiếng chuyền.
- Quan sát, trả lời.
- Muốn ghi tiếng chuyển ta ghi âm ch trước, vần uyên đứng sau, dấu sắc trên âm ê.
- Cả lớp quan sát.
+ Tiếp nối nhau đánh vần.
- Tranh vẽ mọi người đang đánh bóng chuyền.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Tiếng chuyền trong từ bóng chuyền có vần uyên.
- Đọc cá nhân(3).
- Đọc cá nhân(4).
- Đọc cá nhân(3), cả lớp.
- Học sinh đọc nhẩm các từ.
- Tìm tiếng: huân, tuần, khuyên, chuyện.
- Đánh vần cá nhân(10).
- Đọc cá nhân(12).
- Đọc cá nhân( giỏi, khá).
- Quan sát và lắng nghe.
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết theo mẫu: uân, uyên.
- Lắng nghe.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
 Duyệt của giáo viên hướng dẫn
 Bến Tre, ngày..tháng.năm..

File đính kèm:

  • docVan Uan Uyen.doc
Giáo án liên quan