Bài giảng Lớp 1 - Môn : Học vần: Bài : Ổn định tổ chức
1. Ổn định :
Hát bài : Bà cháu.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sách giáo khoa, bộ thực hành.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài.
Lần lượt treo từng tranh và hỏi; mẫu vật thật chùm me.
Tranh vẽ gì ?
Quả gì trên bảng ?
Gắn tiếng ứng dụng dưới tranh
ïc hành. Nội dung : Tìm các mẫu chữ có dạng các nét vừa học. Luật chơi : Thi đua nhóm nào tìm được nhiều và đúng sẽ thắng. Hỏi : Chỉ và gọi tên các nét mà em tìm trong nhóm chữ. Tiết 2 Hoạt động 1 : Giới thiệu nhóm nét. Phương pháp : trực quan: Trực quan, diễn giải, thực hành, đàm thoại. Mục tiêu : Nhận biết, thuộc tên viết đúng các nét. Nét cong hở phải. Nét cong hở trái. Nét cong kín. Dán mẫu từng nét và giới thiệu. Nét cong hở trái cao mấy đơn vị ? Nét cong hở trái cong về bên nào ? Nét cong hở phải cao mấy đơn vị ? Nét cong hở phải cong về bên nào ? Nét cong kín cao mấy đơn vị ? Vì sao gọi là nét cong kín ? Hát bài : Bà cháu. Hoạt động 2 : Giới thiệu nhóm nét. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, thực hành. Dán mẫu từng nét và giới thiệu : Nét khuyết trên. Nét khuyết dưới. Nét thắt. Nét khuyết trên cao mấy dòng li ? Nét khuyết dưới mấy dòng li ? à Nét khuyết viết 5 dòng li hoặc nói các khác viết 5 đơn vị 1 dòng li. Nét thắt cao mấy đơn vị ? à Nét thắt cao 2 đơn vị nhưng điểm thắt của néthơi cao hơn đường kẻ thứ hai 1 tí. Hướng dẫn viết bảng. Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong hở trái, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. Tương tự, nhưng viết cong về bên phải. Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong kín theo hướng từ phải à trái nét cong khép kín điểm kết thúc trùng với điểm đặt bút. Nêu qui trình viết. Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét khuyết dưới 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ nhất, viết nét thắt cao trên 2 đơn vị 1 tí ở điểm thắt. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. 4. Củng cố : Phương pháp : Trò chơi, đàm thoại, thực hành. Nội dung : Tìm các mẫu chữ có dạng có nét vừa học. Luật chơi : Thi đua tiếp sức. Đội nào tìm nhiều, đúng, thắng. Hỏi : Chỉ và đọc đúng tên các nét em tìm trong nhóm chữ. 5. Dặn dò : Luyện viết các nét đã học vào bảng con vào vở ở nhà. Xem trước bài âm e tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa. Đọc lại tên các nét. Đọc lại các tên. Viết mỗi nét 1 lần. Đọc lại tên các nét Đọc lại tên các nét. Viết mỗi nét 1 lần. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : Toán BÀI : Nhiều hơn, ít hơn. Thời lượng : 35 phút A. MỤC TIÊU : - Học sinh hiểu được khái niệm nhiều hơn, ít hơn qua việc so sánh số lượng với các nhóm đồ vật. - Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. - Ham thích hoạt động học qua thực hành, qua trò chơi thi đua. B. CHUẨN BỊ : - Vật thật: Ly và muỗng, bình và nắp, tranh minh họa trang 6. - Sách giáo khoa, bút chì. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : T.Lượng Nội dung hoạt động Hỗ trợ đặc biệt 1’ 5’ 20’ 5’ 3’ 1’ 1. Ổn định : Hát bài : Trường chúng cháu. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa và bút chì. Bài : Tiết học đầu tiên. Nêu các vật dụng cần có khi học toán. Nêu các hình thức học tập mà em biết ? Nhận xét. 3. Bài mới : Treo tranh hai nhóm quả yêu cầu học sinh quan sát. Nhóm quả của hàng trên và hàng dưới có bằng nhau không ? Vì sao ? Giới thiệu bài : Đính hàng trên 2 quả cam và hàng dưới 2 quả cam Số quả cam ở hàng trên và hàng dưới như thế nào ? Đính thêm một quả cam ở hàng dưới yêu cầu học sinh quan sát. Cố đính thêm hàng dưới một quả cam nữa. Vậy số quả cam ở cả 2 hàng còn bằng nhau không ? à Để so sánh các nhóm mẫu vật có số lượng không bằng nhau. Hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài nhiều hơn, ít hơn. Ghi tựa bài. Nhiều hơn, ít hơn. Hoạt động 1 : Hướng dẫn so sánh hai nhóm mẫu vật. Mục tiêu : Hiểu khái niệm nhiều hơn ít hơn qua so sánh. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại diễn giải. Để 5 cái ly trên bàn Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lần lượt nhóm muỗng cô cầm trên tay, mỗi muổng để vào 1 cái ly nêu nhận xét. Sau khi để muỗng vào ly có nhận xét gì ? Có đủ muỗng để vào ly không ? Số ly so với muỗng như thế nào ? Số muỗng so với ly như thế nào ? à Sau khi thao tác và quan sát các em thấy tại sao nói : Số ly nhiều hơn số muỗng số muỗng ít hơn số ly vì sao ? Mỗi ly cắm 1 muỗng, nhưng thừa 1 ly. Đọc mẫu : Số ly nhiều hơn số muỗng. Số muỗng ít hơn số ly. Tương tự : Thực hiện thao tác và so sánh 5 cái chén và 4 cái đĩa. Hát bài : Con cò bé bé. Hoạt động 2 : Thực hành so sánh các nhóm đồ vật (sách giáo khoa trang 6). Mục tiêu : Biết so sánh số lượng các mẫu vật qua thực hành. Biết dùng đúng khái niệm nhiều hơn, ít hơn. Tranh 1 : So sánh bình và nút. Tranh 2 : Thỏ và cà rốt. Tranh 3 : Nồi và nắp nồi. Tranh 4 : Ổ cắm điện và phích cắm điện. 4. Củng cố : Kiểm tra kiến thức vừa học : Trò chơi: Thi đua gắn số lượng các nhóm mẫu vật nhiều hơn, ít hơn. So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn vì sao ? 5. Dặn dò : Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau. Nhắc lại nhiều lần. Nêu lại câu trả lời của bạn . KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : Thể dục Bài : Ổn định tổ chức - Trò chơi. Thời lượng : 35 phút (Giáo viên chuyên dạy) KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : Học vần NS : BÀI : Bài 1 e. NG : Thời lượng : 70 phút A. MỤC TIÊU : - Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm e, luyện nói theo nội dung : Trẻ em và loài vật. - Nhận thức được mối liên hệ giữa tiếng và chữ để chỉ vật, sự vật, nhận ra âm e trong các tiếng gọi tên. Phát triển được lới nói tự nhiên, trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. Học sinh khá giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sách giáo khoa. - Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin. B. CHUẨN BỊ : - Mẫu tranh vẽ theo sách giáo khoa, mẫu chữ e, chùm me. - Sách giáo khoa, bộ thực hành. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : T.Lượng Nội dung hoạt động Hỗ trợ đặc biệt 1’ 3’ 14’ 5’ 12’ 10’ 5’ 9’ 7’ 3’ 1’ Tiết 1 1. Ổn định : Hát bài : Bà cháu. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa, bộ thực hành. 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Lần lượt treo từng tranh và hỏi; mẫu vật thật chùm me. Tranh vẽ gì ? Quả gì trên bảng ? Gắn tiếng ứng dụng dưới tranh. Trong các tiếng bé, ve, xe, me là các tiếng có âm gì giống nhau ? à Qua tranh vẽ và các tiếng dưới tranh. Bài học hôm nay các em sẽ học bài âm e. Ghi tựa bài : Đọc mẫu : e. Dạy chữ ghi âm e. Nhận diện chữ. Mục tiêu : Nhận biết được chữ e qua nét viết là một nét thắt. Phương pháp :Trực quan. đàm thoại, thực hành. Tô chữ mẫu. Chữ e gồm một nét thắt. Tìm chữ e trong bộ thực hành chữ cái. Cầm chữ e in giới thiệu. Chữ e các em tìm được gọi là chữ in. Nhận diện và phát âm. Mục tiêu : Phát âm đúng âm e. tìm tiếng có âm e. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, thực hành. Phát âm mẫu : e. Khi phát âm, âm e miệng mở hẹp không tròn môi. Sửa cách phát âm cho học sinh . Tìm tiếng có âm e. Thảo luận đôi bạn tìm tiếng khi em đọc lên nghe có âm e. Hát bài : Trường chúng cháu. Hướng dẫn nét chữ trên bảng. Mục tiêu : Học sinh viết đúng chữ e. Phương pháp : Đàm thoại diễn giải, thực hành. Gắn chữ với mẫu giới thiệu đây là bài viết đầu tiên. Độ cao, hàng kẻ, dòng li, đường kẻ dọc. Chữ e cao 2 đơn vị. Viết mẫu, nêu qui trình viết. Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết chữ e cao 2 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. Cho học sinh viết bảng con, nhắc và sửa tư thế ngồi cho học sinh , sửa sai nét viết. Trò chơi. Nội dung : Khoanh tròn các tiếng có âm e (tìm đúng các tranh có tiếng mang âm e). Luật chơi Trò chơi tiếp sức khoanh tròn các âm e có trong bảng chữ. Sau 1 bài hát nhóm nào khoanh đúng, nhanh à thắng. Tiết 2 Luyện đọc. Mục tiêu : Đọc đúng âm e. tiếng đúng với nội dung tranh. Phương pháp : Thực hành. Hướng dẫn quan sát thứ tự tranh và đọc mẫu tranh bên trái. Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của học sinh. Hát bài : Con cò bé bé. Luyện viết. Mục tiêu : Tô đúng âm e, đúng qui trình. Viết mẫu hướng dẫn qui trình giống tiết 1. Tô mẫu chữ. Hướng dẫn viết tô. Nhắc tư thế ngồi viết và nhận xét. Luyện nói. Mục tiêu : Giúp trẻ vui và tự tin qua hoạt động nói, mạnh dạn phát biểu cảm nghỉ, lời nói. Phương pháp : Đàm thoại, diễn giải. Chia tranh cho 6 nhóm yêu cầu các em thảo luận tìm hiểu nội dung tranh. Khai thác nội dung tranh qua hệ thống cấu hỏi Tranh vẽ loài nào ? Các bạn đang làm gì ? à Mỗi một bức tranh các loài vật cũng như các bạn thể hiện rất nhiều hoạt động khác nhau như các em vừa trao đổi với lớp, nào là chim đang hót, kiến ……………………, ếch ………………, gấu ………………, bé …………………………, trong điểm chung của các bức tranh này ta có thể gọi chung chủ đề là các bạn đang học tập : Chim học hót, kiến học đàn … dù loài vật hay bé đều có yêu cầu học tập. Các em phải cố gắng học hành chăm ngoan. 4. Củng cố : Trò chơi đối đáp. Nội dung : Mỗi nhóm nói một câu có tiếng: mẹ, bé, chè, hè, trẻ, vẽ. Luật chơi : Các nhóm hội ý tìm câu nói sau đó đáp liền mạch sau mỗi lần dứt câu nói của đội bạn. Nhóm nào đáp không được thì thua. Câu hỏi : Nói nhanh trong câu tiếng nào có âm e. 5. Dặn dò : Nhận xét tiết học. Đọc và xem bài âm e chuẩn bị bài âm và chữ b. Đọc lại nhiều lần. Giáo viên chỉ cho từng nét để học sinh viết. Đọc lại. Theo dõi giúp học sinh tô từng nét. Nhắc lại câu trả lời. Nói lại câu. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : Toán BÀI : Hình vuông, hình tròn. Thời lượng : 35 phút A. MỤC TIÊU : - Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn. - Nhận biết được hình vuông, hình tròn nói đúng tên hình, phân biệt được hình vuông, hình tròn qua các bài tập thực hành. - Giáo dục tính chính xác, ham thích các hoạt động học tập. B. CHUẨN BỊ : - Hình vuông, hình tròn, bảng cái, bộ thực hành, mẫu vật thật có hình vuông, hình tròn (khăn tay, đồng hồ, hộp phấn, …). - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng, bút màu. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : T.Lượng Nội dung hoạt động Hỗ trợ đặc biệt 1’ 5’ 10’ 5’ 6’ 4’ 3’ 1’ 1. Ổn định : Hát bài : Trường chúng cháu. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sgk và bút chì. Bài : Nhiều hơn, ít hơn. Nêu vật nào nhiều hơn, ít hơn qua quan sát tranh. Lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Ở lớp Mẫu giáo các em đã được làm quen với hình nào ? Lớp Mẫu giáo các em đã được làm quen với nhiều hình vừa kể. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai hình đó là hình vuông và hình tròn. Hình vuông, hình tròn. Giới thiệu hình vuông. Mục tiêu : Học sinh nhận biết hình vuông. Tìm đúng các vật có dạng hình vuông. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại . Lần lượt gắn lên bảng các hình có màu sắc kích thước khác nhau và hỏi : Đây là hình gì ? Xoay và đặt lệch vị trí hình vuông thứ hai và hỏi. Khi đặt lệch vị trí hình vuông thứ hai khác so với các hình khác. Các em hãy nhận xét xem đó là hình gì ? Vì sao vẫn là hình vuông ? Yêu cầu 1, 2, 3 các em học sinh kiểm tra lại bằng cách đặt nghiêng các hình vuông trên bảng như hình 2. Các mẫu hình trên bảng có cái to cái nhỏ, màu sắc khác nhau, đặt ở vị trí khác nhau nhưng tất cả đều là hình vuông. Yêu cầu học sinh tìm xung quanh lớp hoặc xung quanh mình những vật có dạng hình vuông. Kết hợp cho học sinh xem mẫu vật và giải thích khung hình, khăn mùi soa, khăn mặt. Giới thiệu hình tròn. Mục tiêu : Nhận biết được hình tròn. Tìm các vật có hình tròn. Phương pháp : trực quan, đàm thoại, thực hành. Để lẫn mẫu hình vuông và hình tròn yêu cầu học sinh. Hai tổ thi đua tìm mẫu hình tròn gắn lên bảng. Sau 1 bài hát tổ nào gắn được nhiều, đúng, thắng. Nhận xét việc thực hiện của học sinh và hỏi : Các mẫu hình tròn trên bảng có kích thước như thế nào ? Có màu sắc như thế nào ? Tất cả các hình trên đều gọi chung là hình gì ? Yêu cầu : Tìm các vật có dạng hình tròn. Hát bài : Trường chúng cháu. Thực hành : Yêu cầu 1: Thi đua tìm trong bộ thực hành các mẫu hình vuông, tròn đã học. Luật chơi: Chọn đúng nhanh hình theo tên gọi, chứ không theo thao tác của cô (giáo viên nói và thực hành trái nhau). Nhận xét : Yêu cầu 2: Thực hiện bài tập sách giáo khoa. Hướng dẫn và kiểm tra học sinh làm bài tập số 1, 2, 3 mỗi bài chỉ tô 2 hình. Hướng dẫn giải bài tập 4. Làm thế nào để có hình vuông ? Gợi ý để học sinh làm. Nhận xét bài tập 4. 4. Củng cố : Nội dung : Thi đua đánh dấu x vào những hình nào là hình vuông, hình tròn trong nhóm hình trên bảng. Luật chơi : Thi đua tiếp sức, sau 1 bài hát tổ nào ghi được nhiều hình đúng như yêu cầu là thắng. Nhận xét 5. Dặn dò : Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về xem lại bài chuẩn bị bài sau. Đọc lại tên hình vuông. Đọc lại tên hình tròn. Cho học sinh làm chung bài 1, 2 , 3 bài 4 cho học sinh khá giỏi làm. Giáo viên theo dõi và giúp học sinh tô màu. Chỉ cho học sinh cách kẻ để có hình vuông. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : Tự nhiên xã hội BÀI : Cơ thể chúng ta. Thời lượng : 35 phút A. MỤC TIÊU : - Kể được tên và nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. - Nhận biết được một số cử động của đầu, cổ , mình và chân tay. Học sinh khá giỏi phân biệt được bên phải, bên trái của cơ thể. - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. B. CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa theo sách giáo khoa. - Sách giáo khoa. Xô đựng nước, gáo, xà phòng, khăn. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : T.Lượng Nội dung hoạt động Hỗ trợ đặc biệt 1’ 3’ 20’ 5’ 4’ 2’ 1. Ổn định : Hát bài : con cò bé bé. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa tự nhiên xã hội. 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Yêu cầu học sinh thực hiện bài hát thể dục buổi sáng. Qua các hoạt động thể dục của bài hát. Các em thấy từng phần và từng bộ phận của chúng ta đều hoạt động. Vậy tên gọi các phần, các bộ phận và tác dụng đó như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : Cơ thể chúng ta. Ghi tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Mục tiêu : Gọi tên đúng các bộ phận bê ngoài của cơ thể. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại. Yêu cầu : Học đôi bạn, quan sát các bộ phận bên ngoài của cơ thể mà em thấy được. Treo tranh trang 4. Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Tất cả các bộ phận mà em chỉ và nêu tên gọi, gọi chung đó là các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Hoạt động 2 : Quan sát các phần cơ thể. Mục tiêu : Nhận biết các phần của cơ thể và tác dụng của các bộ phận trong từng phần của cơ thể. Phương pháp : Đàm thoại, diễn giải, trực quan. Treo từng tranh giới thiệu và hưóng dẫn học sinh cách quan sát. Yêu cầu : Học nhóm. Quan sát và nêu các hoạt động của các phần trong cơ thể, tác dụng các bộ phận. Giao việc. Nhóm 1: Quan sát tranh 1. Bạn gái trong tranh đang làm gì ? Nhóm 2 : Quan sát tranh 2. Bạn gái trong tranh đang làm gì ? Nhóm 3: các bạn nam trong tranh đang làm gì ? Hướng dẫn trình bày theo hệ thống câu hỏi : Cúi xuống, cưòi áp má, ăn là các hoạt động thuộc phần nào cơ thể ? Ngữa lên, cúi xuống nhờ bộ phận nào ? Cười và ăn nhờ bộ phận nào ? Chị và bé áp má nhau ở bộ phận nào ? à Mắt, mũi, miệng, má,cổ là các bộ phận thuộc phần đầu của cơ thể. Bạn cúi xuống nhặt con mèo nhờ bộ phận nào ? à Ngực, lưng, bụng thuộc phần mình của cơ thể Bạn đá banh bằng gì ? Động tác thể dục của bạn là động tác gì ? Muốn chạy được xe đạp bạn phải nhờ đến bộ phận nào của cơ thể ? à Các bộ phận tay vả chân thuộc phần tay và chân. à Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ? Phần đầu gồm các bộ phận nào ? Phần mình gồm các bộ phận nào ? Phần tay chân gồm các bộ phận nào? Hát bài : Đi học về. Hoạt động 3 : Tập thể dục. Mục tiêu : Gây hứng thú, rèn luyện thân thể. Phương pháp : Thực hành. Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập thư giãn. Cúi mãi mỏi lưng. Viết mãi mỏi tay. Thể dục thế này là hết mệt mỏi. à Chúng ta phải tích cực hoạt động để giúp cơ thể chúng ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Hướng dẫn cách rửa tay và làm mẫu : Làm ướt đôi bàn tay bằng nước sạch, xoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay và xát 2 lòng bàn tay vào nhau. Dùng lòng bàn tay và ngón tay bàn tay này cuốn từng ngón tay bàn tay kia sau đó làm ngược lại. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa của các ngón tay bàn tay kia và ngược lại. Xả cho tay sạch xà phòng và lau khô. Cho cả lớp cùng thực hiện thao tác, sau đó cho vài em thực hiện rửa tay. Giáo viên nhận xét tuyên dương và nhắc lại cách rửa tay để học sinh về nhà thực hiện. 4. Củng cố : Trò chơi. Nội dung : Nối các phần của cơ thể. Luật chơi : Sau một bài hát tổ nào nối hình xong, tổ đó thắng. Hỏi củng cố : Chỉ nêu tên gọi của các bộ phận và các phần trên cơ thể. 5. Dặn dò : Nhận xét tiết học, dặn về làm bài tập 1 ở vở bài tập tự nhiên xã hội. Chuẩn bị bài : Chúng ta đang lớn. Nêu lại tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. Nêu lại các bộ phận của từng phần. Cùng thực hiện với các bạn. Hướng dẫn cho các em từng thao tác cho đến hết qui trình rửa tay. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : Thủ công Bài : Giới thiệu một số loại giấy bìa, dụng cụ học thủ công. Thời lượng : 35 phút A. MỤC TIÊU : - Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. Học sinh khá giỏi biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như : giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh, lá cây, … - Học sinh sử dụng được giấy bìa và dụng cụ để phục vụ cho việc học thủ công. - Biết trân trọng sản phẩm của bản thân và của người khác. B.
File đính kèm:
- GA L 1 Tuan 1 1112.doc