Bài giảng Địa lý chương trình phổ thông
Thuận tiện cho giao lưu trên đất liền và biển, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp : đồng bằng rộng, đất phù sa châu thổ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng. Lũ lụt, khô hạn, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Vai trò của sông Mê Công.
am Âu : địa hình phần lớn là núi trẻ và cao nguyên ; khí hậu mùa hạ nóng khô, mùa đông ẩm và có mưa nhiều ; nhiều sản phẩm nông nghiệp độc đáo ; du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. - Đông Âu : 1/2 diện tích là đồng bằng, khí hậu ôn đới lục địa, khoáng sản phong phú ; các ngành công nghiệp truyền thống giữ vai trò chủ đạo. - Các nước thành viên, mục tiêu, thành tựu ; quan hệ của EU với Việt Nam. EU là hình thức liên minh cao nhất và là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. LỚP 8 : THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) ĐỊA LÍ VIỆT NAM Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú Phần một : THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) VI. CHÂU Á Kiến thức : - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước ; giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. - Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Châu lục rộng nhất thế giới. - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm ; nhiều đồng bằng rộng lớn ; nguồn khoáng sản phong phú. - Tính chất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-ni-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng), chế độ nước phức tạp. - Phân bố của cảnh quan : rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Số dân lớn, tăng nhanh, mật độ cao, dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it ; văn hoá đa dạng, nhiều tôn giáo (Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo). - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. - Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu. - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực : Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. - Có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ. - Nền nông nghiệp lúa nước ; lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ; công nghiệp được ưu tiên phát triển, bao gồm cả công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến. - Tây Nam Á : vị trí chiến lược quan trọng ; địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên ; khí hậu nhiệt đới khô ; nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới ; dân cư chủ yếu theo đạo Hồi ; không ổn định về chính trị, kinh tế. - Nam Á : khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình ; dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo ; các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển ; Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. - Đông Á : lãnh thổ gồm hai bộ phận (đất liền và hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau ; đông dân ; nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu, có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. - Trình bày được về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Kĩ năng : - Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ : tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế châu Á ; bản đồ các khu vực của châu Á. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á. - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á. - Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế. - Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á. - Đông Nam Á : là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương ; địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ; dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào ; tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc ; nền nông nghiệp lúa nước ; đang tiến hành công nghiệp hoá ; cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi. - Quá trình thành lập, các nước thành viên, mục tiêu hoạt động. Việt Nam trong ASEAN. VII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC Kiến thức : - Phân tích được mối quan hệ giữa nội lực, ngoại lực và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Trình bày được các đới, các kiểu khí hậu, các cảnh quan tự nhiên chính trên Trái Đất. Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất. - Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của con người với môi trường tự nhiên. Kĩ năng : Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh để nhận xét các mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa môi trường tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người. Phần hai : ĐỊA LÍ VIỆT NAM Việt Nam - đất nước, con người - Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam Kiến thức : - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Biết diện tích ; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta ; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ Khu vực Đông Nam Á, bản đồ Tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng, lãnh thổ và nêu một số đặc điểm của biển Việt Nam. - Các điểm cực : Bắc, Nam, Đông, Tây. Phạm vi bao gồm cả phần đất liền và phần biển. - Ghi nhớ diện tích đất tự nhiên của nước ta. - Kéo dài theo chiều Bắc-Nam, đường bờ biển uốn cong hình chữ S, phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. - Là một biển lớn, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc ; diện tích là 3.447.000 km2. - Biển nóng quanh năm ; chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa ; chế độ triều phức tạp. 2. Quá trình hình thành lãnh thổ và tài nguyên khoáng sản Kiến thức : - Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn. + Tiền Cambri : đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển, phần đất liền là những mảng nền cổ. + Cổ kiến tạo : phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền ; một số dãy núi được hình thành do các vận động tạo núi ; xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn. + Tân kiến tạo : địa hình nước ta được nâng cao ; hình thành các cao nguyên ba dan, các đồng bằng phù sa, các bể dầu khí, tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ nước ta. - Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng ; sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất. Kĩ năng : - Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam. - Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam : nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta ; xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ. - Các mảng nền cổ : Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum.... - Các khối núi đá vôi và các mỏ than đá chủ yếu có ở miền Bắc. - Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các bể dầu khí ở thềm lục địa. - Ghi nhớ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn. + Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh). + Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh). 3. Các thành phần tự nhiên 3.1. Địa hình Kiến thức : - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam. - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp ; địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ; hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam ; hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung ; địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Khu vực đồi núi : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Đông Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ ; khu vực đồng bằng : đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải. 3.2. Khí hậu Kiến thức : - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam : nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng và thất thường. - Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa ; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền. - Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm. - Biểu hiện qua số giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm, hướng gió, lượng mưa và độ ẩm ; phân hoá theo không gian và thời gian. - Hai mùa : mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. - Các miền khí hậu. 3.3. Thuỷ văn Kiến thức : - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và của các hệ thống sông lớn. - Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về sông ngòi. - Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng trong năm ở một địa điểm cụ thể. - Mạng lưới sông ngòi, hướng chảy, chế độ nước, lượng phù sa. - Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. 3.4. Đất, sinh vật Kiến thức : - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam. Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam. - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Kĩ năng : - Đọc lát cắt địa hình - thổ nhưỡng. - Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng, tỉ lệ của 3 nhóm đất chính. - Đặc điểm chung : đa dạng, phức tạp. Các nhóm đất chính : nhóm đất feralit đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa. - Đặc điểm : phong phú, đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái. 4. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam Kiến thức : - Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp. - Nhiệt đới gió mùa ẩm ; chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ; nhiều đồi núi ; phân hoá đa dạng, phức tạp. - Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình ; các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng sông lớn. 5. Các miền địa lí tự nhiên 5.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Kiến thức : - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền. - Phân tích lát cắt địa hình của miền. - Vẽ biểu đồ khí hậu của một số địa điểm trong miền. - Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. - Có mùa đông lạnh nhất cả nước và kéo dài ; địa hình núi thấp, hướng cánh cung ; tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng ; nhiều thắng cảnh. - Khó khăn : bão lụt, hạn hán, giá rét... 5.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Kiến thức : - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền. - Phân tích biểu đồ lượng mưa của một số địa điểm trong miền. - Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế). - Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu ; hướng núi tây bắc- đông nam ; mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn tây nam khô, nóng ; tài nguyên khoáng sản phong phú, giàu tiềm năng thuỷ điện, nhiều bãi biển đẹp. - Khó khăn : giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khô nóng, bão lụt. 5.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Kiến thức : - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền. - So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền. - Từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau. Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Có dãy núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hùng vĩ, đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Khó khăn : mùa khô kéo dài dễ gây ra hạn hán và cháy rừng. 6. Địa lí địa phương Kiến thức : - Biết được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương. - Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng. Kĩ năng : - Biết quan sát, mô tả, tìm hiểu một sự vật hay một hiện tượng địa lí ở địa phương. - Viết báo cáo và trình bày về sự vật hay hiện tượng đó. LỚP 9 : ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Kiến thức : - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. - Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. Kĩ năng : - Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc. - Thu thập thông tin về một dân tộc. - Người Việt (Kinh) chiếm đa số (86%). - Ở đồng bằng chủ yếu là dân tộc Việt, các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. 2. Dân số và gia tăng dân số 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Kiến thức : - Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta ; nguyên nhân và hậu quả. Kĩ năng : - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999. Kiến thức : - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta : không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt. - Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. - Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta. Kĩ năng : - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. - Dân số đông, gia tăng dân số nhanh, dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi. - Nhớ được số dân của Việt Nam ở thời điểm gần nhất. - Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. - Chức năng : theo loại hình hoạt động kinh tế - xã hội. - Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị. 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống Kiến thức : - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. - Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam : còn thấp, không đồng đều, đang được cải thiện. Kĩ năng : - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. - Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh ; chất lượng còn hạn chế, cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi. III. ĐỊA LÍ KINH TẾ 1. Quá trình phát triển kinh tế Kiến thức : - Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. - Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới : thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế ; những thành tựu và thách thức. Kĩ năng : - Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Lấy mốc năm 1986 - bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới. - Thành tựu : tăng trưởng kinh tế nhanh, đang tiến hành công nghiệp hoá. - Thách thức : ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm,… 2. Ngành nông nghiệp Kiến thức : - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp : tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định. - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. Kĩ năng : - Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. - Nhân tố tự nhiên : đất, nước, khí hậu, sinh vật ; nhân tố kinh tế - xã hội : lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách, thị trường. - Sản xuất nông phẩm hàng hoá : lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, thịt, trứng, sữa. Xuất khẩu nông sản. - Phân bố các vùng trồng lúa, một số cây công nghiệp ; chăn nuôi một số gia súc, gia cầm. 3. Lâm nghiệp và thuỷ sản 4. Ngành công nghiệp Kiến thức : - Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. - Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản ; sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Kĩ năng : - Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. Kiến thức : - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp. - Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp : cơ cấu đa ngành với một số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước ; thực hiện công nghiệp hoá. - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. Kĩ năng : - Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp. - Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp. - Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và mô hình nông - lâm kết hợp. - Khai thác và chế biến gỗ, trồng rừng. - Sản lượng thuỷ sản. Trị giá xuất khẩu thuỷ sản. Các tỉnh dẫn đầu về khai thác thuỷ sản. - Có điều kiện để phát triển nhiều ngành công nghiệp, mỗi vùng có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác nhau. - Ngành công nghiệp trọng điểm : k
File đính kèm:
- Chuan CT Dia li Pho Thong.doc