Bài giảng Địa lí 8 - Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
? Các loại gió mùa này đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Việt Nam?
Làm cho khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng ẩm do ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Có lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao.
? Vì sao 2 loại gió mùa này có đặc tính trái ngược nhau?
Gió mùa đông bắc từ áp cao Xibia – gió từ lục địa tới nên lạnh, khô.
Gió mùa tây nam thổi từ biển vào nên ẩm, mưa nhiều
? Vì sao các địa điểm như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba lại thường có mưa lớn?
Đó là các địa điểm nằm trên địa hình đón gió ẩm.
? Vì sao Việt Nam nằm cùng vĩ độ với các nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng không bị khô nóng?
Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam
- KNS: tư duy
Bài: 31 - tiết 34 Tuần dạy: tuần 27 ND: Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết: nắm được 2 đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng, thất thường. + Biết một số ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đối với đời sống, sản xuất của người dân Việt Nam. Biết thời tiết, khí hậu Việt nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó. + Biết một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành. - Học sinh hiểu: trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam. Chỉ ra ba nhân tố hình thành khí hậu của nước ta là vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa, địa hình. 1.2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat địa lí Việt nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm của khí hậu nước ta. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh các khí hậu Việt Nam rút ra nhận xét sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo thời gian và không gian trên lãnh thổ. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với các yếu tố tự nhiên khác. - KNS: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, tự nhận thức. 1.3. Thái độ: - Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí. 2. TRỌNG TÂM: - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bản đồ khí hậu Việt Nam 3.2. Học sinh: - Tranh ảnh về các thiên tai, phân tích hình 28.1 – hình 30.1 – hình 33.1 trả lời câu hỏi 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra tập bản đồ 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - Gv: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác dụng đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng sinh vật, thủy văn…Vậy khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì? Những nhân tố nào có vai trò cơ bản trong sự hình thành khí hậu ở nước ta? - Giáo viên nhắc lại vị trí địa lí nước ta: trải dài từ 23023’B về 8030’B à Việt Nam trong kiều khí hậu nhiệt đới gió mùa nửa cầu bắc. Hoạt động 2: tìm hiểu tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ? Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện như thế nào? Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm, nhiệt độ trung bình năm trên 210C. ? Dựa vào bảng 31.1, em có nhận xét gì về nhiệt độ trung bình năm của các tỉnh từ bắc vào nam? Nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam ? Tại sao nhiệt độ lại tăng dần từ bắc vào nam? Do ảnh hưởng của vị trí và hình dạng lãnh thổ. ? Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ? Các loại gió mùa này đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Việt Nam? Làm cho khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng ẩm do ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Có lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao. ? Vì sao 2 loại gió mùa này có đặc tính trái ngược nhau? Gió mùa đông bắc từ áp cao Xibia – gió từ lục địa tới nên lạnh, khô. Gió mùa tây nam thổi từ biển vào nên ẩm, mưa nhiều ? Vì sao các địa điểm như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba lại thường có mưa lớn? Đó là các địa điểm nằm trên địa hình đón gió ẩm. ? Vì sao Việt Nam nằm cùng vĩ độ với các nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng không bị khô nóng? Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam - KNS: tư duy Hoạt động 3: tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu. ? Những biểu hiện của tính chất đa dạng của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Phân hóa thành các miền và vùng khí hậu khác nhau. * Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút) ? Trình bày phạm vi và đặc điểm của các miền khí hậu? - Mỗi nhóm 1 miền khí hậu. 1/ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ trong một năm, nhiệt độ trung bình năm trên 210C. - Do ảnh hưởng gió mùa khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam - Lượng mưa lớn từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%. 2/ Tính chất đa dạng và thất thường: a/ Tính chất đa dạng: - Khí hậu có sự phân hóa theo không gian và thời gian à hình thành các miền và vùng khí hậu: Miền khí hậu Phạm vi Đặc điểm Phía bắc Đông Trường Sơn Phía nam Biển Đông - Từ Hoành Sơn trở ra - Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh - Nam Bộ và Tây Nguyên - Vùng biển Việt Nam - Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều - Mùa mưa dịch sang thu đông - Khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô - Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. - Đại diện nhóm trình bày_nhận xét - Giáo viên chốt ý - KNS: giao tiếp, làm chủ bản thân - Ngoài tính chất đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường. ? Sự thất thường của khí hậu thể hiện như thế nào? Thể hiện rõ trong chế độ nhiệt và chế độ mưa: có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão… ? Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Chủ yếu ở Bắc Bộ và Trung Bộ Do nhịp độ và cường độ của gió mùa tạo ra. - Gv liên hệ thực tế. ? Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? Do vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa, địa hình ? Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp nước ta? Tính chất đa dạng giúp phát triển nhiều loại cây trồng tuy nhiên sự thất thường của khí hậu lại gây ra những tác động tiêu cực cho sản xuất. Gần đây các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu đã tác động mạnh, tăng cường tính đa dạng và thất thường của khí hậu Việt Nam. - Hs quan sát tranh về các thiên tai ? Dựa vào nội dung các bức tranh và vốn hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số thiên tai, biện pháp phòng chống và hạn chế hậu quả do khí hậu mang lại? Thiên tai thường gặp là lũ lụt, bão, hạn hán, sương giá… Biện pháp phòng chống: chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng đê điều, sống chung với lũ… ? Em hãy nêu 1 số câu ca dao tục ngữ phản ánh, khí hậu thời tiết ở nước ta? Chuồn chuồn bay thấp nước ngập bờ ao, chuồn chuồn bay cao mưa rào chóng tạnh. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. - KNS: làm chủ bản thân, tự nhận thức b/ Tính chất thất thường: - Tính chất thất thường thể hiện rõ trong chế độ nhiệt và chế độ mưa. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì? Có 2 tính chất: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; tính chất đa dạng và thất thường 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài: Đặc điểm khí hậu Việt Nam + Làm bài tập bản đồ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. + Phân tích ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam đến khí hậu nước ta? + Khí hậu đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ta? 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp: ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: …………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Bai 31 Dac diem khi hau VN.doc