Bài giảng Đạo đức - Em là học sinh lớp một

- HS kể chuyện trong nhóm

- HSkể trước lớp

- GV nhận xét và kể lại câu chuyện kết hợp chỉ vào tranh.

HĐ2 : HS múa , hát , đọc thơ về chủ đề trường em

- GV kết luận : Mỗi ngưòi đều có một cái tên .Trẻ em cũng có quyền có họ tên.Chúng ta phải học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp 1.

HĐ3 : Cũng cố dặn dò

- HS nhắc lại bài

 

doc48 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đạo đức - Em là học sinh lớp một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũ :
- Cho HS viết dấu sắc và đọc tiếng bé.
- Gọi HS chỉ dấu sắc trong các tiếng : vó , lá , tre , bói cá, cá mè .
- GV nhận xét – ghi điểm.
B :Bài mới 
1- GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK – ghi mục bài.
2- HĐ1 :Dạy dấu thanh
GV viết lên bảng dấu ?
a - Nhận diện dấu thanh
*Dấu ?
GV tô lại dấu sắc đã viết sẵn trên bảng và nói : 
Dấu ? là 1 nét móc
HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Dấu hỏi giống những vật gì?
*Dấu .
GV tô lại dấu . đã viết sẵn trên bảng và nói : 
Dấu . là 1 chấm
HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Dấu . giống những vật gì?
b - Ghép chữ và phát âm : 
*Dấu ? 
- Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ
GV viết lên bảng bẻ và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bẻ trong SGK
 GV hỏi về vị trí của dấu hỏi trong bẻ
GV phát âm mẫu tiếng bẻ – HS đọc theo(cả lớp, nhóm, bàn,cá nhân)
GV chữa lỗi phát âm cho HS 
GV chỉ bảng HS phát âm bẻ nhiều lần – GV sữa lỗi.
* Dấu . ( Dạy tương tự như dấu ? )
c - Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con :
* Dấu ?
GV viết mẫu dấu ? kết hợp hướng dẫn qui trình
HS viết chữ lên không trung
HS viết vào bảng con – GVnhận xét , biểu dương
GV hướng dẫn viết vào bảng con: bẻ (lưu ý vị trí đặt dấu thanh trên chữ e)
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
* Dấu . ( Dạy tương tự như dấu ? )
	Tiết 2 :
 HĐ2: Luyện tập 
a - Luyện đọc :
- HS lần lượt phát âm tiếng bẻ , bẹ – GVsửa phát âm
- HS đọc , phát âm theo nhóm , bàn , cá nhân.
b – Luyện viết :
- HS tập tô chữ bẻ và bẹ trong vở TV(lưu ý tư thế ngồi viết và cách cầm bút của HS )
- GVchấm bài – nhận xét
c- Luyện nói : GV treo tranh – HS quan sát 
Gv gợi ý để HS luyện nói : Quan sát tranh các em thấy những gì? Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao ? 
Trước khi đến trường , em có sữa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không? Em thường chia quà cho mọi người không? Hay em thích dùng một mình? Nhà em có trồng ngô không ? v.v…
- GV chốt lại .
C – Củng cố dặn dò : 
- GV chỉ bảng cho HS đọc theo
- HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học. 
- Dặn HS học lại bài và chuẩn bị bài sau
==========================================
TOáN
Luyện tập 
I – Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố về : Nhận bết hình vuông , hình tam giác , hình tròn.
-ghép các hình đã học thành hình mới
 II - Đồ dùng 
- Một số hình đã học
- Que tính
- Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 
III – Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra
- Gv giơ lần lượt các hình rồi gọi HS lên đọc các hình đó. 
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi mục bài
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 :Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình
Bài 2 : Thực hành ghép hình
- GV hướng dẫn HS ghép 
- HS lần lượt thi đua ghép các hình ( khuyến khích HS ghép thành 1 số hình khác )
- HS - GV nhận xét 
HĐ2 : Trò chơi :
- GV cho HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn , hình tam giác trong các đồ vật ở trong phòng học , ở nhà.
- HS nào nêu được nhiều nhất sẽ được khen. 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học
=============================================
Mĩ thuật
(Gv chuyên trách dạy)
==================================================
Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
toán
Các số 1 , 2 , 3
I – Mục tiêu :
Giúp HS :
- Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2 ,3 đồ vật 
 - Biết đọc , viết các số 1, 2, 3.Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1. 
 -Biết thứ tự của các số1, 2, 3.
( bài 1, bài 2, bài 3 cột 1,2 )
II- Đồ dùng :
- Các tranh ảnh và mô hình trong SGK.
III –Hoạt động dạy học
 1. Bài cũ :
- GV gọi vài HS nêu các đồ vật có mặt là hình tròn, hình vuông , hình tam giác.
- HS – GV nhận xét
 2. Bài mới :
- GV giới thiệu bài – ghi mục bài 
HĐ1 : Giới thiệu từng số 1, 2, 3
a – Giới thiệu số 1:
Bước 1 :GV cho HS quan sát các nhóm chỉ có một phần tử (bức tranh có 1 con chim , bức tranh có 1 bạn gái, bàn tính có 1 con chim,…
 Chẳng hạn : GV chỉ vào bức ảnh có 1 con chim và nói : “Có 1 con chim “ rồi gọi HS nhắc lại.
Bước 2 : Gv hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm có số lượng đều bằng 1
- Chẳng hạn : GV lần lượt chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu:1 con chim ,1 bạn gái , 1 con tính …đều có số lượng là 1, ta dùng số1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó – GV ghi số 1 lên bảng.
- GV hướng dẫn HS quan sát chữ số 1 in và số 1 viết – HS đọc.
- GV hướng dẫn HS viết số 1 
b – Giới thiệu số 2 và 3 tương tự như giới thiệu số 1.
c – GV hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ trong SGK để đếm từ 1- 3,từ 3-1
 - HS đếm ngược , xuôi ( CN – tổ – CL )
HĐ2 :Thực hành:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập : bài 1 ,bài 2, bài 3
Bài 1 : viết số 1,2,3 ( viết nửa số dòng với mỗi dòng , học sinh khá giỏi viết cả )
- HS làm – GV theo dõi , giúp đỡ
Bài 2 : viết số vào ô trống ( theo mẫu )
- GV hướng dẫn học sinh làm
-Gọi học sinh chữa bài , nhận xét
Bài 3 ; viết số hoặc vẽ chấm tròn thích hợp ( cột 1 , 2 )
( học sinh khá giỏi làm toàn bài )
- GV hướng dẫn học sinh làm
- Chấm bài – nhận xét.
HĐ3: Trò chơi :Nhận biết số lượng 
- GV giơ tờ bìa có vẽ 1 (2 , 3 )chấm tròn , HS thi đua giơ các tờ bìa có số tương ứng.
- Nhận xét – tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung giờ học.
=======================================
âm nhạc
(gv chuyên trách dạy)
============================================
Học vần
	 Bài 5: \ ~
I- Mục tiêu :
- HS nhận biết được dấu huyền và thanh huyền , dấu ngã và thanh ngã .
- Đọc được tiếng bè, bẽ
-Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk
- Luyện nói tự nhiên 2 - 3 câu theo nội dung : Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống.
II- Đồ dùng:
 - Các vật tựa như hình dấu \ ~
- Tranh minh hoạ trong SGK
 III- Các hoạt động dạy học :
A : Bài cũ :
- Cho HS viết dấu ? . và đọc tiếng bẻ , bẹ.
- Gọi HS chỉ dấu ? . trong các tiếng : củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ.
- GV nhận xét – ghi điểm.
B :Bài mới 
1- GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK – ghi mục bài.
2- HĐ1 :Dạy dấu thanh
GV viết lên bảng dấu \
a - Nhận diện dấu thanh
*Dấu \
GV tô lại dấu \ đã viết sẵn trên bảng và nói : 
Dấu \ là 1 nét sổ nghiêng trái
HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Dấu \ giống những vật gì?
*Dấu ~
GV tô lại dấu ~ đã viết sẵn trên bảng và nói : 
Dấu ~ là 1 nét móc có đuôi đi lên.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Dấu ~ giống những vật gì?
b - Ghép chữ và phát âm : 
*Dấu \ 
- Khi thêm dấu \ vào be ta được tiếng bè
GV viết lên bảng bè và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK
 GV hỏi về vị trí của dấu \ trong bè
GV phát âm mẫu tiếng bè – HS đọc theo(cả lớp, nhóm, bàn,cá nhân)
GV chữa lỗi phát âm cho HS 
GV chỉ bảng HS phát âm bè nhiều lần – GV sữa lỗi.
* Dấu ~ ( Dạy tương tự như dấu \ )
c - Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con :
* Dấu \
GV viết mẫu dấu \ kết hợp hướng dẫn qui trình
HS viết chữ lên không trung
HS viết vào bảng con – GVnhận xét , biểu dương
GV hướng dẫn viết vào bảng con: bè (lưu ý vị trí đặt dấu thanh trên chữ e)
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
	Tiết 2 :
 HĐ2: Luyện tập 
a - Luyện đọc :
- HS lần lượt phát âm tiếng bè , bẽ – GVsửa phát âm
- HS đọc , phát âm theo nhóm , bàn , cá nhân.
b Luyện viết :
- HS tập tô chữ bè và bẽ trong vở TV
(lưu ý tư thế ngồi viết và cách cầm bút của HS )
- GVchấm bài – nhận xét
c- Luyện nói : GV treo tranh – HS quan sát 
Gv gợi ý để HS luyện nói : 
- Quan sát tranh các em thấy những gì? 
- Bè đi trên cạn hay dưới nước ?
- Thuyền khác bè thế nào ?
- Em đọc lại tên của bài này ( bè ) 
- GV chốt lại .
C – Củng cố dặn dò : 
- GV chỉ bảng cho HS đọc theo
- HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học. 
- Dặn HS học lại bài và chuẩn bị bài sau .
=========================================
Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
Học vần
bàI 6 : be , bè , bé , bẻ ,bẽ ,bẹ
I- Mục tiêu :
- HS nhận biết được các âm và chữ e , b và các dấu thanh : Dấu sắc / dấu hỏi / dấu nặng / dấu huyền / dấu ngã
-Đọc được be kết hợp với các dấu thanh be , bè , bé , bẻ , bẹ ,bẽ
- Tô được e ,b , bé và các dấu thanh
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Phân biệt các sự vật , việc , người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh.
II- Đồ dùng:
- Bảng ôn như trong SGK
- Các vật tựa như hình các dấu thanh.
- Tranh minh hoạ trong SGK
 III- Các hoạt động dạy học :
A : Bài cũ :
- Cho HS viết dấu \ ~ và đọc tiếng bè, bẽ.
- Gọi HS chỉ dấu \ ~ trong các tiếng : ngã ,hè , bè ,kẽ ,vẽ.
- GV nhận xét – ghi điểm.
B :Bài mới 
- GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK – ghi mục bài.
 HĐ1 : Ôn tập 
a. Chữ , âm e , b và ghép e ,b thành tiếng be.
- GV gắn bảng mẫu b , e , be lên bảng lớp.
- HS phát âm – GV nhận xét , sữa chữa
b. Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng
- GV gắn bảng mẫu be và các dấu thanh lên bảng lớp
- HS thảo nhóm và đọc – GV chỉnh sữa phát âm
c. Các từ được tạo nên từ e , b và các dấu thanh
- HS đọc các từ dưới bảng ôn ( cá nhân , tổ , CL )
- GV sữa chữa.
 HĐ2: Viết bảng con
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình
- HS viết vào bảng – GV nhận xét
HĐ3: 
Luyện tập ( Tiết 2 )
a. Luyện đọc :
- Đọc ở SGK ( cá nhân, nhóm, tổ, CL )
- GV giới thiệu tranh minh hoạ : be bé
- HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến 
- GV chốt lại : Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống.Vì vậy tranh minh hoạ có tên : be bé.
b. Luyện viết: 
- HS tập tô các tiếng trong vở tập viết – GV theo dõi, uốn nắn 
c. Luyện nói:
- HS quan sát tranh và nhận xét các cặp tranh theo chiều dọc: dê / dế, dưa / dừa, cỏ / cọ , vó / võ
- Phát triển nội dung luyện nói:
+ Em đã trông thấy các con vật , các loại quả, đồ vật … này chưa ? ở đâu ?
+ Em thích nhất tranh nào ? Tại sao ? 
+ Trong các bức tranh , bức nào vẽ người ? Người này đang làm gì?...
d. Trò chơi :
- HS đặt dấu vào các bức tranh cho phù hợp – Nhận xét
C. Củng cố dặn dò :
- HS đọc lại bài 
- Tìm chữ và dấu thanh đã học
- Nhận xét chung giờ học .
=============================================
đạo đức
 EM Là HọC SINH LớP MộT
I - mục tiêu :
1- Học sinh biết đựơc :
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học
- Vào lớp một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo , cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ
- HS có thái độ :
- Vui vẻ, phấn khởi đi học , tự hào đã trở thành HS lớp Một.
- Biết yêu quý bạn bè ,thầy giáo , cô giáo , trường lớp.
-Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn
-Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học ,về trường ,về lớp, thầy giáo,cô giáo ,bạn bè
II – Tài liệu và phương tiện :
- Vở BT đạo đức 
III – Hoạt động dạy học
* Khởi động : HS hát tập thể bài “ Đi đến trường”
HĐ1 : Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (BT4 )
- GV nêu yêu cầu
- HS kể chuyện trong nhóm
- HSkể trước lớp 
- GV nhận xét và kể lại câu chuyện kết hợp chỉ vào tranh.
HĐ2 : HS múa , hát , đọc thơ…về chủ đề trường em 
- GV kết luận : Mỗi ngưòi đều có một cái tên .Trẻ em cũng có quyền có họ tên.Chúng ta phải học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp 1.
HĐ3 : Cũng cố dặn dò
- HS nhắc lại bài 
- Nhận xét chung giờ học.
========================================
TOáN
Luyện tập
I – Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố về : Nhận biết số lượng 1, 2, 3
- Đọc , viết , đếm các số 1 ,2 ,3 trong phạm vi 3.
( học sinh làm bài 1 , bài 2 )
III – Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra
- Gv gọi HS lên đọc và viết các số 1, 2, 3
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi mục bài
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập
bài 1: số ?
- GV nêu yêu cầu bài , học sinh nhắc lại
-Hướng dẫn học sinh làm bài
-Học sinh đếm số đồ vật ở tranh và viêt số tương ứng
-Gọi học sinh nêu kết quả , GV nhận xét , chữa bài
Bài 2 : số ?
- Cho HS đọc thầm nội dung bài rồi nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn – HS làm và nêu kết quả
 (bài 3 , 4 dành cho học sinh khá giỏi )
- Nhận xét – sữa chữa
HĐ2: Trò chơi : Nhận biết số lượng 
- GV giơ tờ bìa có vẽ 1 (2 , 3 ) chấm tròn hay các đồ vật khác , HS thi đua giơ các tờ bìa có số tương ứng.
- HS chơi thử – CL chơi
- GV nhận xét- tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò :- Nhận xét giờ học
=============================================
Tự nhiên xã hội
 chúng ta đang lớn
I - Mục tiêu :
- Kể tên các bộ phận của cơ thể
- Biết một số cử động của đầu và cổ , mình , chân , tay .
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt 
-KN nhận thức được bản thân cao ,thấp ,gầy ,béo ,mức độ hiểu biết
II - Đồ dùng dạy học :
Tranh trong SGK 
III – Hoạt động dạy học :
1. GV giới thiệu bài học.
HĐ1: HS xung phong nói tên các bộ phận của thể – GV chốt lại
- GV hỏi : Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ? 
- HS trả lời - GV kết luận : Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là : đầu , mình và tay, chân. 
- Hỏi : Chúng ta phải làm gì để có cơ thể khoẻ mạnh?
HĐ2 : Tập thể dục
- Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể
- Cách tiến hành :Cả lớp hát bài :”Cúi mãi mõi lưng …”
- GV làm mẫu – hai HS làm – cả lớp làm
HĐ4 : Củng cố dặn dò.
HS nhắc lại bài học
Nhận xét chung giờ học
	Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2013
Thể dục
 Trò chơi - đội hình đội ngũ
I-Mục tiêu:
- Ôn trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu HS biết thêm 1 số con vật có hại , biết tham gia vào các trò chơi chủ động hơn bài trước.
Làm quen với tập hợp hàng dọc , dóng hàng. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng , có thể còn chậm.
II- Địa điểm phương tiện:
- Sân trường , còi 
- Trò chơi : Diệt các con vật có hại
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Phần mở đầu
-Tập hợp HS thành 3 hàng dọc.GV phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay ,hát
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp .
HĐ2 : Phần cơ bản
*Tập hợp hàng dọc , dóng hàng dọc
- GV hướng dẫn cách tập hợp theo 3 tổ
- GV hô khẩu lệnh – HS tập 
 Nhận xét – Tuyên dương
- Chơi trò chơi : “Diệt các con vật có hại”
GV cùng HS kể thêm các con vật có hại 
GV nêu tên trò chơi
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi
Tổ chức cho HS chơi – nhận xét.
 HĐ3 : Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
==============================================
toán
Các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5
I – Mục tiêu :
Giúp HS :
-Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5
- Biết đọc , viết các số 4 , 5.Biết đếm từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1. 
- Biết thứ tự của mỗi số trong dãy số1, 2, 3, 4, 5.
(HS làm bài 1, bài 2 ,bài 3)
II- Đồ dùng :
- Các tranh ảnh và mô hình trong SGK.
- Bộ đồ dùng học toán
III –Hoạt động dạy học
 1. Bài cũ :
- GV đưa nhóm 3 que tính – HS viết 3 ( bảng con )
- GV đưa nhóm 2 ngón tay – HS viết 2 ( bảng con )
- GV nhận xét
 2. Bài mới :
- GV giới thiệu bài – ghi mục bài 
HĐ1 : Giới thiệu từng số 4, 5
a – Giới thiệu số 4:
- GV đưa 4 que tính – HS đếm
- GV đưa 4 bông hoa – HS đếm
- GV đưa 4 hình tròn – HS đếm
- GV nói : Các đồ vật trên đều có số lượng là 4 – GV viết 4
b. Giới thiệu số 5 ( tương tự )
HĐ2 : Hướng dẫn HS đếm và xác định thứ tự các số
HĐ3 :Thực hành:
bài 1: viết số 4,5
GV yêu cầu học sinh viết 1 hàng số 4 và một hàng số 5
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
bài 2 : số ?
-GV hướng dẫn HS làm
- HS làm – GV theo dõi ,giúp đỡ
Bài 3 :số ?
GV nêu yêu cầu hướng dẫn HS làm 
-Chấm bài – nhận xét.
( Bài 4 học sinh khá giỏi làm )
- HĐ4: Trò chơi “ Nối số “
- GV treo 3 bảng phụ ghi sẵn nội dung
- GV hướng dẫn cách chơi 
- Đại diện 3 tổ lên chơi – nhận xét .
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung giờ học.
===============================================
 Học vần
	 Bài 10 : ê , v
I- Mục tiêu :
- HS đọc và viết được ê, v, bê, ve
- Đọc được từ và câu ứng dụng :bé vẽ bê
-Viết được e , v , bê , ve ( viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết 1 , tập 1 )
- Luyện nói 2-3 câu tự nhiên theo chủ đề :bế bé.
II- Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK
III- Các hoạt động dạy học :
A : Bài cũ :
- Cho HS đọc : bẻ ,bé, bè ,bẹ,bẽ 
- Viết :bé , bẽ.
- Gọi HS đọc be bé.
- GV nhận xét – ghi điểm.
B :Bài mới 
1- GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK – ghi mục bài.
2- HĐ1 :Dạy chữ ghi âm
a - Nhận diện chữ: GV tô : ê – HS so sánh e - ê (Hướng dẫn cách viết )
b - Phát âm và đánh vần:
- Gv phát âm mẫu ( miệng mở hẹp hơn e )
- HS tập phát âm - đánh vần – phân tích cấu tạo 
HĐ2: Luyện viết trên bảng con
* Chữ ê :GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình
- HS viết chữ lên không trung
- HS viết vào bảng con – GV nhận xét
* Chữ v ( tương tự) 
* HS viết vào vở TV- GV theo dõi ,chấm bài, nhận xét.
	Tiết 2 
HĐ3 : Luyện đọc :
- HS đọc tiếng , từ ứng dụng : nhóm , cá nhân ,cả lớp – GVsửa phát âm
- HS đọc câu ứng dụng theo nhóm, cá nhân, CL.
- GVđọc mẫu câu ứng dụng
- 2 HS đọc lại
HĐ4 : Luyện viết 
HS tập viết ê, v, bê, ve trong vở tập viết
-( GV lưu ý học sinh ngồi viết ngay ngắn , đúng tư thế , cách cầm bút , để vở đúng quy định)
-GV đến từng bàn theo dõi , hướng dẫn cho từng em
-GV chấm một số bài , nhận xét
HĐ5 : Luyện nói : 
HS đọc tên chủ đề : bế bé
Hỏi : Ai đang bế em bé? Em bé vui hay buồn?
 - Mẹ thường làm gì khi bế em bé ?
-Còn bé làm nũng với mẹ thế nào?Để đền đáp công lao của mẹ ta phải làm gì?
C – Củng cố dặn dò : 
- GV chỉ bảng cho HS đọc theo
- HS tìm tiếng chứa âm vừa học. 
- Dặn HS học lại bài và chuẩn bị bài sau.
================================================
 Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2013
 tập viết
tô các nét cơ bản
I – Mục tiêu :
- Giúp HS nhận biết được các nét cơ bản
- Viết được các nét cơ bản 
II - Đồ dùng 
- Viết sẵn các nét cơ bản
III – Hoạt động dạy học 
HĐ1 : Giới thiệu các nét cơ bản
- GVhướng dẫn HS nhận biết được các nét cơ bản
- HS đọc , GV nhận xét sửa sai
HĐ2 : Hướng dẫn HS viết vào vở
-GV nêu yêu cầu tiết tập viết
-( GV lưu ý học sinh ngồi viết ngay ngắn , đúng tư thế , cách cầm bút , để vở đúng quy định)
- HS tô vào vở
-GV đến từng bàn theo dõi , hướng dẫn cho từng em
- Chám bài – nhận xét
HĐ3 : Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tập viết lại các nét cơ bản.
===============================================
-thủ công
 xé dán hình chữ nhật, tam giác
I- Mục tiêu :
- HS biết cách xé dán hình chữ nhật ,hình tam giác.
- Xé dán được hình chữ nhật , hình tam giác theo hướng dẫn.
II- Đồ dùng:
 - GV : Giấy màu , hồ , khăn tay , bài mẫu
- HS : Giấy màu , giấy nháp kẻ ô, hồ dán , bút chì ,vở khăn.
 III- Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi mục bài 
HĐ1 : HD HS quan sát, nhận xét 
- GV treo bài mẫu và hỏi :Hãy tìm xung quanh các đồ vật có dạng hình tam giác , hình chữ nhật ? ( HS nêu. )
HĐ2 :HD mẫu : vẽ và xé dán hình chữ nhật
- Đếm ô , đánh dấu ( 12 x 10 )
- Xé từng cạnh – HS quan sát cách xé 
- Dán hình 
HĐ3 : HS thực hành 
- Đếm ô , vẽ hình , đánh dấu, xé dán và dán vào vở
- HS kiểm tra lẫn nhau - Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò :
- Đánh giá sản phẩm – Nhận xét 
- Về chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------------
hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I – Mục tiêu 
- Củng cố nề nếp lớp và phát động phong trào thi đua trong tuần tới
II – Hoạt động cụ thể
HĐ1 : Sắp xếp gọn gàng trong lớp 
HĐ2 : GV nhận xét việc học của HS trong thời gian qua
HĐ3 : Nhắc nhỡ HS thực hiện tốt các nề nếp , vệ sinh , ăn mặc, cách giữ gìn sách vở …
- GV tập cho HS đọc thuộc và cách đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
HĐ4 : GV phát động thi đua trong tuần tới.
- Nhận xét giờ sinh hoạt.
Giáo án lớp 1
Tuần 3
Tuần 3
Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2014
Tiếng việt ( 2 tiết)
âm /ch/
-------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
( Đã soạn viết)
------------------------------------------------
mĩ thuật
(GV chuyên trách dạy)
=========================================
Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2014
Thể dục
 ( Cô Huyền dạy)
------------------------------------------------
Toán
bé hơn- dấu <
( Đã soạn viết)
------------------------------------------------
Tiếng việt( 2 tiết)
âm /d/
=========================================
Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 2014
Tiếng việt( 2 tiết)
âm /đ/
-------------------------------------------------
âm nhạc
 ( Cô Huyền dạy)
------------------------------------------------
Toán
Lớn hơn- dấu >
( Đã soạn viết)
===============

File đính kèm:

  • docGIAO AN 1 TUAN 1.doc
Giáo án liên quan