Bài giảng Đạo đức địa phương - Bài 3: Truyền thống đấu tranh của nhân dân kinh môn trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Học sinh tìm hiểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- HS biết được truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- HS tự hào về truyền thống quê hương.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về các gương chiến đấu dũng cảm của địa phương.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ: Đền Cao là ngôi đền thờ ai? Lễ hội đền Cao diễn ra khi nào? Việc tổ chức lễ hội có ý nghĩa gì?

2- Bài mới:

a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp

b- HDHS tìm hiểu bài:

1) Thời điểm các mốc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện:

?: Em hãy nêu thời gian, địa điểm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kinh Môn? (Ngày 23/10/1945 tại thôn Hán Xuyên, xã Thất Hùng gồm 6 đồng chí do đồngchí Nguyễn Văn Trù làm Bí thư)

2) Tinh thần đấu tranh của nhân dân huyện Kinh Môn trong kháng chiến chống Pháp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đạo đức địa phương - Bài 3: Truyền thống đấu tranh của nhân dân kinh môn trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
(Dành cho địa phương)
Bài 3: TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 
 KINH MÔN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN 
 CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- HS biết được truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- HS tự hào về truyền thống quê hương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HS sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về các gương chiến đấu dũng cảm của địa phương.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: Đền Cao là ngôi đền thờ ai? Lễ hội đền Cao diễn ra khi nào? Việc tổ chức lễ hội có ý nghĩa gì?
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1) Thời điểm các mốc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện:
?: Em hãy nêu thời gian, địa điểm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kinh Môn? (Ngày 23/10/1945 tại thôn Hán Xuyên, xã Thất Hùng gồm 6 đồng chí do đồngchí Nguyễn Văn Trù làm Bí thư)
2) Tinh thần đấu tranh của nhân dân huyện Kinh Môn trong kháng chiến chống Pháp.
HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:
?: Nêu một số phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Kinh Môn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
+ Ngày 20/12/1946, Pháp tấn công vào Kinh Môn. Quân dân Kinh Môn đã anh dũng chiến đấu, phá các cầu cống trên đường 186 ngăn cản bước tiến của giặc.
+ Tháng 2/1947, Đảng bộ Kinh Môn Đại hội lần thứ nhất tại Đích Sơn xã Hiệp Hoà.Đại hội chủ trương: Gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố các tổ chức chính trị, giữ vững cơ sở quần chúng.
+ Năm 1948 phong trào phá Tề, trừ gian đã làm sụp đổ hầu hết chính quyền tay sai của địch ở các thôn xã.
+ Từ năm 1950 phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, bộ đội địa phương, dân quân du kích liên tục đánh đồn bốt, phục kích tiêu diệt địch.
+ Tiêu biểu là trận chống càn, phục kích, đánh địa lôi, chiến tranh du kích ở áng Sơn - Nhị Chiểu; chiến sĩ tiêu biểu là Đặng Mạnh Kinh.
+ Ngày 28/4/1955 tên lính cuối cùng đã rời khỏi Kinh Môn.
3) Hoà bình lập lại xây dựng kinh tế, ủng hộ nhân dân miền Nam đánh Mỹ.
?: Hoà bình lập lại nhân dân Kinh Môn đã làm gì?
+ Nhân dân Kinh Môn bắt tay vào cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế. Cuối năm 1955 đội cải cách về các làng tịch thu ruộng đất và tài sản của địa chủ chia cho dân nghèo. Đời sống của nhân dân được ổn định.
+ Năm 1958 bắt đầu phát triển kinh tế văn hoá; hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp (1960)...
+ Tháng 7 năm 1966 giặc Mĩ đánh phá ác liệt huyện Kinh Môn. Tình thế lúc này chuyển sang thời chiến. Nhân dân Kinh Môn càng quyết tâm sản xuất và chiến đấu.
+ Với tinh thần "Vì miền Nam ruột thịt" và khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" quân và dân Kinh Môn đã làm tốt công tác hậu phương quân đội, chi viện cho miền Nam.
+ Năm 1975 cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới - Thống nhất Tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân huyện Kinh Môn vui mừng phấn khởi bước trên con đường cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
4) Tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, chiến đấu ở làng xã trong kháng chiến chống Mỹ.
- HS liên hệ thực tế ở địa phương mình.
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu lại những nội dung chính vừa học.
- Nhận xét giờ học.
ĐẠO ĐỨC 
(Dành cho địa phương)
Bài 4: NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA KINH MÔN
(Tiết 1)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu về những người con ưu tú của Kinh Môn.
- HS nắm được:
+ Truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn nói chung và tấm gương tiêu biểu Phạm Sư Mạnh. 
+ Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiến cường của người dân Kinh Môn và tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sênh.
- Tự hào và có ý thức phấn đấu xây dựng quê hương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân huyện Kinh Môn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
 2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1- Truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn nói chung và tấm gương tiêu biểu Phạm Sư Mạnh.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thảo luận một nội dung sau:
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn. Và kể tên những danh nhân tiêu biểu của huyện Kinh Môn?
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về Phạm Sư Mạnh (Phạm Sư Mạnh sinh ra ở đâu? Ông là người như thế nào?)
+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu về Phạm Sư Mạnh (Tìm những chi tiết nói lên Phạm Sư Mạnh là người vừa tài hoa, vừa đạo đức?)
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, bổ sung:
1- Người HD xưa nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt cao, lập lên công đức lớn. Kinh Môn đã sinh thành và nuôi dưỡng bao bậc hiền tài, góp phần không nhỏ tô điểm thêm cho truyền thống hiếu học của HD.
Một số nhân tài như: Phạm Sư Mạnh, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ (Phạm Mệnh); Nguyễn Thái (Quang Trung); Nguyễn Duy Minh (Thăng Long); Nguyễn Hữu Cơ (Phú Thịnh); Nguyễn Đại Năng (Hiệp An), ...
2- Phạm Sư Mạnh là nhà chính trị kiêm nhà thơ lỗi lạc, người xã Phạm Mệnh huyện Kinh Môn.
Ông là học trò giỏi của thầy Chu Văn An. Ông đỗ Thái học sinh đời vua Trần Minh Tông. Ông là người nổi tiếng uyên bác, lịch lãm, hào hoa, tài trí hơn người.
3- Những chi tiết nói lên Phạm Sư Mạnh vừa tài hoa vừa đạo đức: Ông có trí nhớ rất tốt, có lần đi sứ nhà Nguyên bọn quan lại hỏi : Tại sao đặt tên Mạnh? Ông đáp do có trí nhớ rất mạnh, chúng bảo ông đọc thiên "Mạnh Tử". Ông đẫ đọc luôn một mạch không sai chữ nào, chúng đều khiếp phục. 
Ông để lại cho đời trên 30 tác phẩm thơ văn, đặc biệt là tập thơ "Hiệp Thạch Tập".
Phạm Sư Mạnh còn là tấm gương sáng về truyền thống "Tôn sư trọng đạo".
* GV: Ngày nay để ghi chớ công ơn Phạm Sư Mạnh, huyện Kinh Môn đã xây dựng một ngôi trường mang tên ông: Trường THCS Phạm Sư Mạnh.
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu lại những hiểu biết của em về Phạm Sư Mạnh.
- Nhận xét giờ học.
T3: ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương
Bài 4: NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA KINH MÔN
(Tiết 2)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu về những người con ưu tú của Kinh Môn.
- HS nắm được:
+ Truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn nói chung và tấm gương tiêu biểu Phạm Sư Mạnh. 
+ Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiến cường của người dân Kinh Môn và tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sênh.
- Tự hào và có ý thức phấn đấu xây dựng quê hương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh về những tấm gương chiến đấu dũng cảm (Tài liệu- trang 25)
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: 
?: Nêu một số hiểu biết của em về Phạm Sư Mạnh?
 2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1- Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của người dân Kinh Môn và tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến: Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Xuân Sênh.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thảo luận một nội dung sau:
+ Nhóm 1 + 2: Hãy kể tên những tấm gương chiến đấu dũng cảm mà em biết?
+ Nhóm 3 + 4: Cảng Cửa Việt được địch bố phòng nghiêm ngặt như thế nào?
+ Nhóm 5 + 6: Trình bày thành tích tiêu biểu của đồng chí Lê Xuân Sênh?
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, bổ sung:
1- Trong các cuộc đấu tranh biết bao người con Kinh Môn đã anh dũng chiến đấu hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ Tổ quốc như liệt sĩ NguyễnVăn O (DuyTân); liệt sĩ Nguyễn Xuân Kim (Lạc Long); Lê Xuân Sênh (Duy Tân); Hoàng Minh Câu (Hiệp An), ...
2- Cảng Cửa Việt là một quân cảng lớn của Mỹ - Nguỵ, cách sông Bến Hải 2 km về phía Bắc, cùng với căn cứ Đông Hà được chúng mệnh danh là "cái dạ dày" của chiến trường Quảng Trị, Nam Lào. Phía Bắc Cửa Việt là hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Trong hàng rào là đồn bốt giặc với xe tăng bọc thép, lính bộ binh được trang bị đủ loại vũ khí tối tân. Ngoài biển tàu chiến tuần tiễu suốt ngày đêm. Trên trời từ sáng sớm đến tối các loại máy bay trinh sát thường xuyên thám thính. Dưới sông tàu đậu san sát, đèn pha chiếu liên tục, pháo sáng bắn cầm canh suốt đêm.
3- Thành tích tiêu biểu của đồng chí Lê Xuân Sênh: Lê Xuân Sênh sinh năm 1941, trong một gia đình yêu nước, ở xã Duy Tân. Được sinh ra ở vùng bán sơn địa của huyện Kinh Môn- nơi giàu truyền thống cách mạng, nên ngay sau khi học xong cấp II , năm 1965 đồng chí đã xung phong nhập ngũ.
Từ năm 1969 đến 1972 là phân đội trưởng bộ đội đặc công, làm nhiệm vụ đánh tầu địch ở cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị).
Mặc dù địch phòng bị nghiêm ngặt đồng chí không sợ nguy hiểm, đã 30 lần vào ra Cửa Việt trinh sát, nắm tình hình địch, đưa đường cho đơn vị đánh chìm 13 tầu địch, riêng đồng chí Lê Xuân Sênh đánh chìm 3 chiếc.
Trận đánh đêm 13-11-1969, khi đồng chí cùng đồng đội tiếp cận mục tiêu thì bị địch némlựu đạn, đồng chí bị choáng nhưng vẫn gắng bơi vào gần tàu đặt thuốc nổ, bộc phá nổ đã nhấn chìm tàu trọng tải 5.000 tấn. Bọn địch ở khu vực cảng bắn dữ dội, dưới làn đạn của kẻ thù Lê Xuân Sênh vẫn bình tĩnh dìu một đồng chí đang đuối sức về khu vực an toàn.
Với tinh thần gan dạ, dũng cảm cùng những thành tích xuất sắc đồng chí Lê Xuân Sênh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh tiêu biểu về tấm gương chiến đấu dũng cảm của huyện Kinh Môn.
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu những hiểu biết của em về Lê Xuân Sênh hoặc một anh hùng ở quê em mà em biết. 
- Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docbai_giang_dao_duc_dia_phuong_bai_3_truyen_thong_dau_tranh_cu.doc
Giáo án liên quan