Bài giảng chính trị: Dân quân tự vệ làm công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương

Thông qua sinh hoạt với các tổ chức quần chúng, các cụm dân cư, các bên mâu thuẫn và tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng quần chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân; góp phần giữ ổn định tình hình, xây dựng phát triển địa phương, tăng cường đoàn kết tình làng nghĩa xóm, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật ở địa phương.

doc15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 55507 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chính trị: Dân quân tự vệ làm công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂN TỰ VỆ
 Câu hỏi 1. Dân vận là gì?
 Trả lời:
 Bài “Dân vận” của Bác Hồ đăng trên báo Sự thật năm 1949, Bác Hồ nói về “Dân vận” là gì như sau:
 Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho.
 Câu hỏi 2. Công tác dân vận là gì?
 Trả lời:
 - Làm cho mọi người dân hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Vận động và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả ở cơ sở.
 - Làm cho mỗi người dân hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá cách mạng Việt Nam, đề cao cảnh giác, tích cực đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc đổi mới của Đảng, không để kẻ xấu lợi dụng.
 - Vận động nhân dân phát huy những truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hóa mới, đồng thời kiên quyết đấu tranh bài trừ những văn hóa xấu độc, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng thôn, bản, xã, phường, thị trấn và gia đình văn hóa.
 - Truyền bá những kinh nghiệm hay, tổ chức sản xuất giỏi, đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, khuyến khích làm giàu chính đáng, đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau theo tinh thần "lá lành đùm lá rách", thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Câu hỏi 3. Công tác vận động quần chúng của DQTV có vị trí, vai trò như thế nào? 
 Trả lời:
 Vị trí, vai trò công tác vận động quần chúng của DQTV được thể hiện:
 DQTV là một bộ phận của LLVT quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân dân; là công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; là lực lượng tại chỗ trực tiếp tiến hành công tác vận động quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, giải quyết các mâu thuẫn của nhân dân.
 - Công tác vận động quần chúng của DQTV có vai trò quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), an ninh nhân dân (ANND) vững mạnh; góp phần trực tiếp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.
 Tình hình cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh không chỉ là điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố QP-AN, mà còn là cơ sở quan trọng đẩy lùi âm mưu "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, Quân đội. Chính vì vậy, DQTV tiến hành công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện ở địa phương, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng; xứng đáng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương.
 Câu hỏi 4. Công tác vận động quần chúng của DQTV gồm những nội dung cơ bản nào?
 Trả lời:
 Công tác vận động quần chúng của DQTV gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh toàn diện.
Hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là nơi quán triệt, tổ chức thực hiện đưa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng vào cuộc sống, là nơi trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Vì vậy DQTV phải trực tiếp, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện; trước hết tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường QP-AN ở địa phương cơ sở. Đồng thời chủ động phát hiện, báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương các dấu hiệu và vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn phát sinh tình hình phức tạp tại địa bàn, hạn chế, bất cập, yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần đẩy lùi âm mưu của các thế lực thù địch thực hiện "DBHB", BLLĐ.
Tiến hành công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở cần chú trọng làm tốt việc:
 - Tham mưu đề xuất chủ trương, biện pháp và tham gia xây dựng, củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động thực tiễn của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương; làm cho các tổ chức cơ sở thực hiện đúng chức năng, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới phong cách làm việc, đi sát dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân; gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
 - DQTV là lực lượng nòng cốt trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy chế dân chủ ở địa phương; kịp thời phát hiện đề xuất cách giải quyết, điều chỉnh sửa đổi những sai sót, thiếu công bằng, không thống nhất giữa trên và dưới, nhất là việc áp dụng các chính sách về thuế, nhà đất, về đền bù thu hồi giải phóng mặt bằng, các khoản thu quỹ đóng góp, giải quyết lao động việc làm; chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, giải quyết đơn thư khiếu nại và chính sách xã hội khác ở địa phương.
 - Phát huy dân chủ trong DQTV và quần chúng nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, tăng cường QP-AN của địa phương; các đợt sinh hoạt chính trị tham gia ý kiến xây dựng tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội...tạo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
 - Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu biết, thông suốt và chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; những chủ trương, quy định của địa phương; đấu tranh bài trừ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong nhân dân, cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể.
 b) Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Đây là nội dung cơ bản quan trọng góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Để làm tốt nhiệm vụ này, Lực lượng DQTV cần thực hiện các yêu cầu sau:
 - Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt định hướng, chính sách chung và chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹ dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Phát huy dân chủ đi đôi với đề cao pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong toàn xã hội.
 - Tham gia xây dựng tổ chức đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng phong cách làm việc: "Thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình"; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
 - Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển Luôn nhận thức đúng nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, từ đó nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của nhân dân; tham gia, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
 - Gương mẫu và vận động quần chúng nhân dân tích cực thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
c) Chủ động, kịp thời cùng chính quyền địa phương tham gia giải quyết khi các vụ việc mâu thuẫn, phức tạp xảy ra, góp phần nhanh chóng ổn định tình hình.
Để góp phần tham gia giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp xảy ra trong nội bộ nhân dân, Lực lượng DQTV cần thực hiện tốt việc:
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng của địa phương nắm tình hình, phân tích thực chất nguyên nhân mâu thuẫn; tính chất, mức độ phức tạp; chiều hướng phát triển của vụ việcqua đó làm tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp giải quyết phù hợp để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân.
 - Phân công cán bộ tiếp cận các địa bàn; thông qua sinh hoạt với các tổ chức trong hệ thống chính trị, tiếp xúc tìm hiểu các đối tượng quần chúng; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương, nhất là tổ an ninh nhân dân, các cơ sở nòng cốtđể nắm, thu thập, phân tích tình hình.
 - Thông qua sinh hoạt với các tổ chức quần chúng, các cụm dân cư, các bên mâu thuẫn và tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng quần chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân; góp phần giữ ổn định tình hình, xây dựng phát triển địa phương, tăng cường đoàn kết tình làng nghĩa xóm, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật ở địa phương.
 - Kịp thời nắm bắt và phát hiện và phân loại đối tượng, từ đó có biện pháp phân hóa, cô lập, thuyết phục, cảm hoá những đối tượng quần chúng quá khích, ngăn chặn hành động gây rối trật tự trị an ở địa phương. Tranh thủ những người có uy tín trong thôn, bản, dòng họ, các chức sắc tôn giáolàm nòng cốt tuyên truyền, vận động, thuyết phục gia đình, dòng họ, người thân và cảm hoá những phần tử quá khích.
 - Phối hợp, hổ trợ, tạo điều kiện cho các tổ, đội công tác của địa phương, của cấp trên, của các đơn vị LLVT tiếp cận các đối tượng trong thôn, bản, khu phố. Cung cấp tình hình và tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền giải quyết; cùng các lực lượng liên quan tham gia tuyên truyền, vận động góp phần giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phức tạp trong nhân dân.
 - Vận động và cùng nhân dân phát hiện các nhân tố chống đối, tố giác, hổ trợ, giúp đỡ lực lượng công an bắt giữ những tên đầu sỏ, chủ mưu, quá khích vi phạm pháp luật. Vận động nhân dân cảnh giác, phòng gian giữ bí mật, đề phòng bọn phản động lợi dụng đẩy mâu thuẫn nội bộ thành mâu thuẫn đối kháng.
 II. TRÁCH NHIỆM CỦA DQTV TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC PHỨC TẠP Ở ĐỊA PHƯƠNG
 Câu hỏi 1. Những dấu hiệu và nguyên nhân cơ bản nào có thể gây ra vụ việc phức tạp ở địa phương cơ sở?
 Trả lời:
 Vụ việc phức tạp xảy ra ở địa phương cơ sở thường có dấu hiệu và nguyên nhân từ:
 - Các mâu thuẫn do tranh chấp đất đai, địa giới hành chính.
 + Vụ việc này thường phát sinh nhiều ở vùng nông thôn, vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, doanh trại, kho tàng, bến bãi, cơ sở tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Các loại đất tranh chấp thường mập mờ về quyền sở hữu như: bãi bồi, ao hồ, chợ, đất xâm canh, xâm cư; các khu vực do tập thể quản lý nhưng không chặt chẽ (doanh trại, kho tàng, bến bãi, nhà máy, xí nghiệp và đất "tôn giáo" đã từng hiến tặng cho Nhà nước...)
 + Các đối tượng tham gia tranh chấp thường là: dân với dân, dân với cơ quan, đơn vị nông, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp; dân với chính quyền địa phương; dân tại chỗ với dân nơi khác đến.
 + Các vụ việc tranh chấp có thể dẫn đến phạm pháp hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Cấp ủy, chính quyền phải đứng ra chỉ đạo giải quyết, có sự tham gia tích cực của các lực lượng, trong đó có lực lượng DQTV.
 - Do quần chúng phát hiện, đấu tranh với những vi phạm quyền dân chủ, công bằng xã hội và chống tiêu cực, tham nhũng...
 + Các dấu hiệu bắt nguồn từ việc: không công khai, dân chủ trong cấp, bán đất; thu, chi các loại quỹ, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân địa phương (thuế nông nghiệp, thủy lợi phí, thóc khoán sản, quỹ lao động công ích, quỹ bảo vệ môi trường, sử dụng ngân sách xây dựng cơ sở hạn tầng...); chất lượng công trình không bảo đảm kỹ thuật; giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng, giao thông thủy lợi... việc đền bù đất thu hồi, di chuyển nhà cữa chưa được cơ quan thẩm quyền thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Ngoài ra có thể có các biểu hiện như vi phạm công tác quản lý kinh tế - xã hội; vi phạm nguyên tắc chế độ quản lý tài chính, để thất thoát tài sản, công quỹ của địa phương; sử dụng quyền lực, quyền hạn một cách tùy tiện, ức hiếp, xâm phạm dân chủ của nhân dân. Ở các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể xảy ra các biểu hiện thiếu dân chủ, công bằng trong sử dụng lao động, trong thực hiện chế độ tiền lương, chính sách thôi việc và bảo đảm các điều kiện sinh hoạt làm việc cho người lao động.
 + Vụ việc này chủ yếu xảy ra giữa một bên là quần chúng, một bên là ban lãnh đạo hoặc cơ quan lãnh đạo; tập trung nhiều ở cấp cơ sở xã phường, cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán, nhà máy, trường học...
 + Nội dung tranh chấp chủ yếu là quyền lợi, lợi ích thiết thân. Song có thể lợi dụng sự bất bình của quần chúng, các đối tượng bất mãn, cơ hội, cực đoan, quá khích sẽ có những hành vi quá khích, manh động, vi phạm pháp luật, gây hoang mang trong nhân dân, làm mất ổn định tình hình trật tự trị an ở địa phương.
 + Các vụ việc nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân, song đáng quan tâm là: nếu chính quyền và cơ quan chức năng các cấp chưa làm tốt việc kiểm tra, thanh tra; không sâu sát lắng nghe ý kiến của quần chúng, giải quyết đơn thư khiếu tố chậm chạp, kết luận sự việc chưa đúng đắn, rõ ràng; xử lý thiếu nghiêm minh với những sai phạm của cán bộ, thậm chí bao che... không được quần chúng đồng tình sẽ dẫn đến căng thẳng, dễ nảy sinh vụ việc phức tạp khó lường...
 - Do liên quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo.
 + Có thể nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự (chủ yếu là xây mới, cơi nới, phục hồi, đòi lại đất đai đã hiến cho Nhà nước); tổ chức các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, tuyên truyền mê tín dị đoan, "tà đạo" và phát triển đạo trái phép, không đúng quy định.
 + Đề phòng kẻ xấu lợi dụng các quy định về quyền tự do tín ngưỡng, trình độ dân trí thấp và địa phương đang gặp khó khăn (đặc biệt ở vùng dân tộc) để lùa bịp, lôi kéo, kích động quần chúng tập trung đòi hỏi yêu sách không đúng pháp luật; gây rối, làm mất trật tự trị an xã hội, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
 + Đặc biệt, ở những địa phương vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở còn non kém chưa đủ năng lực để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh; những nơi truyền thống đoàn kết cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm, khối đoàn kết toàn dân bị sứt mẻ; hoặc ở đó có những cán bộ, đảng viên giảm sút về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sẽ là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chia rẽ, gây rối chống đối Đảng và chính quyền.
 Câu hỏi 2. Trong giải quyết các vấn đề phức tạp ở địa phương cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản?
 Trả lời:
 Cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:
 - Mọi hoạt động tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp ở địa phương phải tuân thủ các chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương; thực hiện chức năng chủ yếu là tuyên truyền, vận động, thuyết phục, cảm hóa nhân dân; tham gia giữ gìn trật tự trị an địa phương.
 - Các nội dung thông tin, tuyên truyền giải thích cho nhân dân phải đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; nhiệm vụ, chủ trương của địa phương và nhằm vào mục đích xây dựng củng cố đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đoàn kết quân – dân; phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương.
 - Kiên trì, bền bỉ, vận động giải thích thuyết phục để quần chúng nhận rõ đúng, sai. Nếu là nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì đề đạt với địa phương xem xét. Những vấn đề quần chúng nhận thức chưa đúng, phải bình tĩnh, kiên trì thuyết phục.
 - Giữ đúng tư thế tác phong công tác, chấp hành nghiêm kỷ luật.
 - Trong mọi trường hợp khi chưa có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền đều không được sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện quân dụng vào việc trấn áp các đối tượng cản trở, gây rối ANCT,TTATXH ở địa phương.
 Câu hỏi 3. Cần nắm vững phương châm, tư tưởng chỉ đạo nào trong giải quyết các vấn đề phức tạp ở địa phương?
 Trả lời:
 Cần nắm vững phương châm, tư tưởng chỉ đạo sau:
 - Việc phòng ngừa và giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp owr địa phương phải tuân theo hướng nâng cao dân trí, giác ngộ tư tưởng, phát huy tính tích cực, tự giác, tự nguyện của nhân dân, đồng thời phải đặt trong mối quan hệ khăng khít với đẩy mạnh phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, thực hiện đúng các quan điểm, chính sách về KT-XH, QP – AN ở địa phương.
 - Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đề xuất giải quyết kịp thời các vụ việc từ khi mới nảy sinh mầm móng mâu thuẫn, không để diễn biến phức tạp. Khi vụ việc phát triển phức tạp cần tập trung sự chỉ đạo làm giảm bớt căng thẳng, giải quyết gọn, không để lây lan kéo dài. 
 - Phối hợp các lực lượng; phát huy vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp, lấy vận động, giáo dục, thuyết phục là chính; bình tĩnh kiên trì, mềm dẻo và giữ vững nguyện tắc.
 Câu hỏi 4. Trách nhiệm của chiến sĩ DQTV trong thực hiện công tác dân vận quần chúng?
 Trả lời:
 Trong thực hiện công tác vận động quần chúng, chiến sĩ dân quân tự vệ phải:
 - Tích cực học tập nắm vững mọi chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương; gương mẫu chấp hành và hướng dẫn, vận động quần chúng nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống.
 - Thường xuyên sâu sát địa bàn, có thái độ gần gũi với nhân dân, nắm chắc những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của họ. Quán triệt sâu sắc phương châm “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” và phương pháp: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Bất cứ việc to việc nhỏ đều phải xét rõ và làm cho hợp trình độ, văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, từ đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức, có như thế mới có thể kéo được quần chúng”.
 - Thực hiện nói đi đôi với làm, nói lời hay, làm việc tốt; nói và làm đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và quy định của địa phương; giữ nghiêm kỷ luật trong quan hệ quân - dân.
 - Tìm hiểu về phong tục tập quán của từng địa phương, của từng dân tộc, tôn giáo và những vấn đề cần thiết khác. Phải có kiến thức cơ bản trên nhiều lĩnh vực, rèn luyện nâng cao kỷ năng nắm tình hình địa bàn, nghệ thuật giao tiếp, tuyên truyền miệng, kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng cơ sở, địa phương và khả năng xử lý các tình huống xảy ra.
 - Tích cực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN ở địa phương; xây dựng tổ dân phố an toàn, trong sạch vững mạnh; vận động gia đình và người thân tự giác thực hiện các chủ trương, quy định của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.
 - Tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động cách mạng ở địa phương, góp phần phát triển KT,VH,XH; giúp đỡ nhân dân lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạntham gia sôi nổi các hoạt động VHVN, TDTT và các hoạt động khác ở địa phương và vận động các tầng lớp

File đính kèm:

  • docChu_de_4_Tim_hieu_mot_so_nghe_thuoc_linh_vuc_an_ninh_quoc_phong_20150727_034307.doc