Bài ghi Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 22
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Thanh Hải (1930-1980)
+ Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn
+ Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế
+ Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
+ Là cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu sau thì nhà thơ qua đời.
b.Thể thơ: năm chữ với nhịp điệu luân chuyển tự nhiên, sôi nổi, thiết tha, trầm lắng có lúc lại hối hả, phấn chấn.
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
d. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
- Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
II. Đọc – hiểu văn bản
NỘI DUNG GHI BÀI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TUẦN 22 ( Tiết 106-110) LÀM VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Khái niệm liên kết 1. Tìm hiểu ví dụ: SGK Tr. 42 - Vấn đề bàn bạc: Cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. - Nội dung: + Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. + Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ. + Câu 3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ. à nội dung hướng về chủ đề, trình tự các câu hợp lí - Hình thức: + Tác phẩm (1) – (3) à phép lặp + Tác phẩm (1) – Nghệ sĩ (2) à phép liên tưởng + Vật liệu mượn ở thực tại (1) – Cái đã có rồi (2) à phép đồng nghĩa + Nghệ sĩ (2) – Anh (3) à phép thế + Quan hệ từ “Nhưng” à phép nối 2. Ghi nhớ: SGK Tr. 43 II. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Liên kết nội dung: a. Chủ đề: cái mạnh và hạn chế của người VN. b. Nội dung: tập trung vào chủ đề c. Sắp xếp: Mặt mạnh – Hạn chế – Kêu gọi khắc phục hạn chế - Liên kết hình thức: + (2) – (1): phép đồng nghĩa (bản chất trời phú) + (3) – (2): phép nối (nhưng) + (4) – (3): phép nối (ấy là) + (4) – (5): phép lặp (lỗ hổng, thông minh) III. Dặn dò: - Chép + học ghi nhớ - Làm bài tập “Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn” LÀM VĂN LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (Luyện tập) ( Khuyến khích học sinh tự làm) 1. Bài tập 1 Các phép liên kết: a. - (2) – (1): phép lặp (trường học) - Đoạn 1 – Đoạn 1: phép thế (như thế à thay cho toàn bộ câu văn trong câu cuối đoạn 1) b. - (2) – (1): phép lặp (văn nghệ) - Đoạn 1 – đoạn 2: pháp lặp (sự sống, văn nghệ) c. Phép lặp (thời gian) d. yếu đuối – mạnh, hiền lành – ác (từ trái nghĩa) 2. Bài tập 2: Các cặp từ trái nghĩa: - Thời gian tâm lí – thời gian vật lí - Vô hình – hữu hình - Giá lạnh – Nóng bỏng - Thẳng tắp – Hình tròn - Đều đặn – Lúc nhanh lúc chậm. 3. Bài tập 3: Lỗi liên kết a. Các câu không hướng về chủ đề à vi phạm nội dung b. Trật tự không hợp lí à vi phạm nội dung à thêm trạng ngữ chỉ thời gian: “Suốt hai năm anh ốm nặng ” 4. Bài tập 4: Lỗi liên kết hình thức a. - (2) – (3) à nó, chúng à không thống nhất b. từ không cùng nghĩa (văn phòng – hội trường) III. Dặn dò: - Xem lại phần lý thuyết liên kết câu và liên kết đoạn. - Lấy thêm một số đoạn văn trong truyện ngắn “Bến quê” và “Những ngôi sao xa xôi”để tìm phép liên kết giữa các câu và các đoạn văn. Văn bản MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải - I. Đọc – Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) + Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn + Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế + Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. + Là cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ những ngày đầu. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu sau thì nhà thơ qua đời. b.Thể thơ: năm chữ với nhịp điệu luân chuyển tự nhiên, sôi nổi, thiết tha, trầm lắng có lúc lại hối hả, phấn chấn. c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm d. Bố cục: 4 phần - Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. - Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước. - Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. - Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời: * Tín hiệu mùa xuân: - Dòng sông xanh, hoa tím biếc => Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống - Chim chiền chiện hót => Âm thanh vang vọng, vui tươi => Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống - Sử dụng tính từ gợi tả, đảo ngữ.=> Bức tranh xứ Huế vào xuân thật thơ mộng với vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân . * Cảm xúc của nhà thơ: - Nhà thơ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng nhiều giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác - Giọt long lanh: + Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. + Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối. => Sự chuyển đổi cảm giác,(tiếng chim như có hình khối để tác giả có thể đưa tay ra hứng. => Niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước vào xuân. 2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước - Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy - Mùa xuân người ra đồng Lộc trải à Điệp ngữ à Mùa xuân trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước - Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao à Sức sống của mùa xuân - Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước à So sánh à Hình ảnh đẹp và đáng tự hào. 3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ - Ta làm: + Con chim hót + Một cành hoa - nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến - Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc à Điệp ngữ à Ước nguyện được cống hiến, được sống có ích cho đời 4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước - Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình. Nhịp phách tiền đất Huế. à Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Thể thơ năm tiếng với nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca - Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm. - So sánh, ẩn dụ sáng tạo. - Điệp từ. 2. Nội dung: - Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, tình cảm gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cuộc đời - Thể hiện ước nguyện chân thành được đóng góp một phần nhỏ bé cho đất nước. IV. Dặn dò: - Học sinh về học thuộc bài thơ - Nắm được nội dung và thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài. - Viết đoạn văn ngắn( khoảng 1 trang giấy) về một nội dung tâm đắc nhất sau khi học xong văn bản.
File đính kèm:
- bai_ghi_ngu_van_lop_9_tuan_22.docx