Bài ghi Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 115

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đọc các đề bài sau .

a. Các đề được đưa ra có điểm giống nhau là : cùng đưa ra một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người viết bàn bạc, suy nghĩ,. đề có thể có mệnh lệnh hoặc là đề mở.

b. Một số đề bài tương tự :

 - Bình luận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

 - Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

 - Đoàn kết là sức mạnh.

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Các em đọc kĩ phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài trong SGK để tìm hiểu cách làm bài.

III. Luyện tập

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ghi Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GHI NGỮ VĂN 9 TUẦN 23
Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Học sinh tự đọc)
TIẾT 111, LÀM VĂN 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
a, Văn bản trên bàn về vấn đề giá trị của sức mạnh tri thức
b, Bố cục văn bản
   + Đoạn 1 (từ đầu tư tưởng ấy): tri thức là sức mạnh
   + Đoạn 2 (tiếp xuất khẩu gạo trên thế giới): chứng minh tri thức tạo nên sức mạnh làm nên cách mạng
   + Luận điểm: Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2. Câu đầu đoạn 3
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng mục đích
d, Phép lập luận tạo sức thuyết minh: chứng minh
e, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang tính ý nghĩa tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống
II. Luyện tập
a. Văn bản thời gian là vàng là bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí
b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính:
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
c, Phép lập luận phân tích và chứng minh
Người viết phân tích giá trị thời gian thành các luận điểm riêng rẽ sau đó chứng minh bằng thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ, chặt chẽ.
TIẾT 112,113, LÀM VĂN
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc các đề bài sau ...
a. Các đề được đưa ra có điểm giống nhau là : cùng đưa ra một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người viết bàn bạc, suy nghĩ,... đề có thể có mệnh lệnh hoặc là đề mở.
b. Một số đề bài tương tự :
   - Bình luận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
   - Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.
   - Đoàn kết là sức mạnh.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Các em đọc kĩ phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài trong SGK để tìm hiểu cách làm bài.
III. Luyện tập
Lập dàn bài ...
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
   - Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học). Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài : phân tích, giải thích, chứng minh...).
   - Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa? Lật lại vấn đề (người không có tính tự học sẽ như thế nào...?)
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Ngoài việc học trên lớp, việc tự học là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả trong học tập.
b. Thân bài:
   - Giải thích : “Tự học” là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức trong sách vở, trên truyền hình, trong đời sống...
   - Lợi ích của việc tự học :
       + Học sinh tự tìm hiểu kiến thức, nhớ lâu, tiếp thu bài trên lớp hiệu quả hơn, năng động hơn trong học tập.
       + Khơi nguồn tư duy sáng tạo, rèn cho não bộ biết sắp xếp công việc khoa học.
       + Người học sinh có biện pháp tự học hiệu quả là làm chủ kiến thức
   - Dẫn chứng : Từ xa xưa đã có biết bao tấm gương tự học làm nên cơ đồ, cả truyền thuyết và thực tế như : Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học, tự trải nghiệm biết được nhiều ngôn ngữ, văn hóa nhân loại...
   - Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần tự học, lười học, xem việc học là khổ sở.
   - Rèn luyện tính tự học như thế nào là đúng cách, hiệu quả ?
       + Chuẩn bị trước bài mới, ôn lại bài cũ,...
       + Người học lên kế hoạch cho mình về thời gian và lượng kiến thức, trình tự?
c. Kết bài:
   - Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình.
   - Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình biện pháp tự học để đạt hiệu quả cao trong học tập.
TIẾT 114,115 VĂN BẢN
SANG THU
- Hữu Thỉnh -
I. Đọc - tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: Hữu Thỉnh
- Sinh năm: 1942
- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.
- Ông tham gia BCH hội nhà văn khóa III, IV, V.
- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.
2. Tác phẩm:
Bài thơ “Sang thu” là một trong những bài thơ hay của nhà thơ, được rút từ tập thơ “ Từ chiến hào về thành phố”.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu:
- Hương ổi lan tỏa vào không gian.
- Những cơn gió mùa hè đã chuyển sang man mác se lạnh.
- Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
- Nước trên sông không còn đục ngầu và cuồn cuộn chảy mà lững lờ trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã ở những buổi hoàng hôn.
- Nắng cuối hạ còn sáng rực vàng, nhưng đã nhạt dần và cũng ít đi những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ.
- Bớt đi những tiếng sấm bất ngờ rền vang làm lay động những hàng cây cổ thụ.
→ Mọi hiện tượng đó của đất trời khi chuyển từ hạ sang thu đều rất quen thuộc, gần gũi, ai cũng đều biết, đều quen. Nhưng qua miêu tả của nhà thơ giúp ta cảm nhận được đầy đủ vẻ đep êm ả, thanh bình của nó.
⇒ Dấu hiệu mùa thu rất riêng của vùng đồng bằng, Trung du Bắc Bộ.
2. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh giao mùa:
- Bỗng: Ngạc nhiên, bâng khuâng.
- Phả vào: hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. =>Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu.
- Chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng.
- Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc.
→ Cảm giác “hình như” làm tăng thêm vẻ khói sương lơ đãng lúc thu sang.
- Dềnh dàng: chậm chạp, rề rà, không vội vàng gì → cảm nhận bằng mắt → êm ả, tĩnh lặng.
- Đám mây/ vắt nửa mình sang thu → nắng vẫn trải vàng nhưng đã nhạt dần.
→ Hữu Thỉnh cảm nhận thu về qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.
- Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
   + Nghĩa thực: tả về hiện tượng sấm và hàng cây lúc thu sang.
   + Nghĩa ẩn dụ: sấm- những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời -> đã bớt đi sự bất ngờ đối với những người từng trải- hàng cây. Đây là sự suy ngẫm của tác giả về nhân sinh, về quy luật của cuộc sống, nhân lúc nói về cảnh thiên nhiên, đất trời sang thu.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.
2. Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, bài thơ giàu hình ảnh, các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.
IV. Luyện tập:
- Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa được tác giả miêu tả đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Vì sao?
- Đọc diễn cảm bài thơ? Nêu nội dung và nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docxbai_ghi_ngu_van_lop_9_tiet_111_den_115.docx